Đầu cơ giá xuống và một số thủ thuật khác trong thao túng thị trường chứng khoán (P.4)
Ngày nay, việc đầu tư chứng khoán không còn xa lạ với các nhà đầu tư nữa. Đây là một hình thức đầu tư mạo hiểm. Bởi lẽ nhà đầu tư không bao giờ biết chắc được ngày mai giá chứng khoán chúng ta mua sẽ tăng hay giảm. Không bao giờ biết chắc được công ty đại chúng mà anh em rót tiền vào đang làm ăn lời hay lỗ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn cần cảnh giác với hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Có rất nhiều trường hợp công ty phát hành chứng khoán sử dụng những thủ đoạn tinh vi. Để tự mua chứng khoán của mình trái quy định của pháp luật để đẩy giá chứng khoán lên cao. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư tin rằng nếu mua chứng khoán này sẽ có lãi. Và đổ xô vào mua chứng khoán này. Sau đó, phía công ty phát hành sẽ bán ra một lượng lớn chứng khoán. Khiến cho giá chứng khoán này giảm mạnh và các nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng.
Liên tục mua bán, tạo cung cầu giả, đẩy giá cổ phiếu, âm thầm bán chui… Là những chiêu trò đã và đang tồn tại trên thị trường chứng khoán. Nhiều vụ việc bị phanh phui, loạt tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính. Thậm chí lĩnh án tù, nhưng vì lợi nhuận, nhiều cá nhân vẫn dùng chiêu trò này.
Trong phần trước “Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán cần biết (P.3)”, anh em đã tìm hiểu về một số thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán là Spoofing (Tạo lệnh ảo) và Wash Trade (Tạo thanh khoản ảo). Trong bài viết tiếp theo, anh em hãy cùng Cú lật tẩy từng chiêu trò. Và khám phá thêm các thủ thuật khác về thao túng thị trường chứng khoán nổi tiếng ở bài viết này nhé!
2. Thủ thuật thường gặp khiến thị trường chứng khoán bị thao túng (tiếp theo)
Việc làm giá không chỉ diễn ra ở thị trường mới như Việt Nam, mà cả khắp nơi trên thế giới. Do vậy, việc nhận biết các thủ thuật “làm giá” cũng giống như chuẩn bị “áo giáp” nhằm hạn chế các tổn thất.
Thị trường chứng khoán bị thao túng thường liên quan đến các vấn đề sau:
2.5 Bear Raiding (Đầu cơ giá xuống)
a) Định nghĩa
Thuật ngữ “Bear Raid” tạm dịch ra tiếng Việt là sự đầu cơ giá xuống.
Đầu cơ giá xuống là một hành vi bất hợp pháp. Trong đó các nhà đầu cơ cấu kết với nhau để đẩy giá cổ phiếu xuống thấp hơn. Thông qua việc bán khống và lan truyền những tin đồn bất lợi về công ty mục tiêu. Mục đích của phương thức này vẫn là tạo ra một cái bẫy. Để dụ những nhà đầu tư chưa hiểu rõ các chiêu trò trong thao túng thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, hành động thao túng sẽ gây hoang mang cho những người lạc quan về thị trường. Từ đó, người thao túng tạo áp lực buộc các nhà đầu tư cá nhân bán tống bán tháo quá mức cho phép. Để người thao túng có thể thanh lý các hợp đồng bán khống để kiếm lời.
Đầu cơ giá xuống được thực hiện như thế nào?
Đầu cơ giá xuống cũng gần giống việc đầu cơ cổ phiếu. Khi các nhà đầu cơ phán đoán thị trường chuẩn bị xuất hiện dấu Bear Market. Thì họ sẽ ngay lập tức vay một lượng cổ phiếu rất lớn rồi bán ra ngay theo giá thị trường. Khi giá của cổ phiếu sụt giảm (do tác động của Bear Market). Thì người đầu cơ sẽ ngay lập tức mua ngược trở lại để trả nợ. Và hưởng lợi nhuận từ phần tiền chênh lệch.
Lưu ý: Bán khống là gì? Bear market là thị trường gì?
* Bán khống cổ phiếu (Short Sales) là hình thức giao dịch chứng khoán. Khi người bán không sở hữu và vay mượn cổ phiếu từ người khác (nhà môi giới). Thay vì sở hữu ngay từ đầu, họ mượn chứng khoán để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua và trả lại cổ phiếu khi giá cổ phiếu giảm.
Điều này có nghĩa, anh em mua chứng khoán và kỳ vọng thị trường xuống. Bạn bán chứng khoán và chờ thị trường xuống thấp hơn nữa để mua lại số lượng cổ phiếu đã vay mượn.
Việc bán khống cổ phiếu sẽ xảy ra 2 trường hợp với nhà đầu tư:
- Dự đoán đúng: Nhà đầu tư sẽ thu về số lợi nhuận khổng lồ.
- Dự đoán sai: Nếu thị trường ngược lại, không giảm mà tăng đột ngột, nhà đầu tư sẽ thua lỗ nặng nề.
* Bear Market: Bear market hay “thị trường gấu” là thuật ngữ để mô tả trạng thái thị trường đang suy giảm. Trong Bear market cổ phiếu liên tục rớt giá. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư rằng thị trường tiếp tục đi xuống. Theo đó kéo dài vòng xoáy đi xuống.
Một thị trường chỉ được xem là Bear market khi sự giảm giá ít nhất 20%. Xuất hiện ở các chỉ số chứng khoán chính từ mốc giá cao nhất. Và trong thời gian ít nhất 2 tháng.
Bear market tồi tệ nhất chính là giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. Đã kéo dài tận 17 tháng. Còn tại Việt Nam, giai đoạn Bear market xảy ra gần đây nhất là vào năm 2020. Lúc đó VN-Index đã giảm hơn 30% chỉ trong 3 tháng vì dịch bệnh.
Trong giai đoạn Bear market, các Nhà đầu tư cần chuẩn bị chiến thuật hợp lý. Cũng như một tâm lý vững vàng, trước khi vội vàng rút các khoản đầu tư. Để có thể tránh được nguy cơ thua lỗ một khi Bull market (thị trường tăng trưởng) trở lại.
b) Hiểu về Bear Raid (Đầu cơ giá xuống)
Trong “Bear raid”, từ “bear” ở đây nằm trong bối cảnh giá xuống, nhưng mang hơi hướng là sự câu kết. Sự đầu cơ giá xuống (được cho là không lành mạnh) này xảy ra phổ biến vào những năm đầu 1900 tại các thị trường Âu Mỹ. Với thủ đoạn phao tin đồn hay thêu dệt chuyện bất lợi cho công ty mục tiêu (bị tấn công) trên các ấn phẩm kinh tế. Mục đích để gây hoang mang cho nhà đầu tư. Làm cho họ bán tháo cổ phiếu đi (selling stampede) để kéo giá xuống theo ý đồ bất minh hay kế hoạch thâu tóm.
– Bear Raid (Đầu cơ giá xuống) đôi khi được sử dụng bởi những người bán khống vô đạo đức. Những người muốn kiếm tiền nhanh chóng từ các vị thế bán của họ.
– Đối tượng của Bear Raid (Đầu cơ giá xuống) nói chung là một công ty đang trải qua giai đoạn thử thách. Chính vì đặc điểm dễ bị tổn thương mà công ty mục tiêu được chọn là con mồi béo bở cho những người săn lùng giá xuống.
– Mặc dù bán khống là hợp pháp. Nhưng bán khống phối hợp được Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) xem như sự thao túng thị trường chứng khoán. Và việc lan truyền tin đồn sai lệch là tương đương với hoạt động lừa đảo.
c) Mục tiêu của Bear Raid (Đầu cơ giá xuống)
– Mục tiêu của Đầu cơ giá xuống thường là kiếm lợi nhuận trong một khoảng thời gian ngắn thông qua việc bán khống. Trong trường hợp Đầu cơ giá xuống hoạt động và cổ phiếu mục tiêu lao dốc. Người bán khống có thể mua lại cổ phiếu với giá rẻ hơn trên thị trường mở.
– Những người bán khống kiếm tiền bằng cách bán cổ phiếu ở mức giá hiện tại. Sau đó mua lại cổ phiếu để đóng vị thế với giá thấp hơn. Những người bán khống kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá mua – bán. Chẳng hạn như việc bán cổ phiếu tại mức 100 đô la và mua lại cổ phiếu tại mức 75 đô la. Điều này sẽ tạo ra khoản lợi nhuận 25 đô la.
– Trong một cuộc săn lùng giá xuống điển hình. Những người bán khống thường thông đồng trước với nhau. Để thiết lập các vị thế bán lớn trong cổ phiếu mục tiêu. Khi khối lượng bán khống quá lớn làm tăng rủi ro bán non. Điều này có thể gây ra tổn thất đáng kể cho người bán khống. Vì họ không thể tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi chiến lược bán khống của họ có hiệu quả.
Lưu ý: Bán non (Short Squeeze) là một tình huống trong đó giá cổ phiếu hay hàng hoá (có nhiều vị thế bán) tăng lên rất mạnh. Buộc nhiều người bán khống phải kết thúc vị thế bán của mình để cắt lỗ. Và càng tạo thêm sức ép tăng giá cho cổ phiếu hay hàng hoá đó.
– Vì vậy, những người bán khống bắt tay vào bước tiếp theo trong cuộc săn lùng giá xuống giống như một chiến dịch bôi nhọ. Với những lời thì thầm và tin đồn lan truyền về công ty mục tiêu bởi những nguồn không xác định.
– Những tin đồn này có thể là bất cứ điều gì miêu tả công ty mục tiêu trong một khía cạnh tiêu cực. Chẳng hạn như cáo buộc gian lận kế toán, điều tra của Ủy bán chứng khoán, bỏ lỡ thu nhập, khó khăn tài chính… Những tin đồn này có thể khiến các nhà đầu tư lo lắng thoát khỏi giao dịch. Khiến giá cổ phiếu giảm hơn nữa và mang lại cho người bán khống lợi nhuận mà họ đang tìm kiếm.
d) Bán khống chứng khoán tại thị trường Việt Nam
⋅ Bán khống có được luật pháp công nhận không?
– Tại thị trường cơ sở: Xét về mức độ pháp luật, việc mua bán khống không được nhà nước công nhận trên thị trường cơ sở. Có nghĩa là mua bán khống riêng lẻ không được phép.
Do vậy, nhà đầu tư chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi thị trường tăng điểm. Mua trước bán sau. Nếu dự đoán sai, giá cổ phiếu đảo chiều trong khi chưa đủ T+2 về tài khoản. Nhà đầu tư chỉ biết chờ đợi đến ngày hàng về mới bán được.
Lưu ý: Thị trường cơ sở là nơi mà các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán cơ sở được diễn ra. Chứng khoán cơ sở là loại cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán.
Ví dụ 1: Giả định nhà đầu tư nhận thấy cổ phiếu ABC quá cao so với giá trị thật. Hoặc khi phân tích kỹ thuật đã chỉ ra cổ phiếu khả năng sụp đổ cao. Khi cổ phiếu trên 50.000 đồng (trước chia tách), thì tiến hành bán ra. Nhưng hiện tại nhà đầu tư không bán khống ra được, vì họ đang không sở hữu cổ phiếu ABC.
Tuy nhiên, thực tế thì vẫn có một số cách “lách luật” để có thể bán được với hình thức này. Trên thị trường vẫn có kiểu bán khống giữa các cá nhân với nhau. Thông qua các hình thức vay mượn từ các nhà đầu tư. Mặc dù nghiệp vụ phức tạp và nhiều rủi ro, tuy nhiên tình trạng này vẫn đang diễn ra.
– Tại thị trường phái sinh: Việc bán khống này được phép và có đòn bẩy lên đến 1:20 lần tại các tổ chức tài chính, các công ty chứng khoán. Với các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng.
Hiện nay, hoạt động bán khống có thể dựa vào rổ cổ phiếu VN30. Tỷ lệ đòn bẩy sẽ linh hoạt tuỳ theo từng tổ chức tài chính, từng công ty chứng khoán. Và phụ thuộc vào các kỳ hạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 6 tháng. Các tỷ lệ đòn bẩy thường gặp là 1:5 đến 1:10. Có những trường hợp đặc biệt thì lên đến 1:20.
Lưu ý:
⋅ Chỉ số VN30 là gì?
Bắt đầu từ ngày 06/02/2012. Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã lập và đưa vào sử dụng chỉ số VN30-Index. Cụ thể:
- Chỉ số VN30-Index bao gồm 30 cổ phiếu được niêm yết tại sàn HOSE. Nó có giá trị vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất. Cụ thể, nhóm 30 cổ phiếu này chiếm lên đến 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường. Và 60% tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường.
- Chỉ số VN30-Index được ra đời nhằm mong muốn sẽ phản ánh tốt hơn mối quan hệ giữa cung và cầu của cổ phiếu trên thị trường. Đây là điều mà chỉ số VN-Index đôi khi không được phản ánh thật sự chuẩn xác.
⋅ Thị trường chứng khoán phái sinh là gì?
Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi dành cho các công cụ tài chính phái sinh. Là nơi sử dụng các công cụ mang tính hợp đồng hoặc tương tự như hợp đồng. Thay vì mua bán tài sản thông thường. Các nhà đầu tư sẽ giao thương các quyền, các hợp đồng, các nghĩa vụ được chuyển nhượng quyền sở hữu từ người này sang người khác
Ví dụ 2: Ngày 01/06/N, nhà đầu tư A mua một số cổ phiếu nằm trong VN30 là HPG (Hòa Phát), VCB (Vietcombank), VNM (Vinamilk). Với giá trị 100 triệu đồng. Giá của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đang giao dịch là 690 điểm chỉ số. Bất ngờ trong thời gian nghỉ trưa, thị trường xuất hiện thông tin bất lợi. Khiến cho các cổ phiếu giảm giá và giá trị danh mục của nhà đầu tư sụt giảm.
Thay vì chỉ có thể nhìn danh mục cổ phiếu của mình sụt giảm như trước đây. Khi đã có sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số. Nhà đầu tư có thể thực hiện động tác bán 10 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 với giá 690 điểm chỉ số. Với mức ký quỹ là 10%, số tiền nhà đầu tư bỏ ra là 69 triệu đồng.
Cuối ngày, giá trị danh mục (HPG, VCB, VNM) giảm xuống còn 94 triệu. Nhà đầu tư A bị lỗ 6 triệu đồng. Cùng xu hướng, giá của hợp đồng tương lai giảm xuống còn 685 điểm. Nhà đầu tư lãi 5 triệu đồng sau khi bán hợp đồng tương lai chỉ số. Như vậy, nhờ sản phẩm hợp đồng tương lai. Tổng danh mục của nhà đầu tư không bị lỗ 6 triệu đồng, mà chỉ lỗ 1 triệu mà thôi.
Tuy nhiên, cần lưu ý, để thực hiện được chiến lược quản lý rủi ro này. Nhà đầu tư phải lựa chọn được cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu có tính đại diện cho chỉ số VN30. Và các cổ phiếu này phải có mối tương quan chặt chẽ đối với chỉ số VN30. Khi chỉ số tăng thì giá cổ phiếu cũng tăng và ngược lại.
Người ta thường căn cứ vào hệ số Beta (Là hệ số đo lường mối tương quan giữa giá cổ phiếu và chỉ số). Khi Beta > 1 mối tương quan cùng chiều, Beta <1 mối tương quan ngược chiều. Để tính giá trị Beta các chuyên gia tài chính thường sử dụng phương pháp hồi quy giữa biến động giá chứng khoán và biến động chỉ số. Nhà đầu tư, có thể sử dụng kết quả tính toán chỉ số Beta được công bố tại các website tài chính.
Ngoài ra bản thân chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 cũng phải có mối tương quan chặt chẽ. Hay nói cách khác khi chỉ số VN30 tăng/giảm giá. Thì giá hợp đồng tương lai VN30 cũng phải tăng hoặc giảm giá theo.
Cuối cùng, để có thể thực hiện chiến lược quản trị rủi ro này. Thì thanh khoản các hợp đồng tương lai phải cao, để nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán.
Hiện tại, trong danh mục 30 cổ phiếu của chỉ số VN30. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn như VNM, GAS, MSN, VCB…. Các cổ phiếu này biến động khá tương đồng với chỉ số VN30. Nhà đầu tư có thể sử hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu để phòng ngừa rủi ro cho danh mục các cổ phiếu đó.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh. Nhà đầu tư nên cẩn trọng một số yếu tố sau để có thể bán khống hiệu quả:
- Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá. Một số tình huống nhà đầu tư có thể vừa bán khống và mua ở các kỳ hạn khác nhau. Hoặc có thể mua ở thị trường chứng khoán cơ sở. Sau đó thực hiện bán khống ở thị trường chứng khoán phái sinh.
- Thực hiện bán khống khi thị trường chung vượt quá giá trị. Ở thời điểm này, nhà đầu tư có thể dựa vào các phương pháp khác nhau. Như:
– Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio): Là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu.
– Chỉ số P/B (viết tắt của chỉ số Price to Book ratio): Là chỉ số này được dùng để so sánh giá trị thực tế của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Mục đích để định giá cổ phiếu và cả thị trường chứng khoán.
Anh em có thể tham khảo cách tính hai chỉ số này trong bài viết “Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần? Dễ nhất cho F0 (P.2)”.
- Dựa vào việc phân tích kỹ thuật để có thể ra quyết định đầu tư và giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, với cách này, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm và kiến thức về phân tích chứng khoán.
- Dựa vào mức chênh lệch giữa VN30 và chứng khoán phái sinh để có căn cứ thực hiện bán khống.
Lợi ích từ việc bán khống chứng khoán
Mặc dù trên thị trường cơ sở, việc bán khống không được pháp luật công nhận. Nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích sau:
- Kiếm được lợi nhuận khi dự đoán đúng được giá cổ phiếu giảm để bán khống.
- Giúp được bên mua có thể mua được cổ phiếu với số lượng nhiều hơn.
- Gia tăng giao dịch phòng ngừa rủi ro giảm giá thị trường. Đặc biệt là các quỹ đầu tư nhằm cho quỹ biến động ổn định.
- Gia tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.
- Việc gia tăng bán sẽ gia tăng mua, bởi giá quá cao sẽ làm giảm người mua. Do đó tăng tính thanh khoản sẽ giúp thị trường chứng khoán đạt tính cân bằng. Bên cạnh đó, tính hiệu quả của doanh nghiệp và thị trường cũng được đảm bảo.
- Giúp lật mặt những công ty làm ăn gian dối, xào nấu số liệu, thao túng giá cổ phiếu.
- Hạn chế tình trạng bong bóng thị trường và cổ phiếu.
Rủi ro khi giao dịch bán khống chứng khoán
Bên cạnh các lợi ích khi giao dịch bán khống. Còn có những rủi ro nhà đầu tư cần nắm bắt trước khi tham gia vào thị trường này:
- Thiệt hại tài chính, lỗ nếu như nhà đầu tư dự đoán thị trường không chính xác.
- Dự đoán không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Chính điều này khiến nhà đầu tư bỏ lỡ những cơ hội trong mua bán chứng khoán cơ sở.
- Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy không phù hợp với xu thế thị trường.
- Mua bán khống chứng khoán sẽ gây tổn thất và thiệt hại cho doanh nghiệp và thị trường nếu xảy ra tràn lan.
Các bước cơ bản thực hiện bán khống cổ phiếu
Không thể phủ nhận một điều. Giao dịch bán khống cổ phiếu là đòn bẩy giúp nhà đầu tư thắng lớn trên thị trường chứng khoán. Có nhiều tỷ phú đã thành danh chỉ sau 1 giao dịch bán khống. Vậy có những bước nào để thực hiện giao dịch này?
Các bước bán khống cổ phiếu trên thị trường được thực hiện tuần tự sau đây:
- Nhà đầu tư sẽ mượn cổ phiếu nào đó khi dự đoán giá sẽ giảm trong tương lai. Thường thông qua môi giới.
- Bán cổ phiếu lập tức trên thị trường.
- Mua lại chính cổ phiếu đã bán với giá thấp hơn khi bán ra ban đầu.
- Trả lại chứng khoán cho nhà môi giới hoặc người cho mượn.
Lưu ý khi bán khống là gì?
Như vậy, theo lý thuyết chỉ cần thực hiện tuần tự 4 bước như trên là anh em sẽ trở thành triệu phú hoặc tỷ phú. Tuy nhiên, lý thuyết lúc nào cũng cách thực tế một khoảng khá dài.
Dự đoán thị trường là bài toán khó. Để giảm thiểu rủi ro, anh em nên lưu ý:
- Xác định điểm mua, điểm bán hợp lý. Luôn giới hạn việc thua lỗ bằng định mức nhất định, có thể ở mức 7% – 10%.
- Trong chứng khoán, luôn có những rủi ro không thể đo lường. Nên nhà đầu tư chỉ nên bán chứng khoán với một tỷ trọng nhất định.
- Đối với nhà đầu tư mới, hoặc chưa có kinh nghiệm. Tốt nhất không nên tham gia bán khống cổ phiếu.
- Có thể thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và bán khống ở thị trường phái sinh với các đòn bẩy 1:5, 1:10 hoặc 1:20.
e) Những thương vụ đầu cơ giá xuống nổi tiếng trong lịch sử
⋅ George Soros: Lãi 1 tỷ USD trong 1 ngày nhờ bán khống
George Soros đặc biệt nổi tiếng với các phi vụ làm ăn, kiếm lời ngoạn mục trong các “cơn bão” tài chính, tiền tệ. Trong đó ấn tượng nhất là vụ đầu cơ đồng bảng Anh vào cuối thế kỉ XX. Vào ngày 16/9/1992, ông đã làm khuynh đảo thị trường tài chính thế giới. Trở thành tâm điểm của truyền thông. Khi ông bị cáo buộc đã bán khống lượng bảng Anh có giá trị tương đương hơn 10 tỷ USD. Và kiếm lời từ việc Ngân hàng Trung ương Anh do dự lựa chọn hoặc nâng lãi suất nội tệ lên, hoặc thả nổi đồng nội tệ. Kết quả là sau đó, đồng bảng Anh bị phá giá một cách thảm hại. Và cuối cùng bị rút ra khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu.
Nhờ phi vụ lịch sử này, Soros đã thu được cho mình khoảng 1,1 tỷ USD. Nhờ tài quan sát, đánh giá kỹ càng, Soros đã nhận thấy được những điểm yếu của đồng bảng Anh vào thời điểm đó. Và ông đã hối thúc những người dưới quyền tận dụng lợi thế của mình chuẩn bị cho cuộc “tấn công” vào đồng tiền này.
⋅ John Paulson và Kyle Bass: Lãi gần 4 tỷ USD trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Vào năm 2006, khi mà hầu hết dân Mỹ đều tin tưởng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Thì John Paulson lại là một trong số rất ít người cảnh báo rằng bong bóng bất động sản tại Mỹ sẽ xì hơi. Với suy tính này, ông quyết định đi nước cờ “một ăn một thua”. Đặt cược vào sự sụp đổ của thị trường nhà đất phố Wall.
Ông đã dồn toàn bộ số tài sản cá nhân và số vốn 150 triệu USD huy động được từ các nhà đầu tư khác để đầu tư vào cơ hội “ngàn năm có một” này. Paulson vẫn còn bị lỗ cho đến tận giữa tháng 6 năm 2006. Tuy nhiên, sau đó, mọi việc đều xảy ra y như dự tính của ông.
Khủng hoảng tài chính bung ra và Paulson thu về 3,7 tỷ USD trong năm 2007. Vượt xa kỷ lục do “ông vua đầu cơ” George Soros lập với 2,9 tỷ USD. Hay James Simons trước đó với 2,8 tỷ USD. Cũng trong năm 2007, tất cả các quỹ của Paulson đều thắng lớn khi kiếm được tới 15 tỷ USD.
Tương tự như John Paulson, Kyle Bass cũng là một trong số những người hiếm hoi nhận ra sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ. Quỹ Hayman Capital của ông đã thu được gần 4 tỷ USD. Nhờ vào quyết định bán khống chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp của nhà đầu tư tài ba này.
⋅ John Arnold: Thu về lợi nhuận 200% bằng cách đặt cược với đối thủ
John Arnold, nhà quản lý Quỹ đầu cơ Centaurus Energy. Được mệnh danh là thiên tài đầu cơ trong lĩnh vực năng lượng. Một ông trùm thực thụ của ngành khí đốt. “Phù thủy” giới đầu cơ đã kiếm được hàng tỷ USD nhờ tuân thủ một cách nghiêm túc chiến lược đầu tư riêng của mình. Và chính điều này đã giúp Arnold không bị lệch hướng khỏi mục tiêu. Khi hầu như cả thị trường đều đi theo hướng ngược lại so với dự đoán của ông.
Năm 2006, Brian Hunter, lãnh đạo Quỹ đầu tư Amaranth – đối thủ của Centaurus Energy đã đánh cược rằng giá khí đốt sẽ tăng cao vào mùa đông. Khi cho rằng thời tiết khắc nghiệt sẽ đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt gia tăng. Brian Hunter khi đó là một trong những thế lực lớn trên thị trường năng lượng. Những động thái của Amaranth luôn được những quỹ đầu cơ khác dõi theo.
Tuy nhiên, bằng những phân tích của mình, John Arnold khi đó đã đi ngược số đông. Khi tin tưởng giá khí đốt sẽ hạ và chơi bài “ghìm” giá cổ phiếu xuống. Kết quả là giá khí đốt đã không tăng như dự đoán của số đông thị trường. Kết thúc vụ đặt cược, Centaurus đã tạo ra tỉ suất lợi nhuận 200%. Trong khi Amaranth đã phải chi tới 3 tỷ USD vào thời điểm đó do thua lỗ trong các hợp đồng swap và sụp đổ.
⋅ Jesse Livermore: Lãi hơn 100 triệu USD nhờ đầu cơ theo nguyên tắc giá giảm
Jesse Livermore được biết đến với cái tên “Gã đầu cơ liều lĩnh trẻ tuổi”. Hay “Con gấu vĩ đại của phố Wall” – là một nhà giao dịch chứng khoán đầu thế kỉ 20. Ông nổi tiếng nhờ kiếm được cũng như thua lỗ hàng triệu đô la tiền tài. Và bán khống cổ phiếu vào những giai đoạn suy thoái các năm 1907 và 1929. Trong khi hàng triệu nhà đầu tư thua lỗ giai đoạn khủng hoảng. Thì ông đã kiếm được những khoản lợi nhuận “kếch xù”.
Phi vụ đầu cơ lớn nhất, đồng thời nổi tiếng nhất của Livermore là đầu cơ vào “Ngày thứ Năm đen tối” (24/10/1929) ở Mỹ. Khi toàn bộ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ rớt giá thẳng đứng. Kéo theo sự sụt giảm một cách tồi tệ của các chỉ số. Ngay từ trước đó nửa năm ông đã đầu cơ cổ phiếu theo nguyên tắc giá giảm. Kết quả là khi kinh tế Mỹ bước vào cuộc Đại suy thoái. Thị trường mất đi 11% giá trị thì cũng là lúc Livermore có được hơn 100 triệu USD. Trở thành “huyền thoại đầu cơ” lúc bấy giờ.
Nhưng không phải các nhà đầu cơ giá xuống lúc nào cũng giành chiến thắng. Câu chuyện về giá cổ phiếu của GameStop sẽ làm phố Wall phải suy nghĩ lại. Trong hơn 200 năm lịch sử tồn tại, phố Wall – sàn chứng khoán nổi tiếng nhất thế giới. Có lẽ chưa có lần nào gặp chuyện điên rồ như “phi vụ GameStop”.
⋅ Cuộc nổi loạn của GameStop tại phố Wall
Câu chuyện bắt đầu từ chuyện những “con cá mập” trên sàn chứng khoán. Thường săn lợi nhuận bất chấp số phận của người khác. Một trong những cách của chúng là “bán khống”. Nghĩa là đi vay mượn một số cổ phiếu và bán chúng ngay với dự đoán giá sẽ còn hạ trong tương lai. Khi sự việc đó xảy ra, kẻ bán khống sẽ mua lại cổ phiếu ở mức giá thấp hơn để hoàn trả. Và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá bán và mua. Cách làm này là hợp pháp trong nghề buôn chứng khoán. Và dựa theo cách đặt cược vào tình hình tài chính khó khăn của một doanh nghiệp.
Chính vì vậy các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ, nghiệp dư đã nổi giận. Những người này nhóm họp ở mục “WallStreetBets” trên trang mạng thông tin Reddit. Đã phối hợp với nhau đồng loạt mua cổ phiếu của chuỗi bán lẻ các trò chơi video GameStop. Một công ty đang gặp khốn đốn khi mất giá tệ hại từ 60 USD/cổ phiếu vào năm 2007. Xuống chỉ còn hơn 2,5 USD vào tháng 3-2020.
Cuộc phối hợp bất ngờ của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Buộc các quỹ đầu cơ phải mua lại cổ phiếu GameStop mà mình đã bán khống với giá đắt để tránh bị mất trắng. Tổng thiệt hại của các “cá mập” được cho là hơn 3 tỷ USD.
Kết quả của chiến dịch này là sàn New York rúng động. Trong vòng vài ngày, giá cổ phiếu GameStop tăng chóng mặt 1.700%. Có lúc đạt mức giá 469 USD. Đẩy giá trị của GameStop từ mức bên bờ phá sản vọt lên đến 30 tỷ USD. Tương tự, giá cổ phiếu của Hãng điện tử BlackBerry cũng tăng gần gấp 5 lần trong khoảng từ đầu tháng 01-2021 đến nay. Cổ phiếu của chuỗi rạp chiếu phim AMC cũng tăng lên 900%.
Cuộc “đảo chính” lần này thật ra cũng do nhiều yếu tố kết hợp:
- Đó là các công ty môi giới chứng khoán trực tuyến nở rộ ở Mỹ từ năm 2019. Cho phép bất kỳ ai cũng có thể mua và bán các cổ phiếu trên thị trường tài chính mà không phải trả phí hoa hồng. Ứng dụng dịch vụ nổi tiếng nhất hiện nay có tên gọi là Robinhood (Hiệp sĩ rừng xanh). Hiện có hơn 13 triệu người dùng.
- Kế đến là dịch COVID-19 khiến nhiều người ở nhà. Nên có thời gian rảnh tìm hiểu về chơi chứng khoán với mong muốn cải thiện đời sống.
- Và các khoản hỗ trợ từ chính phủ mà các hộ gia đình ở Mỹ nhận được. Có thể đã thúc đẩy một số người quyết định và lao vào đầu tư chứng khoán.
Dĩ nhiên giá trị thực của GameStop phải trở về đúng của nó. Một vài tuần sau đó, nó đã giảm đến 70% giá trị sau khi bùng nổ dạng ảo. Nhưng câu chuyện đầy ấn tượng này đã khiến các nhà quản lý thực sự dè chừng. Liệu số đông khi hợp lực có thể làm biến dạng thị trường chứng khoán hay không?
2.6 Một số thủ thuật thao túng giá chứng khoán khác thường gặp tại thị trường chứng khoán Việt Nam
a) “Thổi” vốn điều lệ của doanh nghiệp trước khi niêm yết trên thị trường chứng khoán
Đây là việc nâng khống vốn điều lệ của doanh nghiệp trước khi niêm yết trên thị trường. Được các đối tượng doanh nghiệp thực hiện rất dễ dàng thông qua một loạt “thủ thuật” nhằm che mắt cơ quan chức năng. Chọn cách này, doanh nghiệp không phải nộp tiền vào tài khoản phong tỏa. Cũng không phải công khai, minh bạch như doanh nghiệp đã lên sàn.
Thực tế cho thấy, lỗ hổng ở đây có thể giúp nhiều “con voi chui lọt lỗ kim”. Nằm ở quy định luật, cho phép doanh nghiệp khai vốn bao nhiêu thì tùy. Và có đến 90 ngày để thanh toán vốn cổ phần đã đăng ký mua. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Việc tăng vốn điều lệ của các doanh nghiệp chưa lên sàn rất dễ. Vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp đã chọn chiêu tăng vốn “thần tốc” trước khi lên sàn. Để không phải nộp tiền vào tài khoản và công khai minh bạch như các công ty trên sàn. Đây là kẽ hở lớn giúp doanh nghiệp nâng khống vốn điều lệ.
Việc nâng khống vốn điều lệ rồi niêm yết cổ phiếu. Sau đó kiếm lời bất chính trên thị trường chứng khoán là câu chuyện không phải mới. Nhưng với mức độ nâng khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Rồi niêm yết cổ phiếu bán chiếm đoạt tới hơn 6.412 tỷ đồng của nhà đầu tư như trường hợp CTCP Xây dựng FLC Faros – FLC Faros (mã chứng khoán: ROS). Khiến không chỉ nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ROS bất bình. Mà cả cộng đồng đầu tư tài chính “dậy sóng” về mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Giới đầu tư cảm thấy băn khoăn và bất an khi doanh nghiệp có thể lách luật để “bán giấy lấy tiền” hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng qua rất nhiều năm mới bị phanh phui.
Quá trình tăng vốn được FLC Faros thực hiện như thế nào?
Toàn bộ quá trình tăng vốn này được thực hiện khi FLC Faros chưa phải doanh nghiệp đại chúng. Hành trình nâng vốn hàng nghìn tỷ của doanh nghiệp này từng bị kiểm toán lưu ý bất thường.
Trong báo cáo kiểm toán bán niên năm 2016, Công ty TNHH Kiểm toán ASC nhấn mạnh. “Trong đợt tăng vốn điều lệ trong quý I/2016 với số tiền 462,5 tỷ đồng. Tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyển tiền đi liên tục 18 lần. Các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận ủy thác được thực hiện trong cùng ngày 8/1/2016.”
Như vậy, các cổ đông góp vốn từng phần thông qua chuyển tiền vào tài khoản của FLC Faros. Nhưng ngay lập tức tiền lại được chuyển ra ngay. Và quy trình này lặp lại đến 18 lần chỉ trong ngày 8/1/2016.
Với 18 vòng chuyển tiền thực tế cổ đông của FLC Faros. Thì chỉ cần hơn 25 tỷ đồng để hoàn tất đợt tăng vốn. Sau khi chỉ ra bất cập, FLC Faros đã đổi đơn vị kiểm toán.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông tin về việc tăng khống vốn điều lệ từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng xảy ra tại FLC Faros. Và khẳng định, đây là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Không thuộc sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán. Và không chịu quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính.
FLC Faros tăng vốn thêm hàng nghìn lần từ năm 2014 đến năm 2016. Thì đến tháng 9 được cấp phép niêm yết. Công ty kiểm toán đã có những nhận xét tăng vốn khống qua ủy thác đầu tư. Đưa tiền vào xong lại rút tiền ra, đây là dấu hiệu “lừa đảo”.
Bên cạnh đó, FLC Faros không xa lạ gì với nhà đầu tư. Vì đây là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn FLC và thời điểm này do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch. Thực tế, trên thị trường chứng khoán, công ty này đã nổi tiếng làm giá cổ phiếu.
Do đó, chuyện tăng vốn “thần tốc” của công ty đã cho thấy sự phi lý. Hơn nữa kiểm toán đã có nhận xét đây là tăng vốn ảo. Bên cạnh đó, trên một số diễn đàn chứng khoán cũng có những bài đăng. Lật tẩy câu chuyện tăng vốn của Tập đoàn FLC.
Hơn nữa, sau khi niêm yết, cổ phiếu ROS còn có thời gian được nằm trong nhóm VN30. Được coi là “hoa hậu” của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3 năm liền. ROS đã từng trở thành hiện tượng trên thị trường chứng khoán khi chỉ sau hơn 1 năm niêm yết trên sàn HOSE. Và giá cổ phiếu đã gấp hơn 17 lần so với giá chào sàn (10.500 đồng/cổ phiếu). Đỉnh điểm, ROS đã có lúc ghi nhận mức giá trên 200.000 đồng/cổ phiếu.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros từ ngày 05/09/2022. Lý do hủy niêm yết là tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà Sở hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Theo quy định hiện hành, cổ phiếu bị hủy niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCOM. Vậy nhưng, đến tháng 03/2023 hiện nay, Sở Giao dịch Chứng khoán HNX (đơn vị vận hành thị trường UPCOM) vẫn chưa có thông báo về việc chấp thuận đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu ROS.
HNX cho biết, với trường hợp của ROS, theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, việc nâng khống vốn điều lệ của Công ty từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng thuộc hành vi bị cấm theo quy định và đang trong quá trình điều tra, do đó HNX chưa có cơ sở để xác định số vốn điều lệ hợp lệ cũng như tính đại chúng của ROS và số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch.
Do vậy, cho tới nay, các cổ đông của ROS vẫn chưa thể giao dịch cổ phiếu này. Gần như các cổ đông không có một biện pháp nào khác để bảo vệ tài sản của mình.
Thủ thuật “Bán giấy lấy tiền”
Câu chuyện nâng vốn ảo rồi niêm yết trên sàn chứng khoán không phải mới. Thậm chí có doanh nghiệp lên sàn rồi vẫn làm giả hồ sơ, tài liệu. Để từ đó tăng vốn khống như trường hợp xảy ra tại Công ty cổ phần ASA.
Hồi đầu năm nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đang điều tra hành vi tạo cung cầu giả tạo. Thao túng giá cổ phiếu Công ty cổ phần liên doanh SANA WMT (nay là Công ty cổ phần ASA). Mã chứng khoán: ASA.
Căn cứ kết quả điều tra xác định Nguyễn Văn Nam, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ASA. Đã có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ phiếu ASA. Tương đương 70 tỷ đồng. Niêm yết bổ sung 7 triệu cổ phiếu ASA tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) để bán và thu tiền bất chính.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau đó đã ban hành quyết định về việc hủy 7 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần ASA. Từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng.
Công ty cổ phần ASA trước đây là Công ty cổ phần Liên doanh Sana WMT. Niêm yết và chính thức giao dịch trên HNX từ năm 2012. Cổ phiếu ASA bị HNX hủy niêm yết từ ngày 13/6/2019. Do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Và chuyển xuống giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCOM từ ngày 21/6/2019. Và bị đưa vào diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hàng tuần) do tổ chức đăng ký giao dịch có chứng khoán bị hủy niêm yết.
Một trường hợp nâng khống vốn điều lệ nữa có thể kể đến. Trường hợp Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu mỏ và khoáng sản miền Trung (mã chứng khoán: MTM). Từ mức vốn ban đầu 10 tỷ đồng, một số cá nhân đã làm giả danh sách cổ đông 103 người. Giả chứng từ tăng vốn lên 310 tỷ đồng. Sau đó, cổ phiếu MTM được đưa lên sàn UPCOM. Và các cá nhân này “xả” cổ phiếu thu về tiền mặt.
Từ các vụ việc trên có thể thấy, kế hoạch “bán giấy lấy tiền” luôn bắt đầu từ một công ty bình thường. Không nhất thiết phải là một công ty cổ phần. Mức vốn điều lệ nâng khống càng lớn càng có lợi. Vì khi lên sàn vốn sẽ được chia thành số lượng cổ phiếu ở mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Do đó, việc các công ty càng tăng vốn “gấp gáp” ngay trước khi niêm yết là dấu hiệu đáng ngờ.
Sau khi nâng khống vốn điều lệ. Doanh nghiệp sẽ thực hiện bước tiếp theo là trở thành công ty đại chúng. Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2006 (hiện đã được sửa đổi bổ sung thành Luật Chứng khoán năm 2019). Chỉ cần có tối thiểu 100 cổ đông là trở thành công ty đại chúng. Tiêu chuẩn đầu tiên được lên sàn niêm yết.
Doanh nghiệp chỉ cần chia lượng cổ phần nhất định cho người thân chủ doanh nghiệp. Hoặc người lao động trong công ty hoặc người đứng tên là đủ điều kiện. Thường thì phần lớn số cổ phần nằm trong tay một vài người có quyền chi phối. Việc này để giúp cho việc thao túng giá cổ phiếu được dễ dàng sau khi cổ phiếu được đưa lên sàn giao dịch.
Tiếp đến, các cá nhân nắm giữ lượng lớn cổ phiếu sẽ “làm giá” thao túng cổ phiếu. Bằng cách tạo cung cầu giả để lôi kéo nhà đầu tư ít kinh nghiệm tham gia giao dịch.
Đồng hành với quá trình “làm giá” sẽ là các thông tin về hoạt động kinh doanh được đẩy ra thị trường. Các thông tin có lợi cho doanh nghiệp liên tục được phát đi. Thậm chí là trên các kênh mạng xã hội, các diễn đàn chứng khoán. Để đẩy giá cổ phiếu và chờ thời điểm thích hợp các cá nhân sẽ bán ra.
Kết luận:
Từ những trường hợp trên cho thấy, chiêu trò nâng khống vốn điều lệ. Sau đó niêm yết cổ phiếu trên sàn. Và bán ra thu tiền thật giúp các ông chủ doanh nghiệp thu lời rất lớn. Trong khi nếu chỉ dựa vào hoạt động kinh doanh thật không thể thu được mức lợi nhuận khổng lồ như vậy. Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn cả là sự thiệt hại của hàng triệu nhà đầu tư.
Thời gian qua liên tiếp phát hiện các vụ việc doanh nghiệp “thổi phồng” vốn ảo. Khiến nhà đầu tư phải giật mình với công tác quản lý, kiểm duyệt, thanh tra giám sát, hậu kiểm của cơ quan chức năng. Điều này cho thấy đã có những lỗ hổng, bất cập trong quy định pháp luật đến khâu quản lý. Và kiểm soát dòng vốn đăng ký của doanh nghiệp. Trong khi khung pháp lý đang cần tiếp tục được hoàn thiện. Để hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư. Thì chính nhà đầu tư cần nâng cao hiểu biết pháp luật, đầu tư kinh doanh. Tránh đầu tư theo đám đông để tự bảo vệ mình.
b) Hai phương pháp phân phối cổ phiếu phổ biến của đội lái
⋅ Phương pháp phân phối giá sàn
Đặc điểm của phiên phân phối sàn thường như sau:
- Thứ nhất, xuất hiện một hoặc hai phiên trước cổ phiếu bị đạp sàn. Với mức thanh khoản ở mức trung bình hoặc cao hơn trung bình.
- Thứ hai, phiên phân phối sàn luôn có hiện tượng lúc dư mua sàn, lúc dư bán sàn. Nhưng lượng dư mua dư bán sàn chỉ ở mức vài nghìn đến vài chục nghìn đơn vị.
- Thứ ba, thanh khoản của phiên phân phối thường tăng đột biến so với các phiên trước đó. Có thể sẽ gấp đôi hoặc hơn.
Cụ thể, đội lái (những người nhiều tiền/cổ phiếu muốn thao túng giá) sẽ tạo các phiên tăng trần ở vùng đỉnh để phân phối hàng (cổ phiếu). Tuy nhiên chiêu thức này khá tốn kém và hầu như nhà đầu tư nhỏ lẻ đều đã quá “thuộc bài”. Vì vậy họ đã áp dụng chiêu thức mới rất hiệu quả. Và cũng đỡ tốn kém hơn là phân phối giá sàn.
Khi một cổ phiếu được “đánh lên” và đã phân phối vài phiên ở mức giá đỉnh. Đội lái vẫn còn một lượng kha khá cổ phiếu giá rẻ. Khi đó họ sẽ buông để cổ phiếu rớt sàn vài ba phiên tùy độ lớn của sóng đã tạo ra. Họ áp dụng các mức giảm 23,6%, 38,2%, 61,8% của chỉ báo Fibonacci. Để lừa nhà đầu tư chuộng phân tích kỹ thuật. Khi đến phiên chạm những mức trên, đội lái tiến hành phân phối giá sàn trong phiên đó.
*Lưu ý:
– Chỉ báo Fibonacci là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật có nguồn gốc từ một lý thuyết toán học của Leonardo Fibonacci sống ở thế kỷ 12. Theo lý thuyết này, Fibonacci là một chuỗi các chữ số, bắt đầu là 0 và 1, các số phía sau là tổng 2 số đứng liền trước. Trông dãy số như thế này: 0, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610… Từ dãy số này, người ta chia các số trong dãy số cho nhau và phát hiện ra các tỷ lệ: 161.8% (là tỷ lệ vàng), 23,6%, 38,2%, 61,8%. Các tỷ lệ này một cách tình cờ rất phổ biến trong tự nhiên và người ta nghĩ rằng nó là các mức nổi bật trong giao dịch & phân tích kỹ thuật.
Đầu tiên, bằng một số tài khoản, đội lái sẽ đặt bán sàn một lượng rất lớn ngay trước khi bắt đầu phiên. Lệnh dư bán sàn lớn sẽ hiển thị ngay khi phiên bắt đầu. Nhà đầu tư nhỏ lẻ thấy lệnh dư bán sàn quá lớn sẽ không buồn đặt lệnh bán nữa.
Sau khi nghe ngóng động tĩnh. Đội lái tiếp tục dùng tài khoản đối ứng đặt vài lệnh mua giá sàn có khối lượng khá lớn và liên tục. Sau đó họ bồi thêm vài lệnh mua hàng trăm nghìn đơn vị. Như vậy, đội lái sẽ mua bán chính cổ phiếu của mình để “thả thính” nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi thấy lượng mua giá sàn sôi động, nhà đầu tư nhỏ lẻ tranh nhau nhảy vào bắt đáy. Và sẽ mua hết lượng cổ phiếu mà đội lái đã đặt bán từ đầu.
Giá cổ phiếu sau đó sẽ tăng lên và lệnh mua đuổi của nhà đầu tư bắt đáy lại càng được đẩy vào thêm. Sau khi cân đối, thấy lượng đặt dư mua ở các mức dưới đủ lớn. Đội lái lại dùng các tài khoản ảo cùng lúc bán ra lượng lớn và cổ phiếu lại bị dư bán sàn.
Đội lái lại tiếp tục bài tay phải mua tay trái để dụ “gà”. Việc này cứ lặp đi lặp lại đến hết phiên. Tuy khối lượng giao dịch rất lớn nhưng đa số là giá không tăng mạnh. Thậm chí vẫn dư bán sàn. Như vậy đội lái chỉ phải mua vào một lượng cổ phiếu vừa phải để “dụ gà”. Nhưng đã bán ra được lượng hàng kha khá.
⋅ Phương pháp phân phối giá trần:
Đặc điểm của phiên phân phối trần thường như sau:
- Thứ nhất, có một hoặc hai phiên trước cổ phiếu được đẩy tăng giá khá mạnh. Nhưng thanh khoản vẫn chỉ duy trì ở mức trung bình.
- Thứ hai, phiên phân phối trần luôn có hiện tượng lúc dư mua trần, lúc dư bán trần. Nhưng lượng dư mua dư bán trần chỉ ở mức vài nghìn đến vài chục nghìn đơn vị.
- Thứ ba, thanh khoản của phiên phân phối thường tăng đột biến so với các phiên trước nó. Có thể sẽ gấp đôi hoặc hơn.
Cách thức của phương pháp phân phối giá trần cũng giống như phương pháp phân phối giá sàn nhưng ngược lại. Phương pháp này tốn kém hơn rất nhiều và kém hiệu quả hơn. Do hầu như nhỏ lẻ đều đã quá “thuộc bài” nên sẽ khó dụ được “gà” nhảy vào đua trần. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm vẫn bị lừa. Và lao vào đua trần bất chấp rủi ro tiềm ẩn.
Cụ thể, đội lái sẽ đẩy lệnh mua dần vào để khớp hết các lệnh bán. Và đẩy mức giá cổ phiếu tăng kịch trần. Sau đó, họ sẽ trao tay, mua trần tay phải, bán trần tay trái nhằm tạo giao dịch sôi động.
Đội lái sẽ diễn sao cho lệnh mua luôn chủ động và chiếm ưu thế trước lệnh bán. Từ đó để thu hút sự chú ý của nhỏ lẻ. Đồng thời họ có thể đẩy vài lệnh kê mua to bên dưới mức giá trần nhằm tạo lực cầu lớn. Và cảm giác yên tâm cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Cứ thế, nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm sẽ nhảy vào đua lệnh mua trần. Đội lái có thể kiểm soát được lượng mua giá trần của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Và sẽ cân đối bán ra từ từ đúng bằng lượng mua của nhỏ lẻ.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về hoạt động thao túng thị trường chứng khoán. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về thao túng thị trường chứng khoán là gì? Nguyên nhân xảy ra việc thao túng thị trường chứng khoán? Cũng như những chiêu trò làm giá của đội lái để thao túng thị trường chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư phát hiện rủi ro, để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Đánh giá đúng tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Thao túng thị trường chứng khoán cần chú ý của Cú như:
1. Tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam (P.1)
2. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Tin giả – Bẫy bơm xả (P.2)
3. Lật tẩy các thủ thuật thao túng thị trường chứng khoán Đặt lệnh ảo – Thanh khoản ảo (P.3)
4. Đầu cơ giá xuống và một số thủ thuật khác trong thao túng thị trường chứng khoán (P.4)
5. Hậu quả và xử phạt hành vi thao túng thị trường chứng khoán (P.5)
6. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu KSS, MTM, KSA (P.6)
7. Thao túng thị trường chứng khoán của cổ phiếu DCL và DVD (P.7)
8. Thao túng thị trường chứng khoán: Cổ phiếu NHP, TGG, CDO (P.8)
9. Thao túng thị trường chứng khoán – FLC và Trịnh Văn Quyết (P.9)
10. Thao túng thị trường chứng khoán – ASA và Louis Holdings (P.10)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969