Cổ phiếu thế giới di động (MWG) – Lửa thử vàng, gian nan thử lực
Chào anh em! Hôm nay Cú và anh em sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm một trong những gương mặt vào trong làng Bluechips. Anh chàng này có thể nói là vô cùng nổi tiếng trong cộng động anh em chứng sĩ. Nổi tiếng đến mức mà nếu các là chứng sĩ thì chắc chắn phải biết, thậm chí các không phải là chứng sĩ cũng biết. Và hầu hết người dân Việt Nam đều biết đến với độ phủ sóng của nó. Thế giới di động – Doanh nghiệp được mệnh danh là Ông hoàng bán lẻ đến từ Việt Nam.
Nguồn: thegioididong.com
Cú và anh em sẽ cùng tìm hiểu cổ phiếu MWG cũng như hiểu sâu hơn về ngành bán lẻ. Từ đó sẽ cùng tìm kiếm câu trả lời quan trọng như:
- Thế Giới Di Động bao giờ sẽ quay trở lại được quỹ đạo tăng trưởng của mình?
- Triển vọng của Thế giới di động nói riêng và ngành bán lẻ nói chung.
- Cơ hội đầu tư vào Thế giới di động?
Nhưng trước khi đi vào bài viết. Cú phải nhấn mạnh thêm một câu: ‘Bài viết này không mang tính chất phím hàng.’
Chống chỉ định các anh em đọc rồi đầu tư vào cổ phiếu MWG một cách không có kế hoạch. Không hiểu bản chất mình đầu tư vì lý do gì.
Mục đích của Cú khi làm bài phân tích MWG hay các cổ phiếu khác không phải là phím hàng. Mà giúp cho anh em có cái ‘Hiểu’, cái nhìn đúng về các doanh nghiệp. Từ đó đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.
Và anh em cũng nên hiểu trong quá trình viết bài Cú luôn cố gắng đưa ra những cái nhìn khách quan nhất. Nhưng cũng không thể tránh khỏi sự thiếu sót hay những quan điểm chủ quan của Cú bị lẫn vào. Cú rất mong anh em sau khi đọc bài viết có thể đóng góp và bổ sung thêm cho cú nhé.
Thôi không dài dòng nữa chúng ta cùng bắt đầu thôi!
MỞ ĐẦU
“Điều tốt nhất với chúng tôi là khi một công ty tuyệt vời vướng phải rắc rối tạm thời … Chúng tôi muốn mua những công ty như thế này khi chúng ở trên bàn mổ.”- Warren Buffett
Là một câu nói được trích từ tập: ‘Những câu nói hay về đầu tư của Warren Buffett’. Một trong những nhà đầu tư thành công nhất trong thị trường chứng khoán. Người đàn ông này chắc cũng chẳng còn xa lạ với bất kỳ anh em chứng sĩ nào. Hôm nay Cú sẽ mượn câu nói này để mở đầu cho bài viết của chúng ta.
Chúng ta sẽ cùng xem: ‘Thế Giới Di Động có phải là một công ty tuyệt vời đang gặp rắc rối tuyệt vời không?’
Không dài dòng nữa, chúng ta cùng bắt đầu thôi.
Nguồn: https://vneconomy.vn/
Phần I: Câu chuyện thú vị của thế giới di động – cổ phiếu MWG
1.1. Câu chuyện khởi nghiệp của một trong những doanh nhân thành công nhất Việt Nam
Thường thì Cú sẽ bắt đầu chia sẻ với anh em bằng cách giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp trước. Nhưng khi nói về Thế Giới Di Động, Cú lại muốn chia sẻ với anh em về lãnh đạo của tập đoàn này anh Nguyễn Đức Tài. Cũng như câu chuyện khởi nghiệp vô cùng thú vị về anh chàng doanh nhân này.
Ý tưởng xây dựng Thế giới di động của anh Tài có thể nói là vô cùng thú vị. Theo VNeconomy chia sẻ trong một bài báo:
Đó là một buổi sáng tháng Giêng oi bức. Anh Nguyễn Đức Tài phải giải quyết một nhiệm vụ đầy khó khăn giữa trung tâm thương mại của Việt Nam, Tp.HCM.
Với khoản tiền thưởng cuối năm khá khẩm, anh muốn mua tặng vợ một chiếc di động mới, một món quà nhân dịp tết âm lịch sắp tới.
Ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 1.100 USD, một chiếc điện thoại ngon lành là một khoản đầu tư không hề nhỏ. Anh Tài muốn đưa ra quyết định chính xác nhất cho khoản đầu tư 5 triệu đồng của mình (250 USD).
“Lúc đó, quả thực tôi rất bối rối. Tôi đã tới hai cửa hàng điện thoại, nhưng không đâu có thể chỉ cho tôi, loại điện thoại nào tôi có thể mua được với số tiền này. Họ đưa cho tôi xem một, hai chiếc điện thoại. Nhưng chừng đó không đủ. Nếu họ có thể giới thiệu cho tôi 10 mẫu di động cũng trong tầm giá đó, thì tôi đã có thể quyết định”.
Người đàn ông 35 tuổi này ngay lập tức nhìn ra cơ hội. “Tôi tự nhủ, có điều gì đó bất thường ở đây. Tôi có tiền. Tôi sẵn sàng chi trả. Nhưng tôi không thể tìm được thứ tôi muốn. Có điều gì đó không đúng ở đây, và nếu tôi có thể khắc phục được điều đó, khách hàng sẽ ủng hộ tôi”.
– Trích báo Vneconomy số ra ngày 17/05/2011 –
Và chuỗi cửa hàng chú ý đến chất lượng dịch vụ và trải nghiệm người dùng… Thế Giới di Động ra đời.
Dĩ nhiên để biến ý tưởng ban đầu đó trở thành sự thật. Anh Tài đã liên tục tiên phong và cải tiến mô hình kinh doanh của mình. Có thể nói MWG là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi có thể cạnh tranh sòng phẳng đối với các đơn vị bán lẻ nước ngoài. Thậm chí còn mở rộng ra được thị trường quốc tế.
Như vậy hôm sau anh em cũng có thể học theo anh Tài đi mua quà tặng vợ nhé. Biết đâu lại phát hiện ra một ý tưởng kinh doanh thiên tài.
Trong cuộc họp với NĐT tổng kết năm 2022 và định hường 2023. Anh Tài có một chia sẻ khá hay liên quan đến câu hỏi: Tiêu chí chọn giám đốc của Bách hóa xanh. Một vài chia sẻ khá ngắn gọn là: ‘Chỉ cần người đó chứng minh được thành tích trong quá trình làm việc. Luôn làm việc một cách sáng tạo và hiệu quả là được.’
Theo Cú đây cũng là phong cách điều hành của anh Tài với Thế giới di động. Sáng tạo và hiệu quả. Anh em cần phải biết thêm. Trước khi mở cửa hàng đầu tiên trong hệ thống Thế Giới Di Động, anh đã xây dựng một trang web, cung cấp chi tiết giá tiền và thông số kỹ thuật của những mẫu di động. Đây là mô hình kinh doanh đầu tiên loại này ở Việt Nam và nó đã trở thành một cú hích đối với khách hàng. Và cũng có thể nói MWG là một trong những đơn vị tiên phong và là tượng đài ở Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử.
1.2. Thế giới di động và quá trình phát triển của mình
Như Cú đã đề cập ở phần trên hành trình của Thế Giới Di Động bắt nguồn từ một ý tưởng đơn giản. “Mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng, từ đó kiếm lời tự sự hài lòng của họ”.
MWG được thành lập vào tháng 03/2004 với cái tên ban đầu là: Công ty TNHH Thế Giới Di Động (Mobile World Co. Ltd) bởi 5 thành viên đồng sáng lập là Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử.
Trước khi mở cửa hàng đầu tiên trong hệ thống Thế Giới Di Động, MWG xây dựng trang web: thegioididong.com. Đây cùng là hình ảnh gắn liền với thương hiệu của MWG sau này.
Việc sử dụng trang Web với mục đích giúp khách hàng có thể tra cứu các thông tin quan trọng về sản phẩm. Tư vấn từ xa cũng như giải đáp những thắc mắc và phản hồi của khách hàng trực tuyến. Đã mang về cho Thế Giới Di Động ưu thế rất lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Về độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu. Mà sau này anh Tài luôn tự hào gọi đây là ‘Vũ khí bí mật của mình’.
Nguồn: thegioididong.com
Anh em nên biết vào thời điểm hiện tại thương mại điện từ là một điều gì đó vô cùng hiển nhiên. Nhà nhà, người người đều đổ xô kinh doanh online. Nhưng tại thời điểm 2004 thương mại điện tử đối với thị trường bán lẻ Việt Nam là vô cùng lạ lẫm.
Có thể nói MWG đã tiên phong trong một lĩnh vực vô cùng mới mẻ tại thị trường bán lẻ. Nhưng như Cú đã nói từ đầu: ‘Sáng tạo và hiệu quả’. Hai thứ này luôn đi đôi với nhau trong hoạt động quản trị của bản lãnh đạo MWG.
Bằng trải nghiệm về thị trường điện thoại di động từ đầu những năm 1990. Cùng với việc nghiên cứu kỹ tập quán mua hàng của khách hàng Việt Nam. Những người sáng MWG đã xây dựng một phương thức kinh doanh chưa từng có ở Việt Nam trước đây. Công ty đã xây dựng được một phong cách tư vấn bán hàng đặc biệt nhờ vào một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Trang web www.thegioididong.com hỗ trợ như là một cẩm nang về điện thoại di động. Và là một kênh thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay, số lượng điện thoại bán ra trung bình tại thegioididong.com khoảng 300.000 máy/tháng. Chiếm khoảng 15% thị phần điện thoại chính hãng cả nước. Trung bình một tháng bán ra hơn 10.000 laptop. Trở thành Nhà bán lẻ bán ra số lượng laptop lớn nhất cả nước.Việc bán hàng qua mạng và giao hàng tận nhà trên phạm vi toàn quốc. Đã được triển khai từ đầu năm 2007.
Nếu chỉ xét riêng mảng kinh doanh online. Trong năm 2022 Thế Giới Di Động đã đạt cột mốc đáng kể là 18,900 tỷ đồng tăng trưởng 34% so với cùng kỳ.
Nhưng nếu chỉ nhắc đến mảng Online thì thật là thiếu sót lớn khi phân tích cổ phiếu MWG. Khởi đầu chỉ với 3 cửa hàng nhỏ tại đường Hoàng Văn Thụ, Lê Lai, CMT8 (Tp.HCM).Tháng 10/2004, ban giám đốc công ty quyết định khai trương siêu thị đầu tiên tại 89A, Nguyễn Đình Chiểu, Tp.HCM với tên gọi ban đầu là www.thegioididong.com.
Trong hệ sinh thái của MWG, ngoài các công ty con chuyên vận hành chuỗi bán lẻ (thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh, nhà thuốc An Khang…) còn có các công ty chuyên cung cấp dịch vụ có liên quan như dịch vụ hậu mãi – bảo trì – lắp đặt, dịch vụ giao hàng chặng cuối, dịch vụ quản lý kho vận logistics, mảng phân phối sản phẩm nông nghiệp an toàn 4K Farm… Công ty cũng mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài với liên doanh bán lẻ điện máy tại Indonesia.
Với chiến lược omni-channel, Công ty vận hành mạng lưới hàng ngàn cửa hàng trên toàn quốc. Theo báo cáo tại buổi trao đổi với cổ đông của MWG vào tháng 2/2023. Thì toàn hệ thống tại Việt Nam có:
- 2,284 cửa hàng Điện máy Xanh.
- 1090 cửa hàng thegioididong.com.
- 100 cửa hàng Topzone.
- 1728 của hàng Bách Hoá Xanh.
Nguồn: Báo cáo họp NĐT Thế Giới Di Động
Ở đây Cú muốn nói rõ hơn cho anh em về mô hình Omni Channel của Thế Giới Di Động.
Nói dễ hiểu, omnichannel là tiếp thị đa kênh, thực hiện chiến dịch marketing rộng khắp các phương tiện thông tin, các kênh bán hàng. Omnichannel là chiến lược giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng luôn nhất quán, liền mạch. Dù là mua tại cửa hàng, trên mạng xã hội, website, ứng dụng, hay trên các sàn Thương mại điện tử…
Nguồn: sapo.vn
Với xu thế hiện đại hóa, lượng người online ngày càng nhiều. Omnichannel đang ngày càng trở thành phương thức phổ biến mà các nhà bán lẻ áp dụng trong việc kinh doanh của mình. Bởi độ phủ sóng của nó cực rộng, chi phí thấp nhưng hiệu quả vô cùng lớn.
1.3. Những thành tích đáng ngưỡng mộ của Thế giới di động
MWG vinh dự khi liên tiếp lọt vào bảng xếp hạng TOP 50 công ty niêm yết tốt nhất Châu Á của tạp chí uy tín Forbes. Cũng như đại diện Việt Nam duy nhất trong Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương. Do Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia) và Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor bình chọn.
Nguồn: Lễ vinh danh của Hose cho ‘Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020”.
Qua 6 năm lên sàn, cả 6 lần công ty đều được vinh danh trong bảng xếp hạng uy tín của Forbes.
MWG nhiều năm liền có tên trong các bảng xếp hạng danh giá. Như TOP 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương (Retail Asia). Dẫn đầu TOP 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (Nhịp Cầu Đầu Tư)… Sự phát triển của MWG cũng là một điển hình tốt được nghiên cứu tại các trường Đại học hàng đầu. Như Harvard, UC Berkeley, trường kinh doanh Tuck (Mỹ).
Không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Được nhìn nhận bởi nhà đầu tư và các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp. MWG còn được người lao động tin yêu. Khi lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong TOP 50 Doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam. Và là doanh nghiệp xuất sắc nhất tại giải thưởng Vietnam HR Awards – “Chiến lược nhân sự hiệu quả”.
Ngoài ra các thành tích đáng nể liên quan đến phát triển của chuỗi và tăng trưởng doanh thu. Cú sẽ để dành để nói rõ hơn với anh em trong phần sau nhé. Cực kỳ đáng nể luôn đấy.
Phần II. Phân tích cổ phiếu thế giới di động MWG
Ở phần này Cú sẽ cố gắng chia sẻ cho anh em một cách toàn diện nhất. Nhưng lại vô cùng dễ hiểu cho anh em nhé. Mục tiêu của Cú là mang đến cho anh em cái nhìn, cái lối tư duy như một chuyên gia. Nhưng lại bằng những ngôn từ dân giã và dễ hiểu nhất. Sao cho anh em F0 đọc là có thể hiểu được và đưa ra được quyết định đầu tư của mình.
2.1. Bức tranh ngành bán lẻ Việt Nam
Khi phân tích ngành bán lẻ của Việt Nam. Cú thường có liên tưởng đến một hình ảnh khá thú vị. Đó là một miếng bánh thơm ngon đang được rất nhiều ông lớn ngoại dòm ngó đến. Và cuộc chiến thú vị này đến từ việc các doanh nghiệp nội cũng muốn đứng lên tranh giành phần ngon trong miếng bánh bày. Nó khá giống với hình ảnh: “Các nước đế quốc xâu xé cánh bánh Trung Hoa” Trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Dĩ nhiên nếu lấy cuộc chiến giành giật thị phần bán lẻ nước ta. Mà so sánh ngang với những cuộc chiến tranh thực sự thì nó quá khập khiễng. Nhưng về tính chất ác liệt thì cũng không thì cũng thể coi thường.
Đầu tiên anh em phải hiểu. Vì sao các doanh nghiệp cả nội lẫn ngoại đều phải cạnh tranh gay gắt thế?
Như Cú đã nói ở trên. Thị trường bán lẻ Việt Nam đối với các đơn vị bán lẻ, là một miếng bánh thơm ngon. Với quy mô dân số lên đến 100 triệu dân. Cơ cấu dân số trẻ, chịu chi và thu nhập không ngừng tăng lên. Đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu. Thì Việt Nam chẳng khác gì cái bánh ngon trong các đơn vị bán lẻ trong và ngoài nước cả. Với quy mô theo Bộ Công Thương rơi vào 142 tỷ USD ở thời điểm hiện tại. Cũng như dự báo sẽ lên tới 350 tỷ USD vào năm 2025.
Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam
Cộng với yếu tố như thói quen tiêu dùng đang dần chuyển dịch theo hướng hiện đại. Anh em nên nhớ cách đây 10 năm việc bán hàng online gần như là khá xa lạ. Còn ở thời điểm hiện tại với độ phủ của smartfone. Thì đây lại là một thị trường vô cùng màu mỡ cho bất kể mô hinh bán lẻ đại chúng nào.
Quan trọng hơn cũng theo Bộ Công Thương. Tại Việt Nam mô hình bán lẻ truyền thống vẫn chiếm đến 75% thị phần. Việc các mô hình bán lẻ mới chỉ chiếm được 1/4 miếng bánh lớn này. Cho thấy được tiềm năng tăng trưởng là vô cùng lớn. Với dư địa vẫn còn quá nhiều để phát triển thị phần.
Tại sao Cú lại ví cuộc chiến trên thị trường bán lẻ với chiến tranh đế quốc thời nhà Thanh?
Đơn giản vì nếu nhìn ở góc độ các doanh nghiệp nội và ngoại. Chúng ta có thể thấy được sự khốc liệt của nó đến mức nào. Cũng như cuộc chiến giành giật miếng bánh nhà Thanh của các Đế quốc. Thì cuộc chiến giành giật thị phần bán lẻ cũng có một nét rất tương đồng đó là: “Dùng tiền đè chết đối thủ”. Các doanh nghiệp ngoại với nguồn vốn lớn, có tiềm lực tài chính hùng hầu. Liên tục vung tay những khoản đầu tư khổng lồ. Như mới đây Tập đoàn Central Retail (CRC) là tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Thái Lan. Công bố gói đầu tư khoảng 1,45 tỷ đô tham vọng dẫn đầu bán lẻ thực phẩm tại Việt Nam.
Khởi đầu là một nhà bán lẻ thời trang chỉ với một vài cửa hàng. Đến nay, Central Retail Việt Nam đã có hơn 340 cửa hàng. Với diện tích bán lẻ hơn 1.200.000 m2 trên 40 tỉnh thành của Việt Nam.
Công ty đã đạt được mức tăng trưởng nhảy vọt từ 8,7 triệu USD vào năm 2014 lên 1,12 tỷ USD vào năm 2021. Gần đây nhất vào năm 2022, Công ty đã thành công đạt được doanh số bán hàng đóng góp 25% tổng doanh thu của Central Retail. Trở thành nhà bán lẻ quốc tế lớn nhất tại Việt Nam, dẫn đầu thị phần mảng đại siêu thị.
Hay như Aeon ông lớn bán lẻ đến từ Nhật Bản cũng liên tục bạo chi đầu tư mở rộng. Ngoài ra chúng ta còn có thêm Lotte là một đại diện khá lớn đến từ Hàn Quốc.
Nếu thị trường bán lẻ theo mô hình siêu thị đã có nhiều dấu chân của khối ngoại. Thì thị trường thương mại điện tử cũng căng thẳng không kém.
Bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử (đa ngành hàng) phổ biến trên mạng xã hội năm 2022 – Nguồn: Reputa.
Thống kê của Reputa, cho biết dẫn đầu bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử năm 2022 là Shopee. Và nhấn mạnh Shopee đang ngày càng “vượt mặt” Lazada về độ nhận diện trên nền tảng số. Với Total Score bỏ xa Lazada đến 3 lần. “Theo báo cáo Metric về ngành thương mại điện tử năm 2022. Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam. Khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 91 nghìn tỷ. Lazada đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 26,5 nghìn tỷ”. Báo cáo của Reputa nhấn mạnh.
Đáng chú ý trong bảng xếp hạng này là Tiktok Shop. Tuy chỉ vừa ra mắt vào cuối tháng 4/2022. Tik Tok Shop đã vượt cả “anh lớn” Tiki, vươn lên top 3 bảng xếp hạng trong năm 2022. Nền tảng này hứa hẹn cũng sẽ là một đối thủ rất nặng ký trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Trên bản đồ thương mại điện tử, có vẻ như phần thắng đang nghiêng hoàn toàn về các đơn vị ngoại. Khi mà cuộc chiến trên thị trường này là cuộc chiến đốt tiền.
Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông báo đã tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của Công ty Tiki Global Pte. Ltd và Công ty cổ phần Tiki. Theo đó, Tiki Global dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng 90,5% cổ phần của sàn thương mại điện tử Việt sau khi phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chào bán riêng lẻ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Tiki Global sẽ giành được quyền kiểm soát, chi phối Tiki.
Trong khi đó, Công ty Tiki Global Pte. Ltd thành lập tháng 5/2021 theo pháp luật Singapore và chưa có bất cứ hoạt động kinh doanh nào trên thị trường Việt Nam. Chủ sở hữu duy nhất kiêm giám đốc của Tiki Global là bà Teo Shiot Lun Tessa mang quốc tịch Singapore.
Mảng Giao nhận Thực phẩm & Đồ uống cũng càng khẳng định thêm vị trí của khối ngoại trên bản đồ bán lẻ Việt Nam.
Nói như thế cũng không có nghĩa là các doanh nghiệp nội địa hoàn toàn không thể chen chân vào. Trên thực tế các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn chiếm được 70-80% số điểm bán lẻ trên cả nước. Với một số cái tên nổi tiếng như: Winmart, Bách Hóa Xanh, Coopmart,…
Trên tổng thể khối ngoại vẫn đang chiếm được ưu thế hơn. Khi mà họ nắm trong tay tiềm lực tài chính hùng mạnh. Cộng với đó là những ưu thế về mặt chuỗi giá trị, giúp họ có thể cạnh tranh được về giá. Phần này Cú sẽ phân tích kỹ hơn cho anh em khi chúng ta cùng phân tích chuyên sâu vào MWG.
Tổng kết phần bức tranh thị trường bán lẻ. Cú sẽ kết luận bằng câu: “Cuộc chiến giành thị phần cũng như một cuộc thi chạy bền chưa biết đích ở đâu. Nhưng có một điều chắc chắn đó là nếu bạn chạy chậm lại, hay dừng lại. Cũng có nghĩa là bạn sẽ bị bỏ lại”. Luôn phải mở rộng, luôn phải phát triển. Đó vừa là động lực cũng vừa là áp lực của các đơn vị trong ngành này.
Nguồn: Thời báo ngân hàng
2.2. Những mảnh ghép tạo nên ông hoàng bán lẻ nội địa – Thế giới di động
MWG hiện đang là nền tảng bán lẻ đa ngành nghề số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận.
Ở phần này Cú cùng anh em sẽ cùng tìm hiểu điều gì đã tạo nên vị thế này của MWG.
Chúng ta sẽ chưa vội đi thẳng vào phân tích các chuỗi cửa hàng của Thế Giới Di Động. Cú sẽ chia sẻ cho anh em chiến lược và cách tư duy của ban lãnh đạo tập đoàn trước. Điều này sẽ cực kỳ quan trọng trong việc quyết định cổ phiếu MWG có xứng đáng để đầu tư hay không.
2.2.1. Chiến lược omni-channel – Bí mật thành công của thế giới di động MWG
Omnichannel là tiếp thị đa kênh. Thực hiện chiến dịch marketing rộng khắp các phương tiện thông tin, các kênh bán hàng. Omnichannel là chiến lược giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng luôn nhất quán, liền mạch. Dù là mua tại cửa hàng, trên mạng xã hội, website, ứng dụng,… Hay trên các sàn Thương mại điện tử.
Ngay từ khi ban đầu. Thế Giới Di Động đã áp dụng chiến lược kinh doanh này. Trước khi có cửa hàng đầu tiên. Anh Tài cùng các nhà đồng sáng lập đã cho ra mắt trang web: Thegioididong.com. Nền tảng bán hàng trực tuyến và cung cấp các thông tin quan trọng cho khách hàng. Khách hàng có thể tìm hiểu trước thông tin về sản phẩm trên web. Lựa chọn sản phẩm mình yêu thích rồi mới đến cửa hàng. Quan trọng hơn khi khách hàng đến cửa hàng. Họ hoàn toàn có thể mua những sản phẩm đắt tiền hơn hoặc thêm các sản phẩm khác. Nếu như nhân viên tư vấn đủ xuất sắc.
Mặc dù nó đến sau digital marketing hay social marketing. Nhưng Omnichannel lại được đánh giá cao hơn so tập trung vào việc tăng độ phủ sóng thương hiệu.
Nguồn: OMNICHANNEL NEWS
Với xu thế hiện đại hóa, lượng người online ngày càng nhiều. Omnichannel đang ngày càng trở thành phương thức phổ biến. Mà các nhà bán lẻ áp dụng trong việc kinh doanh của mình. Bởi độ phủ sóng của nó cực rộng, chi phí thấp nhưng hiệu quả vô cùng lớn.
Đây cũng chính là thứ vũ khí bí mật mà anh Tài đã nhắc đến khi trả lời phỏng vấn của John Ruwitch và Jason Szep. Trong một báo cáo đặc biệt đầu năm 2011. Hai tác giả John Ruwitch và Jason Szep của hãng tin Reuters đã phân tích về sự trưởng thành của kinh tế tư nhân Việt Nam. 10 năm sau khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế này.
Mô hình kinh doanh của Thế Giới Di Động xoay quanh một vài trọng điểm như sau:
- Số lượng cửa hàng bao phủ
=> Với số lượng cửa hàng lớn như vậy. Ở thời điểm hiện tại không khó để bắt gặp một cửa hàng nào đó thuộc tập đoàn bán lẻ này trên hầu hết các tỉnh thành ở nước ta. Việc này mang lại cho MWG hai lợi thế cực lớn và quan trọng trong ngành Bán lẻ:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Tăng số lượng điểm bán và kênh phân phối.
Việc tăng độ nhận diện thương hiệu giúp cho khách hàng biết đến các sản phẩm của mình nhiều hơn. Cũng như khẳng định được vị thế của doanh nghiệp. Việc này ngầm khẳng định trong lòng khách hàng về chất lượng sản phẩm mà đơn vị cung cấp.
Việc có nhiều cửa hàng và hệ thống bán hàng đa kênh. Giúp MWG có thể tiếp cận khách hàng tốt hơn. Thời gian mua hàng và trải nghiệm mua hàng được rút ngắn hơn, tối ưu hơn. Ví dụ anh em có thể lên trang: thegioididong.com để tìm hiểu sản phẩm mà mình thích. Nhận tư vấn và mua hàng ngay trên web hoặc đặt hàng rồi đến lấy trực tiếp tại cửa hàng. Hoặc nếu bận anh em có thể yêu cầu giao trực tiếp đến địa chỉ của mình.
Điều này lại càng là lợi thế với mô hình Bán lẻ thực phẩm kiểu Bách Hoá Xanh. Chúng ta hoàn toàn có thể ngồi ở nhà hoặc cơ quan. Đi chợ online và thế là chúng ta có một bữa ăn tương tất. Mặc dù không phải mất công đi vào chợ hay siêu thị.
Nguồn: Bách hoá Xanh.
- Phát triển và hoàn thiện hệ thống tiếp thị và bán hàng đa kênh
Đây có thể nói là điểm mấu chốt trong chiến lược Omni Channel. Tối ưu hoá quy trình bán hàng và gia tăng chất lượng trải nghiệm khách hàng. Là châm ngôn của Thế Giới Di Động. Cũng là điểm trọng yếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những con số không biết nói dối đã chứng minh được MWG vẫn đang làm rất tốt chiến lược này.
Ngày 01/12/2022, Thế Giới Di Động (MWG) vừa được vinh danh trong “TOP 50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam”. Đây là lần thứ 9 liên tiếp công ty nhận được giải thưởng này kể từ khi niêm yết.
Thế Giới Di Động ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với:
– Tốc độ tăng trưởng doanh thu kép 5 năm (5-year CAGR): 12.4%.
– Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): 30.7%
– Lợi nhuận trên cổ phiếu (Stock Return): 142.8%.
Đây là con số rất ấn tượng nếu như nhìn sang cuộc chiến đốt tiền vẫn đang diễn ra trên thị trường Bán lẻ..
Top 50 Công ty niêm yết kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2022″. Là bảng xếp hạng uy tín do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư phối hợp cùng Công ty Chứng khoán Thiên Việt tổ chức thường niên. Với sự tham vấn từ nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực.
Hội đồng giám khảo theo dõi kết quả kinh doanh các công ty trong 3 năm liên tiếp. Dựa vào 3 chỉ số tăng trưởng: doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên cổ phiếu. Kết quả đo lường nhằm đánh giá khách quan năng lực quản trị của doanh nghiệp. Qua đó tìm kiếm và tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết hoạt động hiệu quả nhất.
- Quản trị vận hành tốt
Omni Channel có vẻ là chiến lược kinh doanh rất toàn diện. Khi có thể tiếp cận khách hàng trên đa nền tảng. Từ nền tảng số Online đến nền tảng thực Offline. Nhưng điểm yếu chí tử của mô hình này chính là năng lực quản lý vận hành. Cú sẽ lấy cho anh em một ví dụ.
Giả sử bộ phận vận hành online không nắm bắt được số sản phẩm trong kho của cửa hàng. Hay việc giá các loại hàng hoá có thể thay đổi liên tục. Khiến cho giá tại cửa hàng khác với giá trên trang web. Việc này cũng sẽ gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của khách hàng. Thứ mà Thế Giới Di Động đặt trọng tâm hướng đến.
Ngoài ra việc quản lý quá nhiều cửa hàng cùng một lúc cũng có rủi ro về quản trị chất lượng.
Mới gần đây vụ lùm xùm về nguồn gốc hàng hoá của Bách Hóa Xanh. Về nguồn gốc sản phẩm tại một số cửa hàng. Đã nêu lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro trong quản trị chất lượng. Vụ việc này cũng đã ảnh hưởng khá nhiều đến thương hiệu của Bách Hóa Xanh trên thị trường.
Nguồn: Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm lại: Omni Channel chính là vũ khí bí mật của Thế Giới Di Động. Khiến họ không hề thua kém các đơn vị ngoại trong cuộc chiến Bán lẻ. Vẫn còn một số trục trặc mặc dù khá nhỏ. Nhưng Cú tin ban lãnh đạo tập đoàn đang không ngừng cải tiến và sáng tạo để đưa tập đoàn ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
2.2.2. Các mảng kinh doanh của thế giới di động MWG
Phần này Cú và anh em sẽ cùng nhau đi vào phân tích chuyên sâu về hoạt động kinh doanh của MWG. Khi phân tích cổ phiếu MWG Cú chia sẻ cùng anh em 2 phần. Phân tích hoạt động và phân tích tài chính.
Nhiều anh em khi phân tích doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào phân tích tài chính. Tức là chỉ tập trung nhìn vào các con số trên báo cáo tài chính. Để từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Đặc biệt là các anh em F0. Với Cú đây là hành động không sai, nhưng chưa đủ. Và vì thiếu nên rất dễ dẫn đến việc anh em đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm.
Hiểu đơn giản là thế này: Nếu không xét đến tính chu kỳ trong kinh doanh. Thì môi trường kinh doanh cúng rất hay thay đổi. Nên nếu chỉ dựa vào phân tích tài chính. Hay những con số phản ánh hiệu quả tài chính thì anh em có thể bị ra quyết định chậm hơn so với thị trường. Ví dụ kinh điển nhất có lẽ là giai đoạn cổ phiếu HPG hay VHM hoặc rất nhiều doanh nghiệp khác báo lãi khủng. Nhưng giá cổ phiếu thì cứ rơi ầm ầm.
Vậy nên khi phân tích anh em cần cân bằng giữa phân tích tài chính và phân tích hoạt động. Và đôi khi phân tích hoạt động nó còn cho anh em nhiều ý tưởng đầu tư hay. Đơn giản vì công ty đó đang trong thời kỳ tích luỹ chẳng hạn. Mà thường những doanh nghiệp thế này báo cáo tài chính sẽ rất sâu.
Anh em yên tâm, Cú sẽ viết một cách dễ hiểu nhất cho mọi người.
Nếu xét theo Chuỗi. Thì hiện tại Thế giới động đang sở hữu các chuỗi sau:
- Bách Hoá Xanh chiếm 20.3% tỷ trọng cơ cấu doanh thu.
- thegioididong.com va TopZone chiếm 26.0% tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu.
- Điện máy Xanh chiếm 51.7% tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu.
- Các chuỗi khác như An Khang, AVAKIDs,… Chiếm khoảng 2% tỷ trọng cơ cấu doanh thu.
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của MWG 2022
Nếu xét doanh thu theo cơ cấu dòng sản phẩm:
- Điện thoại, phụ kiện và thiết bị di động chiếm 40%.
- Điện máy chiếm 32 %.
- Thực phẩm và FMCGs chiếm 20%.
- Các sản phẩm dịch vụ khác chiếm khoảng 8%.
Như vậy để có thể hiểu được tình hình kinh doanh của Thế Giới Di Động. Cú và anh em sẽ cùng nhau phân tích tình hình hoạt động của các chuỗi.
2.2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh của các chuỗi cửa hàng thế giới di động
2.2.3.1. thegioididong.com và Điện Máy Xanh
- Tình hình hoạt động của chuỗi cửa hàng thegioididong.com và Điện Máy Xanh
Tính đến thời điểm 2022, Chuỗi Điện Máy Xanh và thegioididong.com. Đang là hai chuỗi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu. Với trọng số lần lượt là 51.7% và 26%.
Doanh thu của 2 chuỗi này trong năm 2022 là 103,645 tỷ đồng. Tương đương gần 78% tổng doanh thu của MWG.
Theo ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn thì cả hai chuỗi này đều tăng trường 10% svck. Và động lực tăng trưởng chính đến từ các cửa hàng mới. Chủ yếu đến từ Supermini và Topzone.
Nguồn: thegioididong.com
Riêng quý IV/2022. Tăng trưởng Doanh thu của cả hai chuỗi này đều ghi nhận tăng trưởng âm. Mức giảm lần lượt -25% tại các cửa hàng mới và -31% tại các cửa hàng cũ.
Nguyên nhân đến từ việc sức cầu vào dịp cuối năm nay yếu hơn năm ngoái. Cũng như gián đoạn chuỗi cung ứng Iphone tại Trung Quốc vào tháng 10. Khiến cho doanh thu bán Iphone bị ảnh hưởng khá nhiều.
Ngoài ra quý IV/2021 cũng là quý ghi nhận doanh thu đạt đỉnh điểm. Do nhu cầu dồn nén sau dịch. Đặc biệt là các loại sản phẩm như điện thoại di động và laptop tăng trưởng khá rõ rệt. Khi mà nhu cầu học tập và làm việc online ở nhà gia tăng. Tạo ra áp lực là nên so sánh cao quý IV/2022.
Nguồn: Báo cáo KQKD Thế giới di động năm 2022
Trong bản báo cáo này của Thế Giới Di Động. Có thêm một vài điểm anh em cần lưu ý nữa.
- Thứ nhất biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đã giảm trong quý IV. Điều này có liên quan trực tiếp đến việc gia tăng số lượng cửa hàng. Song doanh thu lại không tăng trưởng đáng kể.
- Thứ 2: Đóng góp từ màng doanh thu Online đã tăng trưởng đáng kể. Lên khoảng 20% trong quý IV/2022. Theo Cú đây là tín hiệu khá tích cực nếu xét về xu hướng tiêu dùng hiện tại.
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Thế Giới Di Động.
Theo báo cáo của Thế Giới Di Động vào tính đến thời điểm cuối năm 2022. Toàn hệ thống có 2284 cửa hàng Điện Máy Xanh. 1090 cửa hàng thegioididong.com và 100 cửa hàng Topzone.
Với cơ cấu trong 2284 cửa hàng Điện máy Xanh. Có 45% là cửa hàng siêu nhỏ Supermini. 40% là mô hình nhỏ mini và 15% là mô hình lớn từ 800-1000 m2.
Trong đó như đã nói ở phần trên doanh thu của các cửa hàng Supermini và Topzone tăng trưởng khá tốt. Đến từ việc doanh thu của các sản phẩm Apple tăng trưởng 40%.
Tăng trưởng mảng kinh doanh online tiếp tục là điểm nhấn cho MWG. Khi doanh thu của nó đạt 18 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng 35% so với cùng kỳ. Đóng 17% tổng doanh thu. Thế Giới Di Động đang là đơn vị ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ nhất về thị phần online ở trên thị trường.
Năm 2022 doanh thu của 2 chuỗi này vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số. Vấn đề là sang năm 2023 bức tranh kinh tế của 2 chuỗi này như thế nào. Trong bối cảnh thị trường chung bị ảnh hưởng khá nhiều từ chính sách tiền tệ.
Triển vọng và những vấn đề của 2 chuỗi này trong 2023
Đầu tiên, cá nhân Cú đánh giá 2023 sẽ là một năm khó khăn cho MWG. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhận định này của Cú. Phần này Cú và anh em sẽ cùng nhau đi từ Vĩ Mô đến Vi Mô nhé.
Về vĩ mô:
- Hậu quả của chính sách tiền tệ thắt chặt
Chính sách tiền tệ ở thời điểm hiện tại vẫn đang gắn liền với cuộc chiến chống Lạm phát. Môi trường lãi suất cao kéo dài từ giai đoạn 2022 cho đến tận thời điểm QI/2023. Và theo cá nhân Cú việc xác định khi này quá trình này kết thúc vẫn là điều khá khó nói. Có thể là giai đoạn giữa năm hoặc xa hơn. Nhưng vấn đề là kể cả việc thắt chặt có kết thúc đi chăng nữa. Thì “Hậu thắt chặt” vẫn sẽ tạo một bức tranh khá tối cho nền kinh tế. Nó sẽ đánh thẳng vào GDP và thu nhập của người tiêu dùng.
Và dĩ nhiên đối với một ngành mà tốc độ tăng trưởng gắn liền với thu nhập như bán lẻ. Thì tương lai là khá khó khăn, đặc biệt là 2 quý đầu năm 2023.
QI/2023 theo Cú sẽ là quý mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý. Không chỉ trong việc phân tích cổ phiếu MWG mà là toàn thị trường. Kết quả kinh doanh là xấu. Nhưng câu hỏi lớn sẽ phải đặt ra là ‘ Xấu đến mức nào?’. Và các quý cuối năm nay sẽ trả lời cho câu hỏi tình hình sẽ tiếp diễn đến khi nào?
Về vi mô: Chính bản thân doanh nghiệp và ngành bán lẻ
- Hàng tồn kho sẽ là vấn đề quan trọng cần được giải quyết
Mức tồn kho của các nhà bán lẻ trên thị trường vẫn đang khá cao. Nguyên nhân chính đến từ việc nhu cầu tiêu dùng thấp hơn mức dự báo chung của cả ngành. Hay như giai đoạn tháng 2 tháng đầu năm. Sức cầu vẫn là quá yếu. Tuy nếu xét trên toàn thị trường. MWG gần như là một trong những doanh nghiệp kiểm soát tốt nhất hàng tồn kho. Khi chu kỳ tồn kho của mỗi dòng sản phẩm trung bình khoảng 45 ngày. Nhưng với mức tồn kho của thị trường chung cao. Đây vô hình lại tạo thêm một vấn để cho các doanh nghiệp. Áp lực giải quyết hàng tồn kho sẽ tạo ra cuộc chiến về giảm giá và khuyến mãi. Thứ sẽ bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ.
- Triển vọng tích cực đến từ đâu:
Theo Cú triển vọng tích cực của MWG sẽ đến từ những điểm nhấn chính sau:
- Triển vọng đến từ các sản phẩm đến từ Apple và những sản phẩm độc quyền. Các sản phẩm đến từ Táo khuyết đã giúp MWG vẫn giữ được đà tăng trưởng gần 2 con số tài 2 chuỗi DMX và TGDĐ. Và sang năm 2023 đây vẫn là động lực tăng trưởng lớn cho 2 chuỗi nãy.
- Khai thác các sản phẩm và dịch vụ cộng thêm: Trả góp, thu chi hộ,….
- Kiểm soát tốt các chi phí và hàng tồn kho. Điểm này Cú nghĩ Thế Giới Di Động đang làm khá tốt. Với mức tồn kho khá thấp so với mặt bằng chung. Áp lực xử lý vấn đề này sẽ thấp hơn. Cũng như có dư địa cho việc nhập các mặt hàng dịch vụ mới.
2.2.3.2. Bách Hoá Xanh
2022 là một năm có thể nói là rất nhiều biến động với chuỗi Bách hóa Xanh. Như nhìn vào báo cáo của Thế Giới Di Động về số lượng cửa hàng BHX. Chúng ta có thể thấy nỗ lực tái cấu trúc chuỗi nãy của MWG.
Sau tái cấu trúc, với 1728 cửa hàng hoạt động cuối năm 2022. Phân bố chủ yếu ở khu vực các tỉnh thành phía Nam. Giảm gần 20% so với năm 2021. Doanh thu của chuỗi này vẫn đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng. Bằng 96% mức doanh thu kỷ lục năm 2021.
Đây theo Cú là một kết quả khá tích cực. Bởi giai đoạn 2021 Bách Hoá Xanh được hưởng lợi khá nhiều từ nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm do dịch covid. Chưa kể đến việc giá trị giỏ hàng của người tiêu dùng đã giảm chỉ còn 70-80% so với trước. Do thu nhập giảm.
Theo chia sẻ của anh Tài thì việc Thế Giới Di Động đã chuẩn bị rất kỹ để nắm bắt cơ hội này. Đã khiến cho Bách Hoá Xanh hưởng lợi rất nhiều. Song sang giai đoạn 2022 thì xu hướng tích trữ nhu yếu phẩm bắt đầu yếu đi. Đỉnh điểm là tăng trưởng doanh thu so với cùng kỳ vào QIII/2023 ghi nhận mức tăng trưởng -23%.
Song cùng với nỗ lực tái cấu trúc của MWG trong năm 2022. Loại bỏ những cửa hàng hoạt động yếu kém. Ở thời điểm hiện tại BHX đang cho thấy những tín hiệu rất tích cực:
- Doanh thu trung bình/cửa hàng trong 4 quý đạt 1,37 tỷ đồng. Tăng 45% so với quý 1/2022.
- Lợi nhuận trực tiếp (EBIT) tại cửa hàng chuyển từ âm sang 2%-3%. EBITDA ổn định ở mức 7%-8%.
- Website Bachhoaxanh.com tiếp tục có mặt trong Top 10 trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Kênh Online này đã ghi nhận 2.4 triệu giao dịch thành công. Đóng góp 900 tỷ đồng doanh thu cho BHX.
Cá nhân Cú đánh giá hoạt động tái cấu trúc gần như là điểm nhấn lớn nhất của MWG với chuỗi nay. Như Cú đã đề cập ở phần hiểu chiến lược Omni Channel. Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh của MWG là quản trị chất lượng. Và việc cắt bỏ và đánh giá lại hiệu quả hoạt động của từng cửa hàng là điều vô cùng cần thiết. Nhất là trong bối cảnh khó khăn cho ngành bán lẻ như hiện tại.
Trong bối cảnh năm 2023 Cú nghĩ mục tiêu lớn nhất của BHX là tối ưu hoá chi phí hoạt động và đạt điểm hoà vốn. Theo tính toán mà MWG đưa ra, thì điểm hoà vốn dự kiến là 1,6-1,7 tỷ đồng/ cửa hàng. Dĩ nhiên là phải kèm theo điều kiện tối ưu hoá chi phí hoạt động và cải thuận biên lợi nhuận gộp.
- Các chuỗi khác
Chuỗi nhà thuốc An Khang: Vận hành 500 nhà thuốc vào cuối năm 2022 ( So với 178 nhà thuốc vào cuối năm 2021). Chuỗi này mang lại 1500 tỷ đồng doanh thu cho MWG.
Chuỗi AVAkids & AVA Sports: Hai chuỗi này được thử nghiệm từ đầu năm 2022 với số lượng cửa hàng lần lượt là 64 và 12 cửa hàng. Mang về cho MWG khoản doanh thu khoảng 600 tỷ đồng.
Định hướng của MWG đối với hai chuỗi này trong năm 2023 là khá rõ ràng. Khi nhà thuốc An Khang và AVAkids sẽ tập trung vào việc tối ưu hoá chi phí. Tập trung phát triển các cửa hàng đang hoạt động hiệu quả. Cũng như là đưa các cửa hàng này về điểm hoà vốn.
- Các chuỗi cửa hàng quốc tế
Sau 6 năm hoạt động tại thì trừng Campuchia, MWG đã bắt đầu rút khỏi thị trường này. Hiện chỉ còn 2 cửa hàng ở thủ đô Phnom Penh hoạt động. Giảm đáng kể so với giai đoạn giữa 2021 khi là chuỗi bán lẻ lớn nhất Campuchia với 55 cửa hàng.
Theo cuộc họp với cổ đông gân đây nhất. Ban lãnh đạo của Thế Giới Di Động có chia sẻ. Việc hoạt động ở Campuchia gần như không mang về lợi nhuận đáng kể. Bởi về chính sách thuế và một số vấn đề khác. Nếu để MWG hoạt động có hiệu quả tại thị trường này. Thì biên lợi nhuận ước tính phải được trên 10%.
Nhưng nếu bán như thế thì các sản phẩm của MWG phân phối sẽ mất khả năng cạnh tranh. Việc rút khỏi thị trường này và chuyển hướng sang Indonesia là quyết định dễ hiểu. Khi quy mô của Indo lớn hơn Cam rất nhiều.
Là quốc gia có nhiều đảo, Indonesia hiện có diện tích lớn gấp 7 lần Việt Nam, dân số thì gấp khoảng 3 lần.
Chưa kể, Indonesia có văn hoá mua sắm tương đồng với Việt Nam. Đặc biệt thị trường điện máy còn sơ khai. Trong khi thị trường điện thoại đang ngang bằng với quy mô Việt Nam. Đây chính là cơ hội để MWG chinh phục giấc mơ xuất ngoại của mình.
Era Blue: Tại Indonesia đã khai trương được 5 cửa hàng vào 12/2022. Và đạt cột mốc doanh thu 1 triệu USD đầu tiên.
2.3. Bức tranh tài chính của cổ phiếu thế giới di động MWG
Về phần bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Cú cùng anh em sẽ điểm qua một số chi tiết quan trọng trong báo cáo tài chính của cổ phiếu MWG. Đặc biệt trong Quý IV và năm 2022 vừa rồi nhé.
- Doanh thu và lợi nhuận đánh mất quỹ đạo tăng trưởng.
Nguồn: Báo kết quả kinh doanh 2022 MWG
Nếu anh em đã đọc qua những phần phân tích của Cú ở trên. Thì phần này sẽ khá dễ dàng.
Về doanh thu MWG ghi nhận doanh thu 133,405 tỷ đồng. Tăng trưởng 8% so với 2021. Song tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của MWG đã rơi khỏi quỹ đạo tăng trưởng quen thuộc của mình.
Nguồn: Dstock.vndirect.com.vn
Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của cổ phiếu MWG đã âm 16.3%. Phản ánh tình hình kinh doanh khá ảm đạm của ngành doanh nghiệp.
Từ đầu năm 2022, lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ này đã liên tục sụt giảm. Quý sau thấp hơn quý trước. Do sức mua yếu đối với các sản phẩm điện thoại, điện máy cũng như xu hướng thắt chặt chi tiêu. Ngay cả đối với thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu. Đỉnh điểm khó khăn rơi vào quý 4 khi lợi nhuận của MWG giảm mạnh 60,4%. So với cùng kỳ xuống còn 619 tỷ đồng, mức thấp trong nhiều năm.
Nguồn: cafef.vn
Cá nhân Cú đánh giá triển vọng về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của MWG sang năm 2023 dự kiến sẽ khó tăng mạnh. Những cũng sẽ không giảm quá mạnh như Quý IV/2022.
Áp lực sẽ đặt nặng vào 2 quý đầu năm 2023. Với hai biến số quan trọng mà Cú đã nêu ở phần trước. Đó là sự suy yếu của sứa Cầu tiêu dùng và vấn đề hàng tồn kho.
- Về yếu tố suy giảm sức cầu. Đây là yếu tố vĩ mô và là hậu quả của quá trình thắt chặt của chính sách tiền tệ. Điều này Cú nghĩ sẽ dần được cải thiện khi lạm phát bắt đầu phát tín hiệu hạ nhiệt. Cũng như vấn đề tỷ giá đang dần được giải quyết.
- Vấn đề hàng tồn kho (DMX và TGDĐ). Vấn đề hàng tồn kho như Cú đã phân tích từ trước. Hàng tồn kho của các doanh nghiệp Bán lẻ vẫn còn trên thị trường. Và áp lực xả hàng nhiều khả năng sẽ tạo áp lực rất lớn lên biên lợi nhuận của 2 chuỗi này. Nhưng Cú nghĩ đây cũng sẽ chỉ ngắn hạn. Đặc biệt khi ban lãnh đạo của MWG đã làm rất tốt trong việc quản lý hàng tồn kho.
Với giả định thị trường sẽ hồi phục ổn vào cuối năm 2023. Cũng như việc MWG làm tột các công việc quản trị của mình. Cú hi vọng doanh nghiệp này sẽ trở lại được quỹ đạo tăng trưởng vốn có của mình.
- Sức khỏe tài chính của cổ phiếu MWG
Nếu xét với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Cổ phiếu MWG được xem là một mã có cấu trúc tài chính lành mạnh. Và các hoạt động liên quan được đánh giá minh bạch và công khai.
Xét tại thời điểm QIV/2022. Cú vẫn thấy được sự chủ động ứng phó với những biến động vĩ mô và tình hình kinh doanh kém khả quan của doanh nghiệp.
- Chủ động giảm nợ vay và đòn bẩy tài chính nhằm ứng phó với môi trường lãi suất cho vay cao. Cũng như nhu cầu về vốn thấp.
Nguồn: Dstock.vndirect.com.vn
- Giảm lượng hàng tồn kho để đối ứng được với nhu cầu thực tế của thị trường. Cùng như tiết giảm các chi phí phát sinh chưa cần thiết.
Nhờ có chiến lược quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời. Mà sức khỏe tài chính của doanh nghiệp này theo Cú đánh giá vẫn đang ở mức tốt.
- Các chỉ số tài chính đang phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Như Cú đã phân tích ở trên. 2022 là một năm mà MWG cũng như ngành bán lẻ đều gặp khó. Và dĩ nhiên điều này đã và vẫn đang được phản ánh vào chính giá của cổ phiếu. Các chỉ số định giá cũng đang cho thấy thị trường đang đồng thuận với triển vọng kém tích cực. Nếu anh em đã hiểu phần phân tích trên của Cú. Thì anh em sẽ thấy điều là bình thường. Nếu như P/E giảm về mức thấp hơn mức trung bình 4 năm gần nhất. P/B cũng về mức 2.4 rất thấp nếu so sánh với giai đoạn kể từ năm 2018. Bắt đầu cho chúng ta những ý tưởng về câu hỏi:
– Cổ phiếu đã hấp dẫn chưa ở vùng định giá này chưa?
– Khi nào giá sẽ về vùng hấp dẫn để đầu tư tích luỹ?
Do quy định từ đầu với anh em là bài viết này sẽ không mang tính chất phím hàng. Nên cú sẽ gợi ý 2 cột mốc quan trọng. Thứ nhất là báo cáo kết quả kinh doanh QI/2023. Thứ 2 là giai đoạn cuối QII/2023. Hai giai đoạn khó khăn nhất của doanh nghiệp này trong năm 2023. Cú nghĩ lúc đó sẽ là thời điểm mà P/E phản ánh hoàn toàn kết quả kinh doanh. Cũng như mức định giá của doanh nghiệp.
Tăng trưởng ngành bán lẻ đang nằm trong top yếu nhất tổng nền kinh tế. Nó đến từ những nhiều nguyên nhân. Nhưng như câu hỏi ở đầu bài. Đây có phải chỉ là khó khăn nhất thời. Và là cơ hội tuyệt vời để chúng ta gom nhặt những doanh nghiệp mạnh trong ngành. Cú nghĩ anh em sẽ tự tìm ra mình được câu trả lời khi đọc hết bài viết này.
2.5. Mô hình SWOT trong phân tích mã cổ phiếu thế giới di động MWG
Cuối các bài phân tích Cú sẻ mô hình hoá những điểm trọng yếu của bài phân tích. Nhằm mục đích giúp anh em có thể nắm bắt được phần nội dung tốt hơn. Dưới đây là một phân tích SWOT sơ bộ cho Tập đoàn Thế Giới Di Động:
Strengths (Điểm mạnh):
- Thế Giới Di Động là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất ở Việt Nam. Với hơn 5000 cửa hàng trên toàn quốc và đội ngũ nhân viên gần 80.000 người. Giúp có MWG có đổ phủ và độ nhận diện thương hiệu thuộc top đầu cả nước.
- Các sản phẩm của Tập đoàn Thế Giới Di Động đa dạng và phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Ngoai ra MWG con độc quyền phân phối một số sản phẩm của Apple.
- Tập đoàn có hệ thống quản lý và vận hành hiệu quả. Giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hoạt động. Là người tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào mô hình bán lẻ. MWG vẫn đang xây chắc vị trí dẫn đầu nhờ công thức này.
- Thông tin minh bạch trong các hoạt động quản trị và báo cáo thường niên.
Weaknesses (Điểm yếu):
- Tập đoàn Thế Giới Di Động chịu áp lực từ sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như FPT Shop, Vien Thong A, CellphoneS các đơn vị bán lẻ khác. Đặc biệt là Shopee và Lazada trong thị trường thương mại điện tử. Đối với Bách Hóa Xanh áp lực cạnh tranh từ các chuỗi bán lẻ thực phẩm khác. Hay thậm chí chợ truyền thống cũng là đối thủ rất nặng ký đối với Bách Hóa Xanh.
- Tập đoàn phụ thuộc nhiều vào các thương hiệu như Samsung, Apple, Oppo, Xiaomi,… Để kinh doanh, do đó việc thay đổi chính sách của các hãng này có thể ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn.
- Tập đoàn chưa phát triển mạnh mẽ các dịch vụ kỹ thuật và bảo hành. Gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng khi có sự cố với sản phẩm.
Opportunities (Cơ hội):
- Xu hướng tiêu dùng hiện đại đang dần ủng hộ mô hình kinh doanh của MWG. Bằng chứng là tốc độ tăng trưởng chung khá tốt trong giai đoạn vừa qua. Cũng như tốc độ tăng trưởng của mảng kinh doanh online vô cùng tích cực.
- Khó khăn cũng là cơ hội. Khi mà thời kỳ khó khăn chung của toàn ngành đang diễn ra. Cũng là thời điểm mà tốt mà MWG tìm ra những điểm yếu cốt lõi trong mô hình của mình. Mới đây nhất là tái cấu trúc Bách Hoá Xanh và dừng hoạt động ở Campuchia.
- Tập đoàn có thể mở rộng quy mô hoạt động sang các khu vực mới. Để tận dụng cơ hội tăng trưởng lớn hơn.
T – Threats (Thách thức):
- Ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô. Thu nhập của người tiêu dùng giảm kéo theo nhu cầu tiêu thụ hàng hoá giảm.
- Hàng tồn kho bào mòn biên lợi nhuận.
- Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ. Khi mà cả các doanh nghiệp ngoại và nội đều nỗ lực phát triển và gia tăng thị phần. Và nếu như trong 2 năm tới miếng bánh thị trường bán lẻ không nở ra. Tức là cuộc chiến này sẽ là cướp thị phần của nhau.
Phần III. Tổng kết bài viết phân tích cổ phiếu Thế giới di động (MWG)
Trong bài phân tích cổ phiếu MWG ngày hôm nay. Cú đã cố gắng mang đến cho anh em góc nhìn tổng quát nhất về MWG. Dĩ nhiên vẫn sẽ có một số thiết sót như là phần định giá doanh nghiệp. Hay như phân tích chiến lược ESOP của MWG ảnh hưởng như thế nào? Thời điểm mua vào cổ phiếu MWG hợp lý….
Bởi vì Cú muốn bài viết này chỉ đơn giản là bài viết chia sẻ kiến thức đầu tư. Giúp anh em có thêm cái “hiểu” đối với những doanh nghiệp ở trên thị trường.
Câu hỏi ở đầu bài viết: “MWG có phải doanh nghiệp tốt chỉ gặp khó khăn nhất thời không?” Chắc anh em đã có thể phần nào tự mình trả lời sau khi tham khảo bài viết này.
Cảm ơn anh em đã đọc bài viết này của Cú.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích. Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969