Bật mí tips phân tích doanh nghiệp khi đầu tư trái phiếu
Phân tích doanh nghiệp là một bước vô cùng quan trọng khi tham gia bất kỳ loại hình đầu tư nào. Trong đó bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Giữa muôn vàn doanh nghiệp phát hành trên thị trường. Chọn ra đâu là loại trái phiếu mình nên đầu tư vốn không phải việc dễ dàng. Nhất là đối với những nhà đầu tư F0. Hay cả đối với những nhà đầu tư cổ phiếu với kinh nghiệm phân tích doanh nghiệp lâu năm. Cũng chưa hẳn nắm được nên phân tích chuyên sâu gì khi đầu tư trái phiếu.
Hiểu được lợi ích cũng như rủi ro khi nắm giữ trái phiếu có thể coi là tiền đề cho việc tìm hiểu doanh nghiệp. Từ những lợi ích và rủi ro đấy, nhà đầu tư sẽ thấy được tính quan trọng, cấp bách hơn khi đầu tư trái phiếu. Và lựa chọn những doanh nghiệp phù hợp. Vì đa số, chúng ta không thể nào tìm được một doanh nghiệp mà có mọi mặt, mọi chỉ số đều tốt. Cái chúng ta cần có lẽ là sự ưu tiên hơn thôi.
Mở đầu
Đầu tư trái phiếu cần rất nhiều kiến thức. Không chỉ là kiến thức về cách thức giao dịch, kiến thức vĩ mô. Mà chi tiết hơn là kiến thức về phân tích doanh nghiệp. Hiểu về doanh nghiệp mình đầu tư, bỏ tiền vào là điều kiện tiên quyết để đưa ra quyết định đầu tư. Vậy cụ thể, chúng ta cần tìm hiểu những gì về doanh nghiệp đó. Anh em hãy đọc và thảo luận cùng Cú nhé.
Phần 1: Điều kiện, quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Ở những bài trước, Cú đã giới thiệu chuyên sâu tới anh em về trái phiếu nói chung. Cũng như trái phiếu doanh nghiệp nói riêng. Do đó, trong bài này, Cú chỉ tập trung vào những nội dung. Liên quan trực tiếp đến việc phát hành trái phiếu và phân tích doanh nghiệp khi đầu tư trái phiếu. Nếu có khái niệm nào anh em chưa hiểu rõ, hãy đừng ngần ngại inbox Cú theo trang page sau nhé. Cú sẽ cùng anh em phân tích nhé!
https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
1.1 Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Theo Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp có một số thay đổi từ ngày 01/9/2020. Điều kiện phát hành trái phiếu được chia ra làm 2 loại:
1.1.1 Điều kiện phát hành trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm chứng quyền
– Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
– Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
Đối với doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi. Thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia (trong trường hợp chia doanh nghiệp). Thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách (trong trường hợp tách doanh nghiệp). Thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp). Thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập công ty). Thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi (trong trường hợp chuyển đổi công ty).
– Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước.
– Ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định. Trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.
– Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu theo quy định.
– Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định.
– Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có).
– Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành. Bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành. Không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành. Đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 06 tháng. Trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
1.1.2 Điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền
– Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần. Anh em lưu ý, công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền.
– Đáp ứng các điều kiện phát hành tương tự như đối với trường hợp phát hành trái phiếu không chuyển đổi hoặc không kèm chứng quyền.
– Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua của chứng quyền.
– Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
– Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
Có thể nói một cách đơn giản như sau. Do trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền phức tạp hơn so với trái phiếu không chuyển đổi hoặc không kèm chứng quyền. Do đó, quy định về phát hành trái phiếu chuyển đổi là chặt chẽ hơn. Anh em khi đầu tư trái phiếu, cần phải phân biệt rõ loại trái phiếu đang quan tâm. Để có thể kiểm tra chéo xem liệu doanh nghiệp có đang chấp hành đúng quy định. Vì khi ngay từ đầu doanh nghiệp làm sai quy định. Thì người chịu thiệt nhiều nhất sẽ là chính anh em.
1.2 Quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Để phát hành trái phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
1.2.1 Bước 1: Lập phương án phát hành trái phiếu
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 153/202020/NĐ-CP. Trước khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần xây dựng phương án phát hành. Sau đó trình các đơn vị có thẩm quyền phê duyệt. Đây sẽ là căn cứ để công bố thông tin.
Phương án phát hành trái phiếu cần có một số nội dung cơ bản như:
– Thông tin chủ thể phát hành (tên, loại hình doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh…).
– Mục đích phát hành: cần ghi chi tiết các dự án đầu tư, các hoạt động sản xuất, kinh doanh cần bổ sung vốn hoặc nguồn vốn được cơ cấu. Đối với công ty chứng khoán hoặc tổ chức tín dụng, mục đích phát hành trái phiếu có thể bao gồm việc tăng vốn cấp 2, cho vay, đầu tư hoặc sử dụng theo các quy định chuyên ngành.
– Tài liệu chứng minh đơn vị phát hành đáp ứng các điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng.
– Điều khoản và điều kiện của trái phiếu dự kiến phát hành. Nếu chia thành nhiều đợt thì cần ghi rõ số lượng đợt chào bán dự kiến. Khối lượng của từng đợt và thời điểm chào bán.
1.2.2 Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ phát hành
Sau khi đã có phương án phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ bộ hồ sơ bao gồm:
– Phương án phát hành theo quy định.
– Tài liệu công bố các thông tin về đợt phát hành trái phiếu.
– Hợp đồng ký giữa đơn vị phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan. Như là tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu, lưu ý trái phiếu, quản lý tài sản đảm bảo đối với trái phiếu…
– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước năm phát hành trái phiếu.
– Kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
– Quyết định phê duyệt phương án phát hành trái phiếu của cơ quan có thẩm quyền.
– Tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, an toàn trong các hoạt động theo quy định của từng lĩnh vực kinh doanh.
Trong trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền thì cần bổ sung một số tài liệu khác. Như là bản sao quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị phê duyệt hồ sơ phát hành. Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản phong toả…
1.2.3 Bước 3: Thực hiện công bố thông tin và báo cáo Sở giao dịch
Trong thời hạn 1 ngày làm việc trước khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần thực hiện công bố đầy đủ thông tin với các nhà đầu tư đăng ký mua. Đồng thời, thực hiện gửi nội dung công bố cho Sở giao dịch chứng khoán.
Anh em cần đọc và tìm hiểu các thông tin, thủ tục, quy trình phát hành trái phiếu. Để tránh những rủi ro không đáng có do vi phạm từ chính doanh nghiệp phát hành. Và có thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình khi có vi phạm xảy ra.
Phần 2: Phân tích doanh nghiệp để đầu tư trái phiếu
Đây là những tips rất quan trọng khi anh em lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư. Tài chính của doanh nghiệp vững chắc được thể hiện thông qua các tiêu chí dưới đây.
2.1 Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp ở mức an toàn – Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Đây là một trong những tiêu chí đầu tiên khi tìm hiểu về một doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Mua trái phiếu tức là cho doanh nghiệp đó vay tiền của mình. Vậy, điều đầu tiên anh em nên làm có lẽ là xem xét, đánh giá, phân tích nợ của doanh nghiệp đó.
Tất nhiên, không có mức chung cho tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp. Nhưng chúng ta có thể tham khảo tỷ lệ nợ của ngành nghề doanh nghiệp đó để đưa ra nhận xét. Hoặc có thể so sánh với doanh nghiệp đối thủ, doanh nghiệp cạnh tranh của doanh nghiệp đó.
Anh em có thể thông qua các chỉ số như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vay trên tài sản, vay trên EBITDA. Để tìm hiểu về tỷ lệ nợ của doanh nghiệp nhé.
Các chỉ số này Cú đã hướng dẫn cách tính toán và phân tích ở những bài phân tích doanh nghiệp trước đó. Anh em hãy theo dõi và tìm đọc trên trang page của Cú để thống kê lại kiến thức nhé. Trong bài này, Cú sẽ chỉ hướng dẫn anh em cách phân tích các chỉ số này trên cương vị một nhà đầu tư trái phiếu.
2.1.1 Phân tích tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp – Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Chỉ số này cho ta biết về tỷ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản. Bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng. Để chi trả cho hoạt động của mình.
Công thức tính:
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu * 100%
Lưu ý: Tổng nợ bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của doanh nghiệp
Đây là một thước đo quan trọng được sử dụng trong tài chính doanh nghiệp. Đo mức độ công ty đang tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nợ thay vì nguồn lực tự có. Phản ánh mức độ phụ thuộc vào nợ của doanh nghiệp đó. Nói cách khác, thông qua chỉ số này, anh em có thể biết. Liệu doanh nghiệp khi sử dụng toàn bộ vốn sở hữu hiện có. Có thể hoàn trả, trang trải cho tổng số nợ doanh nghiệp phải trả hay không?
Chỉ số này đặc biệt quan trọng khi anh em đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Bởi vì nó liên quan trực tiếp đến nợ doanh nghiệp, tiền của các anh em. Cũng như khả năng hoàn trả gốc, lãi khi đến hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ này thay đổi theo ngành, và không có một con số nào chung cho tất cả các doanh nghiệp. Khi phân tích anh em phải so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Hoặc tự đo lường sự thay đổi về mức độ phụ thuộc vào khoản nợ của công ty trong thời gian cụ thể. Nhưng có những mốc chính như sau mà anh em cần quan tâm.
– Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1. Nghĩa là nợ phải trả đang thấp hơn phần vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp đang quản lý khá tốt rủi ro từ những khoản nợ phải trả của mình. Doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính để thanh toán với khoản nợ này cùng một lúc. Chỉ số này càng nhỏ thì năng lực tài chính của doanh nghiệp càng mạnh. Do đó, những doanh nghiệp có chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 nên được đưa vào danh mục theo dõi của anh em.
– Khi chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1. Thể hiện doanh nghiệp đang có khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán toàn bộ khoản nợ bằng nguồn lực vốn có của mình. Chứng tỏ khả năng quản lý công nợ của doanh nghiệp yếu kém. Và có rủi ro cực kỳ cao hoặc đang trên bờ vực phá sản. Những nhà đầu tư trái phiếu như chúng ta, nên tránh xa những doanh nghiệp này. Để tránh rủi ro không thể thu hồi vốn lãi của trái phiếu mình đã mua.
Ví dụ 1: Phân tích tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của HPG năm 2021:
– Tổng nợ phải trả là 87,455 tỷ đồng
– Vốn chủ sở hữu là 90,780 tỷ đồng
=> Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 87,455/ 90,780 * 100% = 96.3%
Chỉ số này cho biết tổng nợ phải trả của doanh nghiệp tương đương 96.3% vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp cần thanh toán gấp toàn bộ nợ, doanh nghiệp vẫn có khả năng đối ứng bằng chính nguồn vốn tự có của mình. Tuy nhiên, chỉ số này cũng khá cao, tiệm cận đến 1. Nên khi xem xét một đợt phát hành trái phiếu mới. Anh em có thể tự cộng và nợ phải trả tổng số tiền trái phiếu đợt đó. Và tính toán xem chỉ số này là bao nhiêu để tự mình đưa ra kết luận nhé.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất cần nhiều vốn để sản xuất kinh doanh, nên thường sử dụng đòn bẩy nhiều. Nên nếu chỉ số nợ của doanh nghiệp cao tương ứng với tỷ suất sinh lợi cao. Thì anh em cũng có thể xem xét lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp đó.
2.1.2 Phân tích tỷ lệ nợ trên EBITDA doanh nghiệp – Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu
EBITDA là chỉ số tài chính phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi trừ đi chi phí lãi vay, khấu hao, thuế thu nhập doanh nghiệp. EBITDA còn được xem là lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
Chỉ số Nợ/EBITDA là một tỉ lệ đo lường mức thu nhập được tạo ra và có sẵn để trả nợ. Hệ số Nợ/EBITDA đo lường khả năng thanh toán nợ phát sinh của doanh nghiệp. Nhằm xác định hệ số phản ánh giữa tổng nợ với thu nhập của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Chỉ số nợ trên EBITDA = Tổng nợ/ EBITDA
Một chỉ số cao có thể cho thấy một công ty có gánh nặng nợ quá lớn. Khi mà hệ số lớn hơn 1, chứng tỏ các khả năng không được đảm bảo.
Lý do mà Cú giới thiệu đến anh em chỉ số này là: Các ngân hàng thường bao gồm một mục chỉ tiêu Nợ/EBITDA nhất định trong các giao ước cho các khoản vay kinh doanh. Và doanh nghiệp vay buộc phải duy trì mức thỏa thuận này. Tỷ lệ này thường được các cơ quan xếp hạng tín dụng sử dụng để đánh giá xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hệ số Nợ/EBITDA cao có thể không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ của mình.
Hay anh em có thể hiểu chỉ số này có thể được coi là ước lượng số năm tối thiểu cần thiết để doanh nghiệp có thể trả hết số nợ hiện có. Bằng lợi nhuận chưa trừ lãi vay, khấu hao, thuế doanh nghiệp. Thay vì phải bán tài sản hay dùng vốn chủ sở hữu… Tuy nhiên, chỉ số này cũng có điểm hạn chế là EBITDA không thực sự phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể dùng để trả nợ. Chi phí khấu hao là chi phí phi tiền mặt không thực sự ảnh hưởng đến dòng tiền. Nhưng lãi một khoản nợ có thể là một chi phí đáng kể cho một số doanh nghiệp.
Ví dụ 2: Phân tích tỷ lệ nợ trên EBITDA của HPG năm 2021:
– Tổng nợ phải trả là 87,455 tỷ đồng
– Lợi nhuận gộp là 41,108 tỷ đồng
– Chi phí hoạt động là 3,444 tỷ đồng
– Chi phí lãi vay là 2,526 tỷ đồng
=> EBITDA là Lợi nhuận gộp – Chi phí hoạt động + Chi phí lãi vay = 41,108 – 3,444 + 2,526 = 40,090
=> Tỷ lệ nợ trên EBITDA là 87,455/40,090 = 2.18
Tỷ lệ này cho biết doanh nghiệp cần 2.18 năm để có thể trả hết số nợ của mình bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Mà không tính tới tác động của lãi vay, thuế, khấu hao. Tỷ số này cao là do các doanh nghiệp sản xuất thường sử dụng đòn bẩy cao. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp phát hành thêm một đợt phát hành mới, nâng tỷ lệ này lên cao hơn nhiều nữa. Thì anh em cần xem xét để đảm bảo hạn chế rủi ro cho việc đầu tư của mình.
2.1.3 Phân tích tỷ lệ nợ trên tổng tài sản doanh nghiệp – Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Chỉ số nợ trên tài sản là là một tỷ số tài chính. Đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Cho biết tỷ lệ tổng tài sản được tài trợ bởi các chủ nợ thay vì các nhà đầu tư. Nói cách khác, chỉ số này cho thấy tỷ lệ phần trăm tài sản được tài trợ bằng cách đi vay là bao nhiêu.
Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, chỉ số này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư chúng ta. Một cái nhìn tổng quan và rõ nét nhất về tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn lãi suất cao và có xu hướng ngày càng tăng như hiện nay. Một tỷ lệ an toàn thực sự là vô cùng quan trọng.
Công thức tính:
Chỉ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ/ Tổng tài sản * 100%
Lưu ý: Tổng nợ bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của doanh nghiệp.
Trường hợp 1: Nếu chỉ số nợ trên tổng tài sản > 1, điều này cho thấy tổng nợ của doanh nghiệp đang lớn hơn tổng tài sản. Từ đó có thể thấy vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang bị âm. Đây là một tình trạng hết sức tồi tệ mà không doanh nghiệp nào muốn gặp phải.
Vì lỗ lũy kế qua nhiều năm đã vượt trên cả vốn góp của chủ sở hữu. Hay còn được gọi là âm vốn chủ sở hữu. Những doanh nghiệp gặp trường hợp này thường là các doanh nghiệp đang ở bên bờ vực phá sản. Tình hình tài chính vô cùng khó khăn. Anh em cần hết sức thận trọng khi đầu tư vào những doanh nghiệp này. Tránh để tiền mất tật oan nhé.
Trường hợp 2: Nếu chỉ số nợ trên tổng tài sản < 1, có nghĩa là tổng tài sản của doanh nghiệp đang lớn hơn tổng nợ phải trả. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán được bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình.
Chỉ số này càng cao, đồng nghĩa với doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều. Doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng phải đối với nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc phá sản. Một sự thất bại trong hoạt động kinh doanh có thể khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, những chủ nợ – nhà đầu tư trái phiếu như chúng ta cần đặc biệt thận trọng khi đầu tư vào những doanh nghiệp này. Có rất nhiều nguy cơ, rủi ro không được thanh toán lãi, hoàn trả gốc đúng hạn.
Tuy nhiên, mức độ cao hay thấp lại không giống nhau giữa các doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, loại hình, lĩnh vực hoạt động và mục đích vay. Do đó anh em cần phân tích và so sánh chỉ số này với các doanh nghiệp cùng ngành. Để đưa ra cái nhìn sâu sắc và khách quan nhất.
Trường hợp 3: Nếu chỉ số nợ trên tổng tài sản càng gần về 0. Càng cho thấy doanh nghiệp đang tự chủ về tình hình tài chính. Hoạt động của doanh nghiệp đang chỉ phụ thuộc vào vốn góp của chủ sở hữu. Đây thực sự là một trong những tiêu chí an toàn đối với người cho vay như chúng ta. Doanh nghiệp sẽ gặp ít khó khăn hơn khi xoay sở trả nợ các khoản vay. Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp này có thể sẽ không quá hấp dẫn. Nên anh em cũng có thể cân nhắc những trái phiếu khác có tỷ lệ cao hơn chút nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn chẳng hạn…
Ví dụ 3: Phân tích tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của HPG năm 2021:
– Tổng nợ phải trả là 87,455 tỷ đồng
– Tổng tài sản là 178,236 tỷ đồng
=> Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là 87,455/ 178,236 *100% = 49%
Chỉ số này cho biết 49% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi nợ. Bao gồm toàn bộ các chỉ tiêu trong nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Như nợ tiền hàng của người bán, vay và thuê tài chính từ ngân hàng. Doanh nghiệp và các công ty tài chính, phát hành trái phiếu. Tỷ lệ này được coi là an toàn đối với các công ty sản xuất. Do đó, anh em có thể phần nào yên tâm khi chọn trái phiếu doanh nghiệp này vào danh mục đầu tư theo dõi của mình.
2.1.4 Chỉ số tỷ lệ thanh toán tiền mặt – Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Ngoài ra, để đảm bảo về số lãi định kỳ sẽ được nhận đúng hạn. Một chỉ số mà anh em cần quan tâm nữa đó chính là tỷ lệ thanh toán tiền mặt. Vậy chỉ số này là gì? Ứng dụng như thế nào khi anh em đầu tư trái phiếu? Anh em hãy cùng tìm hiểu với Cú nhé.
Tỷ lệ thanh toán tiền mặt được coi là công cụ cân đo khả năng. Mà một doanh nghiệp có thể thanh toán hoặc khả năng trả nợ ngắn hạn của nó. Cụ thể là tỷ lệ giữa tổng tiền hiện có và các khoản có thể quy đổi thành tiền với các khoản nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp.
Công thức tính:
Tỷ lệ thanh toán tiền mặt = (Tổng tiền mặt hiện có + Các khoản tương đương tiền)/ Tổng nợ ngắn hạn
Trong đó:
– Tổng tiền và các khoản tương đương chỉ tính các phần tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Chẳng hạn như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi không kỳ hạn và các khoản tương đương tiền. Bao gồm các quỹ tài khoản thị trường tiền tệ, tài khoản tiết kiệm.
– Nợ ngắn hạn bao gồm bất kỳ nghĩa vụ nào đến hạn trong một năm hoặc ít hơn. Chẳng hạn như nợ ngắn hạn, nợ phải trả dồn tích và các khoản phải trả.
– Các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản trả trước và một số khoản đầu tư nhất định không được tính vào tỷ lệ thanh toán tiền mặt.
Chỉ số tỷ lệ thanh toán tiền mặt sẽ được so sánh một cách cơ bản với 3 trường hợp sau:
– Nếu tỷ lệ thanh toán tiền mặt < 1. Có nghĩa là tiền mặt trong hệ thống không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Giả sử, tỷ lệ thanh toán tiền mặt của một doanh nghiệp bằng 0,8. Có nghĩa là doanh nghiệp chỉ có đủ tiền mặt để thanh toán 80% các khoản nợ ngắn hạn của mình. Nếu việc này diễn ra thường xuyên, doanh nghiệp có thể sẽ có nguy cơ phá sản.
Với tư cách là một nhà đầu tư trái phiếu, đây là những doanh nghiệp cần được xem xét kỹ hơn trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Bởi biết đâu số tiền mặt doanh nghiệp đang thiếu đó. Lại chính là phần mà dùng để thanh toán lãi vay cho chúng ta.
– Nếu tỷ lệ thanh toán tiền mặt > 1. Chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng chi trả cho tất cả các khoản nợ ngắn hạn. Và vẫn còn tiền mặt để đầu tư vào các khoản khác. Cho thấy rằng một doanh nghiệp đang tích lũy một vùng đệm vốn bảo vệ cho tương lai. Có thể đây không phải là một chỉ tiêu hoàn toàn tốt cho doanh nghiệp. Nhưng đối với những trái chủ. Đây là một dấu hiệu vô cùng tích cực. Anh em sẽ không phải quá lo lắng về khoản lãi định kỳ mình nhận được.
– Nếu tỷ lệ thanh toán tiền mặt = 1. Tổng tiền mặt hiện tại của một công ty bằng với nợ ngắn hạn. Nói cách khác, doanh nghiệp chỉ huy động nguồn tiền và các khoản có thể quy đổi thành tiền và tài sản lưu động. Để chi trả 100% các khoản nợ hiện tại, không thừa không thiếu. Vậy đây cũng được coi là tỷ lệ an toàn đối với nhà đầu tư trái phiếu.
Tỷ lệ thanh toán tiền mặt sẽ hạn chế hơn nhiều so với tỷ lệ thanh toán hiện hành hoặc tỷ lệ thanh toán nhanh. Vì không có tài sản lưu động nào khác có thể được sử dụng để trả nợ mà chỉ có tiền mặt. Tại vì việc xử lý những tài sản lưu động này có thể khiến doanh nghiệp cần thêm thời gian. Cũng như tốn thêm chi phí. Đây được coi chỉ số đo lường nguồn tiền nhanh nhất có thể sử dụng.
Đây là lý do tại sao nhiều chủ nợ nhìn vào tỷ lệ thanh toán tiền mặt để đánh giá một doanh nghiệp. Liệu một doanh nghiệp có thể duy trì đủ nguồn tiền mặt để chi trả cho các khoản nợ hiện tại khi đến hạn trả hay không? Bởi không phải lúc nào hàng tồn kho và các khoản phải thu sẽ được đảm bảo sẵn sàng để trả nợ.
Ví dụ 4: Phân tích tỷ lệ thanh toán tiền mặt của công ty cổ phần Tập đoàn HPG năm 2021
– Tiền và tương đương tiền là 22,471 tỷ đồng
– Nợ ngắn hạn là 73,459 tỷ đồng
=> Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là 22,471/ 73,459 *100% = 30.6%
Chỉ số này cho biết tiền và tương đương tiền của HPG chỉ có thể chi trả 30.6% số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì là doanh nghiệp sản xuất, với chi phí hàng tồn kho lớn, nên điều này hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng với tư cách nhà đầu tư trái phiếu. Chúng ta cần phải xem xét kỹ hơn về tài chính doanh nghiệp. Cũng như lịch sử các đợt phát hành trước đó. Để có thêm niềm tin cho số tiền lãi trái phiếu định kỳ trong tương lai.
2.2 Dòng tiền của doanh nghiệp phát hành ở mức cao, ổn định – Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Phân tích dòng tiền của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng khi anh em có ý định đầu tư trái phiếu. Chỉ khi doanh nghiệp có nguồn tiền, thì mới có khả năng thanh toán lãi vay định kỳ đúng hạn. Một doanh nghiệp có lợi nhuận rất cao, nhưng chủ yếu tiền đang bị ứ đọng ở các khoản phải thu, khoản trả trước… Thay vì tiền mặt có thể giao dịch. Cũng sẽ bị hạn chế khả năng thanh toán của mình. Do đó, đó cũng là một điểm cần lưu ý đối với những chủ nợ – nhà đầu tư trái phiếu.
Vậy dòng tiền của doanh nghiệp là gì, những kiến thức chi tiết đã được Cú giới thiệu. Thông qua bài viết Dòng tiền doanh nghiệp là gì? Dễ hiểu cho nhà đầu tư mới bắt đầu. Do đó, bài viết này, Cú chỉ nhắc lại và nhấn mạnh những đặc điểm của dòng tiền. Ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư.
Dòng tiền là thuật ngữ để chỉ sự lưu chuyển tiền, sự chuyển động vào/ra của tiền trong doanh nghiệp. Hay tổ chức, dự án trong một khoảng thời gian nhất định.
Dòng tiền và tương đương tiền do doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hoạt động được gọi là dòng tiền vào. Còn dòng tiền và tương đương tiền được sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp được gọi là dòng tiền ra.
Dòng tiền vào có thể đến từ hoạt động kinh doanh chính cũng như các hoạt động khác. Dòng tiền ra phục vụ việc thanh toán các khoản chi phí hoạt động. Cũng như hoạt động mua sắm, đầu tư và thanh toán các khoản chi phí tài chính khác.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản: Dòng tiền hay luồng tiền. Là sự di chuyển của tiền vào và tiền ra khỏi doanh nghiệp. Hay nói cách khác là các giao dịch thu – chi (đã loại trừ các khoản giao dịch nội bộ).
Dòng tiền được phân loại thành 3 nhóm chính là:
– Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Là dòng tiền liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Luồng tiền phát sinh từ những hoạt động của doanh nghiệp tạo ra doanh thu. Nó cung cấp thông tin đánh giá khả năng các doanh nghiệp tạo tiền để duy trì hoạt động. Đồng thời giúp trang trải khoản nợ, trả cổ tức hay tiến hành các hoạt động đầu tư mới.
– Dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Là dòng tiền được tạo ra hoặc chi cho các hoạt động liên quan đến đầu tư khác nhau trong một giai đoạn cụ thể. Hoạt động đầu tư bao gồm mua/bán tài sản cố định, tài sản dài hạn khác, đầu tư vào các công cụ nợ của các đơn vị khác.
– Dòng tiền từ hoạt động tài chính. Là dòng tiền được sử dụng để cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính rất đa dạng. Liên quan tới hoạt động thay đổi kết cấu, quy mô vốn vay doanh nghiệp hay vốn chủ sở hữu.
Ba loại dòng tiền đều có ý nghĩa và ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ nhà đầu tư chứng khoán, chủ nợ. Chúng ta nên chọn những doanh nghiệp có dòng tiền dương qua các năm. Chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh. Thay vì các hoạt động như đầu tư hay hoạt động tài chính. Vì mục đích mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu thường dùng để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. Do đó, nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh nên là nguồn tiền chính để chi trả các khoản nợ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, mở rộng kinh doanh. Có thể khiến tổng dòng tiền của doanh nghiệp âm. Điều đó là hoàn toàn bình thường đối với doanh nghiệp. Nhưng lại là rủi ro của trái chủ. Dòng tiền âm thì tiền đâu doanh nghiệp thanh toán lãi vay? Tiền đâu doanh nghiệp hoàn trả nợ gốc… Do đó, anh em có thể hạn chế đầu tư vào những doanh nghiệp này. Để việc đầu tư của mình hiệu quả và an toàn hơn.
Ví dụ 5: Phân tích dòng tiền công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát qua các năm. Sử dụng dữ liệu từ TCInvest.
Từ hình ảnh trên cho thấy HPG có dòng tiền dương qua các năm từ cuối năm 2019 đến năm 2022. Dòng tiền tăng, tăng mạnh vào năm 2020 và 2021. Tương ứng với sự tăng mạnh của lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp. Đây là một trong những dấu hiệu tốt, cho thấy dòng tiền doanh nghiệp khá tốt. Có thể cân nhắc cho vào danh mục đầu tư trái phiếu theo dõi.
2.3 Doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả – Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Đây là điều kiện tiên quyết khi đưa ra mọi quyết định đầu tư. Chúng ta cần lựa chọn trái phiếu của những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Đây chính là đảm bảo vững chắc cho việc hoàn trả gốc lãi trong tương lai. Vậy chúng ta cần xem xét các chỉ số nào để có thể đưa ra kết luận là doanh nghiệp đang làm ăn có lãi. Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Doanh nghiệp làm ăn như thế nào? Tạo ra được lợi nhuận là bao nhiêu? Sẽ thể hiện rõ ràng nhất qua báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp luôn tạo ra lợi nhuận dương và tăng trưởng đều qua các năm. Sẽ là doanh nghiệp tiềm năng cho mọi kênh đầu tư. Kể cả chứng khoán và trái phiếu. Cách phân tích các thành phần trong báo cáo đã được Cú gửi tới anh em ở những bài trước. Trong seri phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em hãy tìm đọc trên trang page của Cú nhé.
Bài hôm nay, Cú sẽ hướng dẫn anh em phân tích báo cáo này trong phạm vi đầu tư trái phiếu. Do đó, thứ chúng ta quan tâm nhất là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có dương không? Có tăng qua các năm không? Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng thế nào khi có biến động của thị trường. Như là khi thị trường bùng nổ, khi suy thoái, khi khó khăn. Điều này thể hiện rõ nhất trong những năm đại dịch Covid.
2.3.1 Phân tích lợi nhuận gộp của doanh nghiệp phát hành trái phiếu – Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu
So sánh lợi nhuận gộp qua các năm. Lợi nhuận gộp luôn tăng thể hiện doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hiệu quả. Tuy nhiên, anh em cần xem xét thêm chỉ tiêu biên lợi nhuận gộp để thấy được mối tương quan giữa doanh thu và giá vốn hàng bán.
Biên lợi nhuận gộp càng cao đồng nghĩa với việc. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp càng hiệu quả. Trong số các loại doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu từ hoạt động chính là quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần tập trung vào công việc chính của mình để tạo thế mạnh, vị thế cạnh tranh trên thị trường. Cũng như tạo nền tảng cho sự phát triển, mở rộng doanh nghiệp.
Chỉ số này cũng được sử dụng nhằm so sánh các doanh nghiệp cùng ngành. Doanh nghiệp có Biên LN gộp cao hơn nghĩa là đang kiểm soát chi phí tốt hơn. Doanh nghiệp có hệ số biên lợi nhuận càng lớn thì lãi ròng của doanh nghiệp đó càng cao. Dưới góc độ nhà đầu tư, chắc chắn doanh nghiệp với chỉ số cao hơn sẽ được anh em ưu tiên hơn đúng không?
Ví dụ 6: Phân tích lợi nhuận gộp của công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Sử dụng dữ liệu từ TCBS
Qua bảng trên cho thấy, biên lợi nhuận gộp của HPG giảm so với năm trước 59.2%. Do chi phí chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh thu. Có thể coi đây là dấu hiệu không tốt. Làm suy giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Chúng ta cần theo dõi thêm để ước lượng lại tỷ lệ này trong tương lai. Để đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn tiền để thanh toán gốc và lãi đúng kỳ hạn.
2.3.2 Phân tích lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp phát hành trái phiếu – Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Lợi nhuận sau thuế còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như “lợi nhuận ròng”, “lãi ròng”. Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận cuối cùng còn lại của doanh nghiệp. Có được sau khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần lợi nhuận này sẽ được dùng để tái đầu tư. Hoặc trích lập quỹ hoặc để dành để đầu tư cho các dự án trong tương lai của doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng cao, tăng trưởng đều qua các năm tài chính chứng tỏ doanh nghiệp có doanh thu cao. Đồng thời kiểm soát chi phí tốt, hoạt động ngày càng hiệu quả. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế là căn cứ để các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trái phiếu. Để đánh giá, so sánh giữa các tài sản đầu tư để đưa ra quyết định lựa chọn hoặc rút vốn, đầu tư thêm…
Với lợi nhuận sau thuế cao và phát triển ổn định qua các năm. Vị thế của doanh nghiệp trong mắt đối tác, nhà cung cấp, nhà phân phối cũng được đánh giá cao. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội triển vọng khi tham gia đấu thầu. Đặc biệt với các dự án đòi hỏi nhà thầu phải có hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm lực tài chính tốt.
Những điều trên chính là đảm bảo vững chắc cho khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có làm ăn có lãi thì mới có tiền trả nợ. Do đó, lựa chọn một trái phiếu doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ an toàn hơn.
Tiếp theo, anh em cần so sánh lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua các năm. Để thấy được sự tăng trưởng hằng năm của doanh nghiệp. Từ đó ước lượng được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp cho tương lai. Cũng chính là thời điểm anh em trở thành chủ nợ của doanh nghiệp đó.
Ví dụ 7: Phân tích lợi nhuận ròng của công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát qua các năm. Sử dụng dữ liệu từ TCBS
Ta có thể thấy, lợi nhuận sau thuế của HPG tăng mạnh từ năm 2018 đến năm 2021. Sau đó giảm mạnh từ năm 2021 với 34,478 tỷ đồng xuống năm 2022 là 8,444 tỷ đồng. Đây thực sự là con số đáng báo động khi lợi nhuận sụt giảm hơn 75%. Nhà đầu tư chúng ta cần cẩn trọng, và thu thập thêm các thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Để đưa ra nhận định khách quan về tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp. Trước khi đưa ra kết luận đầu tư.
2.3.3 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp phát hành trái phiếu – Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy một doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình hiệu quản đến mức nào. Bằng cách thể hiện mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp so với tài sản của chính nó.
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
ROA cho biết cứ một trăm đồng tài sản doanh nghiệp hiện có thì bao nhiêu đồng lợi nhuận được mang lại. Chỉ số này cho biết thông tin về khoản lãi được tạo ra từ số tài sản trong doanh nghiệp. Chỉ số ROA càng cao cho thấy doanh nghiệp càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ số tài sản hiện có. Tuy nhiên, chỉ số ROA đối với các doanh nghiệp hoạt động không cùng ngành là rất khác nhau.
Chỉ số ROA không thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động khác ngành. Do đặc thù của mỗi ngành khiến cho quy mô và cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp rất khác biệt. Do đó, khi sử dụng chỉ số ROA để phân tích doanh nghiệp. Thì nên so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Hoặc so sánh chỉ số ROA qua nhiều năm đối với cùng một doanh nghiệp.
Khi anh em mua trái phiếu, khoản nợ của anh em sẽ khiến cho khoản nợ của doanh nghiệp tăng lên. Từ đó, khiến tổng tài sản tăng lên. Gây áp lực cho tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có một lợi nhuận cao hơn để giữ vững tỷ suất lợi nhuận đã đạt được. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn có nợ, và số nợ đó có thể tăng, giảm qua các năm. Nên phân tích dữ liệu cũ cũng phần nào giúp chúng ta kỳ vọng vào tỷ suất lợi nhuận trong tương lai.
Ví dụ 7: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của cổ phần Tập đoàn Hòa Phát qua các năm. Sử dụng dữ liệu từ TCBS
Ta có thể thấy tương ứng với lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng mạnh từ năm 2019 là 8.4% lên 22.3% năm 2021. Thể hiện sự vượt bậc của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ còn là 4.9% năm 2022. với sụt giảm gần 78%. Một con số vô cùng đáng quan ngại. Báo hiệu một tương lai không mấy khả quan. Do đó, anh em cần thận trọng hơn khi xuống tiền đầu tư. Anh em cần quan sát thêm các dữ liệu thị trường. Như giá cả đầu ra, giá cả đầu vào, biến động kinh doanh,… Để đưa ra cái nhìn khách quan nhất.
Kết luận
Phân tích doanh nghiệp phát hành trái phiếu là một trong những bước vô cùng cần thiết khi đầu tư trái phiếu. Anh em cần phải biết rõ mình đang cho ai vay tiền? Liệu doanh nghiệp đó có khả năng trả nợ không? Họ lấy nguồn tiền ở đâu để trả nợ? Họ làm ăn thế nào? Trước mỗi quyết định xuống tiền. Có như vậy mới có thể hạn chế được rủi ro khi đầu tư.
Một cách thức đầu tư rõ ràng, chiến lược, kiến thức đầy đủ, hợp lý sẽ góp phần giúp việc đầu tư của anh em trở nên hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn. Thay vì đầu tư theo số đông, đầu tư hời hợt, không hiểu rõ doanh nghiệp cũng như thị trường. Đặc biệt trong thời buổi nhiều lừa lọc, câu kéo, lùa gà như hiện nay.
Nếu anh em chỉ chăm chăm hướng tới lợi nhuận, một trái phiếu có lãi suất cao, nhiều lợi ích ưu đãi. Mà quên mất quản trị rủi ro. Thì dù có thắng được 10 lần đầu tư như thế cũng không thể bù lại một lần mất trắng do doanh nghiệp phá sản, lừa đảo. Do đó, qua bài viết lần này. Cú muốn gửi tới anh em những kiến thức đúc rút từ kinh nghiệm thực tế chinh chiến trên thị trường trái phiếu hiện nay. Để không chỉ đầu tư một cách phong trào. Anh em sẽ làm chủ được lòng tham của mình, lựa chọn được trái phiếu phù hợp, hạn chế rủi ro.
Hy vọng rằng từ những kiến thức trên, anh em có thể xâu chuỗi với những với những kiến thức thực tế khác. Để đưa ra những đánh giá khách quan, nhiều chiều trái phiếu doanh nghiệp mình đang quan tâm. Áp dụng nó vào trong việc lựa chọn cổ phiếu. Để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V