Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán vỡ lòng cho nhà đầu tư F0
Chào anh em, hôm nay Cú sẽ tiếp tục chia sẻ tới anh em một chủ đề cũng khá quan trọng. Nhất là với những anh em nhà đầu tư mới vào thị trường chứng khoán chưa lâu. Quan sát thấy sự tăng giảm, biến động thất thường của thị trường,… Rồi danh mục cũng lời/lỗ không như mục tiêu. Vì vậy, rất nhiều anh em phân vân “Làm sao để quản trị rủi ro cho danh mục đầu tư?” hay “Quản trị rủi ro là gì? Làm sao để Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán?”.
Một số anh em tham gia vào thị trường chứng khoán vào 2020 – 2021 thì gần như rất ít hoặc không quan tâm lắm về vấn đề này. Vì giai đoạn này thị trường chứng khoán đang trong thời kỳ uptrend. Gần như cổ phiếu nào cũng tăng. Nhưng bước sang năm 2022 và tới thời điểm đầu năm 2023 này, khi vĩ mô có những tín hiệu không tốt. Cổ phiếu sụt giảm mạnh, thì chủ đề này ngày càng được quan tâm.
Vậy nên, để làm rõ chủ đề này, anh em cùng Cú tham khảo hết bài viết hôm nay nhé.
PHẦN 1: 3 rủi ro chính khi tham gia thị trường chứng khoán mà nhà đầu cần quan tâm
1.1. Thứ nhất là rủi ro liên quan đến tổng thể nền kinh tế vĩ mô, tổng thể của thị trường chứng khoán
Chúng ta đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp, nhiều nhóm ngành khác nhau. Và mỗi tháng có đến hàng triệu nhà đầu tư quan tâm, thông tin hàng ngày cũng rất nhiều.
Đơn giản mỗi mã hàng tháng cũng có đến hàng trăm triệu lượt quan tâm. Anh em thử hình dung thị trường chứng khoán cũng giống như 1 cái đại dương. Trong đại dương đó có vô vàn doanh nghiệp, nhà đầu tư, hàng trăm nghìn thông tin được đưa ra mỗi ngày.
Nhưng những thông tin đó chỉ giúp ích cho chúng ta khi toàn bộ đại dương đó bình ổn. Tức là kinh tế vĩ mô bình ổn, dòng tiền rất rẻ, lợi nhuận doanh nghiệp tăng liên tục. Hay chính sách kích cầu, hỗ trợ của chính phủ,… Thì sẽ giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt và nhà đầu tư có cơ hội kiếm tiền.
Tuy nhiên khi vĩ mô bắt đầu có dấu hiệu như lạm phát quá cao. Hay giá tài sản đang bị thổi bong bóng. Và chính phủ có quan điểm cho rằng thị trường bấy động sản chưa phải là lĩnh vực ưu tiên. Phải ưu tiên nhiều trong việc sản xuất hơn để tránh mất cân đối và gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Rồi bong bóng tài sản làm méo mó nền kinh tế,…
Hay anh em nhìn vào vốn hóa của cả thị trường chứng khoán thì ngành ngân hàng và bất động sản chiếm đến 43,67%. Trong khi 2 ngành này, 1 ông buôn tiền còn 1 ông buôn đất, nắm hết các nguồn lực của nền kinh tế. Trong khi các ngành như công nghệ, xây dựng,… thì rất ít. Vậy nên đây cũng là một mối lo vì làm gì có nền kinh tế nào bị ôm hết vào 2 ngành chính rồi những ngành bé làm sao để phát triển?
Đấy chính là một dạng mà nếu như vĩ mô xoay chiều, co hẹp,… Thì có thể được xem là một trong những rủi ro lớn mà chúng ta cần quan tâm, cần có biện pháp quản trị rủi ro. Có một số điểm cơ bản liên quan đến vĩ mô mà anh em cần chú ý như:
+ Lạm phát: khi lạm phát cao chứng khoán sẽ có áp lực.
+ Lãi suất: tương tự, lãi suất cao chứng khoán cũng sẽ áp lực.
+ Dòng tiền: dòng tiền rẻ thì thường chứng khoán sẽ ngon. Và ngược lại, dòng tiền đắt thì chứng khoán sẽ gặp vấn đề.
1.2. Thứ hai là rủi ro về doanh nghiệp
Rủi ro về doanh nghiệp là gì? Là khi chúng ta mua bất kỳ một cổ phiếu nào đó cũng cần phải xem xét lợi nhuận của nó theo nhóm ngành và từng mã cổ phiếu.
Ví dụ anh em đầu tư vào nhóm bất động sản chẳng hạn thì trong nhóm này sẽ có rất nhiều mã cổ phiếu khác nhau. Chúng ta sẽ phải đi tìm hiểu xem:
– Lợi thế cạnh tranh của từng mã cổ phiếu là gì?
– Ban lãnh đạo ra làm sao?
– Mô hình kinh doanh có gì khác biệt?
– Làm sao nó cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác?
– Có phải doanh nghiệp nổi bật trong ngành hay không,…?
Và khi thị trường down trend, trái phiếu bị co hẹp, chính sách về bất động sản bị kiểm soát,… Thì những doanh nghiệp đó có vượt qua được không? Hay là nguy cơ cao bị dừng hoạt động, phá sản? Tất cả những vấn đề này anh em đều phải quan tâm để quản trị rủi ro cho chính danh mục đầu tư của mình.
Nếu anh em tìm ra được doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp đứng đầu nhóm, ngành. Hoặc doanh nghiệp có những chỉ tiêu về mặt hiệu quả, hiệu quả cao, vượt trội,… Thì sẽ đạt được khả năng thắng lợi cao hơn nhiều.
Chẳng hạn khi muốn đầu tư 1 mã cổ phiếu, anh em có thể tham khảo phần hồ sơ doanh nghiệp của mã đó trên Tcbs. Để kiểm tra về hiệu quả hoạt động, định giá, cơ cấu tài sản hay đòn bẩy, khả năng trả nợ như thế nào,… Nếu tất cả đều tốt và minh bạch thì chúng ta có thể tự tin hơn vào việc ra quyết định đầu tư. Cũng như khả năng rủi ro của những doanh nghiệp này cũng sẽ thấp hơn. Không đòi hỏi kỹ năng quản trị rủi ro ở nhà đầu tư quá khắt khe.
Ví dụ ngày trước nhiều anh em chọn đầu tư cổ phiếu FLC mặc dù nội tại nó có rất nhiều vấn đề. Nhưng vì cho rằng đầu tư cổ phiếu nhỏ nếu tăng sẽ tăng bằng lần, sẽ thu về được % lợi nhuận cao. Còn nếu đầu tư cổ phiếu lớn, mặc dù rủi ro thấp nhưng phần thưởng cũng không cao.
Và Cú nghĩ đây hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm đầu tư của từng người. Nhưng việc đầu tư vào công ty lớn, top 1 top 2, có thể lợi nhuận nhận lại không cao. Nhưng rủi ro thì có thể chấp nhận được và chúng ta dễ dàng quản trị rủi ro hơn. Anh em sẽ không bị cháy tài khoản, không bị lỗ đến mức vượt quá khả năng chịu đựng của mình.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có rủi ro của chính nó. Khi quyết định lựa chọn vào danh mục đầu tư của mình, chúng ta phải hiểu rõ rồi mới tham gia cuộc chơi. Còn không thì cần phải thận trọng.
1.3. Thứ ba là về quản trị vốn và quản trị cảm xúc
Hầu hết nhiều bạn khi mới vào thị trường, được dẫn dắt bởi rất nhiều bạn bè, người quen. Rồi được bạn bè giới thiệu mã này mã kia, cứ mua đi rồi sẽ thắng,… Hay mua chứng khoán mà nhiều khi những chỉ số cơ bản như PE, PB còn không xem đến. Chỉ số nọ chỉ số kia là cái gì cũng không biết. Tại sao PE lại thấp thế?,… Tất cả đều chưa kịp tìm hiểu mà đã phi vào mua rồi.
Đến khi mua xong thì cổ phiếu đột ngột giảm, âm 20-30% thì mới bắt đầu không biết xử lý như thế nào. Chưa kể nguồn tiền dùng để đầu tư đó đã có kế hoạch sử dụng cho tương lai gần. Chẳng hạn như cuối năm 2 vợ chồng có ý định mua nhà, mua xe, cho con đi học,… Hay bố mẹ gửi để nhờ gửi tiết kiệm. Tức là lỡ dùng dòng vốn không đúng, dùng phải dòng vốn ngắn hạn để tham gia thị trường chứng khoán. Trong khi đó đây là thị trường dài hạn và cuộc chơi này là đầy rủi ro.
Đa phần chúng ta khi mới, kể cả bản thân Cú ngày xưa cũng vậy. Là đầu tư chứng khoán bằng dùng tiền vay rất nhiều. Thậm chí còn dùng tiền không phải khoản nhàn rỗi mà là đòn bẩy để đánh cổ phiếu đầu cơ. Sau đó thua lỗ thì rất mệt mỏi và áp lực.
Thứ 2 là về quản trị cảm xúc. Chúng ta tham gia những cuộc chơi nhưng chưa chuẩn bị về mặt cảm xúc. Chẳng hạn như bắt đáy FLC, mua giá 14-15 thì nó rớt về 11, rồi rớt 20%. Và chúng ta lại chưa có bất cứ sự chuẩn bị nào cho tình huống này. Mà khi chơi hàng đầu cơ thì có một nguyên tắc đặc việt quan trọng. Đó là đòi hỏi chúng ta phải rất tuân thủ kỷ luật bởi vì có thể rớt rất sâu.
Tuân thủ kỷ luật, chúng ta sẽ vẫn còn tiền, vẫn có cơ hội quay trở lại được. Nhưng vì không tuân thủ kỷ luật nên rất nhiều anh em trong chúng ta đầu cơ rồi không quản trị được cảm xúc, quản trị rủi ro tốt,… Dẫn đến rơi vào trạng thái quên luôn, không muốn nhắc đến.
Hoặc là cố gồng lỗ cho đến khi nó giảm quá sâu buộc phải bán. Nhưng lúc đó cũng giảm đến 50-60%, rất mệt mỏi. Bởi vì nếu cổ phiếu giảm 50% là rơi khoảng chừng 7-8 phiên sàn. Lúc đó bán cũng chỉ là cảm giác phải chấp nhận, bất đắc dĩ mà thôi.
Vậy nên có thể thấy rất nhiều anh em chưa quen với việc này. Đánh cổ phiếu hàng nóng lướt sóng nhưng cứ như mua cổ phiếu của Vinhomes, của HPG, dài hạn. Không định vị được đây là mã nào, có cuộc chơi như thế nào, cho đến khi phải trả giá thì mới nhận ra mình sai.
1.4. Kết luận phần 1 – quản trị rủi ro
Đây chính là 3 loại rủi ro mà Cú muốn nhắc đến để lưu ý với anh em trong quản trị rủi ro:
– Thứ nhất là rủi ro liên quan đến tổng thể nền kinh tế vĩ mô, tổng thể của thị trường chứng khoán.
– Thứ hai là rủi ro về doanh nghiệp.
– Thứ ba là về quản trị vốn và quản trị cảm xúc.
Trong đó rủi ro thứ ba đặc biệt quan trọng. Chúng ta có giỏi đến mấy, cao siêu đến mấy, phân tích vĩ mô, phân tích doanh nghiệp giỏi. Nhưng đôi khi không có kinh nghiệm thực chiến và không quản trị được cảm xúc của mình. Vì vậy mà đánh chứng khoản kiểu gì cũng rủi ro cao, cũng thua. Mà đa phần các nhà đầu tư thưởng hay mắc phải sai lầm ở phần quản trị vốn và quản trị cảm xúc. Tại vì sao lại như vậy?
Như hôm trước Cú có làm 1 video về câu nói của Warren Buffett “Tham lam khi thị trường sợ hãi – hiểu sao cho đúng”. Mặc dù Warren Buffett nói thị trường chứng khoán tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Tăng trưởng tốt và trong dài hạn vẫn còn tiềm năng tăng.
Khi đó chỉ cần làm gì? Chỉ cần năm giữ ETF của Dow Jones hay S&P500. Và để đường dài, mua bằng tiền tích lũy thì sẽ thấy tăng trưởng mạnh. Tăng trưởng đến hàng nghìn lần trong dài hạn.
Thế nhưng rất nhiều người làm sai điều đó. Bởi vì chúng ta bị thu hút bởi những biến động ngắn hạn. Chúng ta cố gắng vào ra, mua đáy bán đỉnh nhưng cuối cùng vì cảm xúc mà dẫn đến mua đỉnh bán đáy. Vì cảm xúc đôi khi là thứ rất nguy hiểm trong đầu tư chứng khoán nói riêng, cuộc sống nói chung.
Ngoài ra Cú sẽ để thêm đường link ở phần comment, anh em có thể tham khảo một bài viết về 9 rủi ro trong đầu tư. Nhưng để nhớ một cách ngắn gọn và vỡ lòng thì anh em có thể quan tâm đến 3 rủi ro mà Cú vừa nêu trên.
Link: https://fcnb.ca/en/guides/9-types-of-investment-risk-a-guide-for-new-brunswick-investors
Về phần quản trị cảm xúc anh em cũng có thể tham khảo playlist 36 tips quản trị cảm xúc cho nhà đầu tư trên kênh Youtube của Cú. 36 tips này Cú chia sẻ về những vấn đề mà bản thân gặp phải trong hơn 15 năm đầu tư nên anh em có thể xem đó nhưng những bài học kinh nghiệm.
PHẦN 2: Phân tích ví dụ cụ thể – Giải pháp cho quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
2.1. Phân tích ví dụ về quản trị rủi ro
Về phần này chúng ta có 5 ví dụ:
2.1.1. Rủi ro gửi tiền tiết kiệm – quản trị rủi ro
Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng có rủi ro gì? Nhất là gửi những ngân hàng lớn như Vietcombank lãi suất cũng ok thì làm sao có rủi ro, ngân hàng không thể phá sản.
Còn nếu muốn lãi suất cao hơn có thể gửi những ngân hàng nhỏ như Nam Á hay SCB. SCB huy động được rất nhiều tiền, tính tới 06/2022 là 594 nghìn tỷ. Và bơm vốn cho nhiều doanh nghiệp bất động sản ẩn mình sau đó.
Nhưng về cơ bản thì Ngân hàng nhà nước vẫn chưa để cho các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng phá sản. Vậy nên gửi tiền ngân hàng có thể xem là ok, không mất. Đặc biệt là gửi tiền vào các ngân hàng lớn, uy tín.
Vậy rủi ro gửi ngân hàng là gì? Đó chính là lạm phát. Mặc dù được xem là kênh an toàn nhất nhưng có những thời điểm, lãi suất không bù được lạm phát. Ví dụ anh em gửi có 5-6-7%/năm nhưng lạm phát cao hay mức độ mất giá của xăng dầu, của hàng hóa,… Mà chúng ta đang phải chi tiêu, mua bán hàng ngày ở trên thị trường thì có phải chúng ta thua.
Với mức lãi ngân hàng như vậy thì không thể nào bù được lạm phát. Mặc dù chỉ số CPI của nước ta vẫn đang ở mức thấp. Nhưng sẽ có những thời điểm lãi suất ngân hàng giảm thấp tầm 5-6% thì lạm phát sẽ vượt mặt hơn rất nhiều. Nên đây được xem là rủi ro lớn nhất của tiền gửi ngân hàng mà chúng ta cần chú ý để quản trị rủi ro tốt.
Thêm vào đó, khi chúng ta gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ sử dụng số tiền đó để đi cho vay, nhất là các doanh nghiệp. Rồi các doanh nghiệp lại sử dụng vốn đó để đầu tư vào các dự án tốt, tiềm năng,… Mà có mức lợi nhuận cao hơn, bù đắp được lạm phát. Vì vậy mà họ được lợi. Còn chúng ta, những khách hàng gửi tiền các nhân, chỉ nhận được mức lãi suất theo quy định đó, thì vẫn không bù nổi lạm phát.
Chưa kể nếu gửi tiền qua những đợt siêu lạm phát thì mất tiền rất nhiều. Nên lãi suất tiền gửi ngân hàng chỉ dành cho những thứ ngắn hạn mà thôi. Hoặc những khoản mà chúng ta đã có mục đích rất rõ ràng rồi và không muốn chấp nhận bất kỳ 1 loại rủi ro nào khác.
2.1.2. Mục tiêu lãi cao hơn ngân hàng, mua trái phiếu có rủi ro gì? Quản trị rủi ro
Nếu chúng ta chấp nhận được mức rủi ro cao hơn một chút. Nhưng lãi suất cao hơn thì có thể chọn trái phiếu với lãi suất cao khoảng gấp rưỡi. Một số trường hợp thì gấp đôi tiền gửi ngân hàng. Từ 8-9% hoặc 10 đến trên 10%. Còn 11-12% thì cao, hay có những doanh nghiệp lên đến 13-14%, rất cao nhưng rủi ro tiềm ẩn.
Vậy nếu bây giờ chúng ta đầu tư trái phiếu thì phần thưởng là gì? Là lãi suất cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi tiền gửi ngân hàng.
Còn rủi ro là gì? Rủi ro là khi doanh nghiệp có khả năng phá sản và không trả được nợ. Vậy nên chúng ta cần có những kỹ năng để đánh giá doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Mà kỹ năng này thực ra rất khó. Để biết được một doanh nghiệp tốt hay không? Có tiềm ẩn rủi ro gì hay không? Cú nghĩ chúng ta đòi hỏi một khả năng phân tích rất tốt.
Nên anh em có thể tham khảo những video về trái phiếu của Cú. Hoặc những loại trái phiếu mà Cú đã phân tích sẵn cho anh em. Để đảm bảo tính chất an toàn ví dụ như có ngân hàng hay tổ chức uy tín bảo lãnh, tài sản đủ tốt,… Thì mới đủ an toàn cho anh em “chọn mặt gửi vàng”.
2.1.3. Đầu tư chứng chỉ quỹ ETF có rủi ro gì? Quản trị rủi ro
Trường hợp thứ 3 liên quan đến đầu tư chứng chỉ quỹ ETF. Hiện tại đang có 8 loại ETF được niêm yết trên sàn. Và nhiều loại khác chưa được niêm yết như quỹ ETF bên Tcbs.
Khi đầu tư vào ETF chúng ta có mức sinh lợi trung bình trong dài hạn là 12%/năm. Hay nếu nhìn vào đồ thị của những thị trường chứng khoán phát triển. Thì việc đầu tư vào quỹ chỉ số sẽ đạt mức tăng trưởng rất an toàn và đều đặn trong dài hạn. Và một ưu điểm nữa là dễ đầu tư, không phải nghĩ nhiều. Chỉ cần tích lũy và mua dài hạn để hưởng sinh lời cũng như lãi kép.
Vậy rủi ro của ETF là gì?
+ Thứ nhất nếu anh em đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn thì sẽ rất áp lực nếu muốn rút ra. Và nhỡ rút ra đúng lúc thị trường sập, down thì rủi ro rút ro lại càng cao hơn.
+ Thứ hai là phải chịu ảnh hưởng từ những biến động của cả thị trường. Đôi khi thị trường sập, đến cả chứng khoán Mỹ cũng có lúc sập đến 1 nửa từ 13.000 xuống 17.600. Hay thị trường chứng khoán Việt Nam cũng vậy. Hồi 2008 VNIndex cũng rớt 1 nửa về vùng 600 điểm.
Trong những trường hợp đó nếu chúng ta không đủ kiên trì. Và dòng vốn của chúng ta không đủ dài thì sẽ rất áp lực, ảnh hưởng khi nhìn thấy tài khoản của mình giảm đi hàng ngày. Mặc dù đặc thù của ETF như VN30 là đã mua 30 cổ phiếu top đầu thị trường. Chúng ta không cần phải quá lo lắng cho rủi ro từng doanh nghiệp.
Hoặc VN50, VN100,… cũng vậy. Nhưng nếu gặp phải những tình huống mà thị trường xấu, khủng hoảng, covid,… Thì rủi ro mà cả thị trường chung sập là vẫn có.
Vậy nên, nếu chúng ta đầu tư ETF thì phải có sẵn tinh thần quản trị rủi ro. Đó là có những lúc sẽ mất 30%, 50%. Xác định đã đầu tư ETF thì phải ở mức kiên trì 5-10 năm mới bắt đầu hái quả ngọt. Do đó nó sẽ thực sự phù hợp cho những anh em muốn đầu tư vào quỹ hưu, tích sản khi về già. Hay chuẩn bị tiền cho con đi học sau này,… Còn nếu chỉ lướt sóng hay đầu tư 1 vài năm để rút ra thì rất mệt, nên cân nhắc lại.
2.1.4. Đầu tư chứng khoán tích sản có rủi ro hay không? Quản trị rủi ro
Cú từng làm một video về 5 sai lầm của Warren Buffett. Ông là thiên tài về đầu tư giá trị và đến bây giờ cũng là số một trong đầu tư giá trị.
Tức là đầu tư dài hạn và giá trị của Warren Buffett ở đây là gì? Ông tìm ra doanh nghiệp rất tốt, đứng đầu ngành rồi mua dần mua dần. Sau đó ông vào hỗ trợ doanh nghiệp đó trong nhiều mặt. Hỗ trợ từ ban quản trị điều hành đến kết nối nguồn lực,… Để công ty tăng trưởng thật mạnh trong tương lai và khi nó vẫn là doanh nghiệp ngon thì ông không bán.
Nhưng bản thân Warren Buffett cũng có những lần sập. Ví dụ năm 74 rớt 48% trong khi S&P500 giảm có 26%. Năm 90 thị trường giảm có 3% nhưng ông rớt 23%. Rồi nhiều năm khác có năm vẫn giảm 31%, 12%,… Tức là bản thân của một nhà đầu tư dài hạn thường sẽ phải đối mặt với 3 rủi ro cùng 1 lúc:
+ Thứ nhất là rủi ro của cả thị trường chung. Biết đường thị trường đang trong chu kỳ như thế nào? Và chúng ta sẽ ưu tiên những thời điểm mua khi nào? Lúc thị trường lên hay xuống? Mỗi xu hướng như vậy thì cần làm gì để quản trị rủi ro?
Giống như trong khóa học đầu tư tích sản của Cú cũng có đề cập đến vấn đề này. Đối với một nhà đầu tư giá trị, thời điểm tốt để mua, để giải ngân chính là khi thị trường xấu nhất.
Anh em nào quan tâm đến nội dung khóa học có thể inbox cho Cú nhé.
+ Thứ hai là rủi ro mua sai cổ phiếu.
Ví dụ như Warren Buffett cũng có những cổ phiếu ông cắt lỗ hàng tỷ đô. Cho thấy không phải phi vụ đầu tư nào của ông cũng thành công, cũng ăn đậm. Và trong danh mục của Warren Buffett cũng đến hàng trăm cổ phiếu. Có những lần lỗ hàng tỷ đô và tất nhiên cũng có những lần lãi vài tỷ đô.
Nên chúng ta cũng vậy. Nếu chúng ta tích sản nhưng chọn sai cổ phiếu. Thấy ban lãnh đạo tự nhiên có vấn đề, ngành đó tự nhiên bị thu lại. Hay một số ngành nghề khác có khả năng thu hẹp trong tương lai. Rồi doanh nghiệp đó có vấn đề. Và cả chính nguồn vốn chúng ta không đủ dài, phân tích sai,… Thì vẫn rất rủi ro mặc dù lãi suất hấp dẫn hơn, phần thưởng nhận lại ok, 15-20%, 25% hoặc cao hơn nữa. Nhưng bù lại luôn phải đối mặt với 3 rủi ro này.
+ Thứ ba là rủi ro về quản trị tâm lý.
Vậy nên, muốn đầu tư giá trị anh em phải lưu ý 3 rủi ro này. Cũng giống như trong khóa học đầu tư cổ phiếu tích sản của Cú thì thời điểm tốt nên mua cổ phiếu tích lũy là lúc thị trường xấu nhất.
2.1.5 Đầu cơ lướt sóng rủi ro chính là gì? Quản trị rủi ro
Còn đầu cơ lướt sóng thì rủi ro được xếp hạng cao nhất. Thú vị nhất, lãi nhiều nhất nhưng nguy cơ lại cao nhất.
Tại sao lại thế? Vì nếu anh em đầu tư dài hạn, đầu tư tích sản, quỹ ETF,… Thì bản chất là chúng ta tin vào triển vọng của nền kinh tế trong dài hạn. Thứ 2 là giá trị của doanh nghiệp phát triển trong nhiều năm, tăng trưởng trong nhiều năm.
Tin vào nên kinh tế, tin vào doanh nghiệp. Tận dụng được kinh nghiệm, thời gian, nguồn vốn của chủ doanh nghiệp để làm giàu cho chúng ta. Và chúng ta sẵn sàng đi cùng họ 3 năm, 5 năm, 10 năm,… Miễn là chúng ta thấy những giá trị đó tồn tại lâu dài.
Còn với lướt sóng, phái sinh thì anh em tin vào cái gì? Không tin vào gì cả. Trong đầu cơ không có cổ phiếu tốt hay xấu, chỉ có cổ phiếu tăng giá hay giảm giá thôi. Còn trong phái sinh cũng vậy. Không có thị trường tốt hay xấu, chỉ có thị trường đi đúng trend của mình hay không. Thị trường xấu là mình Short, thị trường tốt là mình Long. Bản chất của nó là như vậy.
Nên cách chơi đầu cơ là phải biết tận dụng những biến động ngắn hạn của thị trường để kiếm lời. Tận dụng việc kém hiệu quả của thị trường trong ngắn hạn để sinh lời. Việc không hiệu quả đó diễn ra như thế nào? Tức là anh em hình dung rằng ví dụ như HPG. Trong những ngày gần đây có gì thay đổi hay không? Chủ tịch Long có bất cứ thông báo mới về kết quả kinh doanh quý 1 hay không? Kế hoạch họp cổ đông sắp tới như thế nào?
Có thể có thông tin hot hoặc không? Nhưng vì tâm lý nhà đầu tư đang quan tâm rất nhiều đến mã cổ phiếu này cho nên giá của nó có sự biến động. Và nếu nhà đầu cơ lướt sóng thì có thể tận dụng để kiếm lời ngắn hạn.
Vậy nên bản chất là tận dụng biến động ngắn hạn. Tất nhiên vẫn phải có nghiên cứu để hiểu được vĩ mô đang như thế nào? Đang trend xuống hay trend lên để lựa chọn xu hướng của mình như trong Khóa học chứng khoán phái sinh mà Cú chỉ cho anh em.
Hay anh em cũng cần phải hiểu được doanh nghiệp lớn, hiểu được ngành. Hiểu sâu hơn nữa, kỹ hơn nữa về đồ thị kỹ thuật, tín hiệu tâm lý thị trường ra làm sao, khi nào cần chú trọng quản trị rủi ro,…
Anh em nào muốn tham khảo thêm thông tin khóa học phái sinh thì có thể inbox cho Cú nhé.
Và bản chất của việc quản trị rủi ro đầu cơ thì phần doanh nghiệp và vĩ mô khá ít. Nhưng phải đi rất sâu về quản trị rủi ro về vốn và cảm xúc. Vì sao? Vì đầu cơ là ăn chênh lệch giá của thị trường. Là phải mua mã nào mà tím ngay, mã nào đỏ thì phải thoát ra kịp thời. Muốn làm được như vậy là rất khó. Ngay cả những nhà đầu tư lâu năm gạo cội trên thị trường cũng chưa hẳn đã tự tin để nói dễ. Vì khả năng đoán đúng của chúng ta chỉ là xác suất, có giới hạn. Vì vậy anh em cần có 3 thứ khi quản trị rủi ro trong đầu cơ:
+ Thứ nhất, khả năng đoán đúng – sai (tính khả năng win rate). Khi anh em gần như đã phân tích tất cả mọi thứ, dòng tiền ABC các kiểu rồi. Nhóm cổ phiếu nào mạnh, nhóm nào yếu, game nào đúng game nào sai rồi,… Thì khả năng đoán đúng của chúng ta, tỷ lệ này cũng thường khoảng 60-70% là cao. Trừ khi anh em là người lái tàu, lái chính tàu của anh em.
Còn nếu anh em tham gia vào cuộc chơi, vào game của người khác. Thì xác suất đoán đúng cũng chỉ dừng lại ở mức trên là gần như tối đa. Còn lại, khả năng thất bại nếu đoán sai game, đoán sai xu hướng, vĩ mô,… là chuyện thường tình.
Và luôn ghi nhớ, đã là đầu cơ là phải ngắn hạn. Còn nếu đang ôm hàng đầu cơ mà kẹp đỉnh rồi tính chuyển hướng qua hold dài hạn thì rất mệt. Nó liên quan trực tiếp đến lỗi quản trị vốn và quản trị cảm xúc. Bất cứ ai khi vào thị trường chứng khoán cũng dễ mắc phải nên anh em cần lưu ý. Bởi vì ngay từ đầu chơi hàng đầu cơ là chúng ta đã phải xác định đánh vốn ngắn hạn. Không được là phải rút chân kịp thời, tuân thủ nguyên tắc chốt lời cắt lỗ.
+ Thứ hai, quản lý tỷ lệ cắt lỗ – chốt lời. Lỗ bao nhiêu thì phải cắt, lãi bao nhiêu sẽ chốt lời. Kiểm soát được cũng rất khó và đòi hỏi anh em cần tuân thủ nguyên tắc. Nếu không thì rất dễ mắc phải tâm lý khi lời thì một là chốt lời quá sớm vì sợ thị trường đảo chiều. Hai là vẫn cố chờ thêm, để ăn thêm nhưng vô tình phá vỡ quy tắc và lỗ ngược. Còn khi lỗ thì sinh tâm lý tiếc, hold để cứu vãn nhưng lỗ thêm lỗ.
+ Thứ ba là quản trị nguồn vốn. Ví dụ anh em có 1 tỷ là vốn ngắn hạn và muốn tối ưu nó. Chúng ta đặt mục tiêu 1 tháng phải kiếm được bao nhiêu đó 3%, 5%. Khi đó phải hiểu được rằng dù có giỏi bao nhiêu khả năng đánh thắng cao nhất cũng 60-70%. Vậy nếu sai thì làm gì mà đúng thì như thế nào? Sai thì cắt lỗ ngay mà đúng thì tăng trạng thái hay chốt lời luôn? Đây cũng là một điểm rất khó trong việc tăng khối lượng, quản trị vốn đầu cơ mà anh em cần cân nhắc.
Kết luận
Về chi tiết về quản trị rủi ro trong đầu cơ có rất nhiều nội dung. Chắc hẳn Cú sẽ có thêm những nội dung mới cho anh em về phần này. Nhưng cơ bản thì Cú hầu như đã đề cập trong bài viết ngày hôm nay. Đó là anh em hiểu về 3 nhóm rủi ro chính trong thị trường chứng khoán, đó là:
– Thứ nhất là rủi ro liên quan đến tổng thể nền kinh tế vĩ mô, tổng thể của thị trường chứng khoán.
– Thứ hai là rủi ro về doanh nghiệp mà chúng ta có ý định đầu tư.
– Thứ ba là rủi ro từ chính bản thân chúng ta, bản thân nhà đầu tư chứng khoán. Đó là về quản trị vốn và quản trị cảm xúc.
Anh em nên hiểu rằng, với mỗi cuộc chơi đều phải hiểu rõ bản chất. Nó có thực sự phù hợp với khả năng đầu tư, nguồn vốn, tiền bạc, mục tiêu lợi nhuận,… của mình hay không. Đừng nhìn ra ngoài thị trường thấy người này khoe lãi, người kia than lỗ,… Mà nhận định sai cuộc chơi rồi quên luôn cách quản trị rủi ro mà mình đã đặt ra cho chính cuộc chơi của mình.
Phải hiểu được mỗi cuộc chơi, một cách chơi. Khi mình đầu tư tiền gửi, rủi ro sẽ là có những thời điểm lãi suất không bù nổi lạm phát. Đầu tư trái phiếu thì doanh nghiệp đó có đủ an toàn để anh em “chọn mặt gửi vàng” hay không? Đầu tư chứng chỉ quỹ ETF thì rủi ro về thị trường chung, nguồn vốn, bản thân phải làm gì để kiểm soát được? Đầu tư tích sản thì cả 3 loại rủi ro mà Cú đã phân tích chi tiết phía trên. Còn nếu đầu cơ thì phần thưởng lớn nhất nhưng rủi ro cũng cao nhất. Không có nhiều người chiến thắng mãi trong cuộc chơi đầu cơ dù am hiểu đến đâu.
Sau cùng, nếu đọc bài viết này vẫn còn nhiều thắc mắc. Anh em có thể inbox về Fanpage cho Cú để hỏi trực tiếp. Cú sẽ trả lời chi tiết nên anh em không việc gì phải ngại đâu nhé.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về đầu tư chứng khoán. Nhất là với những anh em F0 mới vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như tài chính. Sẽ biết thêm phương pháp lọc cổ phiếu có dòng tiền tốt. Làm sao để hoạt động đầu tư của mình, phân bổ danh mục càng hiệu quả, càng tốt nhé.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969