Quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng và các kỹ thuật cần biết (P.2)
Thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian vừa qua chứng kiến một loạt những biến động. Có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các tổ chức tài chính. Riêng đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM), những biến động chứa đựng các yếu tố rủi ro. Đặc biệt là rủi ro lãi suất luôn tiềm ẩn những nguy cơ lớn. Có thể dẫn tới sự sụp đổ của cả một hệ thống Ngân hàng.
Minh chứng cho những biến động đó là cuộc chạy đua gia tăng lãi suất của các NHTM. Đứng trước áp lực lạm phát ngày càng tăng cao. Lượng tiền gửi trong dân cư không được dùng để gửi tiết kiệm. Mà được đem đầu tư vào các lĩnh vực được cho là sinh lời nhanh hơn như chứng khoán, vàng, bất động sản… Các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động tiền gửi. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro về lãi suất trong hoạt động của các NHTM. Việc không đủ năng lực quản trị về rủi ro lãi suất có thể phá hủy hệ thống ngân hàng. Gây ra những tổn thất không thể ước tính được.
Vậy rủi ro lãi suất là gì? Cách quản trị rủi ro lãi suất như thế nào? Các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro lãi suất trong các ngân hàng thương mại hiện nay?… Tất cả những kiến thức xoay quanh chủ đề rủi ro lãi suất sẽ được Cú giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng Cú theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
1. Các nội dung quản trị rủi ro lãi suất
1.1 Nhận biết rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Và có hệ thống đo lường đa dạng trong cách tiếp cận từng loại rủi ro lãi suất. Các ngân hàng thương mại (NHTM) cần xem xét bản chất và độ phức tạp của các sản phẩm. Và hoạt động của ngân hàng, cũng như các tính chất rủi ro của những hoạt động kinh doanh này. Trước khi nhận dạng các nguồn tài chính gây nên rủi ro lãi suất. Và đóng góp có liên quan của mỗi nguồn đến hồ sơ rủi ro lãi suất chung của ngân hàng.
Các NHTM cần thiết lập hệ thống đo lường rủi ro lãi suất. Có khả năng nhận biết tất cả các nguồn rủi ro lãi suất. Cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng. Nhận diện và lượng hóa những nguồn chính gây nên rủi ro cho ngân hàng.
Dấu hiệu rủi ro lãi suất của ngân hàng có thể chia làm 6 loại sau đây:
- Rủi ro hiển nhiên: Là rủi ro gây ra do đường cong lãi suất (i) chuyển dịch song song lên hoặc xuống. Các kỳ hạn khác nhau sẽ biến đổi giống nhau.
- Rủi ro đường cong lợi suất: Là rủi ro gây ra do đường cong lãi suất thay đổi hình dạng. Khi lãi suất thay đổi, lãi suất của các kỳ hạn khác nhau sẽ thay đổi khác nhau. Rủi ro đường cong lãi suất là rủi ro mà khi đường cong lợi suất trở nên đảo ngược. Khi lãi suất của kỳ ngắn hạn trở nên cao hơn lãi suất của kỳ dài hạn.
- Rủi ro cơ bản: Là rủi ro gây ra khi có sự thay đổi không đồng đều của các cơ sở lãi suất khác nhau. Ví dụ như bên tài sản có, cho vay đồng đô la Mỹ dựa trên cơ sở lãi suất LIBOR (ii). Trong khi đó bên tài sản nợ đi vay lại dựa trên cơ sở lãi suất SIBOR (iii). Mà hai cơ sở lãi suất này thay đổi khác nhau. Như vậy sẽ có rủi ro lãi suất gọi là rủi ro cơ bản trong trường hợp này.
- Rủi ro về thu nhập: Là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Đây là rủi ro mà sự thay đổi của lãi suất sẽ khiến các chi phí về huy động vốn. Và các khoản lãi thu được từ các khoản cho vay thay đổi những lượng khác nhau. Điều này khiến cho thu nhập của ngân hàng bị thay đổi theo.
- Rủi ro giảm giá trị tài sản: Loại rủi ro lãi suất này sẽ khiến cho giá trị của tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng thay đổi những lượng khác nhau. Làm cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thay đổi theo.
Thật vậy, giá trị thị trường của tài sản có hay nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên, mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên. Và do đó, giá trị tài sản có và tài sản nợ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị tài sản có và tài sản nợ tăng lên. Như vậy, có thể thấy giá trị ròng của ngân hàng luôn thay đổi không ngừng. Và phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường.
- Rủi ro quyền chọn: Là loại rủi ro khi khách hàng có thể sử dụng quyền để tham gia hay chấm dứt hợp đồng với lãi suất cố định. Điều này có thể do việc thực hiện quyền lựa chọn trong hợp đồng. Hay do khách hành chấm dứt hợp đồng do lãi suất ưu đãi hơn trên thị trường.
Chú thích:
(i) Đường cong lãi suất là gì?
Đường cong lãi suất là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của một công cụ nợ. Có cùng mức và chất lượng tín dụng. Đồ thị này bắt đầu với mức lãi suất ở kỳ hạn thấp nhất và mở rộng ra theo thời gian. Thường là đến kỳ hạn 30 năm.
Đường cong lãi suất có thể được tạo cho bất cứ công cụ nợ nào. Nhưng người ta thường chọn đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ (TPCP) làm chuẩn. Do đặc tính rủi ro thấp (gần như không rủi ro) và sự đa dạng của các kỳ hạn trái phiếu.
Đường cong lãi suất chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lãi suất tham chiếu. Nhất là cho hoạt động phát hành, giao dịch và đầu tư trên thị trường trái phiếu.
(ii) LIBOR: là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh là London InterBank Offered Rate – Lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn. Đây là một loại lãi suất liên ngân hàng mà tại đó. Các ngân hàng toàn cầu lớn cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng quốc tế đối với các khoản vay ngắn hạn. Hay còn được gọi là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng Luân Đôn.
(iii) SIBOR: tiếng Anh là Singapore Interbank Offered Rate. Lãi suất liên ngân hàng Singapore, được biết đến với tên viết tắt SIBOR. Là lãi suất chuẩn, được ghi bằng đô la Singapore. Để cho vay giữa các ngân hàng trong thị trường châu Á. SIBOR là lãi suất tham chiếu cho người cho vay và người vay tham gia trực tiếp. Hoặc gián tiếp vào nền kinh tế châu Á.
1.2 Phân tích, dự báo biến động của lãi suất
Phân tích và dự báo biến động của lãi suất là quá trình sử dụng các phương pháp thích hợp. Nhằm xác định các cơ hội, nguy cơ của sự biến động lãi suất. Các yếu tố trong môi trường kinh doanh cũng như kết hợp với tình hình thực tại của các ngân hàng. Để có thể tận dụng được các cơ hội. Hạn chế những nguy cơ nhằm đạt được mục tiêu của các ngân hàng trong thời kỳ cụ thể. Để có cơ sở cần thiết xây dựng chiến lược kinh doanh tốt nhất. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Giảm xác suất mà ngân hàng phải đối mặt với khả năng gặp rủi ro, kiệt quệ tài chính…
Việc tăng dự đoán tình hình thị trường, trong đó, có sự biến động về lãi suất. Là một yếu tố quan trọng trong việc quản trị rủi ro lãi suất. Ðể tăng cường được sự đánh giá về tình hình thị trường, của lãi suất, tỷ giá… Ngân hàng cần có một bộ phận độc lập. Chuyên thu thập, sàng lọc phân tích các tin tức trên thị trường rồi từ đó đưa các nhận định về thị trường. Trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro lãi suất giỏi. Và nâng cao trình độ công nghệ của ngân hàng.
1.3 Tổ chức quản trị rủi ro lãi suất
Sự phát triển của thị trường tài chính và môi trường kinh doanh luôn biến động. Khiến các ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro và thách thức mới. Buộc ngân hàng phải không ngừng cải tiến cách thức quản lý hoạt động kinh doanh. Và quản lý các rủi ro liên quan.
Cơ chế quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng. Giờ đây được xây dựng dựa trên sự phối hợp giữa các thành viên tham gia. Trong đó các thành viên quản lý các khía cạnh khác nhau của rủi ro tài chính và rủi ro hoạt động.
1.4 Lượng hóa rủi ro lãi suất
Lượng hóa rủi ro lãi suất thông qua các mô hình sau:
a) Mô hình kỳ hạn đến hạn (The Maturity Model)
Đó được hiểu là mô hình áp dụng phân tích sự không cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn. Là phương pháp đơn giản để lượng hoá rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Quy tắc chung trong quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng giá trị đối với một danh mục tài sản:
+ Sự tăng (giảm) lãi suất thị trường. Sẽ đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị của danh mục tài sản.
+ Khi lãi suất thị trường tăng (giảm). Thì danh mục tài sản có kỳ hạn dài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn.
Ưu điểm:
- Đơn giản và trực quan nên được các ngân hàng sử dụng khá phổ biến. Đặc biệt là các ngân hàng đang trong quá trình chuyển đổi tiến tới hiện đại hóa như ở Việt Nam hiện nay.
Nhược điểm:
- Nguyên nhân chính gây nên rủi ro lãi suất đối với các NHTM là sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có. Do đó, về mặt lý thuyết, phương pháp tốt nhất để phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với một ngân hàng. Đó chính là làm cho tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau. Nhưng trên thực tế, các ngân hàng thường sử dụng một tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Nên rủi ro lãi suất luôn là yếu tố thường trực. Đòi hỏi các ngân hàng cần phải nắm vững kỹ thuật phòng chống bằng các nghiệp vụ phái sinh.
- Không đề cập đến yếu tố thời lượng của các luồng tài sản có và tài sản nợ.
b) Mô hình thời lượng (The Duration Model)
Là mô hình lượng hoá mức độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn đối với lãi suất. Đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền. Cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản và nguồn vốn.
Khái niệm thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền của tài sản này. Được tính trên cơ sở giá trị của nó. Thực chất đây chính là việc áp dụng cách tính quy đổi ra kỳ hạn trung bình của các khoản mục thuộc tài sản. Và các khoản mục thuộc nguồn vốn.
Ưu điểm:
- Mô hình thời lượng được đánh giá là hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản có và tài sản nợ đối với lãi suất. Bởi nó đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền. Cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có.
- Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thì việc sử dụng mô hình thời lượng để quản trị rủi ro lãi suất là một giải pháp thích hợp. Bởi nó cho phép các ngân hàng phòng ngừa được rủi ro lãi suất đối với toàn bộ. Hay một bộ phận riêng lẻ của bảng cân đối tài sản.
- Mô hình thời lượng có thế được dùng để đánh giá rủi ro lãi suất một cách tổng thể. Nghĩa là đo mức chênh lệch về thời lượng của tài sản có và tài sản nợ của bảng cân đối tài sản. Và từ đó xác định sự thay đổi tài sản của ngân hàng là như thế nào.
Nhược điểm:
- Thứ nhất, mô hình thời lượng sử dụng giả thuyết lãi suất thị trường thay đổi ngay lập tức sau khi mua trái phiếu. Trong thực tế thì không phải lúc nào cũng như vậy. Lãi suất thị trường có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào trong suốt thời hạn của trái phiếu.
- Thứ hai, thời lượng của trái phiếu thay đổi theo thời gian. Nghĩa là càng gần đến ngày đến hạn thì thời hạn của trái phiếu càng giảm. Điều này làm xuất hiện sự không cân xứng về thời lượng giữa khoản tiền sẽ phải thanh toán và khoản tiền sẽ nhận được. Điều đó đòi hỏi việc phòng ngừa rủi ro lãi suất dựa trên mô hình thời lượng phải là một chiến lược linh hoạt.
- Thứ ba, mô hình thời lượng có thể đo chính xác sự thay đổi thị giá của chứng khoán có thu nhập cố định. Khi lãi suất thị trường thay đổi ở mức nhỏ (1 điểm phần trăm). Nếu lãi suất thay đổi ở mức lớn hơn (từ 2 đến 200 điểm) thì mô hình thời lượng trở nên kém tin cậy. Không thể dự đoán được sự thay đổi thị giá của chứng khoán một cách chính xác.
- Thứ tư, nếu chỉ nghiên cứu mô hình thời lượng đơn với tuyến lãi suất (hay cấu trúc kỳ hạn của lãi suất) là nằm ngang. Không thay đổi theo kỳ hạn của lãi suất. Thì sẽ tiềm ẩn một sai số đáng kể trong việc đo độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với sự thay đổi của lãi suất.
- Thứ năm, trên thực tế, khách hàng có thể chậm thanh toán khoản tiền lãi tín dụng cho ngân hàng. Hoặc ngân hàng phải cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng. Điều này dẫn đến các luồng tiền mà ngân hàng nhận hoặc chi trả trong tương lai sẽ thay đổi (được cơ cấu lại). Đây cũng là nguyên nhân buộc ngân hàng phải tính toán. Và điều chỉnh lại thời lượng tài sản có và tài sản nợ.
c) Mô hình định giá lại (The Repricing Model)
Đó là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ. Nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ các khoản mục thuộc bên tài sản trong bảng cân đối kế toán. Và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định.
Công thức:
rNHi = (CGAPi )x rRi = ( RSAi – RSLi) x rRi
Trong đó:
- rNHi : Là sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i
- CGAPi : Là chênh lệch giá trị giữa tài sản và nguồn vốn của nhóm i
- rRi : Là mức thay đổi lãi suất của nhóm i
- RSAi : Số dư ghi sổ của tài sản thuộc nhóm i
- RSLi : Số dư ghi sổ của nguồn vốn thuộc nhóm i
Khi tính mức độ thay đổi thu nhập khi lãi suất thay đổi. Phương pháp này lấy kỳ hạn còn lại (kỳ hạn đến hạn) của tài sản để xác định thời điểm định giá lại tài sản.
Sử dụng phương pháp tích luỹ phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định. Gồm nhiều kỳ hạn khác nhau để tính toán chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ.
Ưu điểm:
- Cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản sẽ được tái định giá.
- Dễ dàng chỉ ra được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi.
Nhược điểm:
- Thứ nhất, mô hình tái định giá chỉ phản ảnh được một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng. Bởi mô hình này không đề cập đến giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ.
- Thứ hai, vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định. Đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm. Bởi trong cùng một nhóm, tài sản nợ có thể được định giá tại thời điểm cuối. Và tài sản nợ có thể được định giá lại tại thời điểm đầu của kỳ tái định giá.
Ngoài ra, nếu trong cùng một nhóm: Ví dụ kỳ hạn từ 3 tháng đến 6 tháng số lượng tài sản có và tài sản nợ là bằng nhau. Nhưng nếu cơ cấu kỳ hạn của tài sản có là 3 đến 4 tháng, còn của tài sản nợ là từ 5 đến 6 tháng. Thì rõ ràng là đã xuất hiện hiện tượng không cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản có.
- Thứ ba là về vấn đề tài sản đến hạn. Trong thực tế, những khoản tín dụng dài hạn có thể thế chấp được thường được trả góp định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Do đó, ngân hàng có thể tái đầu tư những khoản tiền thu được này trong năm với lãi suất trên thị trường hiện hành. Nghĩa là các khoản tiền thu được trong năm thuộc loại tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
2. Các kỹ thuật quản trị rủi ro lãi suất
2.1 Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất
Quản trị rủi ro theo mô hình quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất (mô hình GAP) được sử dụng từ năm 1980. Nhằm quản lý tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong thời gian ngắn hạn. Kỹ thuật quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất là kỹ thuật phổ biến mà các ngân hàng sử dụng để ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tính toán sự chênh lệch trong độ nhạy cảm lãi suất của tất cả các loại nguồn vốn huy động. Với độ nhạy cảm lãi suất của các tài sản có được tài trợ bằng nguồn vốn này trong ngắn hạn. Sau đó mô hình GAP này sẽ được sử dụng để tìm ra sự thay đổi trong lợi nhuận khi lãi suất thay đổi.
a) Quy trình quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất
Quy trình này gồm 3 bước:
▪ Lựa chọn và phân loại các loại nguồn vốn vào từng nhóm riêng biệt dựa trên thời điểm sẽ định giá lại giá cả. Thí dụ trái phiếu 3 tháng sẽ có lãi suất khác sau 3 tháng.
▪ Chênh lệch khe hở lãi suất (GAP) bằng giá trị của tài sản có nhạy cảm lãi suất (RSAs – rate sensitive assets) trừ giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất (RSLs – rate sensitive liabilities).
Khe hở lãi suất (GAP) = Giá trị tài sản nhạy cảm với lãi suất (RSAs) – Giá trị nợ nhạy cảm với lãi suất (RSLs)
▪ Sử dụng các phân tích biến thiên về độ nhạy cảm để dự đoán sự thay đổi trong thu nhập từ lãi.
Các nhà quản trị đã sử dụng khe hở lãi suất như là một chỉ tiêu đo khả năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi ngoài dự kiến. Khe hở lãi suất càng lớn thì khi lãi suất thay đổi ngoài dự kiến. Tổn thất của ngân hàng càng lớn.
Ví dụ 1: Nhà quản trị một ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện quản lý tủi ro lãi suất theo mô hình GAP trong khoảng thời gian 3 tháng. Và phân nhóm bảng tổng kết tài sản như sau (Đơn vị: tỷ đồng):
Thu nhập thuần từ tiền lãi = (500*18% + 350*20%) – (600*16% + 220*15%) = 160 – 129 = 31.
Lãi suất trung bình trên tài sản có sinh lời = 31/850 = 3,65%.
GAP = RSAs – RSLs = 500-600 = -100.
- Nếu lãi suất trên thị trường tăng và lãi suất cho vay, lãi suất huy động tăng cùng mức độ. Thì thu nhập thuần từ lãi sẽ giảm. Do chi phí tiền lãi huy động nguồn vốn cao hơn doanh thu từ lãi.
- Nếu lãi suất trên thị trường giảm và lãi suất cho vay, lãi suất huy động tăng cùng mức độ. Thì thu nhập thuần từ lãi sẽ tăng. Do chi phí tiền lãi huy động nguồn vốn cao hơn doanh thu từ lãi.
b) Các trường hợp biến động của lãi suất
❖ Trường hợp lãi suất tăng 1% cho khoản mục tài sản và nguồn vốn huy động:
Thu nhập thuần từ tiền lãi = (500*19% + 350*20%) – (600*17% + 220*15%) = 165 – 135 = 30.
Lãi suất trung bình trên tài sản có sinh lời = 30/850 = 3,53%.
Chênh lệch âm, lãi suất tăng cùng mức độ trên tài sản và nguồn vốn thì lãi thuần từ tiền lãi giảm (3,53 < 3,65).
❖ Trường hợp lãi suất tăng nhưng không cùng mức độ. Dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn giảm 1%.
Thu nhập thuần từ tiền lãi = (500*18,5% + 350*20%) – (600*17,5% + 220*15%) = 162,5 – 138 = 24,5.
Lãi suất trung bình trên tài sản có sinh lời = 24,5/850 = 2,88%.
Chênh lệch âm, lãi suất tăng nhưng không cùng mức độ. Dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn giảm 1%. Thì lãi thuần từ tiền lãi giảm (2,88 < 3,65).
Qua ví dụ minh họa trên thì mức độ rủi ro lãi suất tùy thuộc vào khoảng chênh lệch GAP. Mọi ngân hàng có thể giảm rủi ro trong lãi suất bằng cách làm giảm đi chênh lệch này.
Nếu ngân hàng không muốn bị rủi ro khi thay đổi lãi suất thì đưa GAP = 0. Nếu ngân hàng tin tưởng vào khả năng dự đoán lãi suất trong tương lai. Thì có thể quản trị GAP trực tiếp và tạo thêm lợi nhuận.
c) Các phương pháp quản trị GAP, đưa GAP về 0
▪ Tính toán GAP cho những khoảng thời gian kế tiếp.
▪ Cân bằng tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm.
▪ Tài trợ cho vạy dài hạn bằng nguồn vốn không có chi phí trả lại.
▪ Sử dụng các tài sản và nợ ngoại bảng như chứng khoán của thị trường tương lai. Lựa chọn, trao đổi để giảm thiểu rủi ro lãi suất.
d) Những hạn chế của mô hình quản lý GAP
▪ Nếu muốn xác định độ nhạy cảm với lãi suất của tài sản và nguồn vốn. Thì chưa rõ là phải chọn thời gian nào cho phù hợp.
▪ Đối với khoản mục không có kỳ hạn như tiền gửi thanh toán. Thì xếp vào nhóm nhạy cảm hay không nhạy cảm với lãi suất? Tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thì được hưởng lãi. Và nếu xếp vào nhóm không nhạy cảm với lãi suất thì không chính xác. Vì một phần những tài khoản này mang tính nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất tăng cao thì người gửi tiền có xu hướng quản lý chặt chẽ hơn tài khoản của mình. Chỉ duy trì số dư đủ trả chi tiêu. Và có xu hướng rút tiền để gửi vào tài khoản có lãi suất cao hơn.
▪ Lãi suất của các khoản mục khác nhau trên bảng tổng kết tài sản chưa chắc đã biến động với mức độ giống nhau.
▪ Việc quản lý chặt chẽ mức chênh lệch ngắn hạn vẫn có thể bỏ sót rủi ro tái đầu tư. Và những biến động đáng kể về giá trị tài sản và nguồn vốn của ngân hàng.
e) Yêu cầu với những nhà quản trị
Khi sử dụng kỹ thuật này yêu cầu nhà quản trị phải tiến hành phân tích kỳ hạn. Định giá lại những cơ hội gắn với những tài sản sinh lời của ngân hàng. Những khoản tiền gửi cũng như vốn vay trên thị trường. Nếu nhà quản trị thấy rằng mức độ rủi ro là quá lớn. Họ sẽ phải thực hiện một số điều chính sao cho hợp lý. Đảm bảo giá trị của các tài sản nhạy cảm với lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị nguồn nhạy cảm với lãi suất.
Việc quản trị khe hở lãi suất là vô cùng khó khăn và phức tạp. Đòi hỏi nhà quản trị phải có trình độ. Và việc xác định thời điểm định giá lại của các tài sản và nguồn của ngân hàng. Cũng như lựa chọn thời gian thích hợp để cân bằng tài sản và nguồn nhạy cảm với lãi suất là không đơn giản.
2.2 Quản trị khe hở kỳ hạn
Phương pháp này được sử dụng để khắc phục điểm yếu của phương pháp quản lý khe hở lãi suất. Là không giải quyết được rủi ro đường lãi suất hoàn vốn (Rủi ro phát sinh khi lãi suất của những thời hạn khác nhau thay đổi theo những mức độ khác nhau).
Phương pháp này dựa trên chênh lệch kỳ hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị tài sản. Và kỳ hạn hoàn trả trung bình theo giá trị nguồn vốn.
❖ Xác định kỳ hạn hoàn trả trung bình theo giá trị tài sản có và theo giá trị tài sản nợ:
Công thức:
Trong đó:
- t = kỳ hạn thanh toán.
- i : lãi suất.
- n = thời gian mãn hạn của danh mục.
- CPt : số tiền thanh toán (gốc và lãi) trong kỳ hạn t.
❖ Xác định khe hở kỳ hạn:
Khe hở kỳ hạn = Kỳ hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị tài sản Có – Kỳ hạn hoàn trả trung bình theo giá trị tài sản Nợ
Để phòng chống rủi ro, ngân hàng thường chọn khe hở kỳ hạn tiến dần đến 0. Do giá trị tài sản luôn lớn hơn giá trị nguồn vốn huy động. Nên để khe hở tiến tới 0 thì phải đảm bảo cân bằng sau:
Kỳ hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị tài sản = Kỳ hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị nguồn vốn x (Tổng giá trị mức nợ / Tổng giá trị danh mục tài sản)
Đẳng thức trên cho biết rằng, để có thể loại bỏ rủi ro lãi suất ngân hàng. Phải thay đổi giá trị nguồn vốn huy động nhiều hơn giá trị tài sản.
Như vậy, nếu khe hở kỳ hạn càng lớn thì tài sản ròng của ngân hàng càng nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất. Điều này được giải thích bởi lý thuyết danh mục đầu tư trong lĩnh vực tài chính:
- Lãi suất tăng làm giảm giá trị của các tài sản và giá trị của các khoản nợ mang lãi suất cố định.
- Kỳ hạn của tài sản và các khoản nợ càng dài thì giá trị thị trường của chúng càng giảm mạnh khi lãi suất tăng.
Trong trường hợp lãi suất bên tài sản và bên nguồn vốn thay đổi một lượng như nhau. Thì sự thay đổi trong giá trị của danh mục tài sản và danh mục nợ sẽ khác nhau, do đó :
- Nếu khe hở kỳ hạn dương, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị ròng của ngân hàng. Bởi vì giá trị tài sản tăng nhiều hơn giá trị của nguồn vốn. Theo đó giá trị thị trường của nguồn vốn sở hữu sẽ giảm nhiều hơn giá trị của nguồn vốn. Theo đó giá trị thị trường của vốn sở hữu sẽ giảm.
- Nếu khe hở âm, lãi suất tăng sẽ làm tăng giá trị ròng của ngân hàng. Bởi vì giá trị tài sản tăng nhiều hơn giá trị của nguồn vốn. Theo đó giá trị thị trường của vốn sở hữu sẽ tăng.
Dự kiến mức thay đổi thu nhập từ tiền lãi = Mức chênh lệch về thời gian * % thay đổi của lãi suất
Anh em có thể sử dụng mô hình thời lượng để tính toán được kỳ hạn hoàn vốn của từng khoản mục trong danh mục. Và lượng hóa được mức độ tổn thất khi xảy ra rủi ro lãi suất. Đây được xem là mô hình hoàn hảo nhất trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản có và tài sản nợ đối với lãi suất. Do nó đề cập đến tất cả các yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền. Cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình thời lượng vào hoạt động của ngân hàng gặp rất nhiều hạn chế.
– Cân xứng thời lượng hai vế bảng cân đối kế toán là rất tốn kém. Trên thực tế việc cơ cấu lại bảng cân đối tài sản bao gồm một danh mục tài sản lớn hơn. Và phức tạp là một việc làm hết sức khó khăn và tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Điều này đòi hỏi cần phải có một thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ với các nghiệp vụ. Như: chứng khoán hóa tài sản, mua bán nợ và các nghiệp vụ phát sinh, mua bán vốn.
– Sự biến động của mô hình thời lượng: Mô hình thời lượng được xây dựng trên giả thuyết lãi suất thị trường thay đổi ngay lập tức ngay sau khi mua trái phiếu. Trên thực tế thì điều này không phải lúc nào cũng như vậy. Mà lãi suất thị trường có thể thay đổi trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Đồng thời, thời lượng của trái phiếu thay đổi theo thời gian. Do đó đòi hỏi nhà quản trị phải thường xuyên cân đối lại thời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ. Điều này là hết sức tốn kém và phức tạp, không phải lúc nào cũng làm được.
– Vấn đề lãi suất thả nổi và việc trì hoãn vấn đề thanh toán: Trên thực tế có rất nhiều trái phiếu và khoản tín dụng có lãi suất thả nổi theo điều kiện thị trường. Và không phải lúc nào khách hàng của ngân hàng cũng thanh toán cả gốc và lãi đúng hạn.
2.3 Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh
Về lý thuyết, các NHTM có thể sử dụng cả bốn loại hợp đồng phái sinh. Gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn. Và hợp đồng hoán đổi để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro lãi suất. Nhưng trong thực tế hoạt động. Các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn thường ít được các NHTM sử dụng vì nhiều lý do khác nhau. Trái lại, các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi tỏ ra hữu dụng. Được các NHTM quan tâm và ứng dụng nhiều nhất trong công tác quản trị rủi ro lãi suất.
a) Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm hiện tại. Theo đó: Người bán sẽ giao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Và người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thỏa thuận. Mà không quan tâm đến sự biến động của lãi suất thị trường. Hay giá cả của hàng hóa tại thời điểm đó.
Các loại hợp đồng kỳ hạn lãi suất:
– Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu: Giữa lãi suất thị trường và trị giá trái phiếu có mối quan hệ nghịch biến với nhau. Nên các nhà quản trị có thể dùng quy tắc này để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Nhất là đối với các loại trái phiếu mà họ đang nắm giữ.
Ví dụ 2: Nếu dự báo lãi suất thị trường sẽ tăng. Các nhà quản trị ngân hàng sẽ bán trái phiếu hiện có bằng hợp đồng kỳ hạn. Khi đến hạn, nếu lãi suất tăng lên đúng như dự báo. Do trái phiếu được mua với giá cố định đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nên ngân hàng sẽ tránh được sự thiệt hại do trái phiếu giảm. Ngược lại, nếu ngân hàng dự báo lãi suất thị trường sẽ giảm. Nhà quản trị ngân hàng có thể ký hợp đồng mua kỳ hạn các trái phiếu để thu được lợi nhuận cao hơn. Do không phải trả thêm phần tăng của trái phiếu.
– Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi: Huy động tiền gửi cho vay là đặc trưng của ngân hàng. Do không phù hợp về kỳ hạn. Mà các ngân hàng phải thường xuyên sử dụng một phần các nguồn ngắn hạn để cho vay với kỳ hạn dài hơn. Trong điều kiện lãi suất thị trường biến động không ngừng như hiện nay. Thì điều này càng làm cho các ngân hàng gặp phải rủi ro lãi suất.
Ví dụ 3: Tại thời điểm t0, ngân hàng ký một hợp đồng tín dụng với khách hàng. Có mức lãi suất cố định thời hạn từ t0 đến t2. Hiện tại, ngân hàng chỉ huy động được vốn có thời hạn từ t0 đến t1 (t0 < t1 < t2). Để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Ngay ngày hôm nay ngân hàng có thể ký một hợp đồng kỳ hạn tiền gửi nội dung.
Tại thời điểm t1 ngân hàng cam kết sẽ nhận và phía đối tác sẽ gửi một lượng tiền nhất định. Với lãi suất từ thời hạn t1 đến t2. Từ đó thu nhập của ngân hàng từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động là một số biết trước và chắc chắn. Nghĩa là không phụ thuộc vào sự biến động của lãi suất thị trường trong suốt khoảng thời gian từ t1 đến t2.
– Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: Thay vì ký hợp đồng kỳ hạn tiền gửi như trên. Ngân hàng có thể sử dụng một hợp đồng khác chỉ liên quan đến trao đổi phần chênh lệch lãi suất. Mà không có giao nhận khoản tiền gốc. Đó là hợp đồng lãi suất kỳ hạn.
Trong hợp đồng kỳ hạn chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng. Và mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá cả đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan. Nên rất có thể không chính xác.
b) Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm ban đầu (t=0) rằng: Việc thanh toán và giao nhận hàng hóa được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Ví dụ 4: Công ty A bán cho bên B 10 tấn cafe vào ngày 01/11/2021 với mức giá 200.000 VNĐ/kg. Hàng hóa sẽ được giao vào ngày 30/11/2022. Đến tháng 30/11/2022, giá cafe tăng 220.000 VNĐ/ kg thì sẽ có 2 phương án cho công ty A:
- Phương án 1: Công ty A sẽ giao cho bên B 10 tấn cafe với mức giá 200.000 VNĐ/kg.
- Phương án 2: Công ty A sẽ thanh toán chênh lệch cho bên B. Theo hợp đồng thỏa thuận ban đầu, tương ứng với 20.000 × 10.000 VNĐ.
Điểm khác biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn:
– Hợp đồng tương lai được giao dịch một cách có tổ chức trên sở giao dịch. Trong khi hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận song phương, được giao dịch trên thị trường OTC.
Thị trường OTC là thị trường phi tập trung được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch mà dựa vào hệ thống giá cạnh tranh và thương lượng giá thông qua các công cụ, phương tiện thông tin.
– Giá của hợp đồng tương lai được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện thị trường. Trong khi đó giá của hợp đồng kỳ hạn được ấn định cố định trong suốt hợp đồng của kỳ hạn.
– Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa. Trong khi hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng tùy ý phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người mua và người bán.
– Rủi ro tín dụng được giảm bớt do có sự bảo đảm của sở giao dịch. Các ngân hàng sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro lãi suất ở cả cấp độ vi mô lẫn cấp độ vĩ mô.
c) Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn
Để hạn chế rủi ro liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Nhất là các hợp đồng dài hạn thì việc sử dụng các công cụ tài chính là hết sức quan trọng. Với việc sử dụng các công cụ tài chính sẽ mang lại cho người bán, người mua những sự lựa chọn tối ưu. Mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua hoặc người bán mua hoặc bán tài sản với giá định sẵn tại ngày đáo hạn hợp đồng.
Ví dụ 5: Quyền chọn mua cổ phiếu X đáo hạn vào tháng 9/2022 với giá thực hiện là 100.000 đồng.
- Nếu giá thị trường của cổ phiếu này tăng lên 150.000 đồng/cổ phiếu. Thì quyền chọn ở trạng thái lãi. Bởi vì giá trị nội tại của quyền chọn = 150.000 – 100.000 = 50.000 đồng.
- Nếu giá thị trường của cổ phiếu này là 90.000 đồng. Thì quyền chọn đang có trạng thái lỗ, bởi vì giá trị nội tại của quyền chọn bằng 0.
- Nếu giá cổ phiếu bằng hoặc gần với mức giá 100.000 đồng. Thì quyền chọn này ở trạng thái hòa vốn.
Ví dụ 6: Một công ty A có quyền chọn lãi suất trần với giá trị vốn danh nghĩa là 50 triệu USD. Lãi suất 3 tháng là 7%. Ngày 31/3/N thị trường điều chỉnh lãi suất, lãi suất 3 tháng là 8%. Kỳ tính lãi tiếp theo dài 92 ngày. Như vậy, vào ngày điều chỉnh lãi suất này. Người giữ quyền chọn lãi suất thực hiện quyền và bên bán quyền chọn đồng ý sẽ trả một khoản phí bù đắp là:
(8% – 7%) x 92 ngày x 50 triệu USD/ 360 x 100 = 12.778 USD.
Và số tiền này sẽ được trả cho bên mua quyền chọn vào ngày điều chỉnh lãi suất tiếp theo, tức là 30/6/N.
Bên cạnh việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn và tương lai. Các ngân hàng còn sử dụng nghiệp vụ quyền chọn. Bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán. Các hợp đồng quyền chọn còn có thể được chia ra thành các hợp đồng (HĐ). Gồm HĐ tại sở giao dịch, các HĐ qua quầy…
– Giao dịch mua quyền chọn mua lãi suất (Caps): Mua Caps là mua quyền chọn mua hoặc mua một chuỗi quyền chọn mua lãi suất. Nếu lãi suất thị trường tăng lên trên mức lãi suất giao dịch quyền chọn. Thì người bán quyền chọn mua sẽ thanh toán khoản chênh lệch lãi suất cho người mua Caps. Mua Caps được áp dụng trong trường hợp ngân hàng dự tính một khoản lỗ nếu lãi suất thị trường tăng.
– Giao dịch mua quyền bán lãi suất (Floors): Mua Floors là mua quyền chọn bán đối với lãi suất. Nếu lãi suất thị trường giảm xuống dưới mức lãi suất giao dịch quyền chọn. Thì người bán sẽ thanh toán khoản lãi suất chênh lệch cho người mua. Mua Floors được áp dụng trong trường hợp ngân hàng ngân hàng dự tính bị thiệt hại một khoản tiền nếu lãi suất thị trường giảm.
– Các giao dịch đồng thời mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán lãi suất (Collars): Hợp đồng Collars xuất hiện khi ngân hàng đồng thời thực hiện cả 2 giao dịch Caps và Floors. Khi tài sản của ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi lãi suất biến động mạnh.
d) Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất
Hợp đồng hoán đổi lãi suất được sử dụng như một công cụ để bảo hiểm rủi ro lãi suất. Hợp đồng hoán đổi lãi suất là thoả thuận theo đó. Mỗi bên thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định. Trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian.
Như vậy: Hợp đồng hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên thỏa thuận trao đổi nghĩa vụ thanh toán. Thông thường, giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi. Và trong một số trường hợp là thanh toán nợ gốc. Giao dịch hoán đổi lãi suất là sản phẩm của thị trường phi tập trung. Được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với khách hàng.
Theo đó không có mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi. Và các hợp đồng kiểu này sẽ khác nhau về một số nội dung. Thông qua giao dịch hoán đổi, một ngân hàng có thể tiến hành phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách dài hạn. Do đó sẽ giảm được sự cần thiết phải tiến hành các giao dịch kỳ hạn và giao dịch tương lai.
– Nợ gốc của một giao dịch hoán đổi lãi suất: Là số tiền mà các bên thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất thoả thuận. Làm cơ sở để tính lãi thả nổi, số lãi cố định và số lãi ròng hoán đổi lãi suất.
– Lãi suất thả nổi: Là mức lãi suất thay đổi trong thời hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất. Trên cơ sở lãi suất thị trường và do các bên thoả thuận.
– Lãi suất cố định: Là mức lãi suất do các bên thoả thuận không thay đổi trong thời hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất.
– Số lãi ròng của từng thời kỳ: của một hợp đồng hoán đổi lãi suất là chênh lệch giữa số lãi được nhận. Và số lãi phải trả của từng kỳ thanh toán của hợp đồng đó.
– Kỳ hạn thanh toán số lãi ròng: Là khoảng thời gian trong thời hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất có hiệu lực đã được thoả thuận giữa các bên. Mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, các bên thực hiện thanh toán cho nhau số lãi ròng.
Ví dụ 7: Giả sử có 2 ngân hàng:
- Ngân hàng A: Có đặc trưng tài sản nợ là vốn có kỳ hạn dài với lãi suất cố định. Và đặc trưng tài sản có là các khoản tín dụng thương mại và công nghiệp có mức lãi suất thay đổi 6 tháng/lần theo sự thay đổi của chỉ số lãi suất kỳ phiếu ngân hàng. Ngân hàng phải đối mặt với sự không cân xứng âm về thời lượng.
- Ngân hàng B: Có đặc trưng tài sản có là các khoản cho vay bất động sản có lãi suất cố định, thời lượng tương đối dài. Và đặc trưng tài sản nợ là các khoản huy động tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn ngắn. Được huy động tuần hoàn với mức lãi suất hiện hành. Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất ngược chiều với ngân hàng A.
Để tránh được rủi ro, cả hai ngân hàng có thể tham gia một hợp đồng hoán đổi (Swaps) lãi suất thả nổi/cố định. Trong đó có sự tham gia của một ngân hàng thứ ba như là người môi giới thuần túy. Hợp đồng có giá trị $100 triệu tương đương giá trị phát hành trái phiếu có kỳ hạn 2 năm. Với lãi suất coupon là 16% năm của ngân hàng A. Giao dịch Swaps lãi suất trong trường hợp này đóng vai trò như là một chỉ dẫn đối với ngân hàng B. Tiến hành thanh toán lãi suất cố định ở mức 16%/năm trên mệnh giá $100 triệu. Để trả lãi suất trái phiếu của ngân hàng quốc gia.
Ngược lại, ngân hàng A thanh toán cho ngân hàng B mỗi năm 2 lần. Trên mệnh giá $100 triệu với mức lãi thả nổi theo kỳ phiếu có kỳ hạn 6 tháng. Giả sử kỳ phiếu có lãi suất 14%/năm. Và các ngân hàng thỏa thuận mức lãi suất thanh toán cho ngân hàng B cộng thêm 2%.
Ví dụ 8: Bên A đồng ý trả cho bên B một số tiền theo lãi suất cố định là 3%. Trong khi nhận lại khoản thanh toán là theo lãi suất LIBOR + 50 điểm (0,50%). Lưu ý rằng sẽ không có sự trao đổi số tiền danh nghĩa của hợp đồng và lãi suất được dựa trên số tiền danh nghĩa. Tới ngày đáo hạn, số tiền thanh toán lãi suất sẽ được thanh toán như sau:
Nếu LIBOR là 1,3% bên B sẽ nhận 1,2% (3% – (LIBOR + 50 điểm) và bên A sẽ trả 1,2% của số tiền danh nghĩa. Lãi suất cố định (3%) được xem như là lãi suất hoán đổi (Swap rate).
Tóm lại: Tùy vào tình hình của từng ngân hàng và ở từng giai đoạn kinh doanh khác nhau. Mà các ngân hàng sử dụng kỹ thuật quản lý rủi ro lãi suất cho phù hợp. Đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về những kiến thức cơ bản của rủi ro lãi suất. Và sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro lãi suất trong các ngân hàng thương mại. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về rủi ro lãi suất là gì? Các loại rủi ro lãi suất? Cũng như tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất trong các ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Và sự ổn định phát triển trong tương lai của nền kinh tế, cũng như ngân hàng. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các kiến thức vốn lưu động. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể tìm hiểu thêm bài viết về Lãi suất của Cú như:
1. Rủi ro lãi suất là gì? Cách phòng ngừa Rủi ro lãi suất cần biết (P.1)
2. Lãi suất là gì? Lãi suất kép là gì? Tất cả về Lãi suất (P1)
3. Lãi suất là gì? Lãi suất kép là gì? Tất cả về Lãi suất (P2)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969