Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần? Dễ hiểu cho F0 (P.3)
Đối với các nhà đầu tư mới, việc tìm hiểu về chinh sách cổ tức, cách chi trả cổ tức của công ty trước khi bắt đầu giao dịch cổ phiếu là một điều hết sức quan trọng. Việc này cũng một phần phản ánh tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua. Và anh em sẽ dễ dàng hoạch định chiến lược đầu tư hơn.
Trong bài viết “Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần? Dễ hiểu nhất cho nhà đầu tư F0 (P.2)” trước. Cú đã cùng anh em tìm hiểu về chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức. Cũng như các chính sách cổ tức trong công ty cổ phần.
Trong phần 3 này, hãy cùng Cú tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty? Và các tác động của chính sách cổ tức tới giá trị doanh nghiệp như thế nào? Giải pháp để có tỷ lệ lợi nhuận dành cho việc chi trả cổ tức hợp lý.
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của Công ty cổ phần
1.1 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chính sách cổ tức
a) Các hạn chế pháp lý ngăn cấm chi trả cổ tức làm suy yếu vốn
Khi ấn định chính sách cổ tức thì các doanh nghiệp đều phải cân nhắc các hạn chế sau. Như các nguyên tắc về mặt pháp lý dưới đây:
– Hạn chế suy yếu vốn: Suy yếu vốn và làm giảm vốn có thể sử dụng của công ty. Doanh nghiệp không thể dùng vốn (gồm mệnh giá CP thường và thặng dư vốn) để chi trả cổ tức.
– Hạn chế lợi nhuận ròng: Tức là cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và thời gian qua. Nhằm ngăn cản các chủ sở hữu thường rút đầu tư ban đầu. Và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp.
– Hạn chế mất khả năng thanh toán: Tức là không thể chi trả cổ tức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (nợ nhiều hơn tài sản). Nhằm đảm bảo quyền ưu tiên của chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp. Các hạn chế này tác động đến nhiều Công ty khác nhau theo các cách khác nhau.
Các doanh nghiệp mới hay các doanh nghiệp nhỏ có lợi nhuận giữ lại tích lũy tối thiểu. Hầu như đều chịu ảnh hưởng lớn của hạn chế pháp lý này khi ấn định chính sách cổ tức của mình. Trong khi các Công ty lớn với lợi nhuận giữ lại lớn ít bị tác động bởi hạn chế pháp lý này.
b) Các điều khoản giới hạn trong hợp đồng vay của Công ty và các thỏa thuận tài trợ khác
Các điều khoản hạn chế này có thể giới hạn tổng mức cổ tức của một doanh nghiệp có thể chi trả. Hoặc các yêu cầu về quỹ dự trữ để thanh toán nợ đôi khi cũng hạn chế việc chi trả cổ tức. Hoặc nếu vốn luân chuyển (tài sản lưu động trừ nợ ngắn hạn) hay tỷ lệ nợ hiện hành không cao hơn một mức định sẵn nào đó. Thì doanh nghiệp cũng không được chi trả cổ tức.
c) Các ảnh hưởng của thuế
Khi quyết định chi trả cổ tức, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến sự chênh lệch giữa thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức. Ngoài ra, thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện hành). Còn thu nhập lãi vốn có thể hoãn đến các năm sau.
Nếu thuế suất đánh trên thu nhập cổ tức cao hơn thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn dài hạn. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp giữ mức cổ tức thấp. Để các cổ đông có thể nhận được một phần lớn hơn tỷ suất sinh lợi trước thuế dưới hình thức lãi vốn. Và như vậy làm tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế của họ.
Ngay cả khi hai mức thuế suất này là ngang nhau thì lãi vốn vẫn có một lợi điểm về thuế nhất định so với thu nhập cổ tức. Đó là: thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện hành). Còn thu nhập lãi vốn (và thuế tương ứng) có thể được hoãn đến các năm sau.
Vì vậy, đối với hầu hết các nhà đầu tư, hiện giá của thuế đánh trên thu nhập lãi vốn (tương lai) ít hơn thuế đánh trên một số lượng tương đương thu nhập cổ tức (hiện tại).
Ví dụ 1: Một nhà đầu tư trong năm 2022 có mức thu nhập cổ tức và lãi vốn cùng là 1.000$. Giả sử thuế suất áp dụng cho cả hai loại thu nhập này ở mức 20%. Như vậy, nếu lãi suất kỳ vọng hiện nay trên thị trường là 10% thì:
Đối với thu nhập cổ tức, nhà đầu tư phải nộp 1.000$ × 20% = 200$ tiền thuế.
Thu nhập sau thuế còn lại là 1.000$ – 200$ = 800$ (thu nhập ròng).
Đối với lãi vốn, nhà đầu tư phải nộp thuế là 1.000$ × 20% = 200$. Nhưng giả sử nhà đầu tư được hoãn tới năm 2023 mới phải nộp. Như vậy, khi quy về hiện giá năm 2022, nhà đầu tư chỉ phải nộp một số thuế là: 200$ / (1 + 10%) = 220$.
Mức thu nhập ròng của nhà đầu tư sẽ là 1.000$ – 220$ = 780$. Cao hơn mức thu nhập ròng từ thu nhập cổ tức.
d) Lạm phát
Trong môi trường lạm phát, vốn phát sinh từ khấu hao không đủ thay thế tài sản đã cũ kỹ, lạc hậu. Hơn nữa, nhu cầu vốn luân chuyển, số dư tiền mặt giao dịch của doanh nghiệp cũng tăng lên. Do đó, doanh nghiệp cần phải giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để duy trì năng lực hoạt động cho tài sản của mình.
Lạm phát cũng có một tác động trên nhu cầu vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Trong môi trường giá cả tăng. Số tiền thực tế đầu tư vào kho hàng và các khoản phải thu có chiều hướng tăng để hỗ trợ cho cùng một khối lượng hiện vật kinh doanh. Mặt khác do giá cả tăng, số tiền của các tài khoản phải trả cũng đòi hỏi một khoản chi tiền mặt lớn. Giá cả tăng cho nên số dư tiền mặt giao dịch thường cũng phải tăng. Như vậy, lạm phát có thể buộc một doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận nhiều hơn. Để duy trì vị thế vốn luân chuyển giống như trước khi có lạm phát.
Lạm phát cao đồng nghĩa với việc tăng trưởng không bền vững và có nhiều rủi ro. Khi đó, rủi ro sẽ làm các nhà đầu tư cân nhắc kỹ hơn việc bỏ tiền vào kinh doanh chứng khoán. Bên cạnh các nguồn đầu tư khác như bất động sản và vàng. Lạm phát tăng còn dẫn đến nhiều biến động vĩ mô khác. Chẳng hạn như lãi suất ngân hàng sẽ tăng, luồng vốn đầu tư nước ngoài giảm… Đây chính là những thời điểm khó khăn của các Công ty khi huy động vốn bên ngoài.
Chính vì vậy, một mức chi trả cổ tức thấp hợp lý sẽ là lựa chọn khôn ngoan. Mặt khác, một mức chi trả cổ tức ổn định ở mức cao. Đi đôi với tăng trưởng lợi nhuận đều trong thời điểm khó khăn này sẽ rất có ý nghĩa trong mắt nhà đầu tư. Điều này không những giúp Công ty giữ gìn và mở rộng vị thế của mình trên thị trường. Mà còn làm tăng mức độ sẵn lòng bỏ tiền đầu tư vào Công ty của các nhà đầu tư. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ này, yếu tố lạm phát dường như cổ vũ cho một chính sách cổ tức cao.
Tuy nhiên, việc duy trì mức cổ tức cao là điều khó khăn đối với hầu hết các Công ty. Đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn, bất ổn về kinh tế như lạm phát cao. Vì thế, hầu như yếu tố lạm phát vẫn hướng các Công ty thiên về một chính sách cổ tức thấp. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định, lâu dài của mỗi Công ty.
e) Ưu tiên của cổ đông (hiệu ứng khách hàng)
Một doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đông. Khi đó ban điều hành có thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông (tức là mục tiêu, sở thích của cổ đông).
Còn các doanh nghiệp có số lượng cổ đông lớn, rộng rãi. Thì không thể tính đến các ưu tiên của cổ đông khi quyết định chi trả cổ tức. Mà chỉ có thể xem xét các yếu tố cơ hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chính và các yếu tố liên quan khác. “Hiệu ứng khách hàng” cho thấy các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các Công ty có chính sách cổ tức phù hợp với mục tiêu của mình.
f) Bảo vệ chống loãng giá cổ phiếu
Việc quyết định giữ lại lợi nhuận, chi trả cổ tức có thể còn phụ thuộc vào các quyết định tài trợ, cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. Rủi ro loãng giá, tức quyền lợi của chủ sở hữu theo phần trăm bị loãng. Xuất hiện khi doanh nghiệp phát hành CP mới vì có thể có cổ đông không mua. Hoặc không thể mua theo tỷ lệ tương ứng. Vì vậy, có vài doanh nghiệp lựa chọn chi trả cổ tức thấp để tránh rủi ro loãng giá. Vì tránh được phát hành CP mới do cần vốn.
Nếu một doanh nghiệp thực hiện chính sách chi trả cổ tức cao. Khi cần vốn doanh nghiệp phải phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn đầu tư cho các dự án có tiềm năng sinh lợi. Nếu các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp không mua. Hay không thể mua theo một tỷ lệ cân xứng CP mới phát hành (theo quyền tiên mãi – quyền ưu tiên mua CP trước). Thì tỷ lệ phần trăm của họ trong doanh nghiệp bị giảm. Có khả năng không còn giữ được tỷ lệ cổ phiếu khống chế, như thế sẽ bị mất quyền quản lý. Một doanh nghiệp trong giai đoạn phát triền thường có nhu cầu đầu tư cao nên chọn cách giữ lại lợi nhuận nhiều hơn. Và chi trả cổ tức thấp hơn để tránh rủi ro mất quyền quản lý.
Tuy nhiên cũng có những cách khác thay cho cách lợi nhuận giữ lại cao. Khi đó Công ty có thể vay nợ. Song cách này làm gia tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đến một mức nào đó sẽ xuất hiện chi phí đe dọa tài chính và làm giảm giá CP.
Nếu doanh nghiệp đã có một cấu trúc vốn tối ưu thì việc huy động nợ sẽ phản tác dụng. Trừ trường hợp doanh nghiệp giữ lại hoặc mua lại vốn CP mới trong thị trường vốn để bù đắp cho nợ gia tăng.
Ngoài ra khi giữ lại tỷ lệ lợi nhuận quá thấp. Doanh nghiệp cần phải phát hành cổ phiếu mới sẽ gây ra hiện tượng loãng giá cổ phiếu. Bởi khi cung tăng thì giá sẽ giảm xuống. Trong khi mục tiêu của doanh nghiệp là tăng giá trị thị trường của cổ phiếu.
1.2 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chính sách cổ tức
a) Nhu cầu thanh khoản
Chi trả cổ tức là dòng tiền đi ra. Vì vậy khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có khả năng chi trả cổ tức cao. Ngay cả khi một doanh nghiệp có thành tích quá khứ tái đầu tư lợi nhuận cao. Dẫn đến số dư lợi nhuận giữ lại của lợi nhuận lớn. Có thể doanh nghiệp không có khả năng chi trả cổ tức nếu không có đủ tài sản có tính thanh khoản cao. Nhất là tiền mặt.
Khả năng thanh khoản thường trở thành một vấn đề trong giai đoạn suy yếu kinh doanh dài hạn. Khi cả lợi nhuận và dòng tiền đều sụt giảm. Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi cũng thường thấy khó khi vừa phải duy trì đủ thanh khoản. Vừa chi trả cổ tức bằng tiền khi chưa trả được nợ cho các chủ nợ.
b) Khả năng vay và tiếp cận các thị trường vốn
Khả năng tiếp cận thị trường vốn rất cần thiết cho doanh nghiệp. Và ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức trong các doanh nghiệp cụ thể. Doanh nghiệp lớn có uy tín thường vay ngân hàng dễ dàng với những thời hạn khác nhau. Có thể đi trực tiếp vào thị trường vốn bằng cách phát hành trái phiếu hay bán thương phiếu. Doanh nghiệp càng có điều kiện tiếp cận thị trường vốn bên ngoài càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Bởi khả năng thanh khoản linh hoạt và tận dụng các cơ hội đầu tư.
Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập hoặc có tình hình tài chính kém. Lợi nhuận không ổn định, có mức độ rủi ro lớn hơn dưới con mắt nhà đầu tư. Họ thường khó vay ngân hàng, khó tiếp cận vốn bên ngoài. Khả năng vận dụng vốn tự có hay vay nợ của họ trên thị trường vốn bị giới hạn. Thì cần phải để lại nhiều lợi nhuận hơn để tái đầu tư và tài trợ cho các hoạt động.
c) Tính ổn định của lợi nhuận
Cổ tức chia cho CĐ phải từ lợi nhuận. Do đó doanh nghiệp có lợi nhuận không ổn định khó có thể đoán trước được trong tương lai như thế nào. Những doanh nghiệp này thường có khuynh hướng giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận khá cao. Nhằm duy trì mức trả cổ tức ổn định cho dù ở những năm có lợi nhuận sụt giảm. Điều này giúp đảm bảo việc chi trả cổ tức một cách đều đặn trong tương lai. Và đảm bảo khả năng thanh khoản.
Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn các doanh nghiệp có thu nhập không ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn có CP được nắm giữ rộng rãi thường do dự đối với việc hạ thấp chi trả cổ tức. Ngay cả những lúc gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Việc chi trả cổ tức phần nào cũng cho thấy tín hiệu của doanh nghiệp trong hoạt động tương lai.
d) Các cơ hội tăng trưởng vốn
Thông thường, các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có nhu cầu để tài trợ các cơ hội đầu tư hấp dẫn mới. Trong trường hợp này, tùy theo vị thế của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ chọn chiến lược tài trợ thích hợp. Tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới, vay nợ. Hay sử dụng vốn bổ sung từ lợi nhuận ròng.
Trong các giải pháp đó thì bổ sung vốn từ lợi nhuận và kết hợp với vốn vay sẽ mất ít chi phí nhất. Vì thế thay vì trả cổ tức nhiều và sau đó cố gắng bán CP mới để huy động đủ số vốn mới cần thiết. Công ty thường sẽ chỉ chi trả một mức cổ tức thấp. Giữ lại một phần lớn lợi nhuận để tránh bán CP mới ra thị trường vừa tốn kém vừa bất tiện.
Triển vọng tăng trưởng của Công ty đề cập đến các giai đoạn phát triển trong Công ty. Về mặt lý thuyết thì có mối quan hệ giữa các giai đoạn phát triển của Công ty với chính sách cổ tức của Công ty. Các Công ty trong giai đoạn bắt đầu và tăng trưởng thường không chi trả cổ tức cho cổ đông. Còn những Công ty trong giai đoạn phát triển thì chi trả cổ tức ở tỷ lệ rất thấp. Và những Công ty trong giai đoạn bão hòa thì tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ gia tăng. Giai đoạn suy thoái tỷ lệ trả cổ tức rất cao. Sơ đồ dưới đây sẽ biểu hiện cụ thể điều này.
2. Chính sách cổ tức và mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp của Công ty cổ phần
Về vấn đề chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay không đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau.
- Trường phái hữu khuynh bảo thủ tin rằng: một gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp.
- Trường phái tả khuynh cho rằng: một gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp.
- Và cuối cùng là trường phái trung dung – cho rằng chính sách cổ tức không gây ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.
2.1 Chính sách cổ tức không tác động tới giá trị doanh nghiệp
Trường phái trung dung cho rằng: Trong một thế giới không có thuế, không có chi phí giao dịch. Và không có các bất hoàn hảo của thị trường. Chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến tổng thu nhập của cổ đông. Hay nói cách khác, mọi chính sách cổ tức đều như nhau.
Các lập luận về chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp. Dựa trên một số các giả định như sau:
– Không có thuế: theo giả định này, các nhà đầu tư không quan tâm đến việc họ sẽ nhận được thu nhập cổ tức hay lãi vốn.
.- Không có chi phí phát hành: khi doanh nghiệp phát hành CP chứng khoán mới. Doanh nghiệp sẽ thu được vốn CP cần thiết với cùng chi phí.
– Không có chi phí giao dịch: các nhà đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp chi trả ít hoặc không chi trả cổ tức có thể bán lại bất cứ số CP nào mà họ muốn.
– Chính sách đầu tư cố định và không thay đổi.
Thị trường vốn hoàn hảo đối với các nhà đầu tư là khi thông tin có đầy đủ và tất cả đều được miễn phí. Không có chi phí giao dịch, hoa hồng. Chứng khoán được phân chia là vô hạn. Không có một nhà đầu tư nào có đủ khả năng gây ảnh hưởng đến giá thị trường của chứng khoán.
Trong mô hình này, các Công ty đều đã xây dựng một kế hoạch đầu tư của mình. Và kế hoạch này không thay đổi trong tương lai. Kế hoạch này cũng xác định rằng nhu cầu đầu tư này sẽ cần bao nhiêu vốn vay. Và cần bao nhiêu vốn có từ lợi nhuận giữ lại. Sự thặng dư trong lợi nhuận sẽ được chi trả dưới dạng cổ tức.
Nếu trong một trường hợp Công ty muốn gia tăng mức chi trả cổ tức của mình. Mà không làm thay đổi chính sách đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. Dòng tiền tăng thêm sẽ phải đến từ đâu đó. Nếu doanh nghiệp cố định mức vay nợ, lúc này sự tài trợ cho cổ tức tăng thêm này chỉ còn đến từ việc phát hành CP mới và bán chúng đi. Các cổ đông mới chỉ sẵn sàng trở thành thành viên của Công ty khi mà công ty chào bán CP của mình tương đương với cái mà họ mất và có lợi. Việc này sẽ làm như thế nào khi mà tài sản, thu nhập, các cơ hội đầu tư của Công ty và giá thị trường của Công ty không thay đổi.
Điều này được giải quyết bằng một sự chuyển dịch một phần giá trị của các cổ đông cũ sang cổ đông mới. Các cổ đông mới nhận được tờ giấy chứng thực CP có giá trị thấp hơn so với trước khi có thông báo thay đổi cổ tức. Các cổ đông cũ sẽ chịu một khoản lỗ tương ứng bằng cổ tức tiền mặt mà họ nhận được.
Như vậy giá trị Công ty có để lại lợi nhuận để tái đầu tư phụ thuộc vào ROE. Chứ không phụ thuộc vào chính sách cổ tức. Điều này có ý nghĩa là quyết định đầu tư làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Chứ không phải quyết định phân chia lợi nhuận.
2.2 Chính sách cổ tức tác động tới giá trị doanh nghiệp
2.2.1 Trường phái tả khuynh cấp tiến
Trường phái tả khuynh cấp tiến khẳng định rằng: Doanh nghiệp nào chi trả cổ tức thì sau đó sẽ sửa chữa lỗi lầm bằng cách phát hành CP mới. Bất cứ doanh nghiệp nào mà chủ yếu tài trợ cho chính sách cổ tức bằng cách phát hành CP. Thì doanh nghiệp đó sẽ cắt giảm cổ tức đến một điểm mà ít nhất tại đó việc phát hành CP là không cần thiết.
Dựa vào các chủ điểm lập luận của mình. Trường phái cánh tả yêu cầu một chính sách cổ tức thấp. Thậm chí là chi trả cổ tức bằng zero. Và tiền mặt có sẵn sẽ nên được giữ lại hoặc để mua lại CP. Đức tin của trường phái cánh tả là giá trị một doanh nghiệp sẽ đạt mức tối đa bằng cách thiết lập một tỷ lệ chi trả thấp. Những khẳng định của họ về chính sách chi trả cổ tức thấp được dựa trên những lập luận cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, những lập luận về thuế. Họ lập luận rằng các doanh nghiệp không nên chi trả cổ tức. Vì cổ tức bị đánh thuế cao hơn lãi vốn. Hoặc ít ra lãi vốn không chịu thuế cho đến khi bán CP.
– Thứ hai, những lập luận về các chi phí phát hành. Sự hiện diện của chi phát hành lớn trong việc bán CP thường mới. Cũng làm cho các doanh nghiệp ưa thích giữ lại lợi nhuận hơn. Việc chi trả lợi nhuận cần cho đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp huy động vốn CP từ bên ngoài. Tuy nhiên, vốn CP từ bên ngoài tốn kém hơn do chi phí phát hành. Vì vậy việc sử dụng vốn CP từ bên ngoài sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn. Từ đó làm giảm giá trị doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, chi phí này còn lớn hơn nữa. Vì họ ít có uy tín trên thị trường và khó khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn. Vì vậy, các doanh nghiệp có đủ các cơ hội đầu tư tăng trưởng tốt thường có khuynh hướng thích giữ lại lợi nhuận hơn.
2.2.2 Trường phái hữu khuynh bảo thủ
Trường phái hữu khuynh bảo thủ lập luận rằng giá trị CP thật sự chịu ảnh hưởng của sự phân chia lợi nhuận cho cổ tức và giữ lại để tái đầu tư. Về cơ bản họ đồng ý rằng các ý kiến của trường phái trung dung là hợp lý. Nếu có các giả định hạn chế của một thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo. Nhưng chính sách cổ tức trở nên quan trọng hơn khi không có các giả định này. Trường phái cánh hữu tin rằng chính sách chi trả cổ tức cao sẽ làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Nên họ đề xuất các doanh nghiệp chi trả cổ tức cao. Những khẳng định của trường phái cánh hữu chủ yếu được dựa trên những lập luận sau:
– Thứ nhất, những lập luận về không thích rủi ro còn được gọi là lý thuyết chú chim trong lòng bàn tay (Bird in the hand theory). Các cổ đông không thích rủi ro có thể thích một mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tương lai. Vì cổ tức là thu nhập thường xuyên, chắc chắn. Trong khi lãi vốn nhận được trong tương lai thì ít chắc chắn hơn. Theo đó, cổ tức làm giảm tính bất trắc của cổ đông. Cho phép họ chiết khấu lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp với tỷ lệ thấp hơn. Do đó làm tăng giá trị doanh nghiệp. Và ngược lại, việc không chi trả cổ tức làm gia tăng tính bất trắc của cổ đông. Từ đó làm tăng suất chiết khấu và giảm giá CP.
– Thứ hai, những lập luận về chi phí giao dịch. Khi các cổ đông được nhận một mức cổ tức thấp. Hay thậm chí không nhận được cổ tức. Thì họ có thể bán theo định kỳ số CP họ nắm giữ để đáp ứng nhu cầu lợi nhuận hiện tại của mình. Nhưng do tồn tại chi phí giao dịch. Nên các nhà đầu tư sẽ phải bận tâm họ nhận được cổ tức tiền mặt hay được nhận lãi vốn.
Bên cạnh đó, chi phí môi giới và các chênh lệch lô lẻ làm cho việc bán CP của họ rất tốn kém. Nên việc bán CP không thể thay thế một cách hoàn hảo cho các chi trả cổ tức thường xuyên. Do vậy, các nhà đầu tư vẫn mong nhận được cổ tức hơn. Và họ trả giá cao hơn cho các CP đáp ứng nhu cầu cổ tức của họ.
– Thứ ba, những lập luận về chi phí đại diện. Việc chi trả cổ tức (dòng tiền chi ra) làm giảm số lượng lợi nhuận giữ lại có sẵn để tái đầu tư. Và đòi hỏi sử dụng nhiều vốn CP từ bên ngoài hơn để tài trợ tăng trưởng. Việc huy động vốn từ bên ngoài (như bán CP thường) trong các thị trường vốn. Làm cho Công ty phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng của các cơ quan quản lý thị trường và các nhà đầu tư tương lai. Việc này được coi như một chức năng giám sát thành quả của ban điều hành. Như vậy, việc chi trả cổ tức sẽ làm giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông và ban điều hành. Từ đó làm tăng giá trị doanh nghiệp.
Tóm lại:
Các lập luận về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp từ trước đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhìn chung, mỗi trường phái đều có những đóng góp quan trọng nhất định cho những kiến thức hàn lâm về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp:
Thứ nhất, những lập luận của trường phái trung dung. Tuy rằng được dựa trên những giả định của một thị trường vốn hoàn hảo. Nhưng chúng lại cực kỳ có ý nghĩa trong việc đánh giá tác động của chính sách cổ tức lên giá trị doanh nghiệp.
Các nhà quản trị hoàn toàn có thể sử dụng các lập luận này để thiết lập chính sách cổ tức một cách có lợi nhất đến giá trị của doanh nghiệp. Bằng cách từng bước loại bỏ những giả định của trường phái trung dung. Và đánh giá những tác động của từng nhân tố một lên chính sách cổ tức. Đồng thời, những lập luận của trường phái trung dung đã phân định rõ ràng chính sách cổ tức và nội dung hàm chứa thông tin của chính sách cổ tức.
Thứ hai, tuy rằng các lập luận của trường phái cánh tả và trường phái cánh hữu là đối lập nhau. Và mỗi trường phái lại nhấn mạnh đến một khía cạnh liên quan. Nhưng chúng lại mang tính thực tế trong một thị trường vốn không hoàn hảo. Chúng ta hoàn toàn có thể phối hợp các lập luận này vào trong việc đánh giá tác động của chính sách cổ tức đến các mặt lợi ích. Và thiệt hại đến giá trị doanh nghiệp để có thể đưa ra chính sách cổ tức tối ưu.
3. Một số giải pháp để có tỷ lệ lợi nhuận dành cho việc chi trả cổ tức hợp lý
3.1 Những vấn đề cần lưu ý khi ra quyết định cổ tức
Quyết định cổ tức là một trong 3 quyết định quan trọng của một doanh nghiệp. Vì vậy chính sách cổ tức phải có tính nhất quán và phù hợp với Công ty của mình. Trả cổ tức cao là một cách lấy lòng giới đầu tư. Nhưng kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy lợi nhuận giữ lại là một phần quan trọng trong quá trình đầu tư tích lũy tăng trưởng của Công ty. Do đó định hướng về phân chia cổ tức là rất quan trọng trong lợi nhuận giữ lại.
Tài trợ của Công ty được ưu tiên đầu tiên là nguồn lợi nhuận giữ lại. Kế đến là các nguồn vốn đi vay từ bên ngoài và cuối cùng mới đến phát hành mới. Tuy nhiên, dường như Công ty trả cổ tức cao để gia tăng phát hành mới. Công ty liên tục đưa ra những mức chi trả cổ tức hậu hĩnh để thu hút giới đầu tư. Vì vậy các nhà quản lý Công ty cần phải giảm tình trạng này. Và nên để lại mức lợi nhuận cao hơn để đầu tư cho phát triển.
Thêm vào đó, nếu Công ty có tiềm năng chưa khai thác được hết. Do đó doanh nghiệp còn có rất nhiều cơ hội tăng trưởng và nhu cầu vốn rất nhiều. Vì vậy nên giữ lại lơi nhuận nhiều hơn.
Chính sách cổ tức Công ty phải gắn liền với những chiến lược đầu tư cụ thể của Công ty trong tương lai. Do đó Công ty cần quan tâm, kết hợp những chính sách tài chính của mình sao cho phù hợp với mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp. Việc giữ lại lợi nhuận là rất cần thiết. Nhưng cần thiết hơn là việc sử dụng nguồn vốn tái đầu tư đó như thế nào. Cần phải tránh việc giữ lại lợi nhuận quá nhiều để rồi dư thừa tiền mặt. Nhằm hạn chế việc sử dụng phung phí, không hiệu quả hoặc bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích.
Công ty cần có chính sách cổ tức trong dài hạn. Nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định an toàn và nhất quán. Tránh gây ra những thay đổi đột ngột trong chính sách cổ tức. Nếu chưa cân nhắc một cách kỹ lưỡng tác hại của sự thay đổi này trong dài hạn đối với giá trị của Công ty. Chính sách cổ tức không nên thay đổi thường xuyên. Cần tập trung vào những vấn đề mà những cổ đông lớn hiện tại quan tâm. Và hướng tới các nhóm nhà đầu tư tiềm năng luôn sẵn sàng đầu tư vào Công ty.
Công ty nên đa dạng hóa các phương thức chi trả cổ tức. Phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ được thực hiện khi giá cổ phiếu của Công ty không có xu hướng giảm. Và công ty có tình hình hoạt động kinh doanh tốt. Đối với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng khả năng tài chính cho doanh nghiệp. Để nhanh chóng mở rộng sản xuất và cũng là hình thức huy động thêm vốn từ các cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên việc trả cổ tức liên tục bằng cổ phiếu làm giá cổ phiếu bị pha loãng. Phương thức này chỉ áp dụng thành công khi thị trường chứng khoán phát triển. Cổ phiếu mang tính thanh khoản cao.
3.2 Xây dựng quy trình ra quyết định chính sách cổ tức trong doanh nghiệp
Trước khi đưa ra quy trình quyết định chính sách cổ tức. Công ty cần phải xác định các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ đi vào đâu trước khi dùng để chi trả cổ tức. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ được đi theo những hướng khác nhau. Nhưng theo tứ tự ưu tiên sau:
– Thứ nhất, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty trước hết ưu tiên trả các khoản nợ đến hạn và lãi vay (nếu có) căn cứ theo hợp đồng. Phần dòng tiền còn lại sẽ là dòng tiền dành cho chủ sở hữu. Do chủ sở hữu quyết định phương thức sử dụng.
– Thứ hai, dòng tiền sau đó sẽ được phân chia làm hai phần. Trong đó một phần để tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh. Mức độ giữ lại lợi nhuận phụ thuộc vào các cơ hội đầu tư hiệu quả. Và khả năng huy động các nguồn vốn khác của doanh nghiệp.
– Thứ ba, phần còn lại trước hết phục vụ cho mục đích quản trị số dư tiền mặt hợp lý. Phục vụ vốn lưu động trong doanh nghiệp.
– Thứ tư, dòng tiền sẽ được chi trả cho cổ đông. Doanh nghiệp cần phải xác định ưu tiên của các cổ đông để có phương thức chi trả tiền mặt. Hay bằng cách mua lại CP một cách hợp lý.
Trên đây là những bước đi của dòng tiền để chi trả cổ tức cho cổ đông. Dựa vào các bước đi này chúng ta thấy rằng. Chính sách cổ tức phải được đặt trong tương quan mật thiết với các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Và đồng thời nó chịu sự kiểm soát của cổ đông.
Quy trình ra quyết định chính sách cổ tức cho doanh nghiệp phải xem xét đến các yếu tố tác động. Bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài, các ưu tiên của cổ đông. Xem xét các ảnh hưởng của các yếu tố tác động. Các doanh nghiệp cần chú trọng đến các yếu tố bên trong. Đó là các yếu tố liên quan trực tiếp đến các quyết định đầu tư và các quyết định tài trợ. Chẳng hạn các cơ hội đầu tư tăng trưởng trong tương lai, cấu trúc vốn mục tiêu, khả năng vay nợ, dòng tiền…
Doanh nghiệp cũng cần phải xem xét các yếu tố bên ngoài như lạm phát, xu hướng của nền kinh tế, thị trường vốn, lãi suất ngân hàng… Các nhân tố bên trong phải là các yếu tố quyết định, yếu tố nội tại tác động lên chính sách cổ tức. Các nhân tố bên ngoài nếu có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức cũng phải thông qua sự tác động lên các nhân tố bên trong. Như vậy, Công ty cần quan tâm chú trọng tới các yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của mình.
Quy trình trên cũng nhấn mạnh đến vị thế của cổ đông trong quy trình ra quyết định cổ tức. Cổ đông là chủ doanh nghiệp và là mục tiêu hướng đến cuối cùng của chính sách cổ tức. Họ là người được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách này. Do vậy, họ biết rõ nhất chính sách cổ tức phải như thế nào để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của họ.
Đối với một doanh nghiệp với số lượng cổ đông lớn cần hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của cổ đông. Khi mà tại Việt Nam, lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số thường bị bỏ ngỏ. Các Công ty tại Việt Nam hầu hết chưa quan tâm và đặt lợi ích của cổ đông lên hàng đầu. Nếu công ty giữ được mối quan hệ tốt đẹp với cổ đông. Thì đây là cơ hội lớn thu hút các nhà đầu tư đến với Công ty.
3.3. Đề xuất chính sách cổ tức tối ưu nhằm tránh chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao và tránh pha loãng giá cổ phiếu
Giá chứng khoán của doanh nghiệp nói chung đều là tổng hợp của hàng loạt yếu tố. Như: các yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu tố của môi trường đầu tư… Nhất là yếu tố tâm lý của người đầu tư. Nhiều khi mới chỉ có dấu hiệu tăng trưởng của nền kinh tế (mà thực sự chưa có). Thì sự lạc quan của nhà đầu tư đã có thể rất cao và họ đua nhau đi mua chứng khoán, đẩy giá lên cao. Ngược lại, có khi tình hình chưa đến nỗi tồi tệ. Nhưng mọi người đã hoảng hốt bán tống bán tháo chứng khoán làm giá giảm tồi tệ.
Vì thế, Hội đồng quản trị cũng như ban lãnh đạo của Công ty phải thực sự có bản lĩnh. Để đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Không bị ảnh hưởng bởi những biến động nhất thời của thị trường. Nếu Công ty thực sự có nội lực thì sau một thời gian nhất định. Các nhà đầu tư cũng sẽ nhận ra và lựa chọn. Và để có thể thu hút đồng thời giữ chân những nhà đầu tư lớn. Công ty cần ngày càng hoàn thiện các chiến lược kinh doanh và chính sách phân phối thu nhập.
Với tình hình kinh tế nói chung và tình hình thị trường chứng khoán nói riêng hiện nay. Một chính sách cổ tức được coi là thích hợp sẽ là sự kết hợp hoàn thiện giữa: “Trả cổ tức bằng tiền mặt – Trả cổ tức bằng cổ phiếu – Một khoản thưởng thêm”. Cụ thể:
1) Duy trì tỷ lệ trả cổ tức ổn định hàng năm
Công ty sẽ trả một mức cổ tức ổn định hàng năm trên mệnh giá mỗi cổ phiếu. Mức cổ tức công bố nên là một số tiền cụ thể. Ví dụ: 500 – 1000 đồng/cổ phiếu, còn tỷ lệ phần trăm sẽ do nhà đầu tư tự quy đổi. Mức cổ tức này có thể là thấp, tuy nhiên nó là một mức trả cổ tức hợp lý với tình hình bất ổn như hiện nay. Tuy thấp nhưng Công ty không nên cắt bỏ trả cổ tức bằng tiền mặt bởi những lý do như sau:
– Thu hút mọi đối tượng đầu tư kể cả các nhà đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Vì như đã nói, những nhà đầu tư dài hạn sẽ là các nhà đầu tư chiến lược. Nhưng chính những nhà đầu tư ngắn hạn sẽ tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán. Không thể đánh giá thấp nhà đầu tư nào.
– Thu hút và thể hiện sự quan tâm đến những đối tượng đầu tư vốn cần cổ tức. Như một khoản tiền sử dụng cho chi tiêu thiết yếu.
– Một khoản thu nhập ổn định tối thiểu cũng sẽ được các nhà đầu tư dài hạn chiết khấu với mức rủi ro thấp. Và làm tăng giá trị cổ phiếu dẫn tới tăng giá trị doanh nghiệp.
2) Xác định tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hợp lý
Công ty cần phải xác định rằng hoạt động trên thị trường luôn vận động theo cung cầu. Nhưng có lúc tách biệt khỏi hoạt động kinh doanh của bản thân Công ty. Thường có 3 xu hướng xảy ra:
– Thứ nhất, thị trường quá lạc quan sẽ có nhiều nhu cầu mua cổ phiếu. Giá cổ phiếu tăng nhanh liên tục trong một thời gian dài thoát ra khỏi hiện thực hoạt động của các Công ty. Hiện tượng này kéo dài trong nhiều năm gọi là “bong bóng”.
– Thứ hai, thị trường vì một lý do nào đó gây nên sự bi quan quá mức đối với nhà đầu tư. Họ bán tháo cổ phiếu, làm giá tụt xuống nhanh quá mức. Và do đó cũng không phản ánh đúng thực trạng của Công ty khiến thị trường có thể bị sụp đổ.
– Thứ ba, sau khi tăng hoặc giảm giá một thời gian. Nhà đầu tư sẽ bình tĩnh lại và thị trường sẽ điều chỉnh. Giá cổ phiếu trở lại mức gần phù hợp với tình hình thực tế của Công ty niêm yết.
Do đã nhìn thấy bài học của các nước đi trước, cũng như thực tế hiện nay. Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung vẫn chưa hội tụ đủ các doanh nghiệp mạnh, chủ chốt, đại diện cho nền kinh tế cả nước. Nên chỉ số chứng khoán Việt Nam chưa thực sự là phong vũ biểu của nền kinh tế. Và những biến động bất thường nhất thời của thị trường cũng sẽ nhanh chóng được điều chỉnh.
Các nhà đầu tư bản lĩnh vẫn lựa chọn những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt để đầu tư dài hạn. Vì thế, trong giai đoạn phát triển, có nhiều dự án đầu tư mới làm tăng giá trị của doanh nghiệp trong tương lai. Thì các doanh nghiệp nên mạnh dạn vận dụng cách thức trả cổ tức bằng cổ phiếu để giữ lại lợi nhuận đem tái đầu tư. Thậm chí phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn.
Đây là cơ hội giữ lại lợi nhuận tái đầu tư, tuy nhiên cũng như con dao hai lưỡi. Chính sách này có thể khiến giá cổ phiếu của Công ty bị pha loãng. Do lượng cổ phiếu tăng nhanh qua các năm. Tỷ lệ chi trả thông thường do Hội đồng cổ đông quyết định. Nhưng phải xuất phát từ các yêu cầu:
– Công ty cần giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư cho các dự án cụ thể trong tương lai. Tránh trả cổ tức bằng cổ phiếu khi Công ty thực sự không có chiến lược rõ ràng cho sự tăng trưởng vốn của mình.
– Đủ để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, không huy động dư. Vì như vậy doanh nghiệp sẽ chịu gánh nặng cổ tức ở các năm sau.
– Vẫn đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những nhu cầu đầu tư bình thường khác. Nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của Công ty.
– Tổng số cổ tức phải trả thêm của những cổ phiếu mới không vượt quá mức tăng lợi nhuận của Công ty do việc đầu tư thêm dự án mới mang lại. Đồng thời Công ty cần công khai thông tin minh bạch, rõ ràng về kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Để thuyết phục và làm tăng độ tin cậy của nhà đầu tư vào khả năng lãnh đạo, phát triển của Công ty trong dài hạn.
Hiện nay, mức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hàng năm nên dao động trong khoảng từ 10%-15%/năm. Đây là mức hợp lý đủ để làm cho cổ phiếu mang tính thanh khoản cao. Và cao hơn rất nhiều so với việc trả cổ tức bằng tiền mặt. Với mức tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hợp lý như này. Cũng khắc phục được hạn chế pha loãng gia. Do việc đưa cổ phiếu của Công ty vào thị trường quá nhiều. Lượng cổ phiếu tăng dần qua các năm ở mức hợp lý không làm cho lượng cung tăng đột biến so với lượng cầu. Nên giảm thiểu việc giá cổ phiếu bị giảm đi nhanh chóng và đột ngột.
3) Chi trả thêm một khoản thưởng vào cuối năm
Việc thưởng thêm là một khoản rất linh động. Doanh nghiệp có thể sử dụng để điều tiết chính sách cổ tức của mình. Để phù hợp với hiệu quả kinh doanh thực tế từng thời kỳ. Đồng thời cũng không ảnh hưởng gì đến việc đảm bảo sự ổn định và nhất quán của chính sách cổ tức. Doanh nghiệp có thể công bố một tỷ lệ thưởng thêm vào cuối năm cho tất cả các cổ đông. Còn thưởng bằng tiền mặt hay cổ phiếu thưởng là phụ thuộc vào ngân lưu của đơn vị.
Tuy nhiên, chính vì ưu điểm của nó. Mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp khác đang áp dụng trả cổ phiếu thưởng kèm với trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên để áp dụng phương thức này cũng nên cân nhắc xem xét các vấn đề sau:
– Nếu Công ty thưởng cho cổ đông cổ phiếu thì dẫn tới nhiều cổ phiếu được phát hành thêm cùng một lúc. Sẽ làm giá cổ phiếu bị pha loãng do tổng tài sản của doanh nghiệp không đổi. Nhưng số lượng cổ phiếu tăng lên. Nếu doanh nghiệp không có biện pháp kinh doanh có hiệu quả. Và không công bố thông tin đến nhà đầu tư một cách minh bạch, rõ ràng về kết quả sử dụng vốn. Sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư bán bớt số cổ phiếu đang nắm giữ. Làm giá cổ phiếu trên thị trường giảm, đặt doanh nghiệp trước nguy cơ bị thao túng mua.
– Nếu doanh nghiệp chủ trương áp dụng chính sách cổ tức ổn định, không có ý định cắt giảm. Thì lượng cổ phiếu phát hành thêm nhiều sẽ dẫn tới chi phí trả cổ tức ở những năm sau cao lên tương ứng. Vì vậy, khi tái đầu tư doanh nghiệp phải đưa những khoản chi phí này vào dòng ngân lưu của dự án để tính toán hiệu quả mang lại.
– Do nguồn chi cổ phiếu thưởng có thể lấy từ quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn. Hoặc lợi nhuận sau thuế. Còn trả cổ tức chỉ có thể lấy từ lợi nhuận sau thuế. Nên trong trường hợp Công ty đã có số lượng cổ phiếu phát hành phù hợp với nhu cầu vốn sử dụng. Thì nên chi cổ tức bằng tiền mặt và trả thêm một khoản cổ phiếu thưởng. Như vậy, các cổ đông vừa có thu nhập thực tế, vừa có một khoản cổ phiếu thưởng thêm. Đáp ứng nhu cầu lãi vốn trong tương lai.
3.4. Xem xét một số phương thức phân chia lợi nhuận khác
Có thể hiểu, bất cứ sự thanh toán trực tiếp nào của doanh nghiệp cho các cổ đông đều được coi là tương đương chính sách cổ tức. Thông thường, trả cổ tức được hiểu là sự chi trả. Hay phân phối từ phần vốn lợi nhuận của doanh nghiệp CP cho các cổ đông của doanh nghiệp. Cổ tức là phần lợi tức mà cổ đông nhận được từ phần lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những sự chi trả từ nguồn khác không phải từ vốn lợi nhuận thì không phải là trả cổ tức. Chỉ những sự chi trả từ vốn lợi nhuận làm thay đổi vốn lợi nhuận mà không làm thay đổi vốn góp CP mới được gọi là trả cổ tức.
Khi nói đến phương thức chi trả cổ tức, người ta thường nghĩ ngay đến 3 phương thức: Cổ tức tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu và cổ tức bằng tài sản. Trong đó, 2 phương thức đầu là phổ biến nhất. Ngoài ra, một số phương thức như: Cổ phiếu thưởng, mua lại cổ phiếu,… cũng có tính chất như một việc chi trả cổ tức.
1) Mua lại cổ phiếu
Thay vì dùng lợi nhuận để chia cổ tức. Doanh nghiệp có thể tiến hành mua lại toàn bộ hoặc một phần số cổ phiếu do chính doanh nghiệp phát hành. Hiện đang thuộc sở hữu cá nhân của cổ đông. Khi bán lại cổ phiếu cho chính doanh nghiệp, các cổ đông sẽ nhận được một khoản tiền từ phía doanh nghiệp. Và họ không còn nắm giữ quyền sở hữu số cổ phiếu đó nữa.
Sau khi quá trình mua lại kết thúc, vốn CP đang lưu hành của doanh nghiệp bị giảm xuống. Hệ số lợi nhuận trên vốn CP (ROE), hệ số thu nhập trên CP (EPS) sẽ tăng lên. Cũng giống như khi trả cổ tức, khi doanh nghiệp mua lại cổ phiếu đã phát hành. Thì các cổ đông cũng được nhận một khoản tiền do chính doanh nghiệp trả.
Vì vậy, về bản chất khi xét trên khía cạnh phân phối nguồn tiền cho cổ đông. Việc mua lại cổ phiếu cũng tương tự như trả cổ tức bằng tiền. Và hành động này được xem như một cơ chế phân phối tiền cho cổ đông. Mà một doanh nghiệp có thể lựa chọn thay thế cho việc trả cổ tức bằng tiền.
Công ty có thể mua lại cổ phiếu của chính mình. Hoặc mua lại của các Công ty có khả năng phát triển khác. Điều này giúp Công ty giảm sự phân tán cổ phiếu lưu hành. Mang lại lợi nhuận từ thặng dư vốn cho cổ đông. Tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tăng giá cổ phiếu. Hình thành suy nghĩ chia cổ tức không phải là trả cổ tức bằng tiền mặt để có được sự đầu tư lâu dài và gắn bó bởi doanh nghiệp từ các cổ đông.
Tuy nhiên, việc mua lại cổ phiếu không phân chia lợi nhuận đều cho toàn bộ các cổ đông như việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Mà chỉ có những cổ đông bán lại toàn bộ hoặc một phần số cổ phiếu đang nắm giữ mới nhận được số tiền phân phối. Vì vậy, việc mua lại cổ phiếu phải được chào mua công khai, minh bạch.
Ví dụ 2: Kết thúc năm 2022, thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ. Nhằm gia tăng lợi ích cho cổ đông khi giá đi xuống.
- Cổ đông của Công ty CP Tập đoàn Kido (KDC) đã thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ. Và phương án mua lại cổ phiếu quỹ tại đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 20.12. Cụ thể, KDC sẽ mua lại 10 triệu cổ phiếu. Tương ứng 3,57% số lượng cổ phiếu đã phát hành. Ước tính công ty sẽ chi ra khoảng 620 tỉ đồng để mua đúng số lượng đã nêu.
- Công ty CP Phú Tài (PTB) công bố sẽ mua lại 6,5 triệu cổ phiếu. Tương đương 9,55% tổng lượng cổ phiếu lưu hành để làm cổ phiếu quỹ. Mục đích mua lại cổ phiếu quỹ nhằm gia tăng lợi ích cho cổ đông. Ứớc tính doanh nghiệp sẽ chi hơn 292 tỉ đồng khi thực hiện mua lại cổ phiếu quỹ.
- Một đơn vị khác là Công ty CP Vicostone (VCS) cũng công bố nội dung lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc mua lại 4,8 triệu cổ phiếu để giảm vốn điều lệ. Vicostone cho rằng, việc mua lại cổ phiếu là bảo vệ lợi ích của cổ đông. Và nhà đầu tư trước diễn biến phức tạp của thị trường chứng khoán. Nguồn vốn thực hiện từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc quỹ khác. Và được ủy quyền cho hội đồng quản trị công ty quyết định. Ước tính công ty sẽ chi ra hơn 270 tỉ đồng để mua lại lượng cổ phiếu nêu trên.
2) Thưởng bằng cổ phiếu quỹ
Sau khi doanh nghiệp mua lại cổ phần như phần trên. Thì doanh nghiệp sẽ có được một lượng cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ không còn sở hữu các quyền của cổ phiếu lưu hành. Trong đó có quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới. Khi doanh nghiệp dùng cổ phiếu quỹ để thưởng hoặc bán với giá ưu đãi. Thì thực chất không phải là phát hành thêm, không phải là chuyển từ vốn lợi nhuận thành vốn CP. Mà chỉ là bán hay thưởng cổ phiếu quỹ cho cổ đông cũ thay cho trả cổ tức bằng tiền mặt.
Hoạt động mua bán cổ phiếu quỹ là một trong những công cụ hiệu quả và nhanh chóng. Giúp Công ty điều hòa vốn cổ phiếu. Tạo khoản thu nhập chênh lệch giá (thặng dư vốn). Là nguồn để Công ty có thể linh hoạt thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức. Mà không tác động lớn đến các nhà đầu tư.
Ví dụ 3: Hình thức chia thưởng bằng cổ phiếu quỹ lần đầu xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2015. Khi Công ty cổ phần Công nghiệp thương mại Sông Đà (mã: STP). Đã dùng cổ phiếu quỹ để thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:15. Sau đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (STB) cũng tuyên bố với cổ đông dùng cổ phiếu quỹ để thưởng vào tháng 10/2015.
Việc chia cổ phiếu quỹ cho cổ đông sẽ gia tăng mối liên kết giữa cổ đông hiện hữu và doanh nghiệp. Đồng thời là mối quan hệ nước lên, thuyền lên. Khi doanh nghiệp ăn nên làm ra. Cổ đông sẽ là những người được hưởng lợi chung với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đây cũng là một hình thức giữ chân cổ đông ở lại lâu dài với công ty.
3) Chia nhỏ cổ phiếu
Việc chia nhỏ cổ phiếu hay tách cổ phiếu là một hình thức phát hành cổ phiếu mới mà không thu tiền. Nên không làm thay đổi giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu của Công ty. Không ảnh hưởng gì đến tỷ lệ quyền sở hữu Công ty của từng cổ đông hiện hành. Nó chỉ làm tăng thêm số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Và vì thế, giá trị sổ sách của một cổ phiếu cũng giảm xuống.
Khi chia nhỏ cổ phiếu tương tự như khi Công ty thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu. Giống như chia chiếc bánh hiện có thành nhiều phần nhỏ hơn. Thông thường, Công ty thực hiện việc chia nhỏ cổ phiếu khi cổ phiếu của Công ty được bán ở mức cao. Công ty có thể thực hiện thu về số cổ phiếu cũ và phát hành, phân phối cho cổ đông số cổ phiếu mới. Với tỷ lệ 1 thành 2 hay nhiều hơn.
Đây được xem như việc chia nhỏ hay thay thế số cổ phiếu cũ bằng cổ phiếu mới với số lượng nhiều hơn. Mục đích chủ yếu của việc chia nhỏ cổ phiếu là làm giảm giá thị trường của cổ phiếu. Nhằm làm cho việc mua bán cổ phiếu của Công ty trên thị trường được thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia nhỏ cổ phiếu cũng có những điểm khác nhau:
– Khi thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng thêm một lượng cổ phiếu mới. Nhưng số cổ phiếu tăng thêm này thường nhỏ hơn rất nhiều so với số cổ phiếu đang lưu hành trước đó. Còn việc chia nhỏ cổ phiếu sẽ làm tăng rất lớn số lượng cổ phiếu đang lưu hành trước đó. Điều này sẽ làm giá cổ phiếu giảm mạnh hơn rất nhiều so với trường hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu.
– Công ty thực hiện chia nhỏ cổ phiếu. Nhưng không kèm theo sự chuyển dịch một bộ phận giá trị nào từ phần lợi nhuận giữ lại vào phần vốn góp của Công ty.
Tóm lại, việc sử dụng đa dạng hóa các phương thức chi trả cổ tức. Vừa giúp các nhà quản lý linh hoạt trong việc lựa chọn chính sách cổ tức. Vừa giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn danh mục cổ phiếu của mình sao cho phù hợp với dòng tiền. Cũng như chiến lược đầu tư ngắn hay dài hạn của mình. Từ đó tạo ra hoạt động mua bán phong phú, đa dạng và sôi động trên thị trường chứng khoán.
Ví dụ 4: Một ví dụ chính là Tesla, công ty sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới hiện nay. Tesla đã chia tách cổ phiếu của mình theo tỷ lệ 5:1 vào thứ hai, ngày 31 tháng 8 năm 2020. Trước khi chia tách, một cổ phiếu của Tesla có giá khoảng 2.213 USD/cổ phiếu (đóng cửa vào thứ Sáu, ngày 28 tháng 8 năm 2020). Sau khi chia tách, mỗi cổ phiếu có giá khoảng 442 USD. Điều này giúp cổ phiếu dễ tiếp cận hơn với các nhà đầu tư.
Mặc dù sở hữu ưu điểm là dễ dàng tiếp cận nhà đầu tư, tuy nhiên, không phải công ty nào cũng lựa chọn phương án chia tách cổ phiếu này.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về chính sách cổ tức trong công ty cổ phần. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu về cổ tức là gì? Và chính sách cổ tức trong doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào? Cũng như những nội dụng của chính sách cổ tức trong công ty cổ phần. Đây là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính. Và tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về chính sách cổ tức của công ty qua các năm. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể tìm hiểu thêm series về cổ tức của Cú như:
1. Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần? Dễ hiểu cho F0 (P.1)
2. Chính sách cổ tức trong công ty cổ phần? Dễ hiểu cho F0 (P.2)
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh. Anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán. Với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh. Cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969