Lãi suất và quan hệ với Lạm phát, Tỷ giá, Đầu tư, Tăng trưởng kinh tế (P.3)
Lãi suất (LS) là biến số kinh tế nhạy cảm. Sự thay đổi của LS sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước đã chứng minh. Sự thay đổi LS thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã rất coi trọng việc điều tiết LS. Nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ (CSTT) là kiềm chế lạm phát. Và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Lãi suất tác động to lớn đối với việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền lưu thông. Thu hẹp hay mở rộng tín dụng. Khích lệ hay hạn chế huy động vốn, kích thích hay cản trở đầu tư. Tạo lợi nhuận hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Tóm lại, LS là một phạm trù phức tạp. Có liên quan và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhiều nền kinh tế vĩ mô khác.
Vậy LS có mối liên hệ như thế nào đối với các lạm phát? Đối với tăng trưởng kinh tế? Đối với tỷ giá? Đối với đầu tư?… Tất cả những kiến thức xoay quanh chủ đề này sẽ được Cú giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng Cú theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mối quan hệ giữa Lãi suất và Lạm phát
Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất là chủ đề luôn được các nhà nghiên cứu kinh tế, nhà hoạch định chính sách tiền tệ quan tâm. Trong điều hành chính sách tiền tệ, ổn định lạm phát là một trong những mục tiêu đóng vai trò quan trọng nhất. Còn LS là một trong những công cụ quan trọng và chủ yếu của Ngân hàng Trung ương (NHTW). Hiểu rõ được mối quan hệ giữa hai biến số kinh tế này. NHTW mới có thể sử dụng hiệu quả công cụ LS để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tạo nền tảng vĩ mô ổn định, giúp thu hút đầu tư, kích thích tiêu dùng, phát triển sản xuất.
Hiện nay, trên thế giới, lạm phát mục tiêu đã được coi là một trong những khuôn khổ chính sách tiền tệ. Mà theo đó, NHTW hoặc Chính phủ thông báo một số mục tiêu trung hạn về lạm phát. Và NHTW cam kết đạt được những mục tiêu này. Trong đó, lãi suất là một trong những công cụ được NHTW sử dụng thường xuyên và khá hữu hiệu.
Lạm phát phản ánh tình hình nền kinh tế quốc gia. Trong khi lãi suất là chính sách tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước quy định để ứng phó với lạm phát. Hai thành tố này có mối tương quan chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
1.1 Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự gia tăng tăng liên tục mức giá chung của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian. Và là sự mất giá của một loại tiền tệ theo kinh tế vĩ mô.
Hiểu một cách đơn giản, trong phạm vi một quốc gia, khi giá cả tăng lên. 1 đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn trước đây. Điều này dẫn đến suy giảm sức mua của người dân trên 1 đơn vị tiền tệ.
Nếu tính ngoài phạm vi quốc gia, lạm phát được hiểu là sự mất giá của giá trị tiền tệ của quốc gia này so với tiền của quốc gia khác.
Chỉ tiêu lạm phát được tính theo %. Và là biểu hiện của quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Chỉ tiêu này được Chính phủ trình quốc hội quyết định.
Có 3 cấp độ lạm phát, bao gồm:
- Lạm phát tự nhiên: Có tỷ lệ lạm phát từ 0 – 10%/năm. Với mức độ này, các hoạt động của nền kinh tế diễn ra bình thường, ít rủi ro. Đời sống của người dân ổn định.
- Lạm phát phi mã: Có tỷ lệ lạm phát từ 10% – dưới 1000%/năm. Ở mức độ lạm phát này, nền kinh tế quốc gia sẽ có những biến động nghiêm trọng. Đồng tiền mất giá trầm trọng khiến thị trường tài chính bị phá vỡ.
- Siêu lạm phát: Đây là tình trạng lạm phát vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ lạm phát trên 1000%/năm. Khi nền kinh tế của 1 quốc gia xảy ra siêu lạm phát. Thị trường tài chính sẽ lâm vào tình trạng rối loạn. Thậm chí là thảm hoạ và rất khó để khôi phục lại trạng thái bình thường.
Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng lạm phát của nền kinh tế có thể kể đến như sau:
- Do cầu kéo: Hiện tượng lạm phát xảy ra do cầu kéo là khi nhu cầu tiêu dùng của người dân trên thị trường dần tăng lên. Đối với một mặt hàng hóa hay dịch vụ nào đó có nhu cầu tăng lên. Từ đó giá của loại mặt hàng đó cũng tăng lên. Vì thế đã kéo theo những mặt hàng hóa, dịch vụ khác cũng tăng giá theo.
Ví dụ 1: Đối với loại thực phẩm như thịt lợn. Nhu cầu người dân sử dụng thịt lợn tăng cao. Nguồn hàng có sẵn dần trở nên khan hiếm hơn dẫn đến giá thịt tăng lên. Không chỉ thế, do sự tăng giá đó đã kéo theo giá của các món làm từ thịt lợn cũng tăng lên. Và các loại nông thực phẩm khác cũng tăng theo…
- Do chi phí đẩy: Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố tham gia quá trình sản xuất tăng lên. Thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo. Từ đó giá thành của sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tăng giá. Đây chính là hiện tượng lạm phát xảy ra do chi phí đẩy. Các chi phí đầu vào tham gia vào sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu, trang thiết bị, chi trả nguồn nhân lực…
Ví dụ 2: Việc cung cấp dầu giảm đi đột ngột có thể khiến giá dầu tăng cao. Từ đó, hiện tượng lạm phát do chi phí đẩy xảy ra. Dầu là một trong những yếu tố tham gia quá trình sản xuất kinh doanh. Cũng được xem là một phần chi phí của doanh nghiệp đó. Đương nhiên khi giá tăng cùng các chi phí sản xuất khác nên giá bán ra thị trường cũng tăng đáng kể.
- Do xuất khẩu: Khi hàng hóa xuất khẩu có số lượng tăng vọt lên dẫn đến tổng cầu sẽ tăng. Nhưng tổng cung lại không thể đáp ứng hết được. Khi đó sẽ cần thu gom các mặt hàng trong nước để đáp ứng hết các nhu cầu xuất khẩu. Do vậy mà tình trạng cầu trong nước không được đáp ứng. Hiện tượng lạm phát xảy ra do sự mất cân bằng giữa cung và cầu.
- Do nhập khẩu: Giá cả của các loại hàng hóa nhập khẩu thường tăng do chi phí thuế tăng hoặc xu hướng thị trường thế giới tăng. Từ đó giá bán hàng hóa sẽ có mức bán giá tăng cao. Tại một thời điểm nhất định khi mức giá chung bị ảnh hưởng bởi hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Thì sẽ gây ra hiện tượng lạm phát.
- Lạm phát xảy ra do cầu thay đổi: Mối quan hệ giữa cầu và cung thay đổi. Dẫn đến tình trạng nhà cung ứng độc quyền cung cấp một loại hàng hóa nào đó. Cùng mức chính sách giá không ổn định và tăng giá liên tục. Thậm chí hiện tượng lạm phát do cầu thay đổi này cho thấy nguồn cầu đã giảm giá thì giá bán ra cũng không hề giảm xuống.
- Lạm phát tiền tệ: Khi Ngân hàng Trung ương mua các loại trái phiếu theo yêu cầu của Nhà nước. Điều đó dẫn đến lượng tiền lưu thông trong nước tăng lên. Hoặc ở một trường hợp khác do ngân hàng mua ngoại tệ để giữ cho đồng tiền không bị mất giá so với tiền ngoại tệ. Tất cả là nguyên nhân dẫn đến lạm phát tiền tệ.
1.2 Tác động của Lãi suất đến Lạm phát
Lý thuyết Fisher cho rằng yếu tố lạm phát và lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Mức lãi suất danh nghĩa sẽ bằng tổng kỳ vọng lạm phát và lãi suất thực.
Giả thiết đã đưa ra: Lãi suất danh nghĩa (tức mức lãi) = kỳ vọng lạm phát + lãi suất thực. Khi lạm phát gia tăng, để đảm bảo mức lãi suất thực, theo đó lãi suất danh nghĩa cũng cần tăng theo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chi tiêu và đầu tư.
Nhiều anh em thắc mắc: Vì sao khi lạm phát tăng thì lãi suất cũng tăng? Lý do là bởi:
- Khi lạm phát gia tăng khiến cho đồng tiền bị mất giá. Nếu tỷ lệ gia tăng lạm phát quá cao. Nhà nước sẽ phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Đồng thời NHTW cũng sẽ tăng mức LS nhằm giảm nguồn cung tiền ra thị trường. LS ngân hàng tăng khiến doanh nghiệp hạn chế vốn vay. Nhưng lại khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Dẫn đến lượng tiền lưu thông trên thị trường giảm, giá trị đồng tiền tăng, kiềm chế lạm phát.
- Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống mức tiêu cực khiến nền kinh tế trì trệ. Nhà nước sẽ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ để kích thích nền kinh tế. Lúc này, LS ngân hàng giảm nhằm kích thích các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Từ những phân tích trên có thể thấy giữa lạm phát và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ. Chúng tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau và diễn biến cùng chiều với nhau. Sự biến động của bất cứ yếu tố nào cũng ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và hoạt động đầu tư, kinh doanh. Để nền kinh tế phát triển ổn định, hai yếu tố này cần được duy trì ở tỷ lệ cân bằng tốt nhất.
1.3 Lãi suất và Lạm phát có mối quan hệ tác động qua lại
Lạm phát có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, tích cực đến nền kinh tế. Như lạm phát tác động đến thị trường lao động thông qua thay đổi tiền lương thực tế. Là công cụ để NHTW cắt giảm LS danh nghĩa. Tác động đến hành vi tiết kiệm, tiêu dùng và phân phối lại thu nhập…
LS có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Và là công cụ chủ chốt trong điều hành chính sách tiền tệ. Bởi nó tác động trực tiếp tới chi phí và thu nhập của hoạt động đầu tư. Duy trì cân bằng cung – cầu về tiền tệ, đảm bảo ổn định kinh tế và mục tiêu lạm phát. Và hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.
Theo lý thuyết kinh tế, lạm phát và lãi suất có mối tương quan tác động qua lại lẫn nhau. Lãi suất tác động đến lạm phát thông qua cả kênh LS danh nghĩa và LS thực. Lạm phát tác động đến LS thông qua hai kênh lạm phát danh nghĩa và độ bất ổn của lạm phát. Lý thuyết kinh tế đã chỉ ra có mối quan hệ nhân quả tích cực từ lạm phát tác động đến LS danh nghĩa. Ngoài ra, lý thuyết của Fisher cũng cho thấy lạm phát tác động đến LS thông qua cơ chế lạm phát mục tiêu để ấn định mức LS. Nhiều nghiên cứu và lý thuyết cũng khẳng định bất ổn lạm phát có ảnh hưởng đến LS.
Vậy tại sao ngân hàng tăng lãi suất khi lạm phát? Khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tiền tệ. Tức là cắt giảm LS cơ bản, LS trên các khoản vay giảm theo. Điều này sẽ thu hút người dân quan tâm hơn đến các khoản vay. Nhờ đó, lượng tiền lưu thông trên thị trường và mức tiêu dùng cũng tăng lên.
Tuy nhiên, mức cung tiền cao với giá rẻ sẽ làm giá trị đồng tiền của quốc gia so với các đồng ngoại tệ khác bị thấp đi. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát có thể sẽ tăng theo. Tóm lại, khi giảm lãi suất, tỷ lệ lạm phát sẽ tăng.
Ngược lại, khi Ngân hàng Nhà nước tiến hành thắt chặt tiền tệ, tức là tăng LS cơ bản. Các ngân hàng thương mại cũng sẽ tăng LS cho vay. Và đương nhiên, điều này làm nhu cầu về tiền giảm xuống.
Thay vì đi vay hoặc dùng tiền, người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để được hưởng LS cao. Nhu cầu tiêu dùng trở nên thấp, dẫn đến việc giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa. Lượng tiền lưu thông trên thị trường cũng giảm theo, ảnh hưởng tích cực đến đồng tiền của quốc gia đó.
Nhờ vậy mà tỷ lệ lạm phát sẽ thấp. Đây chính là lý do tại sao tăng lãi suất lại giảm lạm phát.
Theo quy luật của thị trường, anh em có thể nhận thấy:
- Chỉ số lạm phát phải nhỏ hơn LS tiền gửi.
- LS tiền gửi phải nhỏ hơn LS cho vay.
Như vậy, có thể thấy rằng hai chỉ số tài chính này có mối quan hệ chặt chẽ. Tác động qua lại và cũng vừa là nguyên nhân và hệ quả của nhau.
Nên duy trì lãi suất và lạm phát như thế nào là tốt nhất?
Bản chất lạm phát và lãi suất có sự tác động và ảnh hưởng rất lớn đến nhau. Mối quan hệ tương quan này ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh và đầu tư. Nếu không được duy trì ở mức độ ổn và cân bằng thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, lạm phát tăng cao…
Vì vậy, để đầu tư, phát triển và có một nền kinh tế ổn định. Hai yếu tố này cần được duy trì ở tỷ lệ tốt nhất. Thông thường, lãi suất phải ở mức cao hơn lạm phát. Và được kiểm soát trong một thời gian nhất định mới có thể tạo điều kiện cho kinh tế phát triển tốt nhất. Nếu lãi suất thấp hơn lạm phát. Việc gửi tiền sẽ không còn giá trị nữa do tiền lãi không bù được với sự mất giá. Hơn hết, mỗi người dân cần ý thức về các khoản chi tiêu. Và dành ra một phần nhất định để gửi tiết kiệm và sinh lời tự động.
Nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn so với mức lãi suất, việc gửi tiền vào các ngân hàng sẽ vô ích. Vì đồng tiền mất giá nhanh hơn lãi suất được hưởng. Vì thế, người tiêu dùng muốn dùng tiền để mua hàng hóa hoặc thanh toán dịch vụ. Điều này tác động xấu tới nền kinh tế nói chung. Nếu mức lãi suất và tỷ lệ lạm phát tương đương nhau. Tình hình cũng sẽ có những diễn biến tương tự nhưng ở tốc độ chậm hơn.
Các chuyên gia kinh tế vĩ mô nhận định rằng. Giả định tốt nhất cho nền kinh tế của một quốc gia là mức lãi suất phải cao hơn so với tỷ lệ lạm phát. Như vậy, lạm phát trong kinh tế vĩ mô là một chỉ số có tính bao quát. Phản ánh những biến động vĩ mô trong nền kinh thế như: tiền tệ, chính sách về tài chính, cung cầu của hàng hóa, tiêu dùng…
Anh em dễ nhận thấy, lạm phát và lãi suất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Và có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người tiêu dùng. Nên phải bảo vệ mình trước lạm phát, đừng chỉ ngồi nhìn đồng tiền bị mất giá. Hãy đầu tư đồng tiền nhàn rỗi của mình một cách thông minh để giúp nó sinh lời hiệu quả.
2. Quan hệ giữa Lãi suất và Đầu tư
Một doanh nghiệp sẽ đầu tư vào các dự án nếu mức lợi nhuận thu được cao hơn mức LS cho vay. Vì vậy mà mức lợi nhuận dự kiến và lãi suất là hai nhân tố quan trọng của đầu tư.
2.1 Mức lợi nhuận dự kiến
Chi tiêu vào đầu tư phụ thuộc vào lợi nhuận. Doanh nghiệp sẽ mua vốn đầu tư nếu họ nghĩ nó mang lại lợi nhuận.
Ví dụ 3: Giả sử một người chủ cửa hàng bán đồ gỗ, đang xem xét anh ta có nên mưa một cái máy mài với trị giá $1000. Và có thể sử dụng trong 1 năm. Cái máy mới này sẽ làm tăng sản lượng của cửa hàng và tăng doanh thu. Dự kiến doanh thu tăng thêm từ chiếc máy mới này, sau khi đã trừ hết các khoảng phí có liên quan, là $1100. Vì vậy , sau lấy doanh thu là $1100 trừ đi chi phí mua máy là $1000. Cửa hàng có mức lợi nhuận là $100. Chia $100 này cho chi phí $1000, anh em có thể tính ra được mức lợi nhuận dự kiến là 10% ($100/$1000).
Cần lưu ý rằng đây chỉ là mức lợi nhuận dự kiến, không phải là mức lợi nhuận bảo đảm. Mức doanh thu và lợi nhuận thực tế có thể thay đổi, vì vậy đầu tư có yếu tố rủi ro trong đó.
2.2 Lãi suất thực tế
Một chi phí quan trọng liên quan đến đầu tư mà ví dụ của chúng ta đã bỏ qua chính là mức LS. Đó là mức chi phí phải bỏ ra để mượn $1000 tiền vốn để có thể mua cái máy mài trị giá $1000.
Tiền lãi được tính bằng cách nhân mức LS (i) với số vốn $1000 mượn để mua máy. Nếu mức LS là 7%, tiền LS sẽ là $70. Con số này được so sánh với mức lợi nhuận dự kiến $100 (tại mức lợi nhuận dự kiến là 10%). Nếu như việc đầu tư này diễn ra theo đúng dự kiến, thì nó sẽ mang lại mức lợi nhuận là $30. Vì vậy anh em có thể nói, nếu mức lợi nhuận dự kiến (10%) cao hơn mức LS (7%), doanh nghiệp nên đầu tư.
Nhưng nếu LS (ví dụ 12%) vượt cao hơn mức lợi nhuận dự kiến. Doanh nghiệp không nên đầu tư vào dự án đó. Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư đến thời điểm mà lợi nhuận dự kiến (r) = lãi suất (i). Bởi vì với tất cả các mức r lớn hơn i, doanh nghiệp đều bỏ vốn đầu tư.
Điều này cũng đúng ngay cả khi doanh nghiệp dùng vốn sẵn có (tiết kiệm) thay vì đi vay mượn. Vai trò của LS trong quyết định đầu tư cũng không thay đổi. Khi doanh nghiệp dùng số tiền này để mua máy. Họ đã bỏ qua cơ hội kiếm lợi nhuận nếu bỏ số tiền này vào tiết kiệm ở ngân hàng. Hoặc cho một người khác mượn.
LS thực tế, chứ không phải LS danh nghĩa, đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đầu tư. Nhớ lại rằng, LS danh nghĩa được diễn tả bẳng giá trị tiền ở mức hiện tại. Trong khi LS thực tế đo mức tiền tại thời điểm cố định, hoặc đã điều chỉnh với lạm phát. LS thực tế chính là LS danh nghĩa trừ đi lạm phát.
Trong ví dụ của chúng ta, các dữ liệu được dùng với giả định với giá trị thực tế chứ không phải danh nghĩa.
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu lạm phát xuất hiện? Giả sử mức đầu tư $1000 có mức lợi nhuận thực tế là 10%, và LS danh nghĩa là 15%. Nhìn vào, anh em có thể nói rằng mức đầu tư này là không có lời. Nhưng giả sử rằng hiện tại mức lạm phát là 10%/năm. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ trả lại số tiền lãi có giá trị thấp hơn 10% trong sức mua. Trong khi LS danh nghĩa là 15%, LS thực tế chỉ có 5% (=15% – 10%). Bằng cách so sánh giữa mức LS thực tế là 5% và mức lợi nhuận là 10%. Anh em có thể thấy rằng đây là mức đầu tư có lợi nhuận và doanh nghiệp nên đầu tư vào đó.
2.3 Đường cầu đầu tư
Bây giờ anh em chuyển từ quyết định đầu tư của một doanh nghiệp sang tổng mức đầu tư của toàn bộ khối doanh nghiệp. Giả sử rằng tất cả các doanh nghiệp đều đánh giá mức lợi nhuận dự kiến từ tất cả các khoản đầu tư, và thu thập những số liệu đó. Anh em có thể tổng hợp những dữ liệu này bằng cách đặt câu hỏi: Có bao nhiêu dự án đầu tư có lức lợi nhuận trên 16%? Bao nhiêu dự án có mức trên 14%? Bao nhiêu dự án có mức lợi nhuận trên 12%?
Giả sử rằng không có một dự án đầu tư nào có mức lợi nhuận trên 16%. Nhưng giả sử có tổng cộng cơ hội đầu tư trị giá $5 tỷ đô sẽ có mức lợi nhuận từ 14% đến 16%. Một khoảng đầu tư trị giá $5 tỷ đô nữa có mức lợi nhuận từ 12% đến 14%. Một khoảng đầu tư trị giá $5 tỷ đô nữa có mức lợi nhuận từ 10% đến 12%. Và một khoảng đầu tư trị giá $5 tỷ đô nữa có mức lợi nhuận từ 0 đến 2%.
Để tổng hợp những dữ liệu này cho tỷ lệ lợi nhuận (r), anh em cộng trị giá của những khoảng đầu tư mà có mức lợi nhuận cụ thể r. Anh em có thể tổng hợp lại thành như sau:
Dựa trên bảng này, ví dụ, tại mức 12%, anh em có các dự án đầu tư với trị giá $10 tỷ đô sẽ có thể có mức lợi nhuận là 12% hoặc hơn.
Anh em cũng biết từ Ví dụ 3 trên đây. Khoảng đầu tư để mua cái máy mài sẽ được tiến hành nếu mức lợi nhuận dự kiến cao hơn mức LS thực tế, i. Giả sử i bằng 12%, doanh nghiệp sẽ đầu tư nếu r cao hơn 12%. Có nghĩa là, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư cho đến khi mức lợi nhuận dự kiến bằng với mức LS 12%. Bảng trên cho thấy khoảng đầu tư trị giá $10 tỷ đô sẽ được thực hiện tại mức LS 12%. Và đó cũng có nghĩa là sẽ có các khoảng đầu tư tổng cộng $10 tỷ đô sẽ có lức lợi nhuận từ 12% trở lên.
Kết luận:
- Lượng cầu về đầu tư phụ thuộc vào lãi suất. Để một dự án đầu tư có lãi, lợi nhuận thu được phải cao hơn chi phí. Vì LS phản ánh chi phí vốn để tài trợ cho đầu tư. Việc tăng LS làm giảm số lượng dự án đầu tư có lãi. Bởi vậy nhu cầu về hãng đầu tư giảm do đó đầu tư tỷ lệ nghịch với LS.
- LS thực tế phản ánh chi phí thực sự của tiền vay. Do vậy đầu tư phụ thuộc vào LS thực tế chứ không phải LS danh nghĩa.
- Đầu tư phụ thuộc vào LS, vì khi LS tăng lượng cầu về đầu tư giảm.
- Lãi suất < tỷ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội. Nếu mối quan hệ này bị vi phạm lợi ích của người đi vay sản xuất không được giải quyết thoả đáng. Sẽ làm giảm ý muốn đầu tư sản xuất, không mở rộng được quy mô, tốc độ phát triển của nền kinh tế. Đồng thời người dân thích gửi tiền hơn và hình thành một lớp người thực lợi, sống vào LS tiết kiệm.
3. Lãi suất và Tỷ giá
3.1 Tỷ giá hối đoái là gì
Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Được hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác. Tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ. Dưới sự điều tiết của Nhà nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.
Trong ngành tài chính ngân hàng, tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ giá trị đồng tiền của hai nước với nhau. Ví dụ tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 22/02/2022, 1 USD = 23.990 VNĐ. Đây chính là tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái được xem là một loại giá cả đặc biệt. Là giá trị của tiền chứ không phải giá trị của hàng hóa.
Cách đọc tỷ giá hối đoái: Đồng tiền đứng trước được hiểu là đồng tiền yết giá. Đồng tiền đứng thứ hai gọi là đồng tiền định giá. Trong ví dụ về tỷ giá hối đoái trên thì USD là đồng tiền yết giá còn VNĐ là đồng tiền định giá.
Tỷ giá hối đoái còn được xem là quan hệ so sánh tiền tệ của các nước theo tiêu chuẩn nào đó. Trong chế độ bản vị vàng thì tiền tệ trong lưu thông hoạt động kinh doanh là tiền đúc bằng vàng và giấy. Và nó được đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng. Vì thế, tỷ giá hối đoái có thể hiểu là mối quan hệ so sánh giữa tiền vàng của hai nước.
Còn trong chế độ tiền giấy thì tiền đúc không còn được sử dụng. Nên ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. Theo đó thì việc so sánh các đồng tiền khác nhau được thực hiện bằng hình thức so sánh mức mua của hai tiền tệ với nhau.
3.2 Các mô hình lý thuyết mối quan hệ giữa Lãi suất và Tỷ giá
Trong hầu hết các mô hình lý thuyết, tỷ giá hối đoái được xác định từ các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Sự chênh lệch giữa lãi suất trong nước và nước ngoài. Là một trong những yếu tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Về lý thuyết, có những quan điểm khác nhau giải thích mối tương quan khác nhau giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái.
- Thứ nhất, mô hình cân bằng danh mục đầu tư cho rằng: Tỷ giá hối đoái và lãi suất có mối quan hệ nghịch biến. Tài sản trở nên hấp dẫn hơn trong trường hợp LS nội địa tăng. Thúc đẩy các nhà đầu tư muốn sở hữu nhiều tài sản hơn. Điều này sẽ dẫn đến đồng nội địa được đánh giá cao dẫn đến tỷ giá giảm.
- Thứ hai, theo kết luận trường phái Chicago thì lãi suất và tỷ giá hối đoái có sự tương quan đồng biến. Trường phái này cho rằng giá cả là hoàn toàn thay đổi. Do đó sự thay đổi của LS danh nghĩa sẽ phản ánh sự thay đổi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. Nếu LS nội địa cao hơn LS thế giới sẽ dẫn đến cầu tiền giảm. Khi đó đồng nội địa sẽ bị định giá thấp, do đó tỷ giá hối đoái sẽ tăng.
Ngược lại, theo tiếp cận của Keynesian cho rằng lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ nghịch biến. Keynesian lý luận rằng giá cả là không linh hoạt. Do đó sự thay đổi của lãi suất danh nghĩa sẽ cho thấy sự thay đổi của chính sách tiền tệ (chính sách mở rộng hoặc thắt chặt). Nếu gia tăng lãi suất sẽ dẫn đến nguyên nhân làm gia tăng dòng vốn từ nước ngoài. Do đó tỷ giá sẽ giảm.
- Thứ ba, mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá còn được giải thích dựa vào giả thuyết Fisher (1930). Theo giả thuyết này, LS danh nghĩa bao gồm tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và tỷ lệ LS thực. Trong đó LS danh nghĩa có mối quan hệ (thuận) trực tiếp với tỷ lệ lạm phát. Hay nói cách khác, tăng trưởng cung tiền trong dài hạn thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa LS danh nghĩa và lạm phát.
Còn LS thực sẽ là một hằng số và không có mối quan hệ với lạm phát. Vậy theo giả thuyết Fisher, khi LS thực có xu hướng tăng lên thì đồng nội địa sẽ được định giá cao. Và khi đó tỷ giá sẽ giảm. Tương tự, nếu lạm phát kỳ vọng tăng lên sẽ dẫn đến LS danh nghĩa tăng. Làm cho đồng nội địa sẽ được định giá thấp và khi đó tỷ giá sẽ tăng lên.
Về mặt thực nghiệm, các nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái đã cho thấy kết quả không thống nhất thậm chí còn mâu thuẫn. Những sự khác biệt này xuất hiện tùy thuộc vào:
- Mức lãi suất nào được xem xét: LS danh nghĩa hay LS thực, ngắn hạn hoặc dài hạn…
- Nhóm quốc gia nào chọn phân tích: Các nước đang phát triển, mới nổi hoặc phát triển.
- Loại chế độ tỷ giá hối đoái được sử dụng, hoặc khoảng thời gian xem xét.
3.3 Tác động của Lãi suất đối với Tỷ giá
Lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp. Chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả. Nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau. Do đó biến động của LS (lên cao chẳng hạn) không nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo (giảm xuống chẳng hạn).
Lãi suất chịu biến động từ tác động của quan hệ cung cầu vốn vay. Còn tỷ giá hối đoái lại chịu chi phối bởi quan hệ cung cầu về ngoại hối, cán cân thanh toán quyết định.
Trong thời gian ngắn hạn: Hai công cụ này sẽ ảnh hưởng theo thuyết ngang giá lãi suất. Tức là khi có sự chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia. Sẽ được bù đắp lại bằng sự chênh lệch giữa tỷ giá của 2 loại đồng tiền của hai quốc gia này.
Ví dụ 4: Giữa hai đồng tiền VND và USD với các yếu tố khác trong ngắn hạn không thay đổi. Nếu lãi suất của VND cao hơn lãi suất của đồng USD. Làm cho nhu cầu đồng tiền Việt tăng lên, đồng đô la giảm đi. Việc này sẽ làm cho giá USD giảm đi so với VND. Do đó, thị trường mới về cung cầu VND – USD lại trở lại trạng thái cân bằng. Tương tự, khi lãi suất của đồng Việt giảm hơn đồng USD. Thì giá đồng USD lại tăng lên so với VND.
Sự ảnh hưởng ngược lại của tỷ giá đến lãi suất như sau: Khi giá đồng đô la tăng, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối. NHTW sẽ chủ động tăng lãi suất của đồng nội tệ. Và ngược lại, khi đồng USD giảm giá thì mức lãi suất tiền Việt sẽ được điều chỉnh giảm xuống.
Vì vậy có thể nói, lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau. Đây là hai công cụ song hành quan trọng của chính sách tiền tệ. Việc cải cách chính sách điều hành ngân hàng hai yếu tố này đòi hỏi phải được tiền hành đồng thời. Trong điều kiện một nền kinh tế mở, với nguồn được tự do vận động. Nếu lãi suất trong nước tăng lên, nguồn vốn nước ngoài sẽ đổ vào đẩy cầu nội tệ lên cao. Với mức cung tiền nhất định, tỷ giá sẽ bị nâng lên ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của quốc gia. Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống, vốn trong nước khoác áo ra đi làm cho cầu ngoại tệ cao, tỷ giá tụt xuống.
Trong thời gian dài hạn: Tỷ giá hối đoái tuân theo 3 nguyên lý:
- Quy luật một giá: Tức là nếu sản xuất cùng một loại sản phẩm thì giá của mặt hàng này sẽ giống nhau trên toàn thế giới. Không chịu sự chi phối do quốc gia nào sản xuất ra.
- Thuyết ngang bằng sức mua: Nguyên lý này được hiểu rằng nếu mức giá của một quốc gia tăng lên so với nước khác. Thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ bị sụt giảm, đồng tiền nước khác tăng giá.
- Điều kiện ngang bằng lãi suất: Theo nguyên lý này biểu thị rằng lãi suất nội địa sẽ bằng lãi suất nước ngoài cộng thêm với khoản tăng giá dự tính của đồng tiền nước ngoài. Hoặc lấy lãi suất nước ngoài trừ đi dự tính tăng giá của đồng nội tệ sẽ được lãi suất nội địa.
Do đó, về dài hạn, tỷ giá hối đoái sẽ tự động cân bằng theo nhu cầu của thị trường. Ít chịu tác động từ thay đổi lãi suất.
4. Lãi suất và Tăng trưởng kinh tế
4.1 Tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế trong tiếng Anh gọi là Economic Growth. Đó là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định. Thường là một năm.
Hiểu một cách đơn giản: Tăng trưởng kinh tế chính là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng).
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: Sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục. Tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Lưu ý:
- Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong nước: Là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
- Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP): Là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
4.2 Mô hình lý thuyết giữa Lãi suất và Tăng trưởng kinh tế
Để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, chính phủ các nước đã tung các gói hỗ trợ lớn. Tính đến năm 2023, Mỹ đã tung các gói hỗ trợ hơn 5 nghìn tỷ USD; toàn khối EU tung các gói hỗ trợ 4,8 nghìn tỷ EUR. Tại Việt Nam, quy mô gói hỗ trợ khoảng 10,45 tỷ USD, tương đương 2,84% GDP.
Sau những gói hỗ trợ lớn như vậy, những quý đầu năm 2022, nhiều nước đã phải vật lộn với tỷ lệ lạm phát cao. Tại Mỹ hay châu Âu, lạm phát tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua. Tại Việt Nam, lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
Với mức lạm phát tăng kỷ lục, nhiều NHTW trên thế giới sử dụng công cụ lãi suất. Nhằm thu hút dòng tiền trong lưu thông để giảm giá hàng hóa nhằm ổn định lại lạm phát. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã 8 lần điều chỉnh tăng lãi suất, đưa lãi suất điều hành lên mức 3-3,25%/năm. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất 50 điểm cơ bản lần đầu tiên trong 11 năm. Tại Việt Nam, tới tháng 03/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh các lãi suất 2 lần, mỗi lần tăng 1% so với trước.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lãi suất và tăng trưởng kinh tế thể hiện hiệu quả của các chính sách này vẫn còn những tranh cãi. Các nghiên cứu trước cho rằng lãi suất tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đến lượt nó tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến lãi suất, 2 biến ảnh hưởng lẫn nhau. Về nguyên tắc, lãi suất chính là chi phí của vốn đầu tư. Khi lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng, dẫn đến đầu tư giảm. Lãi suất tăng khuyến khích người tiêu dùng tăng tiết kiệm, dẫn đến tiêu dùng giảm.
Về mặt vĩ mô, lãi suất tăng thì tăng trưởng sẽ giảm và ngược lại. Khi lãi suất giảm sẽ khuyến khích mở rộng đầu tư và tiêu dùng. Như vậy, giữa lãi suất và tăng trưởng có mối quan hệ nghịch. Sự thay đổi của lãi suất tác động trực tiếp đến mức đầu tư và vốn tích lũy. Yếu tố này cùng với công nghệ kích thích tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế.
Sự tác động ngược trực tiếp của lãi suất đến giá trị đầu tư và vốn tích lũy theo xu hướng cũng được D’Adda and Scorcu (2001, báo cáo “The direct negative impact of interest rates on investment value and accumulation: The case of Italy”) tìm ra. Thông qua phân tích số liệu lãi suất và tăng trưởng của 20 nền kinh tế phát triển trong giai đoạn 1965-1994. Nhóm tác giả này cho biết nếu lãi suất thực tăng 1% sẽ khiến cho tăng trưởng trung bình giảm 5%.
Davcev và cộng sự (2018, công trình nghiên cứu “Impact of the Bank’s Interest Rate on the Dynamics of the Foreign Currency and Deposits”) cho rằng, lãi suất tăng khuyến khích tăng tiết kiệm và thu hút dòng ngoại tệ, nội tệ tăng giá. Điều này đặc biệt đúng với những nước nhỏ có nền kinh tế mở. Với tỷ giá hối đoái linh hoạt và vốn lưu động tương đối. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng giữa lãi suất và tăng trưởng có mối liên hệ dương. Như McKinnon (1973, công trình “Money and Capital in Economic Development”) cho rằng. Lãi suất thực tăng sẽ khiến cho tiết kiệm gia tăng sẽ liên tục dẫn khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Cũng có những nghiên cứu không tìm ra mối liên hệ giữa lãi suất và tăng trưởng như Tomas (2017, “Interest rates and economic growth in the United States: An empirical investigation”).
Một số nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ phụ thuộc trực tiếp giữa tăng trưởng và lãi suất. Khi cho rằng tăng trưởng tăng, lãi suất sẽ tăng. Một mặt, khi nền kinh tế phát triển mạnh, sẽ có nhiều nhà đầu tư bỏ tiền ra đầu tư hơn. Nhu cầu về vốn tăng lên có thể dẫn đến nhu cầu tín dụng và lãi suất cao hơn. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, lạm phát nói chung sẽ tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng lãi suất để theo kịp với lạm phát.
Mối quan hệ thuận giữa tăng trưởng và lãi suất được các nhà nghiên cứu đồng tình như Pollin (2012), Kinsey (2019). Tuy nhiên, giữa tăng trưởng và lãi suất không có mối liên hệ nào cũng được khẳng định trong một số nghiên cứu như Hassan và cộng sự (2014, “The effects of monetary policy on Islamic bank financing”), Tomas (2017, “Interest rates and economic growth in the United States: An empirical investigation”).
4.3 Tác động của Lãi suất đối với Tăng trưởng kinh tế
Lãi suất là một chỉ số kinh tế quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế nói chung và đời sống hàng ngày nói riêng. Thế nhưng vì sao mối quan hệ giữa lãi suất và tăng trưởng kinh tế lại quan trọng như vậy?
Hầu như ai trong các anh em khi bắt đầu làm việc, có được thu nhập. Thì lại sẽ nghĩ đến chuyện tiết kiệm, tích lũy tiền như thế nào để nó sinh lời và có thêm thật nhiều thu nhập. Và chắc hẳn anh em cũng đã biết được lãi suất nó như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta chỉ đơn thuần biết đến hai hình thức lãi suất chính là lãi suất tiền gửi và lãi suất đi vay. Thông thường đây là những hình thức lãi suất do các tổ chức tài chính ấn định ra. Nhưng mối quan hệ giữa lãi suất và tăng trưởng kinh tế thì lại khác.
Nếu anh em thường xuyên đọc các bài báo tài chính, kinh tế, hẳn đâu đó bạn sẽ đọc được những thông tin mỗi khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất thì làm cả sàn chứng khoán và nền kinh tế chao đảo. Vậy bản chất thật sự của nó là gì? Hãy cùng Cú tìm hiểu ngay nhé!
Lãi suất là một biến số vô cùng phức tạp và nhạy cảm trong bất kỳ chính sách tiền tệ của một quốc gia. Bởi vì lãi suất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tăng trưởng của một nền kinh tế.
Như anh em biết, các doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng đều có khoản vốn vay từ các tổ chức tài chính. Và những khoản vay này chắc chắn sẽ đều có lãi suất.
Nếu lãi suất tăng, điều đó đồng nghĩa với chi phí của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên. Dẫn đến việc các sản phẩm dịch vụ được bán ra cho khách hàng cũng sẽ bị đội chi phí lên. Và điều đó sẽ mang đến rủi ro doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Nhất là đối với những công ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. Thì một đợt tăng lãi suất sẽ khiến vốn hóa thị trường công ty mất điểm trầm trọng.
Mối quan hệ giữa lãi suất và nền kinh tế thực chất đã có từ lâu đời. Trong một quốc gia, việc tăng lãi suất, hay hạ lãi suất tùy thuộc vào chủ trương của NHTW như thế nào. Bởi vì chính phủ của một quốc gia cần có những công cụ nhất định để điều tiết chính sách tiền tệ. Và lãi suất chính là một công cụ như vậy.
Nếu ví nền kinh tế là một hệ tuần hoàn thì tiền tệ chính là mạch máu và lãi suất chính là huyết áp. Và khi huyết áp cao, hay huyết áp thấp thì cũng đều ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Và sẽ gây những hậu quả đến với cơ thể của một quốc gia đó.
Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Bằng cách tăng lãi suất cơ bản nhằm kiểm soát lạm phát. Mục tiêu lạm phát có bị hy sinh mục tiêu tăng trưởng hay không? Thông qua công cụ thống kê cho thấy tại Việt Nam giữa lãi suất và tăng trưởng không có mối liên hệ trong dài hạn. Nhưng trong ngắn hạn mối liên hệ này là mối liên hệ ngược.
Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến đầu tư, thị trường chứng khoán, tiêu dùng. Khiến cho tổng cầu trong nền kinh tế giảm. Để giữ được nhịp độ tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu đưa ra mức tăng lãi suất hợp lý. Để tránh những cú sốc cầu của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại.
Tóm lại:
Lãi suất được coi là một công cụ quan trọng trong điều hình chính sách tiền tệ qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. Các kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa lãi suất và tăng trưởng còn có sự khác nhau ở các quốc gia, các khu vực và các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản lãi suất và tăng trưởng không có mối liên hệ trong dài hạn. Nhưng có mối liên hệ ngược giữa lãi suất và tăng trưởng trong ngắn hạn.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về những kiến thức cơ bản của lãi suất. Và các yếu tố tác động tới biến động của lãi suất. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về lãi suất là gì? Vai trò và ý nghĩa của lãi suất đối với doanh nghiệp? Cũng như hiểu được mối quan hệ giữa lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô trong thực tế. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính. Và sự ổn định phát triển trong tương lai của nền kinh tế, cũng như doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các kiến thức vốn lưu động. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể tìm hiểu thêm bài viết về Lãi suất của Cú như:
1. Lãi suất là gì? Lãi suất kép là gì? Tất cả về Lãi suất (P1)
2. Lãi suất là gì? Lãi suất kép là gì? Tất cả về Lãi suất (P2)
3. Lãi suất và quan hệ với Chứng khoán, Vàng và Bất động sản (P.4)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969