Mã cổ phiếu Hoà Phát – Những điều đã làm nên ngôi báu thép
Chào anh em, hôm nay Cú và anh em sẽ cùng phân tích một trong những doanh nghiệp có thể nói là ‘Quốc dân’. Một doanh nghiệp có thể nói là gương mặt vàng trong làng tích sản. Nhất là đối với các anh em theo trường phái đầu tư dài hạn. Cổ phiếu Hòa Phát – CTCP Tập đoàn Hòa Phát.
Nhưng Cú vẫn có khá nhiều vấn đề muốn thảo luận cùng anh em để hiểu hơn về mã cổ phiếu này. Bài viết này không phải vì mục đích phím hàng để anh em mua cổ phiếu Hòa Phát đâu nhé. Cú muốn thông qua bài viết này anh em hiểu hơn về mã cổ phiếu HPG. Cũng như có thêm kiến thức trong việc phân tích các doanh nghiệp ngành Thép. Từ đó đưa ra được quyết định đầu tư tối ưu nhất khi tham gia đầu tư vào ngành này.
Được rồi… Không dài dòng nữa chúng ta cùng nhau bắt tay ngay vào công cuộc tìm hiểu mã cổ phiếu Hòa Phát nhé!
MỞ ĐẦU
Trong hành trình đầu tư của mình Cú đã rất may mắn khi được tiếp xúc với rất nhiều nhà đầu tư lâu năm. Và rất thành công ở trên thị trường. Qua quá trình nói chuyện cũng như trao đổi với những người này. Cú thấy được một điểm có thể nói là tất yếu của các nhà đầu tư thành công. Đó là họ ‘HIỂU THỊ TRƯỜNG – HIỂU CỔ PHIẾU’’.
Cái hiểu đó của họ đến từ hành trình trải nghiệm tìm hiểu và gắn bó với thị trường. Những người này họ rất hiểu những phương pháp đầu tư mà mình đang ứng dụng. Cũng như hiểu những cổ phiếu mà mình đang có trong danh mục một cách rất tường tận. Và qua bài viết ngày hôm nay, Cú rất muốn chia sẻ cho anh em cái ‘Hiểu’ về một cổ phiếu quốc dân như cổ phiếu Hoà Phát. Cái hiểu sâu sắc nhất về ngành Thép.
‘Am hiểu để đầu tư’ sẽ là mục tiêu chính của chúng ta trong chuỗi bài viết về doanh nghiệp này.
Anh em hãy nhớ rằng đây chỉ là quan điểm cá nhân của Cú. Để anh em rút ngắn thời gian phân tích và tìm hiểu công ty. Nó có thể đúng có thể sai khi thông tin mới được đưa ra. Và hoàn toàn có thể bị thiên kiến, quan điểm cá nhân của Cú làm sai lệch. Nên chúng ta đón nhận một cách khách quan và hãy cho biết ý kiến của các bạn ở dưới nhé.
Phần 1: Câu chuyện về mã cổ phiếu Hòa Phát
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn – cổ phiếu Hòa Phát
Hòa Phát ở thời điểm hiện tại đang giữ vị thế là tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992. Sau 4 năm hoạt động vào năm 1996 HPG đã đưa ra một trong những quyết định quan trọng. Có thể nói là đã hình thành nên một trong những doanh nghiệp thép hàng đầu Việt Nam như hiện nay. Đó là tập trung vào mảng kinh doanh thép cũng như phát triển hệ sinh thái liên quan ngành Thép của mình.
Năm 2001 Hòa phát mở rộng mảnh kinh doanh của mình sang Bất động sản và điện máy. Mặc dù khi nhắc đến cổ phiếu Hòa Phát người ta chỉ nghĩ về thép. Nhưng hai mảng này vẫn mang về cho Hòa Phát những thành tích nhất định trên thương trường. Với mảng điện máy gia dụng, Hòa Phát khá thành công. Như thương hiệu tủ lạnh FUNIKI khá quen thuộc với nhiều hộ gia đình Việt Nam, máy lọc nước RO và điều hòa FUNIKI.
Nguồn: https://dienmay.hoaphat.com.vn/
Đặc biệt chỉ mới gia nhập các kênh bán hàng của Điện Máy Xanh kể từ tháng 4/2022. Nhưng điều hoà của HPG đã lọt vào Top 3 sản phẩm bán chạy nhất tại 2000 cửa hàng của hệ thống này. Qua đó cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu lớn đến từ Nhật Bản như Toshiba hay Panasonic… Về mảng Bất động sản, cổ phiếu Hoà phát vẫn chưa phải là thương hiệu quá nổi bật trong ngành. Nhưng những sản phẩm của tập đoàn vẫn luôn được người mua và môi giới đánh giá rất cao. Về cả chất lượng sản phẩm cũng như có hiệu suất lấp đầy rất cao.
Nguồn: https://dienmay.hoaphat.com.vn/
Năm 2015 tập đoàn bắt đầu tham gia mảng nông nghiệp và bắt đầu với mảng thức ăn chăn nuôi. Đến nay một số sản phẩm của mảng này có thể kể đến của cổ phiếu Hòa Phát phát. Chẳng hạn như: Trứng gà sạch, Lợn và thịt Bò Úc.
Nguồn: https://nongnghiep.hoaphat.com.vn/
Năm 2017 Triển khai Khu Liên hợp Gang Thép Hòa Phát Dung Quất. Chúng ta có thể gọi đây là dự án Dung Quất 1, chút nữa sẽ phân biệt với dự án Dung Quất 2 anh em nhé. Đây là một dự án rất quan trọng mà qua dự án này cổ phiếu Hoà Phát đã chứng minh cho giới đầu tư thấy tiềm lực. Cũng như tham vọng của ban lãnh đạo doanh nghiệp trên con đường xây dựng doanh nghiệp. Để trở thành tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Việt Nam chúng ta.
Nguồn: https://www.hoaphat.com.vn/
Năm 2021 Hoàn thành toàn bộ dự án Dung Quất, Tham gia lĩnh vực Container, Tái cấu trúc tập đoàn cả 5 mảng:
– Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng)
– Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực)
– Nông nghiệp
– Bất động sản
– Điện máy gia dụng.
Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Nguồn: https://www.hoaphat.com.vn/
Năm 2022 Có thể nói là một năm khá thăng trầm của cổ phiếu Hoà Phát. Bỏ qua các vấn đề liên quan đến kết quả kinh doanh. Thì năm 2022 là năm mà giới phân tích vô cùng quan tâm đến dự án Dung Quất 2 của cổ phiếu Hoà Phát. Bản thân Cú cũng rất quan tâm và theo dõi tiến độ của dự án này khá sát sao. Bởi vì khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động vị thế Vua Thép của HPG tại Việt Nam là quá chắc chắn so với phần còn lại của màng. Cũng như biến Hoà Phát trở thành một trong 30 doanh nghiệp Thép lớn nhất toàn cầu.
1.2 Những mảnh ghép tạo nên cổ phiếu Hòa Phát
Đọc quan phần lịch sử doanh nghiệp của cổ phiếu Hòa Phát. Cú tin chắc là anh em đã mường tượng ra được Hòa Phát kiếm tiền từ những mảng kinh doanh nào rồi đúng không. Vậy nên phần này Cú sẽ đi nhanh một chút để chúng ta cùng nhau đến với phần nội dung chính nhé.
Ở tính đến năm 2022 mô hình kinh doanh của tập đoàn Hòa Phát đang xoay quan 5 mảng chính là:
- Mảng sản xuất Gang – Thép
- Các sản phẩm Thép như: Ống thép, Tôn mạ, kim loại, Container. (Mảng kinh doanh mới rất đáng mong chờ của cổ phiếu Hoà Phát)
- Nông nghiệp
- Bất động sản
- Diện máy gia dụng
Nguồn: https://www.hoaphat.com.vn
Đến đây mọi người có thể thắc mắc là tại sao Hoà Phát có nhiều mảng kinh doanh như vậy. Nhưng khi phân tích cổ phiếu Hoà Phát người ta lại chỉ tập trung phân tích mảng Thép thôi. Để giải thích điều này Cú và anh em sẽ cùng nhìn vào cơ cấu doanh thu. Và lợi nhuận của tập đoàn công nghiệp này nhé.
Nguồn: https://www.hoaphat.com.vn
Trên hình là cơ cấu tỷ trọng của các mảng trong Doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn Hòa Phát trong năm 2021. Anh em lưu lý là tỷ lệ này không thay đổi nhiều qua các năm nhé. Anh em có thể thấy được Doanh thu của 2 mảng Gang – Thép. Và Sản phẩm thép đã chiếm đến 94% Doanh thu và 96% lợi nhuận. Trong đó doanh thu và lợi nhuận của riêng mảng Gang- Thép thôi. Cũng đã chiếm lần lượt 69% và 83% của tập đoàn.
Vì vậy cũng dễ hiểu khi năm 2022 là một năm mà ngành thép gặp rất nhiều khó khăn. Thì cũng là một năm mà doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát giảm khủng khiếp thậm chí còn ghi nhận lỗ. Quý 4/2022, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 26 nghìn tỷ đồng. Giảm 42% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế âm gần 2 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục tăng so với quý 3 trước đó. Kéo theo đó là đà giảm giá của cổ phiếu HPG cũng cực kỳ khủng khiếp, khoảng 75% từ đỉnh.
Đến đây anh em có thể note lại một lưu ý nhỏ khi phân tích cổ phiếu Hòa Phát hay các doanh nghiệp khác cũng vậy. Chúng ta cần phải chú ý đến mảng kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp là gì và phân tích triển vọng của nó nhé.
1.3. Ban lãnh đạo tạo nên sự khác biệt của cổ phiếu Hòa Phát
Phần Ban lãnh đạo là phần mà Cú thích chia sẻ với anh em nhất khi nói về tập đoàn Hòa Phát. Nói chung khi Cú nghiên cứu một doanh nghiệp nào đó để đầu tư và nắm giữ dài hạn. Việc phân tích Ban lãnh đạo của doanh nghiệp là phần Cú rất quan tâm. Một doanh nghiệp tăng trưởng tốt, không thể nằm trong tay một ban lãnh đạo yếu kém. Và chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn đến từ các hành vi chuộc lợi và thao túng giá cổ phiếu.
Trên thị trường khi nói về những doanh nghiệp này thì nhiều vô kể. Gần đây nhất chúng ta có anh Quyết của FLC làm ví dụ. Lập luận đơn giản, một doanh nghiệp tăng trưởng lâu dài cần nằm trong tay những Ban lãnh đạo tốt.
Vậy khi nhắc đến cổ phiếu Hoà Phát chúng ta có gì?
Cú chỉ nhận xét đơn giản: ‘Ban lãnh đạo kiểu mẫu’.
Tham vọng và đam mê với công việc của mình, trung thực. Và cam kết gắn bó lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp.
Khi nhắc đến Ban lãnh đạo cổ phiếu Hòa Phát người ta sẽ nghĩ ngay đến chủ tịch Trần Đình Long. Một người tỷ phú có tâm và có tầm của Việt Nam.
Một số nét sơ qua về tiểu sử của bác:
Trần Đình Long sinh ngày 22 tháng 2 năm 1961. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp chương trình Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc Dân, bác đã có quá trình công tác:
- 1996 – 2005: Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát
- 1992 – 1996: Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát
- 1996 – 2007: Chủ tịch HĐQT Các Công ty thuộc nhóm Hòa Phát
- Từ 31/12/2007: Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG).
- Đến thời điểm hiện tại.
Một trong những sự kiện gần đây chứng minh điều này. Đó là bài phát biểu huyền thoại của Bác Long trong đại hội cổ đông diễn ra vào ngày 24/05/2022:
“Chúng ta chỉ là tế bào trong nền kinh tế. Mọi người đợi kết quả kinh doanh quý II, quý III và quý IV, tôi nghĩ kế hoạch kinh doanh năm nay sẽ khó. Mọi người sẽ thấy kết quả kinh doanh thê thảm như thế nào vì ngành thép không thuận lợi. Tất nhiên trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào Hoà Phát sẽ cố gắng làm tốt nhất.
Trong bất cứ khó khăn nào thì Hoà Phát cũng phải là công ty tốt nhất trong ngành thép. Nhưng đề nghị cổ đông rất thông cảm. Trong nền kinh tế chung này, mình không thể khác được“.
Nguồn: cafef.vn
Một phát biểu rất thẳng thắn và dĩ nhiên ngay sau đó vốn hoá thị trường của cổ phiếu HPG đã giảm rất mạnh.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về hành động này. Nhưng đối với Cú nó đơn giản là sự trung thực. Và trách nghiệm, phải nói sự thật, của một người chủ tịch trước các cổ đông của công ty. Nên nhớ trong giai đoạn đó bác Long không hề giao dịch bất cứ cổ phiếu nào. Nếu chỉ quan tâm đến lợi ích từ cổ phiếu bác đã có thể bán ra và mua lại ở vùng giá thấp hơn.
Ban lãnh đạo cổ phiếu Hòa Phát cũng đã gắn bó với nhau từ khi khởi nghiệp đến tận thời điểm hiện tại. Chúng ta có thể kể đến một số cái tên. Như: Ông Trần Bá Dương, Ông Thắng (TGĐ), Bà Thảo Nguyên P.TGĐ, bà Kim Oanh KTT.
Nguồn: fireant.vn
Một điều nữa Cú muốn anh em để ý. Tỷ lệ sở hữu của Ban lãnh đạo cổ phiếu Hòa Phát và tổ chức nước ngoài tại cổ phiếu Hoà Phát là khá cao. Lần lượt là 34.51% và 23.58%. Đây là tỷ lệ khá cao và đủ yên tâm cho các nhà đầu tư cá nhân chúng ta. Khi mà lợi ích từ việc tăng trưởng của doanh nghiệp cũng sẽ gắn liền với Ban lãnh đạo. Cũng như khi có cổ đông lớn là các tổ chức nước ngoài Báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ minh bạch hơn.
Phần 2: Cổ phiếu Hoà Phát và những điều tạo nên ngôi báu thép
2.1. Hệ sinh thái đằng sau một tập đoàn công nghiệp lớn – Cổ phiếu Hòa Phát
2.1.1. Những mảng kinh doanh ngoài thép của cổ phiếu Hòa Phát
Phần này Cú và anh em sẽ cùng đi nhanh trước khi đến với phần nội dung trọng điểm của bài chia sẻ ngày hôm nay. Đó là phân tích cổ phiếu Hoà Phát nói riêng và ngành Thép nói chung.
Điện máy gia dụng: Sản phẩm: Tủ lạnh, tủ đông, máy điều hoà, bếp từ… Mảng này Hoà Phát có 2 trung tâm SX: Hà Nam (15 ha, công suất 1 triệu sp/năm) và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nông nghiệp:
- Trứng gà sạch 800.000quả/ngày sản lượng heo 450.000con/năm TACN 600.000 tấn/năm.
- Mục tiêu 5 năm tới sẽ phát triển gấp đôi năm 2020. Mỗi năm đạt 850.000 tấn thức ăn chăn nuôi, 200.000 con bò Úc, 300 triệu quả trứng. Và 750.000 con heo thành phẩm.
Bất động sản: Sẽ là ngành kinh tế chủ lực thứ 2 bên cạnh ngành thép của tập đoàn;
- Phân khúc hướng tới người dân thu nhập trung bình và cao tập trung: BĐS KCN, đại đô thị và sân golf. SP lõi là các đại đô thị điện tích 300-500 ha như Ecopark.
Mảng Container: Công suất dự kiến 500.000 TEU mỗi năm (bằng 1/4 nhà máy lớn nhất TQ). GĐ1 công suất 180.000–200.000TEU/năm. Dự kiến cho ra sản phẩm từ quý IV/2022 (hiện chưa có thông tin cập nhật). Tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng,thấp hơn 20% VĐL;
- Nguyên liệu chính là thép HRC
2.1.2. Thép mảng kinh doanh chủ lực của tập đoàn – cổ phiếu Hòa Phát
Ở thời điểm hiện tại vị thế số 1 của ngành thép nghiễm nhiên thuộc về cổ phiếu Hoà Phát. Với công suất thép thô khoảng 8,5 triệu tấn/năm. Trong đó, có 5,5 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng và 3 triệu tấn HRC. HPG đứng số 1 về sản xuất thép thô tại Đông Nam Á. Và đứng thứ 48 trong top 50 nhà sản xuất thép thô lớn nhất toàn cầu (theo World Steel 2021). Dự kiến Dung Quất 2 đi vào hoạt động, HPG sẽ nằm trong top 30 nhà sản xuất thép thô lớn nhất toàn cầu.
Qua bảng thống kê trên anh em có thể thấy vị thế số một của cổ phiếu Hòa Phát tại ngành Thép Việt Nam. Thêm một điều Cú muốn lưu ý thêm cho anh em. Đó là các sản phẩm thép của Hòa Phát đạt đủ chất lượng để xuất khẩu sang những thị trường yêu cầu cao và khó tính. Như Mĩ và Châu Âu. Như vậy có thể thấy tập đoàn Hòa Phát có khả năng sản xuất số lượng nhiều và đi kèm với đó là các sản phẩm chất lượng cao. Đây có thể coi là một lợi thế cạnh tranh lớn của Hoà Phát nếu so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Về Năng lực sản xuất, anh em cũng nên lưu ý. Tại nước ta ở thời điểm hiện tại mới chỉ có hai đơn vị có thể sản xuất trực tiếp HRC. Sản phẩm được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp như sản xuất Ô tô, gia công kết cấu…. Đó là Hoà Phát và Formosa Vũng Áng. Trong khi nhu cầu tại Việt Nam về loại sản phẩm này vẫn đang rất nhiều. Cá nhân Cú cũng nghĩ đây cũng sẽ là một mảng kinh doanh mang về rất nhiều lợi nhuận cho Hòa Phát khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động.
2.2. Cổ phiếu Hòa Phát và những câu chuyện về ngành thép
2.2.1 Làm thế nào để phân tích ngành Thép – cổ phiếu Hòa Phát đúng cách?
Phần này anh em tập trung nghiên cứu kĩ cùng Cú nhé. Vì đây sẽ là phần Cú nêu ra một số vấn đề quan trọng khi anh em phân tích cổ phiếu Hoà Phát, ngành Thép. Thậm chí là cả các doanh nghiệp thuộc nhóm sản xuất nữa.
Một bí quyết mà Cú thường hay sử dụng khi phân tích mấy bác doanh nghiệp sản xuất. Đó là phân tích trực tiếp vào chuỗi giá trị của nó. Với mục đích nhìn xem nó đang nằm ở chu kỳ nào của mành từ đó dự phóng được cơ bản triển vọng doanh nghiệp. Và đưa ra các quyết định đầu tư.
Để đơn giản và dễ hiểu cho anh em. Chúng ta cùng đi ngay vào phân tích chuỗi giá trị đầu vào và đầu ra của tập đoàn Hòa Phát nhé.
2.2.1.1 Hiểu rõ đầu vào của Hoà Phát
Ở phần này đầu tiên anh em hãy cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất Thép với Cú nhé:
Trên thế giới tại thời điểm hiện tại có hai phương pháp sản xuất thép chính đó là: Công nghệ luyện thép bằng lò thổi BOF và Lò quang điện EAF. Nói thêm công nghệ sản xuất thép của Hòa Phát vẫn đang sử dụng là công nghệ lò thổi BOF anh em nhé.
Mỗi quy trình sẽ có những yêu cầu về nguyên vật liệu đầu vào cũng như ưu và nhược điểm khác nhau.
Công nghệ luyện thép bằng lò thổi BOF có ưu điểm cho sản lượng cao và khả năng kiểm soát chất lượng thép lỏng. Ngoài ra ưu điểm lớn nhất của công nghệ BOF. Đó là cho ra năng xuất cao hơn với chi phí đầu vào rẻ hơn so với công nghệ Quang điện EAF.
Đối với 2 công nghệ sản xuất thép kể trên, để sản xuất 1 tấn thép thô cần:
- Đối với công nghệ Lò BOF: 1370 kg quặng sắt; 780 kg than luyện coke; 270 kg đá vôi và 125 kg thép phế.
- Đối với công nghệ Lò EAF: 1036 kg phế liệu; 28 kg đá vôi; 21kg than cốc; 3kg điện cực.
Tỷ lệ cấu phần này khá quan trọng trong việc phân tích đầu vào của tập đoàn Hòa Phát. Nên anh em nhớ lưu ý một chút nhé.
Tiếp theo nếu tiết kiệm chi phí và năng suất cao là ưu điểm của BOF vây nhược điểm của nó là gì?
Đó là phát thải CO2. So với EAF thì BOF gây ô nhiễm đến môi trường lớn hơn nhiều. Và đây có lẽ là lý do chính khiến cho công nghệ này dần bị kiểm soát chặt tại nhiều quốc gia. Ví dụ một trong những quốc gia thuộc top những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới nằm ngay cạnh chúng ta. Đó là Trung Quốc, cũng đang ngày càng thắt chặt và hạn chế công nghệ này. Những quy định về môi trường và kinh tế xanh đang yêu cầu ngành Thép ở quốc gia này phải chuyển dịch dần sang công nghệ lò EAF.
=> Điều này tác động như thế nào đến Hoà Phát. Trong ngắn hạn Hòa Phát có ưu thế về giá vốn nếu đem so với các doanh nghiệp cùng ngành sử dụng công nghệ lò EAF. Với chi phí sản xuất thấp hơn, sản lượng nhiều hơn và kiểm soát chất lượng tốt thép tốt hơn. Nhưng về dài hạn đây cũng sẽ là một bài toán mà Ban lãnh đạo tập đoàn cần giải quyết. Vì đơn giản xu hướng phát triển kinh tế đang là ‘Kinh tế xanh’. Kèm theo đó là động thái muốn đánh thêm thuế Cacbon vào các sản phẩm công nghiệp như Thép từ các quốc gia phát triển như châu Âu nữa. Anh em cần note lại vấn đề này khi phân tích ngành Hoà Phát nói riêng và ngành Thép nói chung nhé.
Hiểu đầu vào của Hoà Phát:
Đối với công nghệ Lò BOF sản xuất 1 tấn Thép thô sẽ cần: 1370 kg quặng sắt; 780kg than luyện coke; 270kg đá vôi. Và 125kg thép phế.
=> Như vậy mỗi năm Hòa Phát cần có khoảng 14 triệu tấn Quặng và 7 triệu tấn than luyện Coke/năm.
Về quặng sắt:
- HPG đang sử dụng tinh quặng sắt Magnetite hàm lượng 63% Fe. Hiện tại HPG vẫn đang phải nhập khẩu 70% số quặng. Các nguồn cung cấp Quặng lớn cho tập đoàn đến từ các mỏ quặng lớn tại các quốc gia Úc, Brazil ….
- Công suất sx quặng sắt của HPG sau khi mua mỏ ở Úc là 4.8 triệu tấn/ năm. Đáp ứng khoảng 30% nhu cầu + mỏ ở Hà Giang khoảng 800k tấn.
Về than cốc:
Hòa Phát phải nhập than Coke từ nước ngoài. Bởi vì than trong nước chủ yếu là than gầy không thích hợp với việc luyện thép.
Tập đoàn chủ yếu NK than mở ở Úc, Newzealand, than antraxit trong nước của Vinacomin.
=> Việc giá Than Coke trong giai đoạn trước neo ở mức cao đã khiến cho Lợi nhuận của Hòa phát giảm rất mạnh. Và cũng là một trong những yếu tố góp phần làm cho anh em đầu tư nắm giữ Hòa Phát điêu đứng trong giai đoạn giữa năm 2022. Khi mà giá than cốc chiếm 30-40% chi phí sản xuất thép tăng phi mã trong khi đó giá thép liên tục giảm.
Nguồn: thancocdonganh.com
=> Anh em có thể thấy được 2 nguyên liệu đầu vào chính chiếm tỷ trọng lớn trong quy trình sản xuất thép Hòa Phát. Đều đang phải đi nhập ngoài. Vậy nên những biến động về tỷ giá sẽ đặc biệt quan trọng tới kết quản kinh doanh của tập đoàn. Năm 2022 cũng là một năm mà biến động tỷ giá. Cũng là một trong những vấn đề đã tác động rất mạnh đến chi phí tài chính của tập đoàn. Phần này chúng ta sẽ cùng phân tích kỹ hơn ở phần ‘Bức tranh tài chính của doanh nghiệp’’ anh em nhé.
Trong phần phân tích đầu ra của Hoà Phát này. Chúng ta sẽ cũng nghiên cứu thêm một vài câu hỏi nữa. Đó là: Tại sao trong những chu kỳ tăng của cổ phiếu Hoà Phát. Và các doanh nghiệp ngành Thép thường có tốc độ tăng trưởng rất tốt. Nhưng ngược lại ở chu kỳ giảm của ngành các doanh nghiệp ngành Thép lại thường có đà giảm lợi nhuận cũng lớn khủng khiếp?
Và thêm một câu hỏi nữa làm sau chúng ta có thể theo dõi và phân tích được chu kỳ của ngành Thép?
Đầu tiên anh em phải hiểu rất rõ một điểm ngành Thép là ngành có tính chu kỳ rất rõ rệt. Và phân hoá rất mạnh theo các giai đoạn tăng và giảm của giá thép và giá các nguyên liệu đầu vào như Quặng sắt, Than.
Ở giai đoạn đầu của chu kỳ ngành thép chúng ta có thể thấy những tín hiệu như:
- Gia thép bắt đầu có tín hiệu tăng trưởng, đến từ nhu cầu xây dựng, sản xuất công nghiệp bùng nổ…
- Giá nguyên liệu đầu vào của thép vẫn chưa bước vào giai đoạn tăng giá mạnh.
=> Giai đoạn này có lẽ là giai đoạn tốt nhất để đầu tư tích lũy cổ phiếu HPG cũng như các doanh nghiệp ngành này. Bởi vì xét về vùng giá thì giai đoạn này thường là giai đoạn mà cổ phiếu ngành Thép chưa tăng mạnh. Cũng như báo cáo kết quả kinh doanh vẫn chưa phản ánh nhiều.
Giai đoạn thứ hai, những tín hiệu cho thấy sự bão hoà của ngành:
Giai đoạn này bắt đầu có một số đặc điểm như:
- Giá thép không còn có động lực tăng nhiều nữa, thậm chí bắt đầu có tín hiệu giảm.
- Giá nguyên vật liệu đầu vào của thép bắt đầu xu hướng tăng.
Điều này anh em có thể hiểu đơn giản là khi nền kinh tế phát đi tín hiệu gia tăng nhu cầu về thép. Giá thép bắt đầu tăng, các nhà sản xuất thép bắt đầu tăng sản lượng sản xuất. Và nhu cầu về nguyên vật liệu bắt đầu tăng dần. Và đà tăng giá nguyên vật liệu đầu vào thường có độ trễ hơn đà tăng giá thép. Nên khi giá thép đã bắt đầu tạo đỉnh thì giá nguyên liệu đầu vào vẫn tiếp đà tăng bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Và đây cũng chính là vấn đề mà những doanh nghiệp Thép như Hoà Phát đã phải gánh chịu trong năm 2022.
Về chu kỳ cổ phiếu thường đây là giai đoạn mà giá cổ phiếu bùng nổ về cả giá lẫn khối lượng. Cũng là lúc báo cáo kết quả kinh doanh công bố lãi lớn.
Giai đoạn thứ ba, Chu kỳ đi xuống:
Khi này giá thép giảm trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào của nó vẫn tiếp tục xu hướng tăng và tiến dần đến việc tạo đỉnh. Ở giai đoạn này biên lợi nhuận và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thường sẽ trượt dài. Cùng với đó là chu kỳ đi xuống của giá cổ phiếu bắt đầu.
Chu kỳ này sẽ kết thúc khi giá nguyên vật liệu đã tạo định và điều chỉnh giảm và bắt kịp sự vận động giảm của giá thép. Và chúng ta sẽ cùng chờ đợi một chu kỳ mới của ngành Thép.
Anh em có thể theo dõi sự biến động của Thép, Quặng sắt, Than Cốc ở trang https://tradingeconomics.com/ nhé.
2.2.1.2 Hiểu đầu ra của Hoà Phát
Tỷ trọng tiêu thụ các sản phẩm Thép của tập đoàn:
– Xây dựng các công trình dân dụng chiếm 60%.
– Công trình dự án lớn chiếm 30%.
– Các sản phẩm từ Thép chất lượng cao phục vụ cho sản xuất công nghiệp 10%
Tại VN chỉ có HPG đủ năng lực sx thép dự ứng lực ( PC Bar, PC Strand), dây thép mạ kẽm, vỏ container,… Chủ yếu phục vụ những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Canada.
Anh em nhớ lưu ý tỷ trọng này nhé. Vì nó sẽ liên quan rất mật thiết đến việc chúng ta phân tích triển vọng của Hoà Phát trong đoạn sau.
Đầu tiên khi nhìn qua về tỷ trọng tiêu thụ thép. Chúng ta có thể nhận định sơ bộ là ngành xây dựng Bất động sản dân dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quản kinh doanh của tập đoàn.
Tiếp theo là triển vọng đầu tư công và cuối cùng là triển vọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo.
Phần này Cú cũng sẽ giải thích một vấn đề mà có khá nhiều anh em thắc mắc. Đó là sắp tới sẽ là giai đoạn mà đầu tư công được giải ngân rất nhiều thì ngành Thép và Hoà Phát có được hưởng lợi gì không?
Dựa vào biểu đồ trên của VNDIRECT chúng ta có thể dự phóng nhanh thế này. Trong tổng giá trị Đầu tư công thì vật liệu xây dựng chiếm khoảng 60%. Trong 60% giá trị gói đầu tư thì Thép chiếm khoảng 30% trong tổng chi phí vật liệu xây dựng. Như vậy giá trị mà ngành thép hưởng lợi từ tổng giá trị xây dựng sẽ là 30% * 60% là khoảng 18% tầm giá trị gói Đầu tư Công.
Theo bảng phân tích của Vndirect trên chúng ta có thể thấy là tổng giá trị của các gói đầu tư công sẽ rơi vào khoảng 519 nghìn tỷ đồng. Bắt đầu giải ngân mạnh vào năm 2023-2025. Nếu tính cả năm 2020 nữa là tròn 5 năm. Như vậy một năm chúng ta có khoảng 100 nghìn tỷ đồng giải ngân. (Cái này Cú tính tương đối vì có thể có năm giải ngân nhiều có năm giải ngân ít anh em nhé). Như vậy mỗi năm ngành Thép sẽ hưởng lợi đâu đó 18 nghìn tỷ đồng từ đầu tư công.
2.2.2. Tổng kết phương pháp phân tích cổ phiếu HPG?
Đây sẽ là phần mà Cú cùng anh em sẽ cùng nhau tổng kết lại những phần mình đã chia sẻ với nhau ở mục số 2 này.
Đầu tiên những điều đáng lưu ý khi phân tích và ra quyết định đầu tư Hòa Phát nói riêng và ngành thép nói chung:
Thứ nhất: Chú ý thời điểm hiện tại ngành thép đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ?
Ở phần này chúng ta cần nghiên cứu về triển vọng tăng giá của thép thông qua nhu cầu của thị nền kinh tế. Vùng giá của Thép ở thời điểm hiện tại? Vùng giá của các nguyên liệu đầu vào quan trọng như Quặng sắt, Than Cốc.
Thứ 2: Vùng định giá của cổ phiếu. Cái này cực kỳ quan trọng cho những nhà đầu tư thiên về đầu tư dài hạn. Hành động đầu tư dài hạn chỉ đúng khi chúng ta chọn được những vùng giải ngân hợp lý.
Nhận định HPG dưới góc nhìn Ma trận SWOT.
Cú sẽ tổng kết lại cho anh em phần này dưới góc nhìn của ma trận SWOT cho anh, em dễ nhìn nhé.
Một chút chú thích cho anh em: SWOT là một mô hình phân tích tình hình kinh doanh nổi tiếng. Mô hình này bao gồm 4 yếu tố đại diện bởi 4 chữ viết tắt là:
– S – Strength (Điểm mạnh)
– W – Weaknesses (Điểm yếu)
– O – Opportunities (Cơ hội)
– T – Threats (Thách thức)
SWOT được nhiều nhà đầu tư ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Nhằm để phân tích tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Mô hình SWOT nhận định HPG:
S – Strength (Điểm mạnh):
- Năng lực sản xuất thép là ưu thế so với các doanh nghiệp khác trên thị trường Việt Nam:
- Chuỗi giá trị giúp Hoà Phát có ưu thế về giá vốn. Khi đọc các báo cáo thường niên. Hay các bài báo báo liên quan đến chiến lược và quyết định kinh doanh. Chúng ta sẽ thấy một nỗ lực mà theo Cú đánh giá là: ‘Tham vọng và tập trung’. Nỗ lực mở rộng và làm chủ chuỗi giá trị của mình.
Đầu tiên Hoà Phát là một trong số ít doanh nghiệp có khả năng sản xuất các loại thép có chất lượng cao. Đáp ứng nhu cầu ở các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Canada. Đơn cử như thép cuộn cán nóng, thép dự ứng lực. Về sản lường với tầm nhìn muốn lọt vào Top 30 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. Với hai quân bài là Khu liên hợp Gang- Thép Dung Quất. Về đầu vào việc mua lại mỏ Thép ở Úc và lên kế hoạch mua lại mỏ than. Đã cho thấy tham vọng muốn làm chủ một phần chuỗi nguyên liệu đầu vào của tập đoàn.
Về đầu ra Hòa Phát đang phát triển các lĩnh vực giúp gia tăng khả năng của doanh nghiệp như: Bất động sản, Container các sản phẩm từ thép….. Điều này đã giúp Hoà Phát tạo có biên lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung các doanh nghiệp ngành Thép.
Nguồn: https://dstock.vndirect.com.vn/
- Là doanh nghiệp có thị phần đứng đầu ngành Thép.
- Thép xây dựng: Nhu cầu ngành khoảng 11 triệu tấn/ năm. Hai doanh nghiệp dẫn đầu là Thép Hoà Phát và Vnsteel.
- Ống thép: Nhu cầu ngành khoảng 3 triệu tấn/năm. Hai doanh nghiệp đầu ngành là Hoà Phát và Hoa Sen.
- HRC: Nhu cầu ngành khoảng 12 triệu tấn. Tại Việt Nam chỉ có hai đơn vị có thể sản xuất được đó là Formosa Hà Tĩnh và Hoà Phát. Cú xin nhấn mạnh cho anh em thêm lần nữa. Đây là mảng rất quan trọng và hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều lợi nhuận cho Hoà Phát sau này. Đặc biệt là khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động đấy nhé.
W – Weaknesses (Điểm yếu)
- Ngành có tính chu kỳ lớn: Như Cú đã chia sẻ cổ phiếu Hoà Phát nói riêng và ngành Thép nói chung là ngành có tính chu kỳ khá rõ nét. Các doanh nghiệp ngành này có thể tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn tăng trưởng. Nhưng giai đoạn suy yếu của ngành, câu chuyện cũng rất sốc.
Nguồn: https://dstock.vndirect.com.vn/
- Ngành không thân thiện với môi trường: Đây là điều hiển nhiên khi mà bất kể là sản xuất từ công nghệ lò BOF hay EAF,… Thì ngành Thép luôn lọt vào danh sách kém thân thiện với môi trường. Do khối lượng Cacbon mà ngành này phát thải trong quá trình sản xuất. Và dĩ nhiên với trào lưu kinh tế xanh thì Hoà Phát sẽ có rất nhiều bài toán liên quan đến môi trường phải giải quyết. ( Chưa kể đến dự thảo về đánh thuế Carbon sắp tới của EU).
- Ngành sẽ chịu rủi ro hệ thống khá lớn: Chỗ này Cú sẽ giải thích kỹ hơn một chút cho anh em nhé. Thép là một nguyên vật liệu quan trọng trong phát triển công nghiệp tại nhiều quốc gia, là thành phần cốt yếu của nhiều ngành có tính chất quan trọng đối với nền kinh tế như: Bất động sản và xây dựng, sản xuất tàu, ôtô… Vậy nên đây là loại hàng hoá được các nhà lập pháp quan tâm. Với chính sách thuế, hạn ngạch….
O – Opportunities (Cơ hội)
- Nhu cầu từ đầu tư công. Cú đã phân phân tích khá kỹ trong phần đầu ra cổ phiếu Hòa Phát rồi anh em có thể đọc lại nhé.
- Sự phục hồi của ngành xây dựng. Theo dự phóng của Cú ngành xây dựng sẽ ổn hơn vào giai đoạn nửa sau năm 2023. Và thậm chí sang tận năm 2024 khi mà ngành Bất động sản giải quyết được những vấn đề nội tại của mình. Liên quan đến dòng vốn tín dụng của ngành.
- Sự phục hồi của kinh tế và ngành công nghiệp. Rõ ràng chỉ số sản xuất công nghiệp của nước ta đã tăng trưởng âm 8%. Đến từ tác động của những chính sách thắt chặt tiền tệ ở Việt Nam cũng như thế giới. Giới đầu tư đang chờ đợi sự đảo chiều chính sách kéo theo sự phục hồi của các nền kinh tế trên thế giới. Và dĩ nhiên như Cú đã trình bày đây sẽ là một điểm cơ hội lớn. Không chỉ cho Thép Hòa Phát mà hầu hết các doanh nghiệp khác.
T – Threats (Thách thức)
Thách thức cũng sẽ rất nhiều. Nhất là trong bối cảnh kinh tế phải sống chung với môi trường lạm phát và lãi suất cao trên toàn cồng. Những hệ luỵ của vấn đề lạm phát và lãi suất mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt sẽ là vô cùng nhiều:
- Lãi suất cao khiến cho chi phí vốn của doanh nghiệp tăng bào mòn lợi nhuận. Thắt chặt chính sách tiền tệ cũng khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn hơn.
- Lãi suất cao đánh thẳng vào ngành Bất động sản và ngành xây dựng. Khiến cho nhu cầu về thép của hai ngành này cũng yếu đi.
- Thách thức ‘Làn sóng xanh’, cuộc chiến chống phát thải Cacbon. Trong ngắn hạn Hòa Phát có thể được lợi từ chi phí thấp hơn các đơn vị nước ngoài. Ví dụ như các công ty thép đến từ Trung Quốc do ưu thế chi phí của lò BOF. Nhưng trong dài hạn thì Hoà Phát cũng sẽ cần phải thay đổi quá trình sản xuất của mình.
Nguồn: https://colorbond.vn/
Phần 3: Bức tranh tài chính của cổ phiếu Hòa Phát ở thời điểm hiện tại
3.1 Kết quả kinh doanh tiêu cực đã được dự báo từ trước đối với cổ phiếu Hòa Phát
Nếu anh em đã ‘Hiểu’ phần hai. Thì việc giải thích vì sao kết quả kinh doanh của tập đoàn Hoà Phát lại xấu đến thế.
Quý 4/2022, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 26 nghìn tỷ đồng. Giảm 42% so với cùng kỳ năm trước. Và lợi nhuận sau thuế âm khoản 2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục đà tiêu cực từ quý 3.
Trước đó, quý 3/2022, tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 34.441 tỷ đồng. Giảm 12% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế ở mức âm 1.786 tỷ đồng, giảm 117% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142 nghìn tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.
Năm 2022, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép, giảm 7% so với năm 2021. Bao gồm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC).
Nhu cầu thép giảm và giá nguyên liệu đầu vào tăng. Đã khiến cho kết quả kinh doanh của cổ phiếu Hòa Phát trở nên ảm đạm. Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu toàn cầu ước tính giảm. Cụ thể giảm 2,3% trong năm 2022 sau khi phục hồi 2,8% trong năm 2021. Nhu cầu từ thị trường Châu Âu ước tính giảm 3,5% trong năm 2022 sau khi tăng 18,1% trong năm 2021. Trong khi nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ cũng cho thấy diễn biến tương tự. Với tăng trưởng nhu cầu ước tính giảm tốc từ mức 21,3% cho năm 2021 xuống 2,1% năm 2022.
Nhu cầu trong nước cũng suy yếu đáng kể trong nửa cuối năm. Doanh thu trong nước đạt mức cao nhất trong tháng 3 cả về giá trị tuyệt đối và mức tăng trưởng hàng năm. Kết quả này là do nhu cầu bị dồn nén và giá thép tăng đã khuyến khích các nhà phân phối tích trữ hàng tồn kho.
Đặc biệt trước các thông tin về cổ phiếu Hòa Phát. Chẳng hạn như Hoà Phát tiến hành đóng các lò Cao. Sẽ càng tô điểm thêm những gang màu tối vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn: cafef.vn
Tập đoàn đã có thông báo đến các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động 4 lò cao. Bao gồm 2 lò cao ở Dung Quất và 2 lò cao ở Hải Dương từ tháng 11/2022. Ngoài việc dừng 4 lò trên, trong tháng 12/2022 HPG đã dừng sản xuất 1 lò cao nữa tại Dung Quất.
Nên nhớ chi phí để khởi động các lò cao là không hề nhỏ. Nhưng Hòa Phát vẫn quyết định đóng chứng tỏ bộ phận phân tích của tập đoàn đã dự phóng tiêu cực về kết quả kinh doanh của mình.
3.2 Những điều đáng quan tâm khi đọc báo cáo tài chính của cổ phiếu Hòa Phát
Trong phần này Cú sẽ cùng anh em trả lời nhanh một số câu hỏi đơn giản thôi.
Thứ nhất cổ phiếu Hòa Phát có đang ở trong tình trạng tài chính an toàn không? Hay năng lực tài chính của cổ phiếu Hòa Phát ở thời điểm hiện tại là như thế nào?
Chúng ta đều biết năm 2023 là một năm kinh tế rất khó khăn trong bối cảnh chung. Là cuộc chiến chống lạm phát và thắt chặt chính sách tiền tệ khiến cho mặt bằng lãi suất rất cao. Nếu doanh nghiệp không có khả năng quản trị tài chính tốt thì việc rồi vào tình trạng khủng hoảng dòng tiền gần như là điều tất yếu. (Khủng hoảng dòng tiền: Không có dòng tiền để sử dụng vận hành các hoạt động kinh doanh). Đặc biệt quan trọng khi HPG vẫn đang phải gồng mình làm dự án Dung Quất 2 dự kiến hoàn thành vào năm 2024.
Nguồn: fiveant.vn
Sức khỏe tài chính của cổ phiếu Hòa Phát tuy đã suy giảm khá nhiều so với năm 2021. Song theo Cú là vẫn ở mức ổn và đang dần cải thiện đáng kể nếu chúng ta xét theo quý.
- Khi tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu là 0.77% vào thời điểm quý IV/2022 giảm rõ rệt với mức 0.87 của quý III/2022. Và nếu so với các doanh nghiệp khác cùng ngành thì tỷ lệ này là an toàn khi cùng đặt lên bàn cân.
- Tỷ số thanh toán hiện hành là: Tỷ số cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt. Để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Với tập đoàn Hoà Phát là 1.29 lần. Một con số phản ánh năng lực tài chính của Hoà Phát vẫn đang ở mức ổn. Và an toàn tương đối về mặt dòng tiền trong ngắn hạn. (Khẳng định này được Cú củng cố thêm bởi thời gian thanh toán các hợp đồng của khách hàng cho Hòa Phát thường giao động từ 1- 2 Tháng).
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay một tỷ lệ khá quan trọng trong tài chính của một công ty. Hệ số thanh toán lãi vay thể hiện tổng doanh thu của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể trang trải lãi cho các khoản nợ hiện tại của công ty bao nhiêu lần. Hệ số này đặc biệt quan trọng trong môi trường lãi suất cao như thời điểm hiện tại. Với cổ phiếu Hòa Phát con số này là 4.22 lần. Ý nói là lợi nhuận mà tập đoàn mang về gấp 4.22 lần chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải trả rất an toàn.
Anh em chú ý khi đánh giá cổ phiếu Hòa Phát về mảng cấu trúc tài chính. Anh em sẽ thấy tập đoàn này thường có tỷ lệ nợ ngắn hạn cao hơn nợ dài hạn rất nhiều. Thì anh em cứ hiểu đơn giản là doanh nghiệp này chủ yếu vay nợ cho các mục đích liên quan đến sử dụng vốn lưu động nhé.
Một số biến động khoản mục đáng chú ý khác trên bảng cân đối kế toán:
- Hàng tồn kho đang có xu hướng biến động giảm nếu xét trong 3 quý gần nhất. Điều này khá dễ hiểu và Cú nghĩ anh em cũng dễ dàng đoán được nguyên nhân vì sao. Đơn giản vì nhu cầu thị trường giảm mạnh, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh. Thì tập đoàn Hòa Phát cắt giảm sản xuất làm cho hàng tồn kho giảm mạnh là bình thường.
- Tài sản dở dang dài hạn
Nguồn Báo cáo tài chính QIV/2022
Có thể thấy 2 dự án mà chúng ta đang rất mong chờ về tiến độ thực hiện. Đó là dự án Dung Quất 2 và Nhà máy sản xuất Container đang được thực hiện. Hai dự án này cá nhân Cú nghĩ sẽ có tác động rất nhiều đối với triển vọng trong tương lai của cổ phiếu Hòa Phát.
Phần 4. Tổng kết bài phân tích cổ phiếu Hòa Phát
4.1 Triển vọng kinh doanh của tập đoàn – cổ phiếu Hòa Phát
Chặng đường vẫn nhiều trở ngại!
Cá nhân Cú vẫn đánh giá năm 2023 vẫn sẽ là một năm khó khăn cho cổ phiếu Hòa Phát nói riêng. Cũng như các doanh nghiệp ngành Thép nói chung.
Năm 2023 sẽ không tạo ra được như những cú sốc lớn đối với các doanh nghiệp ngành Thép như năm 2022. Khi mà các lý do dẫn đến cú sốc như:
- Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh do khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu. Và nhu cầu bùng nổ của ngành Thép trong năm 2021 đã không còn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến ngành thép nữa. Khi chuỗi cung ứng về cơ bản đã được khơi thông. Và giá của Quặng sắt và Than Cốc cũng đã điều chỉnh về vùng thấp hơn rất nhiều so với vùng đỉnh.
- Sự đột ngột của Lạm phát và tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt. Rõ ràng yếu tố này sang năm 2023 sẽ vẫn là những vấn đề lớn. Nhưng quan điểm của Cú là những gì chuyện xấu trong tương lai mà chúng ta đã biết trước. Thì khi nó xảy ra thực sự, thì nó sẽ không còn là vấn đề lớn nữa. Và thực chất Hòa Phát cũng như các doanh nghiệp Ngành thép cũng đã chuẩn bị cho trường hợp này.
Khi mà họ đều đã cắt giảm hàng tồn kho. Chưa kể Hoà Phát còn dừng hẳn 5 lò cao để đối phó với việc nhu cầu của thị trường sụt giảm mạnh.
Cú sẽ liệt kê một số vấn đề mà qua năm sau cổ phiếu Hòa Phát và các anh em ngành thép có thể sẽ phải đối mặt nhé:
- Thị trường bất động sản ảm đạm kéo theo nhu cầu xây dựng giảm: Thị trường bất động sản Việt Nam chúng ta đang gặp rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Ví dụ như những vấn đề liên quan đến trái phiếu bất động sản, khó khăn về dòng tiền. Và về nguồn vốn để hoàn thành và phát triển dự án mới. Như vậy cũng kéo theo nhu cầu về vật liệu xây dựng bị yếu đi.
- Môi trường lãi suất cao do chính sách tiền tệ thắt chặt kéo dài: Lãi suất cao sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của các hoạt động kinh tế. Từ đầu tư xây dựng đến sản xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp của nước ta vào tháng 1/2023 đã âm 8%. Phản ánh sự khó khăn mà môi trường lãi suất cao mang lại.
Với việc chi phí dụng tiền cao. Nó sẽ trực tiếp bào mòn vào biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này không chỉ mỗi các doanh nghiệp ngành thép gặp phải mà hầu hết doanh nghiệp sẽ đều gặp phải.
- Kinh tế toàn cầu giảm tốc: Rõ ràng câu chuyện lạm phát không chỉ của riêng nước mình. Việc các quốc gia tập trung kiểm soát Lạm Phát sẽ kéo theo nhu cầu xây dựng và đầu tư giảm. Đặc biệt đối với những thị trường xuất khẩu lớn của Hòa Phát như Mỹ, EU,… Những nơi đang diễn ra Lạm Phát và cuộc chiến chống Lạm Phát rất căng thẳng.
- Đề xuất đánh thuế Carbon lên những hàng hoá nhập khẩu vào EU. Đây sẽ là một dấu hỏi lớn. Bởi vì tác động của nó sẽ tác động ít nhiều đến khả năng cạnh tranh của tập đoàn Hòa Phát tại thị trường này. Anh em nên nhớ là Hoà Phát sử dụng công nghệ BOF để sản xuất thép. Và công nghệ này sẽ biến những lợi thế về chi phí của Hoà Phát sẽ trở thành bất lợi.
Bởi vì BOF phát thải rất nhiều Carbon trong quá trình luyện thép. Dĩ nhiên đây cũng chỉ mới là dấu hỏi bởi vì mới chỉ là đề xuất và chưa được thông qua. Nhưng chúng ta cũng nên lưu ý với vấn đề này.
- Thuế tự vệ của ngành Thép sẽ hết hạn vào ngành Thép sẽ hết hạn vào 2023. Thuế tự vệ là lá bảo vệ các doanh nghiệp Thép Việt Nam trước sự tấn công từ phôi thép giá rẻ đến từ Trung Quốc. Và loại thuế này sẽ hết hạn vào năm 2023. Việc có được gia hạn tiếp hay không thì thì chưa có thông tin chính xác. Nhưng nếu không được gia hạn thì đây sẽ là một vấn đề khá lớn mà các doanh nghiệp ngành Thép cần giải quyết.
Vậy những điều gì sẽ khiến cho các nhà đầu tư kỳ vọng vào tương lai của của cổ phiếu Hoà Phát?
- Kỳ vọng đầu tư
Chúng ta đã nói quá nhiều về câu chuyện khó khăn. Vậy cổ phiếu Hoà Phát có gì hấp dẫn trong mắt các nhà Đầu tư? Anh em nên biết cổ phiếu Hoà Phát là một trong những mã được khối ngoại gom nhiều. Nhất là trong giai đoạn thị trường điều chỉnh mạnh vừa rồi đó nhé.
- Nội tại doanh nghiệp
Không nói quá khi cho rằng Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt nhất trên sàn chứng khoán. Với chiến lược phát triển toàn diện chuỗi giá trị của mình. Hoà Phát là doanh nghiệp có vị thế số một trong ngành thép Việt Nam. Với những hoạt động như mua lại mỏ Quẳng, lên kế hoạch mua lại mỏ than. Và xây dựng các nhà máy sản xuất để làm chủ quy trình sản xuất đã minh chứng cho điều này. Hòa Phát cũng đãng có những kế hoạch và dự án để phát triển đầu ra cho mình. Như phát triển thêm lĩnh vực Bất Động Sản, Container và các sản phẩm liên quan đến thép khác.
- Những dự án khi hoàn thành
Dự án Khu liên hợp Gang Thép Dung Quất 2 sau khi hoàn thành dự kiến vào năm 2024. Dự kiến sẽ biến Hoà Phát trở thành một trong 30 nhà sản xuất Thép lớn nhất thế giới.
– Công suất 5.6 triệu tấn, tổng giá trị đầu tư 85,000 tỷ đồng.
– Sản phẩm chủ đạo thép cuộn và cuộn cán nóng.
Nói thêm các sản phẩm thép cuộn và cuộn cán nóng là những sản phẩm đang còn rất nhiều dư địa tại thị trường Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam. Thì nhu cầu về HRC tại Việt Nam khoảng 12 triệu tấn/năm. Trong khi công suất của các doanh nghiệp Thép ở nước ta mới chỉ khoảng 10 triệu tấn/năm. Và ở Việt Nam cũng chỉ có hai đơn vị có thể sản xuất được dòng sản phẩm này đó là Formosa Hà Tĩnh và Hoà Phát.
Dự án xây dựng nhà máy Container: Công suất 500.000 TEU mỗi năm (bằng 1/4 nhà máy lớn nhất TQ). GĐ1 công suất 180.000– 200.000TEU/năm. Dự kiến cho ra sản phẩm từ quý IV/2022 (hiện chưa có thông tin cập nhật). Tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng,thấp hơn 20% VĐL. Nguyên liệu chính là thép HRC.
Bất động sản mảng kinh doanh có nhiều dấu hỏi nhưng cũng rất đáng để chờ đợi:
Hồi tháng 5/2022, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hoà Phát. Đã cho biết định hướng thay vì mua đất để làm dự án thì sẽ tham gia đấu thầu ở các địa phương.
Đúng định hướng này, thời gian qua, cổ phiếu Hòa Phát có đề xuất đầu tư, tài trợ. Để quy hoạch các dự án diện tích hàng trăm ha ở nhiều tỉnh, thành. Như Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Hải Dương, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đắc Nông,…
Gần nhất, thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết. Chỉ duy nhất Liên danh Công ty CP Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa – Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát đăng ký. Và đạt yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn sinh thái Cao Xá, huyện Lâm Thao.
Sự phục hồi của nền kinh tế kéo theo sự phục hồi của ngành thép:
Rõ ràng chúng ta đều biết Ngành Thép đã bước vào chu kỳ giảm từ giai đoạn quý II/ 2022. Và câu hỏi nó đã kết thúc chưa? Và bao giờ triển vọng sẽ tốt trở lại là những câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư đang rất quan tâm. Cú nghĩ câu hỏi này anh em có thể tự trả lời được nếu như anh em đọc thật kỹ và hiểu được nội dung phần 2 của bài này. Nhưng Cú sẽ gợi ý cho anh em nhé. Đà giảm của giá thép đã chậm lại và bắt đầu có tín hiệu đảo chiều. Giá các nguyên vật liệu đầu vào như Quặng Sắt và Than Cốc cũng không phải ở mức cao nữa….
4.2 Lời cảm ơn của Cú
Lời đầu tiên Cú xin cảm ơn anh em đã đọc được đến đây. Đây là một bài viết khá dài của Cú. Và Cú rất mong anh em có thêm cái ‘Hiểu’ về cổ phiếu Hoà Phát. Cũng như ngành Thép để có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.
Lời cuối cùng Cú xin nhắc lại một lần nữa là bài viết này chỉ mang tính chất chia sẻ kiến thức thôi anh em nhé. Trong bài này tuy Cú đã cố gắng đưa ra cho anh em những cái nhìn khách quan nhất có thể. Nhưng qua ngòi bút của mình vẫn sẽ có thể xuất hiện một số cái nhìn mang tính chủ quan. Mong anh em đọc và góp ý thêm cho Cú nhé.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích. Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học:
– Phân tích cổ phiếu BĐS
– Chứng khoán cơ sở
– Chứng khoán phái sinh.
Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán. Anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969