Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu KSS, MTM, KSA (P.6)
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ so với thế giới với thời gian phát triển chỉ hơn 22 năm. Chính vì vậy, còn tồn tại những khe hở cho việc thao túng thị trường chứng khoán nhằm thu lợi bất chính. Đây cũng là vấn đề nhức nhối đối với các cơ quan quản lý.
Vì thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối nhỏ so với thị trường chứng khoán tại các nước có nền kinh tế phát triển. Nên thị trường chứng khoán Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Và giải pháp còn chưa hiệu quả so với các nước phát triển. Nên chúng ta cần phải đưa ra càng nhiều giải pháp dành cho các hành vi thao túng thị trường ở nhiều trường hợp khác nhau.
Vậy thế nào là thao túng thị trường chứng khoán? Hãy cùng Cú khám phá những vụ thao túng thị trường chứng khoán nổi tiếng tại Việt Nam ở bài viết này nhé!
1. Các vụ thao túng thị trường chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam
Việc mua bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) nước ta mới chính thức hoạt động từ năm 2000. Kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/7/2000. Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số vốn 27 tỷ đồng. Và 6 công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn hóa của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỷ USD.
Sau đó mức vốn hóa thị trường đã tăng đột biến, tháng 12/2006 đạt 13,8 tỷ USD (chiếm 22.7% GDP). Và đến cuối tháng 4/2007, đạt 24,4 tỷ USD (chiếm 38% GDP). Tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP. Hiện nay, quy mô thị trường đạt 134,5% GDP. Trong đó quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP. Quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,7% GDP.
Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng đáng kể. Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7-2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì tháng 01/2022, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1528 điểm.
Đặc biệt, số lượng nhà đầu tư và doanh nghiệp, tổ chức tài chính mới tham gia thị trường ngày càng đông. Trên thị trường có 767 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết. 858 cổ phiếu đăng ký giao dịch, 83 công ty chứng khoán. 44 công ty quản lý quỹ, 2 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư trên 5,2 triệu tài khoản, tăng 21,1% so với cuối năm 2021. Quy mô giao dịch bình quân trái phiếu chính phủ đạt 11.915 tỷ đồng/phiên. Giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 28.745 tỷ đồng/phiên.
Thị trường ngày càng mở rộng và phát triển. Thì cũng là thời kỳ mà người dân đổ xô vào đầu tư, đầu cơ chứng khoán. Chứng khoán có giai đoạn phổ biến đến nỗi cả những người bán rau, bán thịt. Những người gần như không có chút hiểu biết gì về thị trường lao vào. Và đây cũng chính là cơ hội cho những hành vi xấu, hành vi thao túng thị trường xuất hiện. Anh em hãy cùng Cú thử nhìn lại một số vụ việc điển hình:
1.1 Vụ thao túng thị trường chứng khoán đầu tiên
Nhà đầu tư đầu tiên bị phát hiện và xử phạt vì vi phạm hành vi thao túng thị trường là bà Nguyễn Diễm Phương Khanh. Ngụ tại số nhà 31 Trương Định, phường 6, quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo Tổng giám đốc Công ty chứng khoán SBS, giao dịch của bà Khanh với Lili là “tình ngay lý gian”. Vậy chính xác vụ việc là như thế nào?
Bà Khanh cùng một số người bạn quyết định thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Lili. Và muốn góp vốn bằng cổ phiếu. Khi biết bà Khanh muốn góp vốn vào Lili bằng cổ phiếu. Phía SBS đã “tư vấn” hai bên nên giao dịch thỏa thuận để hợp thức hóa việc chuyển quyền sở hữu. Mà vẫn không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của các loại cổ phiếu này (hơn 3 triệu cổ phiếu bao gồm nhiều mã).
Như vậy, bà Khanh bán cổ phiếu cho Công ty Lili nhưng không lấy tiền. Vì toàn bộ số cổ phiếu này chính là phần vốn góp của bà để thành lập Công ty Lili. Hành vi giao dịch này bị đưa vào “tầm ngắm” và bị xử phạt vì Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho rằng. Bà Khanh đã tạo ra cung, cầu giả tạo. Tức thực chất chẳng có vụ mua bán, thanh toán nào diễn ra trên thực tế cả.
Theo quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bà vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 28, Nghị định 36/2007/ NĐ-CP: “Thông đồng trong giao dịch chứng khoán, nhằm tạo ra cung cầu giả tạo”. Theo đó, ngày 30/5/2007 Bà đã bị xử phạt 30 triệu đồng vì hành vi này. Câu hỏi đặt ra: liệu mức phạt đối với Bà Diễm Khanh là quá ít so với số tiền mà Bà lấy được sau vụ làm giá?
1.2 Thao túng thị trường chứng khoán bằng giá chứng chỉ quỹ VF1 nhưng lại lỗ tới gần 1 tỷ đồng
Khi hành vi thao túng giá của bà Diễm Khanh chưa kịp lắng xuống. Ngày 18/7/2007 Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định phạt hai ông Huỳnh Thanh Minh (Địa chỉ tại 3/33 tổ 148, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) và ông Bùi Quang Thành (Địa chỉ tại 270/60 Phan Đình Phùng, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM). Với tổng số tiền phạt 160 triệu đồng vì thao túng giá chứng chỉ quỹ VF1.
Theo những thông tin thu thập được, ông Thành mở tài khoản tại Công ty chứng khoán Sài Gòn. Ông Minh mở tài khoản tại công ty chứng khoán Thăng Long. Nhưng ông Minh ủy quyền cho ông Thành giao dịch.
Theo nhận định, về bản chất, giao dịch này chỉ có một người là ông Thành thực hiện. Ông Minh chỉ là người đứng tên hộ. Đây là việc giao dịch bằng 2 tài khoản mà không vi phạm quy định một nhà đầu tư không được mở 2 tài khoản. Một số nguồn tin cho rằng số tiền phạt 160 triệu đồng thực chất sẽ do ông Thành trả. Còn ông Minh chỉ là người đứng ra nộp tiền trên danh nghĩa. Nhìn từ nội dung bị phạt, ông Thành là người đã thực hiện hành vi thao túng. Bằng cách tạo cung cầu giả tạo và cấu kết, liên tục mua bán VF1 để thao túng giá.
Thế nhưng, khá hài hước là tuy thao túng giá nhưng tổng số lỗ của ông Thành và ông Minh (người đứng tên giúp ông Thành) lại lên tới gần 1 tỷ đồng. Hành vi thao túng giá lại chọn đúng vào VF1 – một loại chứng khoán mà theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia hàng đầu về thị trường chứng khoán thời điểm bấy giờ – là gần như không thể thực hiện được.
1.3 Thao túng thị trường chứng khoán ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
Ngay sau đó một năm, ngày 21/05/2008, Chánh thanh tra UBCKNN đã ký Quyết định số 47/QĐ-TT về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trương Đình Khởi. Chủ tài khoản số 006C002819 mở tại công ty chứng khoán ACBS. Vì giao dịch thao túng thị trường chứng khoán.
Việc thao túng giá này cụ thể như thế nào? Từ ngày 20/02/2008 đến ngày 22/02/2008. Ông Trương Đình Khởi đã liên tiếp đặt bán cổ phiếu STB với tổng khối lượng là 1.252.100 cổ phiếu. Chiếm tỷ trọng 13,32% khối lượng đặt bán trên toàn thị trường. Tần suất đặt lệnh bán là 107 lượt. Với mức giá giảm dần từ 56.000đ/cp xuống 51.000đ/cp để chuyển từ giao dịch lô lớn. Theo phương thức thỏa thuận sang phương thức giao dịch khớp lệnh trên HOSE. Các giao dịch này gây biến động giá của cổ phiếu STB và chỉ số VN-Index.
Theo quy định tại điểm d khoản 1.11 mục II Thông tư số 97/2007/TT-BTC ngày 8/8/2007 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hành vi của ông Trương Đình Khởi là hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán.
Đoàn kiểm tra UBCKNN đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trương Đình Khởi số tiền 100 triệu đồng. Trong đó, phạt tiền 50.000.000 đồng do vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP. Phạt tiền 50.000.000 đồng do vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP. Được biết, hình thức phạt tiền 100 triệu đồng đối với một cá nhân vi phạm. Là mức phạt nặng nhất từ trước đến thời điểm bấy giờ.
1.4 Thao túng thị trường chứng khoán của PVA – Hành vi trục lợi có quy mô tổ chức đầu tiên
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010 đã khắc tên PVA (Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An) vào bảng phong thần. Nhờ tốc độ tăng trưởng chóng mặt của cổ phiếu này (trên 400%). Vượt xa so với mức độ tăng ì ạch của VN-Index (15,5%). Người ta có thể đổ lỗi cho toàn thị trường tăng trưởng chậm. Khi nguồn vốn ngân hàng bị siết chặt hơn do lo ngại lạm phát. Với cổ phiếu PVA, xu thế tăng hoàn toàn nổi trội hơn xu thế chung của toàn thị trường. Nhờ vào tiềm lực tài chính của đội lái.
Thông tin hỗ trợ để PVA tăng giá mạnh là kế hoạch tăng vốn tỉ lệ 1:4 để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp này. Giá của PVA cũng “bốc hỏa” theo phương án tăng vốn khủng, pha loãng hết quyền lợi cổ đông. Khi giá tăng từ 30.000đ/cp lên đến 120.000đ/cp (tính từ đầu năm 2010). Đội lái PVA áp dụng chiến thuật mới trong việc đẩy giá cổ phiếu: mua bán thông tin hỗ trợ.
Nếu để ý kỹ sẽ thấy mỗi khi cổ phiếu PVA rớt giá. Ngay lập tức sẽ có thông tin hỗ trợ được công bố nhịp nhàng để nâng đỡ giá. Khiến cho guồng quay tăng giá không bị trật khớp. Ví dụ như tin PVA triển khai những dự án lớn như gạch không nung. Hay Khu du lịch Cửa Lò hay Nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco.
Ngoài ra, sự thao túng giá diễn ra thuận lợi, vào đúng thời điểm toàn thị trường gần như đi ngang. Cổ phiếu PVA là một điểm sáng “làm giá” của năm 2010. Nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư cùng đánh lên. Số lượng chứng khoán PVA do 2 công ty chứng khoán lớn nắm giữ lên tới 6 triệu cổ phần trong đợt phát hành riêng lẻ.
Sự tin tưởng vào độ minh bạch của thị trường chứng khoán ngày càng giảm sút khi hoạt động thanh tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hay những xử phạt về hành chính không có tác dụng răn đe quyết liệt trước những hành vi trục lợi có quy mô tổ chức này. Theo chân PVA là một loạt cổ phiếu khác như VSP, SRB, AGC… Tạo một bức tranh méo mó về đầu tư chứng khoán niêm yết: Đầu tư mà không cần xét tới yếu tố cơ bản.
1.5 Thao túng thị trường chứng khoán với cổ phiếu DHT và DVD – Vụ án thao túng chứng khoán đầu tiên bị khởi tố
Mức độ và tính chất cũng như số lượng của các vụ thao túng này ngày càng nghiêm trọng. Sang năm 2012, một sự kiện gây sốc đầu tư khi hàng ngàn cổ phiếu DVD (Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông) trở thành mớ giấy lộn. Và vụ án thao túng chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam được khởi tố điều tra, xét sử hình sự. Cụ thể sự việc là như thế nào?
Giao dịch ảo và tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD: Để giữ và nâng giá, cũng như tăng tính thanh khoản giả cho cổ phiếu DVD. Lê Văn Dũng đã trực tiếp mở tài khoản và mượn tư cách pháp nhân và danh nghĩa của một số tổ chức, cá nhân. Là người nhà, người thân và bạn của Dũng mở 12 tài khoản tại các Công ty chứng khoán. Để tiến hành giao dịch mua, bán cổ phiếu DVD.
Cụ thể, 3 tài khoản mở tại Cty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC). 6 tài khoản mở tại Cty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS). Và 3 tài khoản tại Cty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS).
Sau khi mở các tài khoản trên, trong thời gian từ 01.01.2010 đến ngày 30.09.2010. Lê Văn Dũng đã tiến hành nhiều phiên giao dịch mua bán cổ phiếu DVD. Trong đó có 119 phiên với 1.725 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau.
Tại công ty BVSC, 13 phiên, 41 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau.
Tại Công ty SBS 102 phiên, 1.569 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau. Có 28 lần tài khoản bán chuyển tiền sang tài khoản mua (tài sản bán thực hiện ứng trước tiền bán chứng khoán tại Công ty SBS. Ngay sau đó số tiền này được chuyển sang tài khoản mua để thanh toán cho tài khoản bán). Với số tiền tổng cộng là 221.571.200.000 đồng.
Về nguồn tiền nộp vào các tài khoản, theo Cơ quan điều tra. Tất cả đều là tiền của cá nhân Lê Văn Dũng. Ngoài ra, Lê Văn Dũng đã cùng các Công ty chứng khoán ký các hợp đồng. Mà trong đó các Công ty chứng khoán góp vốn vào các tài khoản của nhóm Lê Văn Dũng. Dưới hình thức là hợp đồng hỗ trợ giao dịch ký quỹ chứng khoán giữa Công ty chứng khoán và khách hàng (tại Công ty SBS). Và hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư chứng khoán niêm yết (tại Công ty SHS).
Ngoài việc mở các tài khoản để tiến hành các giao dịch ảo, làm tăng tính thanh khoản, tăng giá. Và tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD để thu hút nhà đầu tư. Cũng như phục vụ việc niêm yết, chào bán chứng khoán. Theo Cơ quan An ninh điều tra, Lê Văn Dũng cùng đồng bọn còn đề ra mục tiêu thâu tóm, sáp nhập một số công ty dược phẩm vào Công ty DVD. Điển hình như công ty dược phẩm Hà Tây (DHT).
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì hành vi của Lê Văn Dũng và các đối tượng liên quan trên gây hậu quả nghiêm trọng. Tạo ra cung cầu giả tạo với loại cổ phiếu DVD, DHT trên thị trường. Và làm mất an toàn trong hoạt động của thị trường. Có 13 nhà đầu tư tố cáo hành vi thao túng giá chứng khoán của Lê Văn Dũng gây thiệt hại cho họ tổng cộng 1.972.350.000 đồng.
2. Những vụ thao túng thị trường chứng khoán làm chao đảo thị trường Việt Nam
Trong suốt 22 năm hình thành và phát triển. Chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhiều diễn biến thăng trầm. Trong đó, có nhiều hành vi thao túng cổ phiếu từng làm chao đảo thị trường.
Đặc biệt trong năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến phức tạp. Chỉ số VN-Index từ mức trên 1.500 điểm hồi đầu năm lao dốc. Xuống quanh mức 1.000 điểm trước khi khép lại một năm đầy sóng gió. Trong đó, có nguyên nhân từ việc các tổ chức, cá nhân có hành vi thao túng thị trường. Gây ảnh hưởng tiêu cực, khiến nhà đầu tư mất niềm tin, tài sản bị thâm hụt.
Dưới đây là một số vụ án điển hình nhà đầu tư cần biết.
2.1 Công ty cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico (KSS)
CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico (KSS) là cái tên khá quen thuộc với giới đầu tư khi từng “làm mưa, làm gió” trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, quá khứ huy hoàng nhanh chóng bị vùi lấp bởi khó khăn chung của ngành. Đặc biệt là sự cố liên quan đến các sai phạm của lãnh đạo doanh nghiệp.
a) Khoáng sản Na Rì là doanh nghiệp gì?
KSS có nguồn gốc từ một công ty xây dựng thuộc khối tư nhân (Doanh nghiệp tư nhân Sơn Trang). Trước đây, KSS chuyên hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình. Từ thủy lợi, dân dụng đến giao thông đường quốc lộ, tỉnh lộ.
Từ năm 2008, KSS vươn sang lĩnh vực khai thác và kinh doanh khoáng sản. Bắt đầu từ silic, đá vôi rồi mở rộng sang quặng sắt, vàng sa khoáng, chì, kẽm. Dù gia nhập ngành tương đối muộn. Nhưng nhờ tận dụng những chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Kạn vào lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. KSS có tốc độ tăng trưởng về quy mô tài sản nhanh nhất.
Từ doanh nghiệp tư nhân với vốn điều lệ ban đầu chỉ 11,5 tỷ đồng. KSS đã tiến hành hàng loạt đợt tăng vốn lên 25 tỷ đồng, 34,5 tỷ đồng rồi 241 tỷ đồng. Ngày 19/03/2014, KSS kết thúc đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức và chào bán ra công chúng. Với số lượng phát hành thành công 15,2 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 394,3 tỷ đồng. Cũng trong năm 2014, KSS phát hành thành công 1 triệu trái phiếu chuyển đổi. Mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu (tổng giá trị 100 tỷ đồng). Ngày 04/04/2015, số trái phiếu trên được chuyển đổi thành 10 triệu cổ phiếu. Nâng vốn điều lệ của KSS lên 494,3 tỷ đồng.
KSS chính thức niêm yết hơn 49 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE từ năm 2010. Với giá tham chiếu lên đến 50.000 đồng/cp. Với mức giá này KSS trở thành mã cổ phiếu khoáng sản có vốn hóa lớn nhất trên cả 2 sàn ở thời điểm lúc bấy giờ. Giá trị vốn hóa lên đến 590 tỷ đồng.
Sau phiên chào sàn ngày 04/01/2010, KSS có những phiên giao dịch hết sức sôi động. Và có thời điểm mã cổ phiếu này chạm mốc 60.000 đồng/cp. KSS cũng được xếp vào nhóm cổ phiếu khoáng sản được nhà đầu tư ưa chuộng. Với khối lượng giao dịch thường xuyên đạt trên 1 triệu đơn vị. Với thanh khoản luôn đứng ở mức cao, KSS cũng là mã chứng khoán luôn có biến động lớn trên TTCK. Được xếp vào nhóm cổ phiếu đầu cơ tiêu biểu trên sàn HOSE.
b) Sự việc gian lận tại KSS đã diễn ra thế nào?
Dù khởi đầu khá suôn sẻ nhưng KSS lại nhanh chóng rơi vào tình cảnh hết sức bi đát. Từ giá khởi điểm ban đầu 50.000 đồng/cp. Đến thời điểm hiện tại KSS được giao dịch trên thị trường OTC ở mức giá chỉ 800 đồng/cp. Nhưng cũng không có giao dịch phát sinh.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến các đợt lao dốc của KSS. Đó là tình hình kinh doanh bết bát và sự cố liên quan đến dàn lãnh đạo cao cấp.
- Việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không còn thuận lợi. Do Nhà nước tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản. Thông qua Chỉ thị 02/CT-TTg nhằm hạn chế thực trạng khai thác tràn lan. Với số lượng giấy phép khai thác tăng cao trong các năm gần đây, chưa kể các hoạt động khai thác ngoài giấy phép.
Theo đó, từ ngày 01/07/2012, quy định ngừng xuất khẩu quặng ilmenite thô, quặng sắt, quặng và tinh quặng chì, kẽm, đồng, cromit, mangan, apatit. Không cấp phép khai thác mới đối với quặng titan sa khoáng, vàng sa khoáng, mỏ vàng. Đồng thời đóng cửa các mỏ không khai thác hiệu quả.
Quy định mới này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp sắp hết hạn giấy phép khai thác. Hoặc có phần lớn doanh thu từ xuất khẩu tinh quặng. Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế và sụt giảm cầu tiêu thụ trong nước của một số khoáng sản. Cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
- Nếu khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ là nỗi buồn thoáng qua. Sự cố liên quan đến dàn lãnh đạo mới chính là cú sốc tâm lý với cổ đông. Cụ thể, tháng 6/2015, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Bắc Kạn khám xét trụ sở KSS. Bắt khẩn cấp Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Văn Dĩnh, Kế toán trưởng Hà Thị Thu Huyền. Để điều tra về tội danh “làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức”. Ngay sau đó, HOSE đã có thông báo đưa KSS vào diện bị kiểm soát đặc biệt kể từ ngày 11/06/2016. Theo HOSE, do con dấu giao dịch và toàn bộ hồ sơ hành chính của doanh nghiệp bị cơ quan điều tra thu giữ có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông.
Trước khi bị bắt ông Nguyễn Văn Dĩnh đã kịp bán hơn 1,9 triệu CP KSS đang nắm giữ. Với mức giá thời điểm giao dịch 3.100-3.300 đồng/cp. Số tiền ông Dĩnh thu về từ việc bán số cổ phiếu này có giá trị khoảng 6,2 tỷ đồng.
c) Dư chấn kéo dài:
Có thể nói, quyết định đưa cổ phiếu vào diện kiểm soát đặc biệt của HOSE. Chỉ là mốc khởi đầu cho chuỗi ngày đen tối của doanh nghiệp. Và cả nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu KSS. Đầu tiên, kết quả kinh doanh năm 2015 của KSS âm 200 tỷ đồng. Đến tháng 7-2016, KSS bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE. Do công ty kiểm toán từ chối cho ý kiến liên quan đến báo cáo tài chính (BCTC) năm 2015.
Theo Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của KSS tại ngày 31/12/2014 là 178,55 tỷ đồng. Thấp hơn số dư được công bố 179,99 tỷ đồng. Chênh lệch thấp hơn số dư tại ngày 31/12/2015 là 162,9 tỷ đồng. Do đó, kiểm toán viên không đủ căn cứ để đưa ý kiến về khoản chênh lệch tại ngày 31/12/2015. Cũng như việc kết chuyển xác định kết quả kinh doanh trong kỳ liên quan đến khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang này.
Bên cạnh đó, công ty kiểm toán cũng không thể xác định được tính đúng đắn của các khoản công nợ phát sinh đến thời điểm 01/01/2015. Do đó, công ty kiểm toán đã không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC năm 2015 với KSS.
Sau khi rời sàn HOSE, KSS niêm yết trở lại trên UPCOM ngay trong năm 2016. Thế nhưng, sự xuất hiện trở lại của KSS diễn ra khá lặng lẽ. Và “dấu ấn” lớn nhất cũng chỉ là những quyết định đưa cổ phiếu vào Bảng cảnh báo nhà đầu tư. Đỉnh điểm là quyết định đình chỉ giao dịch do chậm công bố BCTC bán niên soát xét 2018 quá 30 ngày. Sau quyết định này, KSS gần như mất hút trên TTCK. Mọi thông tin về doanh nghiệp này không còn, website công ty cũng không thể truy cập.
BCTC công bố mới nhất của KSS là BCTC quý IV/2016. Theo đó, KSS không hề ghi nhận doanh thu bán hàng, trong khi đó cùng kỳ năm 2015 ghi nhận doanh thu gần 3,6 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp này ghi nhận lỗ hơn 30,6 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2016, nợ phải trả KSS lên đến hơn 1.486 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chỉ gần 448 tỷ đồng, nợ dài hạn lên đến 1.038 tỷ đồng.
Tuy vậy, BCTC cũng không có thuyết minh giải thích cụ thể về khoản nợ này.
BCTC công ty mẹ quý I/2017 của KSS cũng không khá khẩm hơn là mấy với nợ vay rất cao, hơn 1.486 tỷ đồng, so với vốn chủ sở hữu chỉ đạt hơn 356 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn không ghi nhận một đồng doanh thu.
d) Kết quả điều tra:
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao và bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Kạn. Từ tháng 6/2009 đến tháng 4/2014, Nguyễn Văn Dĩnh – Chủ tịch HĐQT trước đó của KSS. Đã tổ chức, chỉ đạo 4 nhân viên kế toán cùng 15 giám đốc công ty (Chủ yếu được Dĩnh thuê làm giám đốc để ký hợp thức hồ sơ, giấy tờ). Làm giả 75 hồ sơ giải ngân vay tiền trong 71 hợp đồng tín dụng.
Tính đến tháng 12/2017, Công ty Na Rì Hamico của Dĩnh còn dư nợ gốc tại Ngân hàng BIDV, Chinh nhánh Bắc Kạn (BIDV Bắc Kạn) hơn 986 tỷ đồng. Riêng khoản nợ vay này thôi đã vượt vốn điều lệ của doanh nghiệp hơn 494 tỷ đồng (số liệu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội).
Khoản vay 948 tỷ đồng của Tổng công ty Khoáng sản Na Rì Hamico (mã KSS). Có thể coi là một trong các “ẩn số” trong nhiệm kỳ 8 năm (2008 – 2016) của ông Trần Bắc Hà tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã BID – BIDV).
e) Khoản nợ tại BIDV sẽ ra sao? BIDV đã “đòi” được nghìn tỷ đồng tại Khoáng sản Na Rì Hamico?
Tính đến cuối năm 2015, Khoáng sản Na Rì Hamico vay nợ riêng từ BIDV đã gần 1.000 tỷ đồng. Được biết khoản vay ngắn hạn từ BIDV được sử dụng để chi trả tiền mua nguyên vật liệu. Chi trả tiển lương, thiết bị, nhiên liệu và các hoạt động sản xuất khác… Lãi suất thả nổi theo từng thời điểm hợp đồng vay và dao động từ 10 – 15%.
Khoản vay dài hạn trị giá 436 tỷ đồng của BIDV – chi nhánh Bắc Kạn. Theo hợp đồng tín dụng đầu tư ký ngày 2/10/2009. Có thời hạn 7 năm với lãi suất 13%/năm và thay đổi 6 tháng/lần. Theo báo cáo của công ty, khoản vay này có tài sản đảm bảo.
Thông tin lãnh đạo Khoáng sản Na Rì Hamico bị khởi tố để thực hiện điều tra. Khiến giá cổ phiếu KSS liên tục giảm và các cổ đông của công ty này không khỏi lo lắng. Nỗi lo này có lẽ không chỉ của riêng các cổ đông mà còn của chủ nợ đang cho công ty này vay mượn. Với tổng trị giá khoản vay hơn nghìn tỷ đồng.
Soát lại BCTC của năm 2016 và đầu năm 2017 của KSS thấy thông tin rất sơ sài. Cũng không hề thể hiện những khoản vay trên bản thuyết minh.
Tháng 6 năm 2016, HNX đã ban hành Bộ nguyên tắc lập danh sách Cảnh báo nhà đầu tư trên Hệ thống giao dịch UPCOM để thay thế cho Quyết định số 280/QĐ-SGDHN ban hành trước đó. Thời gian sau đó, KSS cũng bị hủy niêm yết.
Sau khi bị hủy niêm yết, thông tin về tài chính của KSS gần như không được công bố. Cũng theo đó, khoản nợ tại BIDV của doanh nghiệp này cùng với hàng loạt ngân hàng khác chưa biết đã trả được bao nhiêu? Tuy nhiên, khi lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt, tiềm lực về tài chính không có. Thì có thể dự đoán rằng, khả năng trả nợ của KSS gần như là không còn.
2.2 Công ty Cổ phần Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung (Mã chứng khoán MTM)
a) CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung là doanh nghiệp gì?
CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung thành lập năm 2007, đăng ký vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Nhưng không một cổ đông sáng lập nào của Công ty góp vốn.
Năm 2008, MTM được cấp phép khai thác khoáng sản tại mỏ chì kẽm đa kim Môn Đồng trong 5 năm. Nhưng Công ty chưa tiến hành khai thác và không có hoạt động kinh doanh.
Cho đến năm 2010, Nguyễn Văn Dĩnh (sinh năm 1965, nguyên Giám đốc CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico). Tiến hành mua lại hồ sơ pháp lý của CTCP Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản Miền Trung. Với giá là 3 tỷ đồng để sở hữu quyền khai thác mỏ chì kẽm đa kim tại Nghệ An.
Tiếp đó, Nguyễn Văn Dĩnh làm thủ tục chuyển đổi tên các cổ đông. Nhờ người thân đứng tên làm Giám đốc, đại diện theo pháp luật.
b) Sự việc gian lận tại MTM đã diễn ra thế nào?
Theo Luật Chứng khoán và các quy định pháp luật có liên quan. Công ty muốn giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM phải đáp ứng các điều kiện:
- Là công ty đại chúng có ít nhất 100 nhà đầu tư.
- Có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên.
- Có bản cáo bạch, báo cáo tài chính năm liền trước năm niêm yết được kiểm toán. Và không có ý kiến ngoại trừ. Hoặc nếu có ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không trọng yếu.
Biết rõ thực trạng CTCP Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản Miền Trung không có vốn. Cũng không có hoạt động sản xuất – kinh doanh gì. Nhưng Nguyễn Văn Dĩnh vẫn chỉ đạo Nguyễn Thị Hiên (em gái Dĩnh) và Ngô Văn Hiến, Kế toán trưởng CTCP Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc (mã KTB). Thực hiện làm giả hồ sơ để đủ điều kiện giao dịch cổ phiếu trên UPCOM.
Để lập báo cáo tài chính, các bị cáo này làm giả hợp đồng mua bán, góp vốn liên kết. Phiếu thu, phiếu chi, chứng từ ngân hàng giữa CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu khoáng sản Miền Trung. Và nhóm công ty của Dĩnh như KTB, Công ty Khoáng sản Na Rì Hamico, CTCP Khoáng sản luyện kim Bắc Kạn… để tạo doanh thu.
Đồng thời, các bị cáo làm giả danh sách cổ đông với 103 người, đều là người quen thân của Dĩnh. Chứng từ tăng vốn lên 310 tỷ đồng (phiếu thu tiền mặt và làm giả chứng từ góp vốn qua ngân hàng).
Chẳng hạn, các bị cáo nhờ cán bộ TPBank làm giả chứng từ góp vốn 130 tỷ đồng. Với hình thức chạy dòng tiền qua các công ty liên quan và cấp chứng từ. Ngô Văn Hiến mở tài khoản và chuẩn bị các giấy tờ nộp tiền để cán bộ TPBank hạch toán.
Mặc dù không có tiền mặt tại quầy, người có tên trên chứng từ không đến giao dịch. Nhưng cán bộ ngân hàng vẫn hạch toán 130 tỷ đồng cho Công ty Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung.
Tiếp đó, Nguyễn Văn Dĩnh chuyển các chứng từ, hợp đồng… vào Nghệ An. Chỉ đạo Dương Thị Vân, Kế toán trưởng CTCP Mỏ và XNK khoáng sản Miền Trung hạch toán sổ sách, báo cáo tài chính, báo cáo thuế.
Công ty MTM đã thuê 2 công ty kiểm toán. Gồm Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng Long T.D.K. và Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC – Chi nhánh Thanh Hóa để kiểm toán báo cáo tài chính.
Khi kiểm toán, các kiểm toán viên chỉ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ ngân hàng do Ngô Văn Hiến cung cấp. Không soát xét kỹ hồ sơ, nhưng vẫn đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
Sau khi hợp thức và hoàn thiện hồ sơ. CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung nộp hồ sơ xin niêm yết cổ phiếu MTM. Việc chưa thành thì Nguyễn Văn Dĩnh bị bắt tạm giam trong một vụ án khác vào tháng 5/2015.
Lúc này, Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công tiếp nhận hồ sơ Công ty MTM từ Vũ Thị Hoa – vợ Nguyễn Văn Dĩnh. Với thỏa thuận nếu cổ phiếu MTM được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Mỗi bên sẽ sở hữu 50% trong tổng số 31 triệu cổ phiếu MTM (tương đương 155 tỷ đồng).
Do Công ty MTM đã rút hồ sơ niêm yết khi Nguyễn Văn Dĩnh bị bắt. Trần Hữu Tiệp, Phùng Thành Công và Vũ Thị Hoa thống nhất sử dụng hồ sơ hiện có. Để đưa cổ phiếu MTM đăng ký giao dịch trên UPCOM và ngày 15/4/2016. Là ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu này.
c) Thao túng giá chứng khoán qua giao dịch khớp chéo
Sau khi đăng ký giao dịch UPCOM. Tiệp và Công thống nhất giao cho Công phụ trách mở 59 tài khoản tại 3 công ty chứng khoán. Là Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Công ty Chứng khoán Maritime (MSI). Và Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) để mua bán cổ phiếu MTM khớp chéo.
Đơn cử, tại MSI, các bị cáo mở 11 tài khoản (nhờ bạn bè, người quen đứng tên tài khoản). Mỗi khi khớp lệnh, Công nhờ người đứng tên tài khoản rút ngay tiền bán cổ phiếu. Rồi lại nộp tiền vào các tài khoản khác để quay vòng mua chứng khoán, tạo cung – cầu giả.
Khi không đủ tiền thực hiện lệnh mua. Phùng Thành Công sử dụng dịch vụ bảo lãnh sức mua do MSI cung cấp. Mặc dù không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép. Nhưng MSI vẫn đưa ra sản phẩm này.
Đến 19/09/2016, Chủ tịch HĐQT MTM Trần Hữu Tiệp đã bị bắt tạm giam. Để phục vụ cho việc điều tra có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại công ty này. Trước đó vài ngày, MTM đã công bố lại BCTC quý IV/2015. Trong đó có có tình tiết vốn điều lệ (VĐL) chỉ là 268,4 tỷ đồng thay vì 310 tỷ đồng như công bố trước đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trong 31 triệu cổ phiếu MTM đưa lên sàn có đến 4,16 triệu cổ phiếu không tồn tại.
MTM được đưa lên giao dịch tại UPCOM vào ngày 15/4, nhưng sau 2 tháng đã bị ngừng giao dịch. Do được cho là đã ngừng hoạt động, trụ sở trùng với địa điểm một quán ăn. Những thông tin tiêu cực về CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung liên tiếp xuất hiện. Như Công ty đã ngừng hoạt động, nơi đặt trụ sở Công ty là quán ăn. Chi nhánh công ty tại Hà Nội là phòng khám tư nhân. Hình ảnh thông tin trên website lấy lại từ một công ty khác.
Nhiều người không khỏi thắc mắc: Vì sao một công ty như vậy lại có thể đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM. Và cổ phiếu vẫn có thanh khoản tốt trong các phiên giao dịch?
Kết quả điều tra cho thấy, việc giới đầu tư gắn mác “công ty ma” cho MTM thật sự không oan. Mặc dù BCTC của MTM từ lúc giao dịch tại UPCOM đã bộc lộ nhiều điểm khuất tất. Nhưng cổ phiếu này vẫn được giao dịch hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên. Vậy nên khi những vấn đề của MTM vỡ lở, cơ quan quản lý vào cuộc. Mức độ thiệt hại cho các NĐT là vô cùng lớn. Ngoài ra các lãnh đạo của MTM từ thời điểm 29/08/2016 trở về trước cũng bị tố cáo đã có hành vi rút ruột vốn góp. Và chiếm đoạt tài sản công ty lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã trưng cầu giám định. Và xác định 1.064 nhà đầu tư chịu thiệt hại số tiền hơn 56 tỷ đồng. Trong đó, xác định được 822 nhà đầu tư chịu thiệt hại hơn 17 tỷ đồng. Những nhà đầu tư còn lại, cơ quan điều tra không xác minh được địa chỉ hoặc không có đơn tố cáo.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra nhận thấy một số cá nhân ở công ty chứng khoán có hành vi cho mượn tài khoản, rút tiền. Giúp Phùng Thành Công đặt một số lệnh mua, bán cổ phiếu MTM trên các tài khoản. Trong nhóm 59 tài khoản để thao túng giá.
Kết quả điều tra không đủ căn cứ kết luận các cá nhân này thông đồng thao túng giá. Do đó, Cơ quan điều tra không đề nghị xử lý hình sự. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấn chỉnh, có biện pháp xử lý.
Được biết, một số cá nhân hưởng lợi trong vụ án này nộp lại tổng cộng số tiền 741 triệu đồng. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị tịch thu sung công quỹ Nhà nước. Đồng thời, đề nghị 2 ngân hàng phải nộp lại số tiền gần 70 triệu đồng. Yêu cầu hai cá nhân khác phải nộp lại hơn 1,2 tỷ đồng.
Khoản thiệt hại hơn 17 tỷ đồng của 822 nhà đầu tư. Các bị cáo Trần Hữu Tiệp, Vũ Thị Hoa và bị can Phùng Thành Công phải có trách nhiệm bồi thường.
d) Kết án các bị can
Có tổng cộng 15 bị cáo hầu tòa và bị tuyên án với các tội danh Thao túng chứng khoán. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức. Và Giả mạo trong công tác.
HĐXX tuyên bị cáo Tiệp án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nguyễn Văn Dĩnh (54 tuổi, cựu Giám đốc CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico) lĩnh 4 năm tù về tội Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Vũ Thị Hoa (vợ Dĩnh) chịu mức án 12 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 12 bị cáo còn lại, gồm 4 nguyên giám đốc và phó giám đốc một số chi nhánh ngân hàng. Và 8 cá nhân khác ở Hà Nội lĩnh mức án từ 20 tháng tù treo đến 12 năm tù giam.
Các bị cáo phải bồi thường gần 40 tỷ đồng cho bị hại theo tỷ lệ số tiền các bị cáo đã hưởng.
Riêng Phùng Thành Công đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra tách rút tài liệu, xử lý sau khi bắt được.
2.3 Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (KSA)
a) Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận là doanh nghiệp gì?
Công ty CP Khoáng sản Bình Thuận Hamico tiền thân là Công ty TNHH Thương mại – Xây dựng Bảo Thư. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 4702002159 ngày 18/04/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp. Vốn điều lệ ban đầu là 5.760.000.000 đồng.
Tháng 11/2009, Công ty Chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức CTCP. Với đăng ký kinh doanh số 3600802882 ngày 05/11/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp. Vốn điều lệ đăng ký là 56.880.000.000 đồng.
Phạm Thị Hinh là Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Công nghiệp và Khoáng sản Bình Thuận (KSA). Và là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán VSM.
Năm 2010, cổ phiếu KSA niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE). Với mức giá giao dịch ngày đầu tiên 60.000 đồng/cp. Là một trong những cổ phiếu triển vọng trong giai đoạn ngành khoáng sản bùng nổ với những dự án khai thác vàng, titan… Tuy nhiên, trong nhiều năm hoạt động. KSA đã cho thấy nhiều dấu hiệu bất thường về hoạt động kinh doanh.
Cuối năm 2015, Phạm Thị Hinh thực hiện tăng vốn điều lệ Công ty KSA. Bằng cách phát hành thêm 56,05 triệu cổ phiếu mã KSA chào bán ra công chúng. Và được Ủy ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận lưu ký trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, sau khi phát hành, giá cổ phiếu KSA giảm mạnh, tính thanh khoản thấp. Nên Phạm Thị Hinh nảy sinh ý định lập ra một số tài khoản. Để thực hiện giao dịch chéo cổ phiếu KSA. Nhằm tăng giá cổ phiếu và tăng tính thanh khoản.
Đồng thời, chỉ đạo Trần Hồng Ngọc là nhân viên Công ty chứng khoán VSM lập ra 69 tài khoản. Rồi bàn bạc cùng Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trọng Hùng (Nhân viên Công ty chứng khoán Maritime – MSI). Sử dụng 69 tài khoản liên tục thực hiện mua, bán chứng khoán KSA. Nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo trên thị trường chứng khoán đối với mã cổ phiếu KSA để thu hút các nhà đầu tư.
b) Vốn điều lệ tăng chóng mặt
Để có thể làm giá cổ phiếu thì phải có nguồn cung. Và một trong những cách tạo nguồn cung là tăng mạnh vốn điều lệ doanh nghiệp.
Trong trường hợp của KSA, tháng 4/2015, Công ty có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 373,7 tỷ đồng lên 1.044 tỷ đồng. Thông qua chào bán 56 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu. Và 11 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược.
Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, KSA tiến hành chào bán cổ phần. Nhưng không có cổ đông hiện hữu nào đăng ký mua. Ngoại trừ bà Phạm Thị Hinh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị KSA khi đó.
Bị cáo này đăng ký mua 1,2 triệu cổ phần. Số cổ phần còn lại được phân phối cho 10 doanh nghiệp, cá nhân là người thân, người quen của mình.
Để có 560 tỷ đồng nộp vào tài khoản tương ứng với số cổ phiếu đăng ký mua. Ngoài trực tiếp vay tiền ngân hàng, bà Hinh còn nhờ thêm một số cá nhân đứng tên vay tiền.
Sau khi làm xong hồ sơ báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán công nhận kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng. Bà Hinh mới rút tiền trả nợ ngân hàng.
c) Tạo cung – cầu giả thông qua các giao dịch lớn
Sau khi tăng vốn, bước tiếp theo là tiến hành giao dịch lượng lớn cổ phiếu. Thông qua nhiều tài khoản chứng khoán để đẩy giá cổ phiếu.
Như trường hợp của KSA, bà Hinh và các đồng phạm đã sử dụng 69 tài khoản chứng khoán. Để giao dịch chéo giữa các tài khoản để tăng thanh khoản và giá cổ phiếu KSA.
10 tài khoản chứng khoán nhận phân phối cổ phiếu trong đợt tăng vốn phát hành 56 triệu cổ phần. Đã thực hiện các giao dịch thỏa thuận đối với nhóm 69 tài khoản sử dụng để làm giá. Tiếp đó, nhóm 69 tài khoản thực hiện các lệnh mua, bán, khớp chéo giữa các tài khoản để tạo cung cầu giả. Mục đích để đẩy tăng giá cổ phiếu KSA.
Xem lại dữ liệu giao dịch trong giai đoạn từ ngày 11/12/2015 – ngày đầu tiên giao dịch số cổ phiếu niêm yết bổ sung. Đến ngày 08/07/2016 – thời điểm các công ty chứng khoán bán giải chấp để thu nợ. Cổ phiếu KSA có nhiều giao dịch thỏa thuận với khối lượng vài triệu cổ phần mỗi phiên.
Ví dụ, chỉ trong 2 ngày 18 và 19/12/2015, có gần 16 triệu cổ phiếu được thỏa thuận. Cụ thể ngày 18/12/2015 là 4,95 triệu cổ phiếu và ngày 19/12/2015 là 10,7 triệu cổ phiếu. Ngày 28/12/2015, có 4,3 triệu cổ phiếu được thỏa thuận. Và ngày 12/01/2016 có thỏa thuận 4,4 triệu cổ phiếu…
Tổng cộng có 145 lệnh giao dịch thỏa thuận, trong đó lệnh bán là hơn 96,8 triệu cổ phiếu. Và lệnh mua hơn 91,9 triệu cổ phiếu.
Sau khi cổ phiếu nguồn được phân phối, nhóm 69 tài khoản bắt đầu thực hiện giao dịch trên sàn. Trong số 69 tài khoản, có 19 tài khoản chỉ thực hiện giao dịch thỏa thuận. 50 tài khoản còn lại thực hiện giao dịch khớp lệnh trên sàn. Với hơn 73.000 lệnh mua, khối lượng hơn 269 triệu cổ phiếu. Và hơn 38.000 lệnh bán, khối lượng hơn 640 triệu cổ phiếu.
Trong giai đoạn này, cổ phiếu KSA có thanh khoản lớn, khớp lệnh vài triệu cổ phiếu mỗi ngày. Cao nhất là phiên giao dịch ngày 24/03/2016 với 7 triệu cổ phiếu được sang tên.
Tính thanh khoản cao tạo sức hấp dẫn đủ lớn cho cổ phiếu KSA để nhà đầu tư có thể “đua theo sóng”.
Trên thực tế, trong giai đoạn từ 11/12/2015 – 08/07/2016. Có 1.490 nhà đầu tư tham gia giao dịch cổ phiếu KSA. Cơ quan điều xác định, các nhà đầu tư này đã mua, bán hơn 29,7 triệu cổ phiếu. Chênh lệch giá bán thấp hơn giá mua là 8,1 tỷ đồng. Xác định thiệt hại của nhà đầu tư là 8,1 tỷ đồng.
Sau khi “sóng lặng”, thị giá KSA nhanh chóng lao dốc, về vùng 1.000 đồng. Và chỉ còn 480 đồng trước khi bị hủy niêm yết bắt buộc.
d) Tạm ứng bất thường, kinh doanh kém hiệu quả
Trái với diễn biến tăng giá trên sàn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh giai đoạn này của KSA kém hiệu quả.
Từ mức lãi sau thuế 65 tỷ đồng năm 2010, KSA chỉ còn lãi ròng 2,9 tỷ đồng vào năm 2014. Và tiếp tục giảm về 1,4 tỷ đồng vào năm 2015.
Báo cáo tài chính năm 2015 – thời điểm KSA tăng vốn điều lệ. Có nhiều khoản trả trước người bán, với tổng số tiền là 404 tỷ đồng.
Theo đó, để thực hiện việc xây dựng nhà máy chế biến xỉ titan. KSA ký hợp đồng thi công với:
- Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Ngôi nhà Đầu tiên. Và ứng trước cho doanh nghiệp này 80 tỷ đồng.
- Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng kỹ thuật thương mại Phú Hòa. Tạm ứng 150 tỷ đồng.
- Ký hợp đồng với Công ty TNHH Hạnh Vân, tạm ứng 70 tỷ đồng.
- Công ty CP Đầu tư và phát triển Bảo Thư, tạm ứng 80,4 tỷ đồng.
Sau này, cơ quan điều tra xác định, đây đều là các doanh nghiệp “người quen” của bị cáo Hinh. Số tiền tạm ứng được chuyển khoản lòng vòng rồi rút ra. Để thanh toán cho khoản vay ban đầu tại ngân hàng.
Đáng nói là hành vi thao túng được thực hiện nhờ sự tiếp tay của môi giới chứng khoán. Để thực hiện việc thao túng giá, bị cáo Hinh đã nhờ Nguyễn Anh Tuấn, cựu Trưởng phòng Môi giới Công ty Chứng khoán Maritime Bank – MSI (sau được bán lại cho đối tác Hàn Quốc và đổi tên thành Công ty Chứng khoán KB Việt Nam – KBSV). Giao dịch chéo giữa các tài khoản để tăng thanh khoản và giá cổ phiếu KSA.
Sau khi mở tài khoản, bị cáo Hinh giao cho Nguyễn Anh Tuấn 34 tài khoản. Tuấn giao cho 2 nhân viên dưới quyền thực hiện đặt lệnh giao dịch chéo giữa các tài khoản.
Hàng ngày, nhóm nhân viên này có trách nhiệm truy cập vào tài khoản thống kê sức mua. Rồi cân đối dựa trên kết quả giao dịch trên sàn. Tính toán khối lượng mua hoặc bán cổ phiếu ở các tài khoản và thực hiện đặt lệnh.
Cuối ngày sẽ thống kê khối lượng giao dịch, số tiền tương ứng. Rồi chuyển lại cho đầu mối phía bà Hinh. Đồng thời, cân đối việc chuyển tiền giữa các tài khoản để đảm bảo giao dịch ngày hôm sau. Các tài khoản còn lại do bà Hinh chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc mua bán. Đến cuối tháng 6/2016, các công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu KSA để thu hồi nợ. Khiến cổ phiếu này giảm sàn liên tiếp.
Lúc này, các bà Hinh, Tuấn ngừng việc giao dịch… Trong năm 2018, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ra quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với KSA để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Trong phiên giao dịch cuối cùng trước khi bị hủy niêm yết. Thị giá KSA chưa đến 500 đồng/cp.
Đến năm 2019, vụ án mới được khởi tố. Qua quá trình điều tra, căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được. Ngày 12/03/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. Và ngày 21/03/2019 đã áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ hình sự đối với bị can Phạm Thị Hinh về tội Thao túng thị trường chứng khoán.
Theo quy định hiện hành, hành vi thao túng giá chứng khoán bị cấm thực hiện. Song vì lợi nhuận, hành vi này vẫn âm thầm diễn ra.
e) Kết án các bị can
Tòa đã tuyên án phạt 4 bị cáo: Phạm Thị Hinh 18 tháng tù. Nguyễn Anh Tuấn, Trần Hồng Ngọc, Nguyễn Trọng Hùng cùng bị phạt 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 30 tháng về cùng tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Hội đồng xét xử xác định, trong vụ án này, bị cáo Phạm Thị Hinh đóng vai trò là người chủ mưu. Đã khởi xướng và tích cực thực hiện hành vi phạm tội.
Các bị cáo còn lại gồm Trần Hồng Ngọc, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trọng Hùng đóng vai trò là đồng phạm. Trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, Tòa quyết định bị cáo Phạm Thị Hinh phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền đã gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.
(Còn tiếp…)
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về hoạt động thao túng thị trường chứng khoán. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về thao túng thị trường chứng khoán là gì? Nguyên nhân xảy ra việc thao túng thị trường chứng khoán? Cũng như những chiêu trò làm giá của đội lái trên thị trường chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phát hiện rủi ro, để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Đánh giá đúng tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán của Cú như:
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán cần chú ý của Cú như:
1. Tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam (P.1)
2. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Tin giả – Bẫy bơm xả (P.2)
3. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Đặt lệnh ảo – Thanh khoản ảo (P.3)
4. Đầu cơ giá xuống và một số thủ thuật khác trong thao túng thị trường chứng khoán (P.4)
5. Hậu quả và xử phạt hành vi thao túng thị trường chứng khoán (P.5)
6. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu KSS, MTM, KSA (P.6)
7. Thao túng thị trường chứng khoán của cổ phiếu DCL và DVD (P.7)
8. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu NHP, TGG, CDO (P.8)
9. Thao túng thị trường chứng khoán – FLC và Trịnh Văn Quyết (P.9)
10. Thao túng thị trường chứng khoán – ASA và Louis Holdings (P.10)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969