Lãi suất và quan hệ với Chứng khoán, Vàng và Bất động sản (P.4)
Khi bước vào con đường đầu tư, anh em cần tích lũy cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc. Về các khái niệm cơ bản trong kinh tế để đưa ra được những quyết định sáng suốt nhất. Một trong số đó chính là “lãi suất”.
Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm. Sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mọi chủ thể kinh tế. Nó tác động đến các quyết định của một cá nhân. Chẳng hạn như chi tiêu hoặc tiết kiệm, mua nhà hay mua trái phiếu… Lãi suất cũng ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất. Nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ (CSTT) là kiềm chế lạm phát. Và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Vậy lãi suất có tác động như thế nào đối với thị trường chứng khoán Việt Nam? Thị trường bất động sản và cả giá vàng? Tất cả những kiến thức xoay quanh chủ đề này sẽ được Cú giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng Cú theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lãi suất và Thị trường chứng khoán
1.1 Mô hình lý thuyết về mối quan hệ lãi suất và thị trường chứng khoán
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu từng được mổ xẻ trên các diễn đàn học thuật thế giới. Thông qua lý thuyết định tính lẫn mô hình định lượng. Hiểu được mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề quan trọng. Không chỉ đối với nhà đầu tư, nhà quản lý tài sản, chủ doanh nghiệp. Mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Do đó Chính phủ rất cần nguồn lực về vốn. Cũng như những nguồn lực khác nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng. Trong đó, thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận quan trọng trong thị trường vốn. Và là kênh tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không gây ra áp lực về lạm phát.
Tuy vậy, vai trò tích cực của TTCK có được phát huy hiệu quả hay không lại phụ thuộc đáng kể vào mối quan hệ với các biến kinh tế vĩ mô khác. Như lãi suất, tỷ giá, lạm phát… Do vậy, sự hiểu biết về mối quan hệ giữa TTCK, tỷ giá hối đoái, lãi suất là rất quan trọng. Và hữu ích đối với những nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Giúp họ áp dụng các chính sách một cách phù hợp. Và dự báo tác động đầy đủ trong các quyết định quản lý và điều hành.
Trong thực tế, bằng những phương pháp khác nhau, một số học giả đã nghiên cứu về mối quan hệ này. Được thực nghiệm chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh tế đã phát triển và kết quả nghiên cứu vẫn chưa có sự đồng thuận. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, những nghiên cứu tương tự như vậy vẫn còn khá hạn chế. Và vẫn tiếp tục thực hiện nhằm tìm kiếm những bằng chứng đáng tin cậy hỗ trợ cho công tác quản lý điều hành.
Theo Bernanke và Kuttner (2005, công trình “What Explains the Stock Market’s Reaction to Federal Reserve Policy?”), lãi suất và giá chứng khoán có mối quan hệ nghịch biến. Tác giả này lập luận trên 3 quan điểm:
- Thứ nhất, nếu lãi suất tăng dẫn đến tăng chi phí sản xuất của công ty. Do đó có nguy cơ làm giảm dòng tiền thanh toán cổ tức trong tương lai.
- Thứ hai, nếu lãi suất danh nghĩa có xu hướng tăng có thể dẫn đến tăng lãi suất dự kiến. Làm cho dòng tiền danh nghĩa trong tương lai ít có giá trị đối với các cổ đông.
- Thứ ba, chính sách thắt chặt tiền tệ có thể làm tăng phí bảo hiểm vốn chủ sở hữu. Khi đó các nhà đầu tư có xu hướng e ngại đầu tư vào TTCK.
Đồng quan điểm này, có một số nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu của Campbell (1987, báo cáo nghiên cứu “Stock Returns and the Term Structure”) đã khẳng định rằng. Khi lãi suất ngân hàng gia tăng thì giá chứng khoán sẽ giảm trong ngắn hạn.
- Rigobon và Sack (2004, công trình nghiên cứu “Measuring The Reaction of Monetary Policy to the Stock Market” ) dựa trên nghiên cứu của mình cũng có kết luận tương tự.
- Zhou (1996, công trình nghiên cứu “The Relationship between Interest Rates and Stock Prices: Evidence from an Asian Country”) dựa trên nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp hồi quy giữa lãi suất ngân hàng và giá chứng khoán đã kết luận rằng: Lãi suất ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với giá cổ phiếu, đặc biệt là trong dài hạn.
- Wong và cộng sự (2005, công trình “Asymmetric information and loan spreads in the parallel market for bank credit in Hong Kong”) nghiên cứu mối liên hệ giữa các chỉ tiêu vĩ mô với các chỉ tiêu chứng khoán trên thị trường Singapore và Mỹ trong giai đoạn tháng 1/1982 đến tháng 12/2002. Bằng kiểm định đồng liên kết đã tìm thấy sự tác động của lãi suất ngân hàng và cung tiền đến giá chứng khoán trên thị trường Singapore. Nhưng không tìm thấy kết luận tương tự trên thị trường Mỹ.
- Harasty và Roulet (2000, “The impact of dividend yield on equity prices: Australian evidence”) báo cáo kết quả thực nghiệm ) kết luận lãi suất, giá cổ phiếu và cổ tức có mối liên hệ với nhau trong dài hạn. Tuy nhiên vấn đề tương tự không tìm được ở thị trường Italia.
- Arango và cộng sự (2002, công trình “Tổn thất tín dụng và quản lý nợ: kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến và mới nổi”) nghiên cứu mối liên hệ giữa giá chứng khoán và lãi suất liên ngân hàng trên TTCK Bogota. Với dữ liệu chuỗi thời gian từ tháng 1/1994 tới tháng 12/2000 cho biết: Không tồn tại mối quan hệ giữa hai biến này trong ngắn hạn.
Việc lãi suất thường tương quan nghịch với giá cổ phiếu cũng có thể nhìn nhận dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF).
Cụ thể, lý thuyết tài chính hiện đại giả định rằng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tạo ra dòng tiền trong tương lai. Và giá trị của cổ phiếu được tính bằng giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền dự kiến trong tương lai. Được chiết khấu theo tỷ lệ chiết khấu hợp lý.
Dựa vào giả định trên, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thông qua 2 phương thức chính:
- Thứ nhất, tỷ lệ chiết khấu phản ánh chi phí cơ hội của vốn. Và lãi suất là cấu phần quan trọng hình thành nên tỷ lệ chiết khấu. Do vậy, biến động của lãi suất cùng chiều với biến động của tỷ lệ chiết khấu. Và do đó biến động ngược chiều với giá trị cổ phiếu.
- Thứ hai, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động đến chi phí huy động vốn của doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng tới dòng tiền tương lai và do đó tác động tới giá trị cổ phiếu. Chẳng hạn, lãi suất tăng khiến chi phí tài chính tăng. Dòng tiền tương lai giảm so với dự kiến ban đầu, qua đó giá trị cổ phiếu giảm.
1.2 Tương quan lãi suất – thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán thường phản ứng nhanh với sự thay đổi lãi suất. Chắc chắn là nhanh hơn nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế, có thể mất đến 12 tháng để bắt kịp. Điều này có thể mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Cả khi mua và nắm giữ hoặc sử dụng phương pháp đầu cơ ngắn hạn.
Vậy rốt cuộc, lãi suất và giá cổ phiếu có mối quan hệ như thế nào? Để hiểu được điều này, cần đặt trong mối quan hệ “kiềng ba chân” Kinh tế vĩ mô – Lãi suất – Giá cổ phiếu. Trong đó, 2 thành phần cần quan tâm nhất trong yếu tố Kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Đầu tiên, khi kinh tế vĩ mô phải đối mặt với nguy cơ tăng trưởng GDP chậm hoặc nguy cơ giảm phát. Ngân hàng trung ương có thể áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng). Để kích thích nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế bằng cách giảm lãi suất.
Lãi suất được thiết lập với mục đích có tác động cụ thể đến nền kinh tế. Theo nguyên tắc chung:
- LS cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế. Việc đi vay trở nên đắt đỏ hơn và có nhiều động cơ để tiết kiệm tiền hơn. Vì vậy mọi người có thể được khuyến khích chi tiêu ít hơn.
- LS giảm có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc đi vay trở nên rẻ hơn và ít có động cơ tiết kiệm hơn. Vì vậy mọi người có thể được khuyến khích chi tiêu hoặc đầu tư.
Các NHTW sẽ cố gắng kiểm soát các chức năng này. Bằng cách thiết lập lãi suất ngân hàng (lãi suất mục tiêu cho các ngân hàng khác vay tiền từ số dư dự trữ của họ) trong nỗ lực giữ lạm phát trong tầm kiểm soát. Nhiệm vụ trọng tâm của NHTW là duy trì giá cả. Và việc làm ổn định, chủ yếu thông qua việc kiểm soát lãi suất.
Vậy lãi suất ảnh hưởng đến cổ phiếu như thế nào?
Có hai cách chính mà cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi lãi suất: trực tiếp và gián tiếp. Dưới đây là tóm tắt về cách các doanh nghiệp. Và do đó là cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi đối với lãi suất:
- Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lãi suất ngân hàng. Vì chúng ảnh hưởng đến số tiền mà một công ty có thể vay được và chi phí lãi phải trả. Khi lãi suất tăng, các công ty vay vốn sẽ đắt hơn. Nếu chi tiêu giảm, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại. Và điều này có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Khi lãi suất giảm, các công ty vay vốn với mục đích tăng trưởng sẽ rẻ hơn. Và điều này có thể khuyến khích giá cổ phiếu tăng.
- Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng gián tiếp. Vì lãi suất cao hơn có nghĩa là lợi nhuận khả dụng ít hơn trong nền kinh tế rộng lớn hơn. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng chi tiêu ít hơn cho các sản phẩm và dịch vụ. Điều này tiếp tục lại tác động đến doanh thu và lợi nhuận. Có khả năng khiến giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, khi lãi suất thấp hơn và mọi người chi tiêu thoải mái hơn. Điều này có thể tốt cho hoạt động kinh doanh. Và giúp đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn khi công ty có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn.
Tại Mỹ, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) ấn định lãi suất ngân hàng cho Cục dự trữ liên bang (FED). Họp 8 lần một năm để đưa ra những điều chỉnh có thể xảy ra. Lãi suất cao hơn có thể có nghĩa là giá cổ phiếu thấp hơn. Và lãi suất thấp hơn có thể mang lại giá cổ phiếu cao hơn.
Phác họa cơ chế giản đơn về mối quan hệ mật thiết giữa lãi suất và giá cổ phiếu
- Khi giảm lãi suất, chi phí huy động vốn của doanh nghiệp cũng giảm. Từ đó làm tăng kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng của doanh nghiệp. Cộng hưởng với việc chi phí huy động vốn của người dân cũng giảm. Qua đó kích hoạt dòng tiền chảy vào thị trường khiến giá cổ phiếu tăng.
Khi tốc độ tăng giá cổ phiếu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Thì thông thường, rủi ro càng ngày càng cao. Tâm lý phòng ngừa rủi ro theo đó sẽ lớn dần. Dòng tiền dần rút khỏi thị trường để mua tài sản khác an toàn hơn. Đến một thời điểm nào đó (ví dụ dòng tiền vào ít hơn dòng tiền ra), thị trường sẽ tạo đỉnh và giá cổ phiếu sẽ đi xuống.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chưa chắc thị trường cổ phiếu đã đi được đến giới hạn như vậy. Lãi suất thấp có thể gây ra 3 nguy cơ lớn: Tăng trưởng kinh tế quá “nóng”; lạm phát tăng cao; bong bóng tài sản. Nếu NHTW lo ngại về 1 trong 3 nguy cơ này. Rất có thể họ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất.
- Khi lãi suất được nâng lên, chi phí huy động vốn của doanh nghiệp sẽ tăng. Từ đó làm giảm kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng của doanh nghiệp. Cộng hưởng với việc chi phí huy động vốn của người dân cũng tăng. Qua đó kích hoạt dòng tiền chảy ra khỏi thị trường khiến giá cổ phiếu giảm.
Khi tốc độ giảm giá cổ phiếu nhanh hơn tốc độ giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thì thông thường, rủi ro càng ngày càng giảm, cổ phiếu ngày càng trở nên hấp dẫn. Đến một thời điểm nào đó (ví dụ dòng tiền vào nhiều hơn dòng tiền ra), thị trường sẽ tạo đáy và giá cổ phiếu sẽ tăng.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chưa chắc thị trường cổ phiếu đã tự tạo đáy. Lãi suất cao có thể gây ra 2 nguy cơ lớn: Tăng trưởng kinh tế chậm và giảm phát. Nếu NHTW lo ngại về 1 trong 2 nguy cơ này. Rất có thể họ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách giảm lãi suất.
Các cơ chế tác động trên chỉ là cơ chế tác động giản đơn. Đã tạm bỏ qua các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định của NHTW như cung tiền, tỷ giá… Hoặc các yếu tố liên quan đến định giá cổ phiếu. Hoặc các yếu tố ngoại lai khác như “cú sốc” ở các kênh huy động khác ngoài cổ phiếu. Nhìn chung, thông thường, lãi suất và giá cổ phiếu có tương quan nghịch với nhau.
Cách phân tích cổ phiếu dựa trên quyết định lãi suất
Những thay đổi đối với lãi suất ngân hàng có thể gây ra sự biến động. Có nghĩa là thường có cơ hội để giao dịch xung quanh sự thay đổi giá của cổ phiếu. Nếu lãi suất cao hơn và giá cổ phiếu giảm. Điều này có thể mang đến cơ hội cho các nhà giao dịch nghĩ rằng giá cuối cùng sẽ tăng trở lại theo thời gian.
Nó cũng cho thấy tiềm năng đầu cơ vào thị trường chứng khoán. Thông qua các chỉ số và thị trường quyền chọn. Khi các NHTW phải công bố những thay đổi về lãi suất. Điều này tự nó có thể gây ra sự biến động trên thị trường. Như đã đề cập trước đây, thị trường chứng khoán phản ứng nhanh với những thay đổi về lãi suất. Vì vậy các nhà giao dịch thường sẽ đưa ra dự đoán của họ trước các thông báo lớn của NHTW. Sự gia tăng và giảm nhu cầu từ các nhà đầu tư sẽ góp phần vào sự biến động này. Và có thể tạo bất ổn trên thị trường chứng khoán xung quanh các thông báo về lãi suất.
Để giao dịch cổ phiếu xung quanh lãi suất và các quyết định lãi suất sắp tới. Các nhà đầu tư cần phải biết các ngày sự kiện kinh tế quan trọng được công bố theo lịch. Đây là khi sự biến động đáng kể có thể xảy ra trên thị trường chứng khoán. Vì vậy bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng muốn biết điều gì đang xảy ra. Đặc biệt nếu đầu cơ vào biến động giá ngắn hạn. Kiểm tra lịch kinh tế để luôn cập nhật các sự kiện có khả năng thay đổi thị trường.
Hãy nhớ rằng sự biến động tạo ra cơ hội, nhưng nó cũng làm tăng rủi ro. Vì vậy điều quan trọng là các nhà đầu tư phải tuân thủ chặt chẽ các chiến lược quản lý rủi ro. Và kế hoạch giao dịch của mình. Điều này có thể giúp giảm thiểu thiệt hại khi giao dịch các cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất. Hoặc thị trường biến động xung quanh các quyết định về lãi suất.
Cổ phiếu tốt nhất để phân tích khi lãi suất giảm
Có vẻ dễ dàng hơn để tìm thấy cổ phiếu hấp dẫn khi lãi suất giảm. Vì lãi suất thấp hơn có thể dẫn đến thu nhập khả dụng cao hơn trong nền kinh tế. Cùng với chi phí đi vay có khả năng thấp hơn cho các công ty. Một số cổ phiếu có thể bắt đầu chu kỳ tăng giá xung quanh các kịch bản này bao gồm:
- Cổ phiếu lĩnh vực bán lẻ: Khi người dân có thu nhập khả dụng nhiều hơn để chi tiêu nhờ lãi suất giảm. Lĩnh vực bán lẻ có thể được thúc đẩy. Đây có thể là thời điểm tốt để xem xét cổ phiếu của các nhà bán lẻ.
- Cổ phiếu tiện ích (điện, nước, xăng dầu…): Khi lãi suất thấp hơn, đây có thể là thời điểm hấp dẫn. Để xem xét tiềm năng trả cổ tức khá ổn định từ cổ phiếu tiện ích. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý. Lãi suất tăng có thể có tác động tiêu cực đến cổ phiếu ngành điện nước.
- Cổ phiếu niêm yết trên chỉ số VN30 – Index: Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động cổ phiếu của 30 công ty lớn nhất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Nếu việc cắt giảm lãi suất ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Điều này thường có thể được theo dõi thông qua VN30 – Index. Các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua hoặc bán dựa trên điều này. Vào khoảng thời gian các công bố của NHTW. Có thể có sự biến động đáng kể đối với các cổ phiếu thuộc VN30 – Index. Báo hiệu tiềm năng cho các cơ hội giao dịch ngắn hạn.
Cổ phiếu tốt nhất để phân tích khi lãi suất tăng
Có thể khó tìm cơ hội đầu tư cổ phiếu hấp dẫn hơn khi lãi suất tăng. Tuy nhiên, cơ hội thường vẫn sẽ ở đó. Mặc dù chúng có thể đòi hỏi một số thận trọng hơn. Dưới đây là một số phân khúc thị trường hấp dẫn hơn để theo dõi khi lãi suất tăng:
- Cổ phiếu ngân hàng: Khi lãi suất tăng, các ngân hàng có xu hướng kiếm nhiều tiền hơn từ mức lãi suất cao hơn mà ngân hàng có thể tính cho các khoản vay. Vì vậy giá cổ phiếu ngân hàng có thể tăng theo dự đoán.
- Cổ phiếu có cổ tức cao: Những loại cổ phiếu này có thể hấp dẫn khi lãi suất đang tăng lên. Thúc đẩy nhu cầu của nhà đầu tư tăng lên và sau đó cũng có thể giữ cho giá cổ phiếu tăng.
- Cổ phiếu có tính thanh khoản cao: Nếu lãi suất tăng dẫn đến biến động thị trường. Nhà đầu tư vào cổ phiếu có tính thanh khoản cao có thể linh hoạt hơn với khả năng mua bán mà không tạo ra tác động tiêu cực lớn về giá.
Không có chiến lược đảm bảo nào để giao dịch cổ phiếu dựa trên lãi suất. Và hầu hết các nhà đầu tư sẽ chọn một danh mục đầu tư đa dạng trong nỗ lực phòng ngừa rủi ro thua lỗ. Cổ phiếu có tính thanh khoản cao có thể có lợi khi giao dịch xung quanh các quyết định về lãi suất. Vì mức độ thanh khoản cao hơn có thể cho phép nhà đầu tư mua vào hoặc bán ra cổ phiếu mà không ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu.
Cách làm chính là theo dõi tin tức tài chính và lịch kinh tế. Theo dõi các chỉ số chứng khoán chính để theo dõi biến động của thị trường chứng khoán. Và sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro mạnh mẽ để cố gắng bảo vệ khỏi tổn thất nặng nề vì quyết định lãi suất có thể tạo ra những động thái lớn trên thị trường.
1.3 Phân tích lãi suất tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Giai đoạn 2020 – 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam đi từ “cực suy” sau cú sốc đại dịch lên “cực thịnh”. Rồi lại từ “cực thịnh” lao dốc trong năm 2022 mà chưa tìm thấy điểm “cực suy”. Khá rõ ràng, “đạo diễn” cho cuộc thịnh – suy lần này chính là lãi suất. Dù rằng cũng có những biến số kinh tế khác cùng tham gia.
Nhìn lại, dòng tiền rẻ nhờ lãi suất thấp chảy vào chứng khoán đã giúp cho chỉ số VN-Index hồi phục ngoạn mục. Từ đáy 662 điểm ngày 30/3/2020 lên trên mốc 1.500 điểm trong năm 2021. Và tạo đỉnh 1.528 điểm vào ngày 6/1/2022. Kể từ đó, lãi suất trên thị trường cũng rục rịch tăng. Rồi tăng sốc kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng mạnh lãi suất điều hành kể từ ngày 23/9/2022. Kéo theo VN-Index “bốc hơi” khoảng 30% giá trị kể từ đầu năm.
Đó là do sau các biện pháp hỗ trợ kinh tế sau đại dịch COVID-19. Lạm phát đã tăng mạnh ở nhiều nơi trên thế giới. Khiến nhiều nền kinh tế phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ với nhịp độ nhanh, mạnh nhằm kiểm soát lạm phát.
Trong năm 2022, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất điều hành thêm 3,75 điểm % qua 6 lần điều chỉnh liên tiếp. Tháng 3/2022 tăng 0,25 điểm %, tháng 5/2022 tăng 0,5 điểm %. Và 4 lần liên tiếp tăng 0,75 điểm %, vào tháng 6, 7, 9 và 11/2022. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994.
Tương tự, Ngân hàng Trung ương Anh đã điều chỉnh tăng lãi suất 7 lần liên tiếp kể từ tháng 12/2021, lên mức 2,25%. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng ba lần điều chỉnh tăng lãi suất trong năm 2022 trong bối cảnh lạm phát tiếp tục xu hướng tăng ở khu vực này. Động thái thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới đang làm dấy lên lo ngại về rủi ro “suy thoái – lạm phát” ở một số quốc gia.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng đã 2 lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành. Nhằm ứng phó với lạm phát và giảm tác động từ bên ngoài.
Trên góc độ của nhà đầu tư chứng khoán, việc hiểu về mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu cho phép họ nhìn nhận đúng đắn hơn về các kịch bản có thể diễn ra trong tương lai. Từ đó đưa ra hành động phù hợp.
Lãi suất đã tăng mạnh ở Việt Nam. Theo đó, thông thường sẽ khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nhất là khi các nền kinh tế trên thế giới đều đã tăng trưởng chậm lại và Việt Nam thường theo sau. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, ưu tiên lớn nhất không phải là tăng trưởng kinh tế. Mà là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong kịch bản khả quan nhất, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mặc dù chậm lại nhưng kiểm soát được lạm phát. Cùng với đó, thanh khoản trên thị trường trái phiếu và thị trường ngân hàng cân bằng và ổn định trở lại. Ngân hàng Nhà nước sẽ có dư địa để giảm lãi suất nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Và nếu điều này xảy ra, “mùa xuân” có thể lại đến với thị trường cổ phiếu.
Ở kịch bản trung lập, tăng trưởng kinh tế chậm lại và kiểm soát được lạm phát. Nhưng thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường ngân hàng vẫn căng thẳng. Thì lãi suất có thể vẫn neo ở mức không thấp. Nhưng điểm sáng là có thể loại trừ được kỳ vọng tăng lãi suất đồng loạt mà chỉ lo ngại tăng cục bộ. Từ đó, thị trường chứng khoán có thể tự tạo đáy và đi lên.
Với kịch bản rủi ro nhất, tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng lạm phát chưa được kiểm soát. Cộng với tình trạng căng thẳng thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường ngân hàng. Có thể khiến cho lãi suất neo ở mức cao và tiếp tục tăng. Tăng trưởng kinh tế theo đó có thể ngày càng thấp và điều này rất rủi ro với thị trường chứng khoán.
Mặc dù việc lên kịch bản là quan trọng, nhưng “tùy cơ ứng biến” là điều không thể thiếu đối với các nhà đầu tư. Tuần tự, trong quý IV/2022, thị trường chứng khoán chịu áp lực khá lớn bởi yếu tố tỷ giá, áp lực thanh khoản (do doanh nghiệp/ chủ doanh nghiệp/ tổ chức trung gian phải xoay tiền xử lý trái phiếu) và quán tính tăng lãi suất. Sang đến quý I/2023, tỷ giá có thể bớt gây áp lực hơn và cũng có khá ít trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong giai đoạn này. Có thể tạo dư địa để thị trường đi lên. Sang đến quý II/2023 và quý III/2023, áp lực có thể lại ập đến. Từ “bóng ma” suy thoái và áp lực đáo hạn trái phiếu lớn. Mọi thứ có thể dần tốt lên sau đó.
Tuy nhiên, hoàn toàn có khả năng tất cả tin tức xấu nhất. Như áp lực tỷ giá, áp lực thanh khoản, quán tính tăng lãi suất. “Bóng ma” suy thoái có thể liên tiếp ập đến trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là chưa kể đến rủi ro “bắt bớ” cũng như sự lao dốc của thị trường bất động sản. Có thể kích hoạt làn sóng bán giải chấp cổ phiếu trong bối cảnh dư nợ margin* cuối quý III thậm chí còn cao hơn cả cuối quý II. Cho thấy giá cổ phiếu còn đang được đỡ bởi margin. Trong bối cảnh cực xấu này, thị trường chứng khoán có thể tiếp tục “lao dốc không phanh”.
*Dư nợ margin: Là việc vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư. Lợi ích khi dùng dịch vụ margin (đòn bẩy tài chính) là nhà đầu tư có thể mua được số lượng cổ phiếu nhiều hơn so với việc chỉ dùng vốn tự có“.
2. Mối quan hệ giữa vàng và lãi suất diễn ra như thế nào?
Trong nền kinh tế hiện nay, mối quan hệ giữa vàng và lãi suất là vô cùng quan trọng. Theo dõi những biến động giá của 2 yếu tố này thường xuyên. Sẽ giúp cho các nhà đầu tư tiến hành giao dịch sinh lời hợp lý. Đặc biệt khi chọn đầu tư vàng thì lãi suất chính là thước đo tiêu chuẩn về tiền tệ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa vàng và lãi suất có tác động đến nhau như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!
2.1 Mối quan hệ giữa vàng và lãi suất như thế nào?
Trong mối quan hệ giữa vàng và lãi suất thì lãi suất được xem là chi phí cơ hội của vàng. Hiểu đơn giản khi lãi suất càng cao thì dòng tiền ra khỏi vàng sẽ càng lớn. Do đó, chi phí cơ hội khi anh em đang giữ vàng càng lớn khi lãi suất đang ngày một tăng cao. Nhìn chung mối quan hệ giữa vàng và lãi suất là nghịch đảo. Chẳng hạn như lãi suất tăng thì vàng sẽ giảm và lãi suất giảm thì vàng sẽ tăng.
Trong một chiến lược đầu tư dài hạn, mối quan hệ giữa vàng và lãi suất là không đầy đủ các thông tin thực hiện giao dịch. Chưa nói đến các yếu tố khác như lạm phát xảy ra tác động đến các loại tài sản tài chính. Đối với bối cảnh lạm phát ổn định, lãi suất tăng sẽ khiến vàng giảm. Ngược lại nếu trong bối cảnh lạm phát phi mã thì giai đoạn lãi suất tăng khiến giá vàng cũng tăng theo.
Trường hợp các tín hiệu giảm lãi suất của NHTW sẽ khiến việc tăng cung tiền cho nền kinh tế. Và kéo theo một số hệ lụy khiến cho tình trạng lạm phát tăng. Bối cảnh này làm tăng nhu cầu mua vàng để bảo toàn giá trị chống lại lạm phát. Đó chính là lý do kéo theo việc giá vàng tăng.
Mặt khác, trường hợp tăng lãi suất sẽ làm giảm tình trạng lạm phát. Và tạo nên sự gia tăng cạnh tranh từ các khoản đầu tư có mức lãi suất cao hơn so với đầu tư vàng, khiến giá vàng giảm. Khi mức lãi suất tăng lên sẽ làm cho trái phiếu và các khoản đầu tư đem đến thu nhập cố định trở nên hấp dẫn hơn. Vì thế, dòng tiền sẽ đổ về các khoản đầu tư có mức lãi suất cao. Sẽ khiến cho hình thức đầu tư vàng trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Từ đó sẽ khiến giá vàng suy yếu dần.
Tuy mối quan hệ giữa vàng và lãi suất nghịch nhau. Nhưng chúng là hai yếu tố không thể tách rời trong nền kinh tế của một quốc gia.
2.2 Nguyên nhân giá vàng bị ảnh hưởng?
Lãi suất có mối tương quan chặt chẽ và tác động quan trọng đến biến động giá vàng. Anh em đặc biệt cần nắm rõ mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất để có chiến lược đầu tư vàng hiệu quả. Sự biến động khó lường của giá vàng trong thời gian vừa qua hẳn khiến nhà đầu tư băn khoăn vấn đề làm sao để có hiểu biết đầy đủ về thị trường vàng. Và đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.
Là một hàng hóa đặc biệt lại được xem như thước đo giá trị cho các loại tiền tệ trên toàn thế giới. Vàng dễ dàng lên xuống và chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố tác động bên ngoài. Bên cạnh những nhân tố quan trọng như nguồn cung vàng. Tác động từ đồng USD hay mối quan hệ với dầu. Thì sự biến động giá vàng còn có mối tương quan mật thiết với lãi suất.
Với tín hiệu giảm lãi suất của NHTW dẫn đến việc tăng cung tiền cho nền kinh tế. Kéo theo hệ lụy sẽ làm cho lạm phát tăng. Qua đó làm tăng nhu cầu mua vàng để bảo toàn giá trị chống lại lạm phát. Nên kéo theo việc giá vàng tăng.
Ngược lại, việc tăng lãi suất làm giảm lạm phát. Và tạo ra sự gia tăng cạnh tranh từ các khoản đầu tư có lợi suất cao hơn đầu tư vàng, làm giá vàng giảm. Nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích thị trường lập luận rằng lãi suất tăng làm cho trái phiếu và các khoản đầu tư có thu nhập cố định khác trở nên hấp dẫn hơn. Do đó, tiền sẽ chảy vào các khoản đầu tư có lợi suất cao hơn (chẳng hạn như trái phiếu hay các quỹ tiền tệ…) khiến cho vàng trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Từ đó khiến cho giá vàng suy yếu theo.
Trong mối quan hệ giữa vàng và lãi suất, giá trị của vàng suy yếu do ảnh hưởng từ đâu? Nguyên nhân chính đến từ:
- Chính sách quản lý điều tiết từ Chính phủ. Cụ thể việc thay đổi các chính sách đột ngột kéo theo giá vàng sẽ biến động thất thường. Việc này tác động mạnh và kéo dài đến tình hình vĩ mô của nền kinh tế.
- Giá trị chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế khiến tình trạng đầu cơ xảy ra nhiều. Gây những biến động giá vàng thất thường.
- Sự gia tăng tỷ giá sẽ làm xu hướng giảm giá vàng trong nước xảy ra. Gây nên những kết quả ngay tức thì về việc ổn định giá cũng như cả nền kinh tế với chu kỳ thông thường là 3 tháng.
2.3 Biện pháp khắc phục cho mối quan hệ giữa vàng và lãi suất
Dựa vào mối quan hệ giữa vàng và lãi suất cùng nguyên nhân khiến biến động giá vàng thường xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp có thể khắc phục tình trạng này. Bao gồm:
Ổn định tỷ giá
Việc ổn định tỷ giá thường không dễ dàng. Nhưng những việc dưới đây sẽ làm hạn chế tình trạng tỷ giá lên xuống thất thường và khó kiểm soát. Cụ thể:
- Xử lý các hành vi đầu cơ, mua bán ngoại tệ trái phép trên thị trường tài chính. Thông qua việc tăng cường mạnh các công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, các định chế tài chính ngân hàng cần minh bạch. Về các hoạt động kinh doanh ngoại hối với vai trò cầu nối cung – cầu ngoại tế của nền kinh tế.
- Điều chỉnh chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước. Để xử lý triệt để các tình trạng đầu cơ thu gom ngoại tệ nhập lậu vàng để kiếm lời. Với tình trạng đầu cơ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, mất cân bằng ngoại tệ và tỷ giá biến động bất thường.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, tình hình kinh doanh của nền kinh tế, cải thiện chất lượng dịch vụ… Sẽ giúp thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào thị trường Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước cần can thiệp thị trường một cách linh hoạt. Để nhanh chóng điều chỉnh các bước đi tiếp theo. Không thay đổi chính sách quá đột ngột.
- Tạo dựng niềm tin của người dân về sự phát triển ổn định của nền kinh tế nước nhà. Truyền thông hạn chế thói quen tích trữ ngoại tệ để giảm tình trạng đô la hóa. Và giúp ổn định được tỷ giá trên thị trường.
Kiểm soát lãi suất
Đối với mối quan hệ giữa vàng và lãi suất cho thấy mức độ lãi suất ảnh hưởng đến giá vàng là khá yếu. Tuy nhiên việc kiểm soát lãi suất cũng có vai trò quan trọng trong công cuộc ổn định giá vàng.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình mức lãi suất huy động, cho vay trên thị trường. Để xây dựng chính sách điều tiết phù hợp dựa trên diễn biến thị trường và nền kinh tế.
- Giám sát các quy định về trần lãi suất huy động VND và USD của các tổ chức tín dụng để xử lý nhanh nếu có trường hợp vi phạm.
- Xây dựng mức trần lãi suất cho vay một cách hợp lý để kích thích quá trình sản xuất tiêu dùng ổn định.
- Đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt để tránh các phản ứng quá mạnh về thị trường ảnh hưởng đến biến động lãi suất và tỷ giá vàng.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động thị trường liên ngân hàng để củng cố thêm niềm tin giao dịch giữa các tổ chức tín dụng. Từ đó sẽ giúp ổn định lãi suất của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có quy định về việc nhập khẩu vàng. Nhằm kiểm soát ngoại hối có liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, trường hợp năm 2012, giá vàng trong nước tăng cao, chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới. Cần nguồn cung nhanh chóng để giá có thể giảm xuống, bình ổn thị trường. Chính việc cấp hạn ngạch nhập khẩu của NHTW gây chậm trễ trong việc bổ sung nguồn cung. Từ đó gây ra rối loạn thị trường vàng.
Hơn nữa, ở nước ta vẫn cấm kinh doanh vàng trên tài khoản, đóng cửa sàn giao dịch vàng. Chỉ có giao dịch vàng hiện vật. Việc này khiến các nhà đầu tư bị mất đi một mô hình đầu tư tiềm năng. Và cũng tạo cơ hội cho những tên làm vàng giả, ảnh hưởng xấu đến giá vàng cũng như việc quản lý thị trường vàng.
3. Lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bất động sản
Tháng 10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần tăng lãi suất điều hành nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Sau động thái này, không ít ngân hàng thương mại đã áp dụng mức lãi suất cho vay mua nhà tăng cao so với trước đây.
3.1 Hiện trạng thị trường bất động sản
Hiện nay, tình trạng kẹt thanh khoản bao trùm toàn thị trường bất động sản. “Sóng ngầm” giảm giá đã xuất hiện cục bộ. Một số nhà đầu tư cá nhân cần tiền trả nợ ngân hàng đã phải giảm giá bán. Trong khi một số doanh nghiệp cũng có chính sách chiết khấu 30 – 50% để thu tiền về. Thị trường bất động sản đang bị “thảm họa kép” khi vừa bị siết tín dụng, câu chuyện trái phiếu, đồng thời lãi suất, lạm phát lại đang đà tăng. Điều này khiến gia tăng sức ép về tài chính đến nhà đầu tư. Việc ngân hàng siết tín dụng đã “bóp nghẹt” dòng tiền của giới đầu cơ. Còn những người có tiền mặt cũng trong trạng thái dè chừng.
Nhóm khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn, trước áp lực lãi suất cho vay tăng. Không có nguồn tiền để trả lãi hoặc tiềm năng tăng giá bất động sản thấp hơn so với lãi suất vay sẽ buộc phải cắt lỗ, tìm cách “thoát” hàng. Liệu trong thời gian sắp tới, giá bất động sản còn giảm hay không? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều nhà đầu tư thời điểm hiện tại.
Để phân tích vấn đề này anh em sẽ dựa trên quy luật cơ bản đó là cung – cầu. Trong thực tế, khi đầu tư vào bất động sản người ta có thể kiếm lời dựa trên 2 cách thức chính. Đó là cho thuê và chênh lệch giá. Trong đó đa số không dựa hoàn toàn vào tỷ suất cho thuê mà sẽ dựa nhiều hơn vào việc tăng giá của chính nó trong tương lai. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi giá bất động sản có chiều hướng đi lên. Yếu tố cần chú ý hiện tại đó là lãi suất ngân hàng, với lãi suất huy động của các ngân hàng hiện tại trên dưới 10% cho tiền gửi kỳ hạn 1 năm.
Phân tích yếu tố người mua
Đầu tiên phân tích các yếu tố cầu (nhóm người mua). Trong nhóm này cơ bản có thể chia thành 2 nhóm chính. Thứ nhất là nhóm mua với nhu cầu để ở và thứ hai là nhóm mua với nhu cầu đầu tư. Đối với nhóm mua với nhu cầu để ở lại chia thành 2 nhóm nhỏ: Nhóm sẵn vốn và nhóm dùng đòn bẩy.
Đầu tiên là nhóm có sẵn vốn mà không phải vay. Với nhóm này anh em có thể thấy, ở thời điểm hiện tại, việc đem tiền gửi ngân hàng tỷ lệ sinh lời sẽ cao hơn việc đi mua để cho thuê. Nên nhóm này sẽ không có nhu cầu đem tiền đi mua nhà thời điểm này. Nhóm thứ 2 cũng mua để ở nhưng không có khả năng trả liền một lúc mà phải đi vay. Nhóm này càng không nên đi vay để mua nhà trong thời điểm này.
Có 2 lý do chính: Lý do thứ nhất đó là hiện tại room cho vay bất động sản đang bị siết chặt. Nói cách khác hiện nay rất khó để vay mua bất động sản. Lý do thứ 2, kể cả có vay được đi nữa thì thay vì đi vay và trả lãi ngân hàng hàng tháng, cùng với tiền lãi đó anh em có thể đi thuê rẻ hơn. Với cách đó anh em không bị chôn một khoản vốn lớn chính là khoản tiền gốc khoảng vài chục % phải trả trước khi được duyệt cho vay.
Với những lý do như vậy, nhóm này cũng sẽ có xu hướng không mua. Một nhóm mua khác là mua với nhu cầu đầu tư. Nhóm dùng đòn bẩy, rất khó xoay sở thời điểm hiện tại. Ít khả năng vay để tiếp tục mua thêm, chưa kể room bất động sản khó để nhóm này tiếp cận được nguồn vốn vay hiện tại. Nhóm cuối cùng là nhóm có sẵn tiền mặt muốn mua để đầu tư. Đây chính là nhóm đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi có nên đầu tư thời điểm hiện tại?
Do vậy: Có thể đánh giá, nhu cầu mua hiện tại là rất ít.
Nhóm người bán
Bây giờ anh em nhìn sang nhóm cung (nhóm người bán). Trong nhóm này có thể chia thành 3 nhóm nhỏ hơn. Thứ nhất các chủ đầu tư lớn, thứ hai những người đầu cơ hoặc những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Và thứ ba là những người đang sở hữu bất động sản và có nhu cầu muốn bán lại.
Đầu tiên nói về các chủ đầu tư lớn, đây là nhóm có nguồn hàng nhiều nhất. Với tình hình hiện tại, các chủ đầu tư rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Hoặc nếu có tiếp cận được thì lãi suất sẽ rất cao và nhiều khó khăn. thị trường trái phiếu tiếp tục bị thanh tra chặt chẽ.
Khi đó họ chỉ còn cách là đẩy mạnh việc bán các sản phẩm đang còn lại để lấy tiền về, xoay vòng vốn. Chính vì vậy họ buộc phải có những chính sách khuyến mãi và hạ giá để thu hút người mua. Từ đó đẩy giá bất động sản đi xuống hơn nữa. Đồng thời tích cực hoàn thành các sản phẩm đang xây dựng dang dở để tiếp tục ra hàng. Và huy động vốn thông qua các đợt mở bán mới, tung ra các chương trình khuyến mãi mạnh để thu hút người mua. Có những dự án sau khi trừ hết chiết khấu thì giá có thể giảm 30 – 50%.
Chẳng hạn một dự án khu đô thị ở Đồng Nai, một số môi giới đã chào bán những căn shophouse và nhà phố thương mại với mức giá chưa từng thấy. Sau khi áp dụng mức chiết khấu và ưu đãi, mức giá chỉ bằng 50% so với giá bán sơ cấp. Cụ thể, các căn shophouse có giá ban đầu 15 tỷ đồng đang được chào với giá giảm 50%, chỉ còn 7,5 tỷ đồng. Những căn nhà phố thương mại đã hoàn thiện phần thô có giá bán sơ cấp gần 13 tỷ đồng. Thì nay khách hàng chỉ cần bỏ ra hơn 6 tỷ đồng. Tất nhiên để mua được mức giá ưu đãi như trên thì khách hàng sẽ phải thanh toán ngay 95% giá trị hợp đồng. Tiền tươi thóc thật và số lượng sản phẩm có hạn.
Tổng kết lại anh em sẽ có một lượng lớn bất động sản mới được đổ thêm vào thị trường dẫn tới nguồn cung tăng cao hơn. Đi kèm là rất nhiều ưu đãi càng dẫn tới việc đẩy giá bất động sản tiếp tục bị kéo xuống hơn nữa. Với những nhà đầu tư cá nhân hoặc đầu cơ, với những nhà đầu tư không dùng đòn bẩy ngân hàng thì không nói. Tuy nhiên số lượng này lại không lớn, đa phần nhà đầu tư đều dùng đòn bẩy. Và đây chính là nhóm khổ sở nhất trong hiện tại.
Những nhóm này khi vay ngân hàng và với lãi suất đang tăng cao, rất áp lực với việc trả lãi. Trường hợp trễ hạn còn phải đối mặt thêm với hàng loạt mức phạt khác. Tới một lúc nào đó không gồng được nữa cuối cùng đành phải bán để cắt lỗ. Chưa nói đến việc lãi suất có tăng cao hơn trong tương lai hay không. Chỉ cần lãi suất tiếp tục giữ ở mức hiện tại thì nhóm này cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Càng nhiều người phải cắt lỗ sẽ khiến giá đi xuống.
Nhóm cuối cùng là nhóm không phải nhà đầu tư nhưng có bất động sản và có dự định bán. Nhóm này bị áp lực để càng lâu giá sẽ càng xuống nên ít nhiều có tâm lý tranh thủ bán sớm để thu hồi vốn về.
Như vậy: Cung ngày càng nhiều và Giá ngày càng giảm.
3.2 Tác động của việc lãi suất tăng đến thị trường bất động sản
– Thứ nhất, sức cầu thị trường giảm mạnh: Với lãi suất cho vay mua bất động sản cao như hiện nay. Nhà đầu tư sẽ e dè, thận trọng hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản. Ngay cả việc nhiều nhà đầu tư có dòng thu nhập tốt muốn vay vốn ngân hàng để đầu tư. Tuy nhiên việc tiếp cận được nguồn vốn vay hiện nay cực kỳ khó khăn khi room tín dụng bị hạn chế.
– Thứ hai, hiện tượng cắt lỗ diễn ra trên diện rộng: Thị trường cũng đang chững lại, thanh khoản sụt giảm. Nhiều nhà đầu tư vẫn đang kẹt hàng mặc dù giảm giá sâu.
– Cuối cùng, lãi suất càng tăng cao thì sự chênh lệch càng xa: Cầu thì càng ngày càng giảm hơn, còn cung càng ngày càng tăng nhiều hơn. Dẫn tới giá ngày càng đi xuống. Tình hình này sẽ tiếp tục tiếp diễn cho tới khi lãi suất vẫn còn trên đà tăng.
Lãi suất ngân hàng luôn là công cụ quan trọng để các chính phủ quản lý nền kinh tế. Thông qua những phân tích này anh em có thể thấy nếu lãi suất vẫn trên đà tăng. Thì bất động sản sẽ còn tiếp tục giảm. Hiện tại lãi suất vẫn trên đà tăng và chưa có dấu hiệu giảm lại với lãi suất cho vay trung dài hạn đang ở mức trên 12%/năm.
Nhà đầu tư nên theo dõi sát 2 chỉ số. Thứ nhất là room tín dụng cho vay bất động sản. Thứ 2 là lãi suất ngân hàng. Chỉ khi nào 2 chỉ số này có xu hướng đổi chiều mới nên cân nhắc thị trường có khả năng quay đầu trở lại hay không.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về những kiến thức cơ bản của LS. Và các yếu tố tác động tới biến động của LS. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về LS là gì? Tác động của LS đến nền kinh tế và các kênh đầu tư trên thị trường. Trên cơ sở phân tích tác động của các mức LS khác nhau đối với toàn bộ nền kinh tế. Và đặc biệt là các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ xác định bối cảnh tích cực hay tiêu cực của môi trường đầu tư. Cũng như tiềm năng đầu tư, thu nhập và lợi nhuận. Của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về các kiến thức LS. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể tìm hiểu thêm bài viết về Lãi suất của Cú như:
1. Lãi suất là gì? Lãi suất kép là gì? Tất cả về Lãi suất (P1)
2. Lãi suất là gì? Lãi suất kép là gì? Tất cả về Lãi suất (P2)
3. Lãi suất và quan hệ với Lạm phát, Tỷ giá, Đầu tư, Tăng trưởng kinh tế (P.3)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu. Có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán. Theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969