Giá trái phiếu và các mối quan hệ xoay quanh định giá trái phiếu
Đầu tư trái phiếu thực sự cần rất nhiều kiến thức. Không chỉ bao gồm kiến thức về trái phiếu, về doanh nghiệp phát hành, về phân tích tài chính doanh nghiệp. Mà còn bao gồm cả những kiến thức vĩ mô. Để có thể hiểu sự tác động qua lại giữa thị trường chung và các biến số vĩ mô. Tới giá trái phiếu và thị trường chứng khoán. Từ đó giúp nhà đầu tư chúng ta có thể có những hành động cụ thể để kiếm lời từ thị trường. Cũng như có thể bảo vệ bản thân trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế.
Chính vì vậy, mối quan hệ giữa giá trái phiếu và các biến số vĩ mô sẽ là từ khóa chính. Để có thể nhận định thị trường nhanh và chính xác nhất. Những yếu tố nào tác động trực tiếp lên giá trái phiếu? Những yếu tố nào khó nắm bắt nhất? Anh em hãy cùng Cú tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Mở đầu
Thị trường chung cũng như thị trường trái phiếu luôn luôn thay đổi. Và chúng ta không có cách nào để ngăn cản hay chống lại sự thay đổi đó. Cách duy nhất chúng ta có thể làm là thay đổi để phù hợp với sự thay đổi chung đó. Chính vì vậy, tìm ra quy luật của thị trường, cũng như sự tác động qua lại giữa giá trái phiếu và thị trường. Sẽ giúp anh em có những hành động kịp thời và hợp lý hơn. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào dù không được dự báo trước.
Không những vậy, những mối quan hệ xung quanh trái phiếu cũng sẽ giúp anh em có cái nhìn tổng thể hơn. Và là kiến thức liên quan tới không chỉ trái phiếu. Mà còn áp dụng được cho những tài sản, chứng khoán khác. Như là cổ phiếu, vàng,…
Để hiểu rõ hơn, Cú giới thiệu tới anh em bài viết chuyên sâu về những nhân tố và mối quan hệ với trái phiếu. Cũng như những khái niệm, chỉ tiêu rất cần nắm rõ, liên quan mật thiết tới trái phiếu. Giúp anh em có thêm nhiều kiến thức hơn và có một chiến lược đầu tư trái phiếu hợp lý nhé!
Phần 1: Những khái niệm cơ bản xung quanh giá trái phiếu
Tiếp nối phần 1 bài viết chuyên sâu về định giá trái phiếu. Trong bài viết này, Cú sẽ giới thiệu tới anh em những yếu tố cũng như mối quan hệ có liên quan trực tiếp tới giá trái phiếu. Vì vậy nếu có khái niệm nào anh em chưa hiểu rõ, hãy đừng ngần ngại inbox Cú theo trang page sau nhé. Cú sẽ cùng anh em phân tích nhé!
https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
1.1 Các thuật ngữ chung khi tìm hiểu về giá trái phiếu
Có rất nhiều thuật ngữ về giá trị. Và có thể gây nhầm lẫn cho anh em khi tìm hiểu về giá nói chung và giá trái phiếu nói riêng. Do đó, sẽ không thừa nếu anh em thuộc lòng những thuật ngữ dưới đây đâu nhé!
1.1.1 Giá trị sổ sách
Là giá trị của một tài sản ghi trong bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Thể hiện chi phí lịch sử của một tài sản. Khi nói đến giá trị sổ sách người ta có thể đề cập đến giá trị ghi trong sổ sách của một tài sản. Trong đó, giá trị sổ sách của tài sản là giá trị kế toán của tài sản đó. Tức là giá trị được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Được tính bằng chi phí mua sắm trừ đi phần khấu hao tích lũy.
Nói cách khác, giá trị sổ sách của một tài sản sẽ thể hiện chi phí lịch sử của tài sản đó. Chứ không thể hiện giá trị hiện tại của nó. Như vậy, giá trị sổ sách của trái phiếu là số tiền mà các nhà đầu tư trả cho nó lần đầu tiên. Hay là số tiền mà tổ chức phát hành nhận được khi trái phiếu đó được phát hành. Số tiền đó khác hoàn toàn so với mệnh giá của trái phiếu. Cũng khác với giá mà anh em tự định giá trái phiếu. Anh em lưu ý nhé.
1.1.2 Giá trị thị trường
Là giá của tài sản khi đang được mua bán, giao dịch trên thị trường, và nó được xác định dựa trên cung cầu thị trường. Đây là kết quả của những tác động lẫn nhau giữa người mua và người bán trái phiếu này trên sàn. Thể hiện sự kỳ vọng của cả 2 bên vào lợi tức mà tài sản này đem lại.
Anh em có thể tham khảo trực tiếp trên bảng giá trái phiếu doanh nghiệp. Để biết được diễn biến giá thị trường của trái phiếu mình đang quan tâm. Như trái phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tên chứng khoán là Trái phiếu CIIB2024009 với mã chứng khoán là CII120018. Mệnh giá 100,000 đồng, phát hành ngày 28/12/2020. Có giá thị trường được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 10/3/2023 là 77,230 đồng.
1.1.3 Giá trị thanh lý
Là lượng tiền thu được nếu bán 1 tài sản một cách riêng lẻ. Chứ không xem như là một phần tài sản của doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Cần phân biệt giá trị thanh lý với giá trị hoạt động. Giá trị hoạt động là số tiền thu được khi bán doanh nghiệp hoặc tài sản vẫn đang hoạt động. Theo đó thì khi một doanh nghiệp chuyển sang hình thức cổ phần. Cần phải xác định giá trị hoạt động của doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, trong thực tế cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trước đây. Lại là xác định giá trị thanh lý chứ không phải là giá trị hoạt động. Điều này sẽ làm sai lệch giá trị doanh nghiệp dẫn đến việc định giá thiếu chính xác. Và nhiều hậu quả tiềm ẩn khác ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thị trường chứng khoán nước ta.
1.1.3 Giá trị thực – Giá trị kinh tế
Là giá trị hiện tại của những luồng tiền trong tương lai dự tính thu được từ tài sản đó. Được chiết khấu về thời điểm hiện tại với tỷ lệ lợi tức yêu cầu thích hợp của nhà đầu tư. Đây cũng là giá trị chính mà Cú muốn giới thiệu tới anh em trong bài này.
Đây là số tiền mà nhà đầu tư xem là hợp lý đối với tài sản đó, trong những điều kiện cụ thể về mức độ rủi ro cũng như quan điểm của nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư sẽ tiến hành so sánh với giá thị trường. Để đưa ra các nhận định và các quyết định đầu tư thích hợp. Nếu giá trị thực lớn hơn giá trị thị trường. Thì nghĩa là dưới con mắt của nhà đầu tư, tài sản này đã bị định giá thấp. Và nhà đầu tư có thể sẽ quyết định mua vào.
Còn nếu giá trị thực nhỏ hơn giá trị thị trường, tài sản đã được định giá cao, nên bán đi. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoạt động mua vào sẽ đẩy giá thị trường lên cao và tiến đến bằng giá trị thực. Lúc đó nhà đầu tư không còn cơ hội thu thêm lợi nhuận từ chênh lệch giá, và dừng việc mua lại. Tương tự, hoạt động bán sẽ làm giảm giá thị trường. Và tiến dần về giá trị thực. Như vậy, trong điều kiện thị trường hiệu quả, giá thị trường và giá trị thực sẽ bằng nhau. Vì giá cả sẽ phản ứng rất nhanh chóng với thông tin mới cập nhật.
Chính vì vậy, định giá là xác định giá trị kinh tế hay giá trị thực của tài sản. Tuy nhiên, giá trị của tài sản chịu ảnh hưởng của ba nhân tố:
– Độ lớn và thời điểm của những luồng tiền dự tính trong tương lai của tài sản.
– Mức độ rủi ro của luồng tiền, hay độ không chắc chắn của luồng thu nhập.
– Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư. Tỷ lệ lợi tức này phụ thuộc vào mức độ rủi ro, vào ý muốn chủ quan của mỗi nhà đầu tư.
1.2 Lợi suất khi đáo hạn YTM
1.2.1 Lợi suất khi đáo hạn là gì?
Lợi suất khi đáo hạn (Yield to maturity) viết tắt là YTM chính là lãi suất hoà vốn trung bình của một trái phiếu. Nếu mua trái phiếu ở một thời điểm và giữ lại trái phiếu đó cho đến ngày đến hạn thanh toán. Hay nói đơn giản lợi suất đáo hạn chính là phần lợi nhuận phần trăm hàng năm của trái phiếu được nắm giữ cho đến ngày đáo hạn.
Ví dụ 1: Công ty A cần tiền cho nhiều mục đích khác nhau. Như mở rộng kinh doanh, xây nhà máy mới, trang bị máy móc… Nên đã phát hành trái phiếu để huy động vốn để thực hiện những mục đích trên. Nhà đầu tư khi mua trái phiếu, nghĩa là nhà đầu tư đang có công ty A này mượn khoản tiền đó. Đổi lại công ty hứa sẽ trả lại tiền gốc cho nhà đầu tư vào một ngày xác định trước. Hay còn gọi là ngày đáo hạn. Cộng thêm mức lãi suất cụ thể.
Tuy nhiên, dòng tiền từ trái phiếu là không chắc chắn. Rủi ro có thể đến từ việc công ty phát hành trái phiếu phá sản và không thể chi trả cho nhà đầu tư. Khi lạm phát tăng, giá trị đồng tiền giảm đi, trái phiếu sẽ bị suy giảm giá trị, khiến nhà đầu tư bị lỗ. Mỗi loại trái phiếu trên thị trường có mức độ rủi ro khác nhau, và để quyết định có nên đầu tư hay không, ta cần có một đại lượng đo lường mức độ rủi ro của trái phiếu. Vì vậy thuật ngữ lợi suất khi đáo hạn YTM ra đời.
Nhà đầu tư có thể so sánh YTM của các trái phiếu khác nhau trên thị trường. Và dựa trên lãi suất mà bản thân kỳ vọng để quyết định có nên mua hay không.
1.2.2 Công thức tính lợi suất khi đáo hạn
Lãi suất đáo hạn thường được tính toán dựa trên hai công thức sau đây:
P = C/(1 + YTM) + C/(1+YTM)^2 + C/(1+YTM)^ 3+…+ FV/(1+YTM)^n
P = C/YTM * [1-1(1+YTM)^ n] + FV * 1/(1+YTM)^ n
Trong đó :
P: Giá thị trường của trái phiếu
C: Số tiền lãi coupon
n: Số năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn
FV: Mệnh giá của chứng khoán khi đáo hạn
Từ đó, khi biết các giá trị như FV, P, n, C, anh em có thể tính được lợi suất đáo hạn YTM. Thêm vào đó dựa trên lãi kép, công thức tính YTM được xây dựng để cho thấy mức lợi tức một trái phiếu phải có khi đến ngày đáo hạn. Công thức gần đúng như sau:
YTM = [C + (FV – P)/n]/ [(FV + P)/2]
1.2.3 Ý nghĩa của lợi suất khi đáo hạn
Lợi suất đáo hạn đóng một vai trò quan trong đầu tư trái phiếu:
– Nhờ có lợi suất đáo hạn mà nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư. Bởi lợi suất đáo hạn là thước đo được sử dụng thường xuyên để đo lường mức sinh lời của trái phiếu.
– Ngoài việc tính tới tiền lãi hiện tại mà tính toán. Lợi suất đáo hạn còn là tính tới bất kì những khoản lỗ/lãi nào mà nhà đầu tư sẽ gặp phải. Bằng việc giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn.
– Lợi suất đáo hạn còn là công cụ giúp các nhà đầu tư xem xét đến thời gian của dòng tiền. Trong đó nhà đầu tư cần chú ý đến mối quan hệ giữa trái phiếu, lãi suất coupon, lợi suất hiện hành và lợi suất đáo hạn.
1.2.4 Hạn chế của lợi suất khi đáo hạn
Điểm hạn chế đầu tiên của lãi suất đáo hạn chính là trong phép tính YTM không đề cập tới các khoản thuế. Mà các nhà đầu tư phải trả để có thể sở hữu trái phiếu. Cũng như chi phí mua bán của trái phiếu.
Lợi suất đáo hạn chỉ giúp các nhà đầu tư đưa ra những giả định trong tương lai. Chứ không phải là chắc chắn hoàn toàn. Vì vậy mà nhà đầu tư có thể gặp những rủi ro. Như không thể tái đầu tư tất cả các trái phiếu. Có thể không được giữ đến ngày đáo hạn. Rủi ro công ty phát hành trái phiếu có thể vỡ nợ… Cụ thể:
– Nếu tiền lãi trái phiếu sẽ được tái đầu tư ở lợi suất đáo hạn. Nếu trường hợp này xảy ra. Nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với lãi suất tương lai thấp hơn lợi suất đáo hạn tại thời điểm mua trái phiếu. Rủi ro này chính là loại rủi ro tái đầu tư.
– Nếu trái phiếu được giữ cho tới ngày đáo hạn. Nếu trái phiếu không giữ đến ngày đáo hạn. Nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro có thể phải bán trái phiếu thấp hơn giá mua trái phiếu. Dẫn tới lợi tức nhận được sẽ thấp hơn lợi tức đáo hạn. Đây chính là rủi ro lãi suất mà nhà đầu tư gặp phải.
Khi tham gia vào đầu tư trái phiếu, anh em cần nắm rõ những yếu tố. Như là lợi suất, giá trái phiếu biến động ngược nhau, giá tăng thì lợi suất giảm và ngược lại. Con số lãi suất đáo hạn rất quan trọng. Bởi nó phản ánh chính xác tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư trái phiếu.
Khi tham gia thị trường trái phiếu anh em có thể thấy thị giá và mệnh giá trái phiếu nhiều lúc khác nhau. Cho nên lãi suất coupon chỉ là con số danh nghĩa. Không phản ánh đúng tỷ suất lợi nhuận thực sự của nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu.
Ví dụ 2: Tính lợi suất khi đáo hạn của trái phiếu A. Có mệnh giá là 100,000 đồng. Kỳ hạn 5 năm. Lãi suất coupon 10%. Đang được bán trên thị trường với giá 112,000 đồng.
– Lãi được hưởng định kỳ là C = c * FV = 100,000 * 10% = 10,000 đồng.
– Lợi suất khi đáo hạn là YTM = [C + (FV – P)/n]/ [(FV + P)/2]
=> YTM = [10,000 + (100,000 – 112,000)/5]/ [(100,000 + 112,000)/2] = 7.2%
Nghĩa là lợi suất khi đáo hạn của trái phiếu A là 7.2%. Anh em cần so sánh với lãi suất tiết kiệm, hoặc một lợi nhuận mong muốn khác. Để quyết định có nên mua hay không mua trái phiếu này.
1.3 Lãi tích lũy
Lãi tích lũy (Accrued Interest) là lãi tích lũy là tiền lãi đã kiếm được và đã tích lũy trên một trái phiếu kể từ ngày thanh toán định kỳ cuối cùng. Nhưng chưa được thanh toán.
Trái phiếu quốc tế VN được giao dịch trên thị trường trái phiếu thứ cấp quốc tế. Trong đó giá thanh toán cũng bằng giá yết cộng lãi tích tụ. Cụ thể, khi ngày mua bán nằm giữa 2 lần trả lãi. Thì giá niêm yết trên thị trường của trái phiếu quốc tế Việt Nam không phải là giá thực tế thanh toán giữa người mua và người bán. Người mua trái phiếu được nhận lãi trong kỳ trả lãi gần nhất. Nhưng, người bán về nguyên tắc phải được hưởng lãi suất trong thời gian tính từ kỳ trả lãi trước đó đến ngày bán trái phiếu.
Do vậy, người mua trái phiếu sẽ trả cho người bán khoản lãi phát sinh từ kỳ trả lãi trước đó đến ngày bán trái phiếu – gọi là lãi tích tụ.
Ví dụ 3: Nếu trái phiếu A có mệnh giá 100,000 đồng. Lãi suất coupon 9%, kỳ hạn 5 năm. Được trả lãi định kỳ sáu tháng vào ngày 15/7/2007 và ngày 15/1/2008. Được bán vào ngày 5/10/2007 với giá 105,000 đồng. Người mua trái phiếu ấy sẽ nhận được một phiếu trả lãi vào ngày 15/1/2008. Tuy nhiên, vì người mua này không sở hữu trái phiếu đó đủ cả sáu tháng. Nên người này phải trả lại tiền lãi đã tích lũy trong 80 ngày. Từ 15/7 đến 5/10 cho người bán.
Cụ thể, số lãi định kỳ nửa năm một lần là 100,000 * 9%/2 = 4,500 đồng.
Người bán phải được hưởng khoản lãi tích tụ trong 80 ngày (15/7/07-5/10/07).
Người mua được nhận lãi vào 15/1/08, nhưng phải hoàn trả khoản lãi tích tụ cho người bán.
Lãi tích tụ AI = 4,500 * (80/180) = 2,000 đồng.
Giá thực tế thanh toán = Giá bán + Lãi tích tụ = 105,000 + 2,000 = 107,000 đồng.
Phần 2: Các quan hệ cơ bản trong định giá trái phiếu
2.1 Giá trị của trái phiếu có quan hệ ngược với sự thay đổi của lãi suất
Từ công thức chung tính trái phiếu P = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n. Anh em có thể thấy là tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư nằm ở mẫu số. Do đó, giá trái phiếu và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư có quan hệ ngược chiều. Mà tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư thì thay đổi theo lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường cao thì nhà đầu tư cũng sẽ yêu cầu một tỷ suất lợi nhuận cao. Ngược lại, khi lãi suất giảm thì nhà đầu tư cũng sẽ yêu cầu một tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn.
Do đó, có thể kết luận giá trái phiếu và lãi suất là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Vì vậy, khi lãi suất cao, giá trái phiếu thấp có thể là một cơ hội tốt để mua vào trái phiếu.
Lãi suất thị thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc định giá của các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu lãi suất bắt đầu tăng thì lợi tức đối với các trái phiếu đang tồn tại chắc chắn thay đổi.
Thường, khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư cố gắng nắm bắt hoặc tìm kiếm lợi suất cao nhất trong thời gian lâu nhất có thể. Họ sẽ thu lãi từ trái phiếu trả lãi suất cao hơn so với giá thị trường bấy giờ. Sự gia tăng nhu cầu dẫn đến việc tăng giá trái phiếu.
Ngược lại, khi mức lãi suất hiện hành tăng lên, các nhà đầu tư đương nhiên sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp. Điều này sẽ làm cho giá trái phiếu giảm xuống.
Giá trái phiếu dao động ngược chiều với lãi suất thị trường. Tuy nhiên tỷ lệ thay đổi giá không như nhau giữa các trái phiếu. Lãi suất (lợi tức) dự tính cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu lãi suất dự tính cao hơn trong tương lai sẽ làm giảm nhu cầu về trái phiếu dài hạn và ngược lại.
Lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá trái phiếu và lợi tức. Có mối liên hệ nghịch giữa giá trái phiếu và lãi suất. Khi lãi suất tăng lên, giá trái phiếu giảm. Và ngược lại khi lãi suất giảm, giá trái phiếu sẽ tăng. Thời gian đáo hạn của trái phiếu, càng có nhiều biến động liên quan đến lãi suất.
Một cách để các chính phủ và doanh nghiệp kiếm tiền là thông qua việc bán trái phiếu. Khi lãi suất tăng lên, chi phí vay sẽ trở nên đắt hơn. Nghĩa là nhu cầu trái phiếu có lãi suất thấp sẽ giảm, làm giá giảm. Khi lãi suất giảm, sẽ dễ dàng vay tiền hơn. Và nhiều công ty sẽ phát hành trái phiếu mới để tài trợ cho các dự án mới. Điều này sẽ làm cho nhu cầu trái phiếu có lãi suất cao tăng, buộc giá trái phiếu cao hơn.
Các tổ chức phát hành trái phiếu có thể mua lại trái phiếu có thể mua lại trái phiếu có lãi suất cao. Và phát hành trái phiếu có lãi suất thấp hơn khi thị trường có xu hướng giảm lãi suất.
Đối với các anh em theo định hướng thu nhập, việc giảm lãi suất làm giảm cơ hội kiếm tiền từ lãi suất. Kho bạc và tiền gửi mới được phát hành sẽ không trả nhiều. Việc giảm lãi suất sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển tiền từ thị trường trái phiếu sang thị trường chứng khoán, sau đó bắt đầu tăng với dòng vốn mới.
Các nhà đầu tư và các nhà kinh tế xem lãi suất thấp hơn làm chất xúc tác cho sự tăng trưởng. Lợi ích cho vay cá nhân và doanh nghiệp, dẫn đến lợi nhuận cao hơn và nền kinh tế mạnh mẽ.
2.2 Mối quan hệ tương quan giữa lãi suất coupon, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu và giá trái phiếu
Đây là mối quan hệ dành riêng cho trái phiếu hưởng lãi định kỳ và có thời hạn. Cũng là loại trái phiếu phổ biến nhất tại Việt Nam. Cú sẽ tiếp tục chứng minh mối quan hệ này dựa vào công thức tính giá trái phiếu P = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n.
Lãi suất coupon ảnh hưởng tới giá trái phiếu thông qua lãi định kỳ nhận được. Theo đó lãi định kỳ nhận được bằng lãi suất coupon nhân với mệnh giá trái phiếu C = c * FV. Lãi suất coupon tăng thì lãi nhận được tăng. Và ngược lại khi lãi suất coupon giảm thì lãi nhận được cũng sẽ giảm. Đây là mối quan hệ thuận chiều.
Thay lại công thức theo lãi suất coupon c, ta có
P = FV * c/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n
P = FV* {c/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + 1/(1 + y)^n}
– Xét trường hợp 1 c = y, khi đó:
P = FV* {c/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + 1/(1 + y)^n}
P = FV* {y/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + 1/(1 + y)^n}
=> P = FV* {y/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + 1/(1 + y)^n} = FV* {[1 – 1/(1 + y)^n] + 1/(1 + y)^n} = FV * 1 = FV
Vậy khi lãi suất coupon bằng tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư, giá trái phiếu bằng mệnh giá.
– Xét trường hợp 2 c > y, khi đó:
c/y >1 => P = FV* {c/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + 1/(1 + y)^n}
P > FV* {1 * [1 – 1/(1 + y)^n] + 1/(1 + y)^n} = FV
Kết luận khi lãi suất coupon c lớn hơn tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư y thì giá trái phiếu sẽ lớn hơn mệnh giá.
– Xét trường hợp 3 c < y, khi đó:
c/y <1 => P = FV* {c/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + 1/(1 + y)^n}
P < FV* {1 * [1 – 1/(1 + y)^n] + 1/(1 + y)^n} = FV
Kết luận khi lãi suất coupon c nhỏ hơn tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư y thì giá trái phiếu sẽ thấp hơn mệnh giá.
Ví dụ 4: Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa lãi suất coupon, tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư và giá trái phiếu.
Giả sử một trái phiếu có mệnh giá là 100,000 đồng. Được hưởng lãi định kỳ hàng năm với lãi suất 10% trong thời hạn 5 năm. Tính giá trị của trái phiếu trong 3 trường hợp khi tỷ suất yêu cầu của nhà đầu tư lần lượt là 9, 10, 11%.
Giá của trái phiếu này xác định như sau:
– Lãi cố định được hưởng hàng năm là C = FV * c = 100,000 * 10% = 10,000 đồng.
– Trường hợp 1: Lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư là 10%, bằng lãi suất coupon.
=> Giá trái phiếu P = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^2
P = 10,000/10% * [1 – /(1 + 10%)^5] + 100,000/(1 + 10%)^5
P = 100,000 đồng = FV
Kết luận khi lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư bằng lãi suất coupon thì giá trái phiếu bằng với mệnh giá.
– Trường hợp 2: Lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư là 9%, nhỏ hơn lãi suất coupon.
=> Giá trái phiếu P = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^2
P = 10,000/9% * [1 – /(1 + 9%)^5] + 100,000/(1 + 9%)^5
P = 103,890 đồng > 100,000 đồng FV
Kết luận khi lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư nhỏ hơn lãi suất coupon thì giá trái phiếu lớn hơn mệnh giá.
– Trường hợp 3: Lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư là 11%, lớn hơn lãi suất coupon.
=> Giá trái phiếu P = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^2
P = 10,000/11% * [1 – /(1 + 11%)^5] + 100,000/(1 + 11%)^5
P = 96,304 đồng < 100,000 đồng FV
Kết luận khi lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư lớn hơn lãi suất coupon thì giá trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá.
Để tiện ghi nhớ, Cú sẽ gửi tới anh em công thức ngắn gọn như sau:
y > c => P < FV
y < c => P > FV
y = c => P = FV
Anh em hãy ghi nhớ để có sự so sánh tổng quan khi gặp bất kỳ tình huống nào nhé.
2.3 Khi ngày đáo hạn đến gần, giá thị trường của trái phiếu cũng tiến gần đến mệnh giá (chỉ đúng với trái phiếu coupon)
Đây cũng là mối quan hệ dành riêng cho trái phiếu hưởng lãi định kỳ và có thời hạn. Cũng là loại trái phiếu phổ biến nhất tại Việt Nam. Cú vẫn sẽ tiếp tục chứng minh mối quan hệ này dựa vào công thức tính giá trái phiếu P = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n.
Vậy khi ngày đáo hạn càng đến gần tác động như thế nào tới giá trái phiếu? Anh em hãy cùng Cú theo dõi nhé.
Dựa vào công thức trên, anh em có thể chia ra 2 trường hợp khi thời gian tới khi đáo hạn đáo hạn n >0 và khi n = 0.
– Trường hợp 1: Khi n =0
Thay vào công thức tính giá trái phiếu ta có
Pn = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n
=> P0 = C/y * [1 – 1/(1 + y)^0] + FV/(1 + y)^0
P0 = C/y * [1 – 1/1] + FV/1 = C/y * 0 + FV = FV
Kết luận: Khi trái phiếu đáo hạn, giá trái phiếu sẽ bằng mệnh giá.
– Trường hợp 2: Khi thời gian tới khi đáo hạn n > 0. Do đó, các năm trước sẽ được có thời gian tới khi đáo hạn lớn hơn so với các năm sau.
So sánh n và n +1 ta sẽ có:
Pn = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n
Pn+1 = C/y * [1 – 1/(1 + y)^(n+1)] + FV/(1 + y)^(n+1)
Pn – Pn+1 = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n – C/y * [1 – 1/(1 + y)^(n+1)] + FV/(1 + y)^(n+1)
=C/y * [1/(1 + y)^(n+1) – 1/(1 +y)^n)] + FV * [1/(1 + y)^(n+1) – 1/(1 +y)^n)]
Thay C = FV * c vào công thức ta được:
Pn – Pn+1 = FV * [1/(1 + y)^(n+1) – 1/(1 +y)^n)] * (c/y – 1)
Có n+1 > n do đó 1/(1 + y)^(n+1) – 1/(1 +y)^n) < 0
Trường hợp c > y, giá trái phiếu cao hơn mệnh giá thì c/y >1 => Pn+1 > Pn. Nghĩa là giá trái phiếu sẽ giảm dần theo các năm và bằng mệnh giá khi n = 0. Hay chính là cho tới khi trái phiếu đáo hạn.
Trường hợp c < y, giá trái phiếu thấp hơn mệnh giá. Hay còn gọi là trái phiếu chiết khấu thì c/y < 1 => Pn+1 < Pn. Nghĩa là giá trái phiếu sẽ tăng dần theo các năm và bằng mệnh giá khi n = 0. Hay chính là cho tới khi trái phiếu đáo hạn.
Sự thay đổi về giá cả trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu được minh họa bằng đồ thị sau đây:
2.4 Trái phiếu dài hạn có rủi ro lãi suất lớn hơn so với trái phiếu ngắn hạn
Rủi ro lãi suất là rủi ro do sự biến động của lãi suất trên thị trường đối với trái phiếu. Cụ thể trong bài này là tới giá trái phiếu được tính toán theo công thức chung. Tuy nhiên, trên thực tế, rủi ro lãi suất còn ảnh hưởng trực tiếp tới giá trái phiếu mua bán trên thị trường. Do những yếu tố khác như thị hiếu, cung cầu hay những lo ngại tiếp theo sẽ xảy ra đối với lãi suất. Từ đó tác động trực tiếp lên giá mua, bán trái phiếu.
Có thể kể đến như là, khi thị trường giảm, theo lý thuyết, giá trái phiếu sẽ tăng. Nhưng do lãi suất giảm không đáng kể. Hoặc thị trường trái phiếu chưa đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mới. Cũng có thể khiến không có sự thay đổi về giá mua, bán trái phiếu trên thị trường.
Trong phạm vi bài viết về định giá trái phiếu, Cú sẽ lấy ví dụ về sự thay đổi giá trái phiếu. Đối với 2 loại trái phiếu ngắn hạn 5 năm và trái phiếu dài hạn 10 năm. Sẽ phản ứng thế nào khi lãi suất cụ thể tăng lên 1%.
Ví dụ 5: So sánh sự thay đổi về giá của hai trái phiếu đều có mệnh giá là 100,000 đồng. Lãi suất coupon là 10%. Trái phiếu A có kỳ hạn dài là 10 năm và trái phiếu B có kỳ hạn ngắn là 5 năm. Lãi suất chiết khấu dùng để định giá thay đổi từ 8%/năm lên 9%.
Khoản lãi nhận định kỳ C = FV * c = 100,000 * 10% = 10,000
– Trường hợp 1: Lãi suất chiết khấu 8, ta có:
Giá trái phiếu A PA1 = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n
=> PA1 = 10,000/8% * [1 – 1/(1 + 8%)^10] + FV/(1 + 8%)^10 = 113,420 đồng.
Giá trái phiếu B PB1 = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n
=> PB1 = 10,000/8% * [1 – 1/(1 + 8%)^5] + FV/(1 + 8%)^5 = 107,985 đồng.
– Trường hợp 2: Lãi suất chiết khấu 9%, ta có:
Giá trái phiếu A PA2 = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n
=> PA2 = 10,000/9% * [1 – 1/(1 +9%)^10] + FV/(1 + 9%)^10 = 106,418 đồng.
Giá trái phiếu B PB2 = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n
=> PB2 = 10,000/8% * [1 – 1/(1 + 9%)^5] + FV/(1 + 9%)^5 = 103,890 đồng.
So sánh sự thay đổi giá của 2 trái phiếu khi lãi suất thay đổi 1%, ta có:
PA1 – PA2 = 113,420 – 406,418 = 7,002 đồng.
% thay đổi A= 7,002/113,420 = 6.2%
PB1 – PB2 = 107,985 – 103,890 = 4,095 đồng.
% thay đổi B= 4,095/107,985 = 3.8%
Từ đó, ta có thể thấy trái phiếu A với kỳ hạn dài hơn có sự thay đổi về giá lớn hơn so với trái phiếu B có kỳ hạn ngắn hơn. Khi lãi suất chiết khấu thay đổi 1%. Theo cách đó, nếu lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên, nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn. Vì khi lãi suất thị trường tăng dẫn đến lãi suất chiết khấu cũng tăng theo. Kéo theo giá trái phiếu giảm. Do trái phiếu ngắn hạn có sự thay đổi giá ít hơn so với trái phiếu dài hạn. Từ đó, giá trái phiếu ngắn hạn trong tương lai cũng sẽ giảm ít hơn so với giá trái phiếu dài hạn trong tương lai. Với kỳ vọng lãi suất thị trường tiếp tục tăng.
Ngược lại, khi lãi suất thị trường có xu hướng giảm, trái phiếu dài hạn sẽ thu hút nhà đầu tư hơn so với trái phiếu ngắn hạn. Vì khi lãi suất thị trường giảm, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư cũng giảm. Dẫn đến giá trái phiếu sẽ tăng. Trái phiếu dài hạn có sự thay đổi về giá nhiều hơn so với trái phiếu ngắn hạn. Do đó với kỳ vọng lãi suất thị trường tiếp tục giảm. Giá trái phiếu dài hạn trong tương lai sẽ tăng nhanh hơn so với giá trái phiếu ngắn hạn trong tương lai.
2.4 Mối quan hệ giữa sự thay đổi giá trái phiếu và phương thức trả gốc, lãi
Sự thay đổi về giá trái phiếu hay còn gọi là sự nhạy cảm của giá trái phiếu. Không chỉ phụ thuộc vào độ dài của thời gian đến khi đáo hạn. Mà còn phụ thuộc cả vào phương thức trả lãi và gốc.
Sự khác biệt về phương thức trả gốc và lãi ảnh hưởng tới giá trái phiếu. Thông qua việc tác động tới dòng tiền dự tính của trái phiếu. Cũng có thể hiểu giá trị thời gian của tiền tệ khiến cho các dòng tiền giống nhau ở các thời điểm khác nhau trong tương lai sẽ có giá trị khác nhau. Lãi suất chiết khấu khiến cho giá trị của dòng tiền càng lớn khi mà thời điểm nhận thu nhập càng gần so với hiện tại.
Từ công thức định giá chung của trái phiếu, anh em có thể thấy. Những dòng tiền ở thời điểm càng xa so với hiện tại, thì mẫu số càng lớn. Do đó, khiến cho tác động của lãi suất tới giá trái phiếu càng lớn.
Hiện tượng này được Macaulay phát hiện ra vào năm 1938. Ông đã đưa ra khái niệm về Duration nhằm đo lường phản ứng của giá cả của trái phiếu với sự thay đổi của lãi suất. Khái niệm này tương đương với khái niệm độ co giãn của giá trái phiếu theo lãi suất. Duration càng lớn, giá trái phiếu càng thay đổi nhiều cùng với sự thay đổi của lãi suất.
Công thức tính Duration:
D = – Tổng [t * Ct/(1 + y)^t]/P0
Trong đó:
t: năm mà dòng tiền xuất hiện
n: số năm cho tới khi đáo hạn
Ct: luồng tiền nhận được năm t
y: tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư
P0: giá trị hiện tại của trái phiếu
Duration là thước đo quan trọng được các nhà quản trị danh mục trái phiếu chuyên nghiệp sử dụng. Nhằm đánh giá rủi ro lãi suất của trái phiếu. Duration càng ngắn, thời gian trung bình để nhận được dòng tiền trái phiếu càng được rút ngắn. Do đó giảm thiểu rủi ro cho người nắm giữ. Ngược lại, Duration càng cao, giá trái biến động đổi càng nhiều khi có sự thay đổi về lợi suất. Dẫn tới rủi rủi ro khi nắm giữ cho nhà đầu tư.
Một đặc điểm nữa, Duration của trái phiếu có chứa dấu âm thể hiện sự ngược chiều so với giá trái phiếu. Khi lãi suất giảm, để tận dụng triệt để sự tăng giá của lãi suất. Nhà đầu tư sẽ chọn các trái phiếu có Duration lớn. Và ngược lại, khi lãi suất tăng, nhà đầu tư sẽ chọn những trái phiếu có Duration nhỏ để tránh sự bất lợi về giá.
Rõ ràng, các trái phiếu có lãi suất cố định chịu ảnh hưởng lớn nhất từ rủi ro lãi suất do các khoản trái tức (coupon) được nhận là cố định trong toàn bộ thời gian nắm giữ. Do đó, khi các trái phiếu giống nhau về các đặc điểm như mệnh giá, lãi suất coupon, kỳ hạn. Nhưng khác nhau về thời gian trả lãi cũng sẽ khiến cho Duration của 2 trái phiếu khác nhau. Do đó, anh em cần ước lượng thật chính xác để lựa chọn trái phiếu phù hợp với tình hình chung của thị trường. Để có thể tối ưu hóa lợi nhuận nhé.
Ví dụ 6: Tính Duration của 2 trái phiếu. Trái phiếu A có mệnh giá 100,000 đồng. Lãi suất coupon là 10%. Kỳ hạn 5 năm. Trả lãi 1 năm 1 lần. Trái phiếu B có mệnh giá 100,000 đồng. Lãi suất coupon là 10%. Kỳ hạn 5 năm. Trả lãi 2 năm 1 lần.
Lãi suất chiết khấu là 8%
– Duration của trái phiếu A
Giá trái phiếu tại thời điểm 0 là
P0A = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n
P0A = 10,000/8% * [1 – 1/(1 + 8%)^5] + 100,000/(1 +8%)^5 = 107,985 đồng.
Duration A = – Tổng [t * Ct/(1 + y)^t]/P0
Duration A = – [ 1*10,000/(1+8%) + 10,000*2/(1+8%)^2 + 10,000*3/(1+8%)^3 + 10,000*4/(1+8%)^4 + 10,000*5/(1+8%)^5]/107,985
Duration A = -113,651/107,985 = -1.05
– Duration của trái phiếu B
Giá trái phiếu tại thời điểm 0 là
P0B = C/y * [1 – 1/(1 + y)^n] + FV/(1 + y)^n
P0B = 5,000/8% * [1 – 1/(1 + 4%)^10] + 100,000/(1 +4%)^10 = 108,111 đồng.
Duration B = – Tổng [t * Ct/(1 + y)^t]/P0
Duration B = – [ 1*5,000/(1+4%) + 5,000*2/(1+4%)^2 + 5,000*3/(1+4%)^3 + 5,000*4/(1+4%)^4 + … + 5,000*5/(1+4%)^10]/108,111
=>Duration B = -209,961/108,111 = -2
Kết luận:
– Khi lãi suất giảm, để tận dụng triệt để sự tăng giá của lãi suất. Anh em nên chọn trái phiếu có Duration lớn hơn, trong trường hợp này là trái phiếu B.
– Và ngược lại, khi lãi suất tăng, anh em nên chọn những trái phiếu có Duration nhỏ tức là trái phiếu A. Để tránh sự bất lợi về giá.
Ví dụ 7: Một ví dụ cũng là một cú shock khiến cả thế giới lo sợ về sự phá sản của các ngân hàng. Đó chính là sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ Silicon Valley Bank SBV. Liên quan trực tiếp tới việc đầu tư trái phiếu chính phủ Mỹ của ngân hàng. Hơn một nửa trong tổng tài sản hơn 200 tỷ đô la Mỹ của SVB được đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định.
Tuy nhiên, trong năm qua, lãi suất đã tăng vọt khiến các loại trái phiếu mà nhiều ngân hàng ở Mỹ mua bằng tiền gửi giá rẻ từ khách hàng giảm giá trị. Tạo ra khoản lỗ trên giấy tờ lên tới 600 tỉ đô la. Trong trường hợp khách hàng ồ ạt rút tiền, SVB buộc phải thanh lý khoản đầu tư này. Khoản lỗ dự kiến sẽ trở thành hiện thực. Có thể nói, chính vì đu đỉnh trái phiếu chính phủ mà sụp đổ cả một đế chế hơn 200 tỷ đô.
Liên hệ năm 2021, khi lãi suất Việt Nam giảm, tổng khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đạt 668,009 tỷ đồng. Tuy nhiên, bước sang năm 2022-2023 lãi suất tăng trở lại, có những ngân hàng có mức lãi suất hơn 10%. CPI tăng 3,15% so với năm 2021. Trái phiếu trở nên kém hấp dẫn, do đó, khối lượng trái phiếu phát hành cũng giảm. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng trong năm 2022 với tổng giá trị phát hành giảm 64%, chỉ đạt 269.733 tỷ đồng.
3.5 Mối quan hệ giữa lạm phát và giá trái phiếu doanh nghiệp
Đầu tiên, Cú sẽ nói qua về khái niệm lạm phát là gì để anh em dễ hình dung. Lạm phát thường xảy ra khi mức cầu vượt quá mức cung. Điều này có nghĩa là số lượng dịch vụ hay hàng hóa đang có sẵn không đủ để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng. Do đó, giá cả của mọi thứ đều tăng lên. Hay còn nói cách khác, lạm phát làm giảm giá trị của đồng tiền. Trong một thị trường lạm phát, mọi thứ đều sẽ đắt hơn.
Đôi khi, nguyên nhân của lạm phát bắt nguồn từ việc chính phủ đi vay quá nhiều. Khi đối mặt với nền kinh tế yếu kém và doanh thu của chính phủ sụt giảm. Điều này không thường xuyên xảy ra, nhưng cũng không hiếm.
Vậy lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới giá trái phiếu? Anh em hãy phân tích cùng Cú nhé!
Lạm phát và lãi suất thị trường có mối quan hệ mật thiết và cùng chiều với nhau. Mức lãi suất danh nghĩa sẽ bằng tổng kỳ vọng lạm phát và lãi suất thực. Khi lạm phát gia tăng, để đảm bảo mức lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa sẽ phải tăng theo. Chính vì vậy, tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư cũng tăng theo. Do đó, lạm phát tuy không xuất hiện trên công thức tính giá TP. Nhưng cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến giá TP.
Mặc dù lạm phát dự kiến tăng. Nhưng các chứng khoán có lãi suất cố định như trái phiếu vẫn chỉ được thanh toán theo lãi suất cố định biết trước. Do đó, trái phiếu sẽ kém hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng loại trừ yếu tố lạm phát. Giá TP sẽ giảm do người ta dự đoán lạm phát tăng.
Cả hai yếu tố trên sẽ khiến giá TP giảm khi lạm phát được dự kiến tăng lên trong tương lai. Do đó, khi có thông tin dự báo lạm phát sẽ có xu hướng tăng, anh em nên bán ngay trái phiếu mình đang nắm giữ. Và ngược lại, khi lạm phát giảm, trái phiếu sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Anh em có thể tham khảo để mua vào.
Nhìn ở khía cạnh khác, nếu giá trái phiếu giảm do người ta dự đoán lạm phát tăng. Thì việc tăng lãi suất có thể được coi là dấu hiệu của việc Chính phủ quyết định đẩy lùi lạm phát. Ảnh hưởng tích cực của việc tăng lãi suất được đền bù bởi tác động tích cực của triển vọng lạm phát được cải thiện.
2.6 Những nhân tố khác ảnh hưởng tới giá trái phiếu
2.6.1 Khả năng tài chính của tổ chức phát hành
Trái phiếu được xếp vào là một khoản vay của người mua trái phiếu đối với tổ chức phát hành. Do đó, khả năng thanh toán lãi và vốn gốc của người cung cấp trái phiếu là một trong những mối quan tâm đầu tiên của nhà đầu tư. Từ đó, sự uy tín, khả năng tài chính của tổ chức phát hành sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới giá TP.
Một tổ chức có tên tuổi, uy tín và đã phát hành thành công trái phiếu trên thị trường. Thường sẽ huy động được trái phiếu với lãi suất coupon thấp hơn. So với trái phiếu của một nhà phát hành mới và không có tên tuổi. Từ đó, giá của 2 trái phiếu này tuy cùng kỳ hạn, cùng mệnh giá sẽ khác nhau.
Nếu có những biến động bất lợi về khả năng tài chính của chủ thể phát hành. Thì lập tức giá TP đó sẽ tụt giảm trên thị trường chứng khoán. Mặc dù lãi suất trái phiếu có vẻ hứa hẹn nhưng độ rủi ro hàm chứa lại cao hơn.
2.6.2 Yếu tố cung cầu thị trường
Cung và cầu có ảnh hưởng đáng kể đến giá của tất cả các loại chứng khoán, bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp. Khi nhiều nhà đầu tư yêu thích một trái phiếu nhất định. Thì giá của trái phiếu đó sẽ được đẩy lên cao hơn so với giá của các trái phiếu khác có đặc điểm tương tự. Ngược lại, khi ít dần nhà đầu tư muốn mua một trái phiếu nào đó. Thì giá TP sẽ giảm để trở nên hấp dẫn hơn.
Thêm vào đó, nếu thị trường trái phiếu sôi động thì giá mua bán trái phiếu cũng trở nên linh hoạt hơn. Do sự ảnh hưởng của cung và cầu.
2.6.3 Yếu tố kỹ thuật
Giá trái phiếu chịu ảnh hưởng của các tập quán thị trường nhất định. Đối với thị trường thông tin bất đối xứng. Anh em có thể hiểu nôm na là thị trường mà nhà đầu tư không thể tiếp cận thông tin một cách giống nhau. Thì cũng giống như cổ phiếu, giá TP sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố kỹ thuật. Và nhà đầu tư sẽ có cơ hội kiếm lời khi sử dụng yếu tố kỹ thuật để phân tích thị trường.
Ngoài ra ảnh hưởng của các nhà đầu tư lớn mà chúng ta hay gọi là những cá mập. Cũng sẽ làm cho giá cả thị trường trái phiếu thay đổi. Các nhà đầu tư cá mập tạo ra một sự lũng đoạn. Bằng cách dựng ra một thế áp đảo để tăng giá. Và thu lợi nhuận từ các nhà đầu tư khác nhỏ lẻ không có khả năng phân tích và bảo vệ mình.
Để hiểu thêm về giá TP, anh em hay tham khảo thêm bài viết Bật mí cách phân biệt và định giá các loại trái phiếu doanh nghiệp nhé. Trong bài viết này đã bao gồm cách định giá cho các loại trái phiếu cơ bản. Do đó, anh em sẽ thấy dễ hiểu hơn khi cùng Cú phân tích những mối quan hệ với trái phiếu.
Kết luận
Trái phiếu đã và đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại. Phải kể đến là sự ổn định của dòng tiền và rủi ro thấp. Tuy nhiên, để có thể tối đa hóa được lợi nhuận của khoản đầu tư. Cũng như có thể bảo vệ mình trước những diễn biến tiêu cực của thị trường chung. Việc tìm hiểu về giá TP và những nhân tố ảnh hưởng tới giá TP là vô cùng cần thiết.
Vì chỉ khi hiểu được nguyên lý, hiểu được quy luật. Thì anh em mới có thể đưa ra được hành động hợp lý và kịp thời. Đảm bảo cân bằng giữa lợi ích và rủi ro. Tiền kiếm được đã rất khó vì thế đầu tư để tiền đẻ thêm tiền lại càng cần phải thận trọng. Do đó, qua bài viết lần này. Cú muốn gửi tới anh em những kiến thức đúc rút từ kinh nghiệm thực tế chinh chiến trên thị trường trái phiếu hiện nay. Để không chỉ đầu tư một cách phong trào. Anh em sẽ làm chủ được lòng tham của mình, lựa chọn được trái phiếu phù hợp, hạn chế rủi ro.
Qua bài đọc này, Cú tin rằng anh em đã có thể đọc hiểu được những khái niệm cơ bản khi có ý định muốn mua trái phiếu. Những ví dụ minh họa, cũng như những điểm cần lưu ý đầu tư trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp. Cũng được Cú trình bày rất rõ ràng, dễ hiểu và chi tiết. Anh em hãy áp dụng những kiến thức này để hiểu về thị trường trái phiếu cũng như bản thân trái phiếu. Trước khi đưa ra quyết định đầu tư nữa nhé!
Hy vọng rằng từ những kiến thức trên, anh em có thể xâu chuỗi với những với những kiến thức thực tế khác. Để đưa ra những đánh giá khách quan, nhiều chiều trái phiếu doanh nghiệp mình đang quan tâm. Áp dụng nó vào trong việc lựa chọn cổ phiếu. Để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn cách chọn mua trái phiếu an toàn – hiệu quả nhất
>>Bật mí tips phân tích doanh nghiệp khi đầu tư trái phiếu
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Để biết được ban lãnh đạo doanh nghiệp mình đang quan tâm có thực sự uy tín không? Anh em cần đào sâu, tìm hiểu tin tức về họ, về những thành tựu họ đạt được. Hay tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh họ đặt ra cũng như hành động thực tế qua các năm. Và cần nhìn vào kết quả kinh doanh cũng như những lời hứa của họ trong quá khứ.
Ngoài ra, anh em cũng có thể tham khảo thêm các nguồn dữ liệu khác về họ. Thông qua sự đánh giá của nhân sự có chuyên môn về ban lãnh đạo. Hay những người tiếp xúc trực tiếp với họ hàng ngày.
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969