Dòng tiền hoạt động kinh doanh là gì? Từ A đến Z cho nhà đầu tư
Dòng tiền là một trong những khái niệm quan trọng nhất khi xem xét đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Trong đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được coi là bộ phận quan trọng. Nhằm xác định sự thành công/thất bại về quản lý tài chính của các hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Khi nhà đầu tư dựa vào Báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích trước khi quyết định giao dịch. Thì việc xem xét đến yếu tố dòng tiền hoạt động kinh doanh là rất có ý nghĩa. Nó giúp nhà đầu tư dễ dàng đọc được chính xác thông tin trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Vậy dòng tiền hoạt động kinh doanh là gì? Vai trò của dòng tiền hoạt động kinh doanh? Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới chỉ tiêu này? Cách quản lý dòng tiền kinh doanh trong doanh nghiệp hiệu quả?… Tất cả những kiến thức xoay quanh dòng tiền hoạt động kinh doanh sẽ được Cú giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng Cú theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm dòng tiền hoạt động kinh doanh
Ở bài viết trước “Dòng tiền doanh nghiệp là gì? Dễ hiểu nhất cho nhà đầu tư mới bắt đầu”. Cú đã chỉ ra các khái niệm về dòng tiền và cũng như phần nào đó về dòng tiền trong hoạt động kinh doanh. Ở bài viết này, sẽ là chi tiết hơn về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là gì.
Nhắc lại về cách hiểu của dòng tiền. Dòng tiền là sự vận chuyển liên tục của các luồng tiền thu – chi của một doanh nghiệp. Đây là dùng để chỉ số lượng của tiền mặt, các khoản cũng như là tài sản tương đương tiền mặt.
Hiểu một cách đơn giản: Dòng tiền (hay còn gọi là lưu chuyển tiền) phản ánh sự vận động của tiền phát sinh thu, chi trong một thời kỳ nhất định từ các hoạt động của doanh nghiệp. Hay có thể hiểu đơn giản dòng tiền thể hiện số tiền mặt di chuyển vào và di chuyển ra khỏi doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Dòng tiền có nhiều loại như dòng tiền ròng, dòng tiền thuần, dòng tiền thông minh.
Dòng tiền vào sẽ gồm tiền thu được từ việc bán sản phẩm. Hoặc khoản tiền mặt đã thu, các khoản phải thu, cổ tức tiền mặt và lợi tức tiền mặt.
Dòng tiền ra là tất cả những chi phí bằng tiền mặt mà công ty chi trả. Bao gồm chi trả cho nhân viên, nhân công, thuế, nhà cung cấp, lãi suất vay…
Chẳng hạn: Khi một doanh nghiệp sử dụng/mua những dịch vụ từ doanh nghiệp khác. Thì dòng tiền sẽ chảy từ doanh nghiệp đến nhà cung cấp thông qua hoạt động thanh toán. Ngược lại khi một doanh nghiệp cung cấp một dịch vụ của họ thì dòng tiền sẽ chảy vào doanh nghiệp thông qua hoạt động thu tiền.
Dòng tiền của doanh nghiệp được hình thành từ 3 nhóm hoạt động:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính.
Theo chế độ kế toán hiện hành, tình trạng dòng tiền của doanh nghiệp được thể hiện qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Anh em sẽ quan tâm tới dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính (Operating Cash Flow – OCF). Vì đây chính là dòng tiền quan trọng nhất của một doanh nghiệp.
Vậy dòng tiền hoạt động kinh doanh là gì? Trong hoạt động kinh doanh thì dòng tiền sẽ thể hiện những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp anh em hiểu đúng về lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
1.1 Dòng tiền hoạt động kinh doanh là gì?
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tiếng Anh là Operating cash flow, viết tắt là OCF.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hay còn gọi là lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. Là các dòng tiền thu vào – chi ra liên quan đến thu nhập và chi phí của doanh nghiệp. Và xảy ra thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Là thước đo lượng tiền mặt được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh thông thường của công ty.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh được thể hiện ở nhóm chỉ tiêu đầu tiên trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Được xác định bằng dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh trừ đi dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh.
Thông thường, dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh chủ yếu bao gồm tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Dòng tiền ra trong các doanh nghiệp thường bao gồm khoản tiền trả cho người cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ. Hoặc tiền chi trả lãi vay, tiền chi trả cho người lao động, tiền nộp thuế, phí…
Chẳng hạn: Đối với một doanh nghiệp thương mại kinh doanh máy tính. Dòng tiền vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu phát sinh từ bán các sản phẩm máy tính. Dòng tiền chi ra phục vụ hoạt động kinh doanh chính. Sẽ phát sinh chủ yếu từ nghiệp vụ mua máy tính nhập kho.
Như vậy, Operating Cash Flow (OCF) – Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là thước đo dòng tiền. Được nhà quản trị dùng để đo lường lượng tiền mặt doanh nghiệp tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. OCF được tính bằng sự chênh lệch từ tổng số tiền thu và chi theo các hoạt động kinh doanh. Liên quan đến các hoạt động kinh doanh chính của công ty từng kỳ báo cáo. Chẳng hạn như bán và mua hàng tồn kho, cung cấp dịch vụ và trả lương, thuế…
Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, OCF được trình bày ngay phần đầu tiên. Bởi nó là thước đo lượng tiền mặt được tạo ra từ hoạt động kinh doanh thông thường của một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư có thể nhìn vào đó để đánh giá hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của công ty. Từ đó đưa ra quyết định có xuống tiền đầu tư hay không.
1.2 Dòng tiền hoạt động kinh doanh bao gồm những gì?
Cũng giống như khái niệm của dòng tiền. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là các dòng tiền thu vào – chi ra liên quan đến thu nhập và chi phí của doanh nghiệp. Và xảy ra thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm:
– Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu khác. Doanh thu khác ở đây bao gồm tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng. Và các khoản thu khác như doanh thu bán chứng khoán kinh doanh.
– Tiền thu khác bao gồm: tiền thu do được hoàn thuế, thu hồi tạm ứng. Thu hồi các khoản ký quỹ. Thu do được bồi thường. Và các khoản thu khác không thuộc dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
- Dòng tiền chi cho hoạt động kinh doanh bao gồm:
– Tiền chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ. Kể cả các khoản chi mua chứng khoán kinh doanh.
– Tiền chi trả cho người lao động.
– Tiền chi trả lãi vay.
– Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh. Như tiền phí bảo hiểm, chi tạm ứng, tiền bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế. Và các khoản chi khác không thuộc dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Ví dụ 1:
Nếu bạn đang sở hữu quán cafe thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ được xác định như thế nào?
- Dòng tiền vào:
– Hoạt động thu tiền khách uống cafe (không tính khách uống thiếu).
– Tiền bán ve chai từ vỏ chai lọ đựng nước.
- Dòng tiền ra:
– Hoạt động chi tiền để mua cafe rang xay từ công ty cafe (không tính công nợ).
– Tiền chi trả nhân viên phục vụ.
– Tiền cho thuê mặt bằng.
1.3 Ý nghĩa của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền hoạt động kinh doanh là dòng tiền quan trọng nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Vì nó thể hiện khả năng tạo tiền từ nội tại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng các nhu cầu trả nợ, chia lãi cho các chủ sở hữu và gia tăng đầu tư.
Ngoài ra, các thông tin từ dòng tiền của hoạt động kinh doanh kỳ này là cơ sở quan trọng cho việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ kỳ tới.
Dòng tiền hoạt động kinh doanh dương. Có nghĩa là doanh nghiệp đang thu được tiền từ hoạt động kinh doanh để chi dùng cho các hoạt động khác như:
- Rút lợi nhuận ra (chi cổ tức)
- Trả nợ vay (nếu có)
- Mở rộng hoạt động kinh doanh
Dòng tiền hoạt động kinh doanh âm. Có nghĩa là hàng ngày doanh nghiệp phải bỏ thêm tiền vào để chi trả cho hoạt động kinh doanh. Dẫn đến áp lực tìm nguồn vốn bổ sung như:
- Vay thêm nợ
- Bán bớt tài sản
- Tệ hơn là phải thu hẹp hoạt động kinh doanh vì thiếu vốn.
Như vậy:
Môt doanh nghiệp có dòng tiền âm tức là doanh nghiệp này đang phải chịu áp lực huy động vốn bổ sung phần thiếu hụt trong hiện tại. Và áp lực này có thể tăng lên nếu dòng tiền tiếp tục âm trong những năm tiếp theo. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang có nhiều triển vọng mở rộng kinh doanh. Và còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Một doanh nghiệp có dòng tiền dương tức là doanh nghiệp này đang có nguồn lực dồi dào từ hoạt động kinh doanh chính. Hứa hẹn khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông của mình. Cũng cho thấy doanh nghiệp có tiềm lực tài chính dự phòng để mở rộng hoạt động kinh doanh khi cơ hội đến. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp chưa có phương án mở rộng sản xuất để gia tăng giá trị của cổ đông.
Kết luận:
Dòng tiền hoạt động kinh doanh giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả của mô hình kinh doanh. Và các rủi liên quan đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời còn cho chúng ta biết được vị thế của Doanh nghiệp trong ngành. Cũng như tầm quan trọng của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất.
1.4 Vai trò của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp cần kiểm soát. Vì nó cho thấy bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh có mang lại lợi nhuận không.
Thông thường, dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh được coi là nền tảng. Và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dòng tiền phát sinh. Một khi dòng tiền thu, chi từ hoạt động kinh doanh được luân chuyển nhanh, tính thanh khoản được đảm bảo. Thì doanh nghiệp mới có thể duy trì các hoạt động cốt lõi. Bao gồm sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác. Nhờ đó, tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, tài chính để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Dòng tiền dương (và tăng dần qua các kỳ kinh doanh) từ hoạt động kinh doanh. Cho thấy hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp đang phát triển mạnh. Cung cấp được nguồn tiền dồi dào cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh chính. Đồng thời có nguồn tiền sẵn sàng cho các kế hoạch đầu tư, tài chính. Bên cạnh đó, dòng tiền dương cũng là một chỉ số bổ sung chứng minh cho tiềm năng hoạt động vững vàng. Khả năng tiếp tục sinh lời của doanh nghiệp. Bên cạnh những thước đo truyền thống như lợi nhuận ròng hoặc EBITDA.
Nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được thể hiện bằng số âm (hoặc giảm dần theo nhiều kỳ). Chứng tỏ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp đang không có kết quả tốt. Doanh nghiệp đang gặp vấn đề về khả năng tạo ra dòng tiền và thu hồi dòng tiền. Đang “ăn vào vốn” ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai.
Đối với các nhà đầu tư, chỉ số OCF là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bởi vì OCF thể hiện lượng tiền mà doanh nghiệp có thể tạo ra để đáp ứng các nhu cầu. Bao gồm gia tăng đầu tư, trả nợ và chia lãi cho các chủ sở hữu từ thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Cách tính dòng tiền hoạt động kinh doanh
Khi đã hiểu được khái niệm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, bài toán đặt ra rằng vậy công thức để tính OCF là gì? Hiện có 2 phương pháp để tính OCF:
Cách tính trực tiếp tuy rằng đơn giản và độ chính xác cao. Nhưng lượng thông tin đem lại cho nhà đầu tư không đầy đủ chi tiết về thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp hay nguồn tiền cần thiết. Phương pháp gián tiếp phức tạp hơn. Đồng nghĩa với việc nó mang tới thông tin chi tiết hơn về tình hình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều sử dụng cách tính này để biết rõ OCF là gì? Và bao gồm những dòng tiền nào?
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được lập bằng một trong hai phương pháp: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
2.1 Xác định OCF theo phương pháp gián tiếp
Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được thực hiện theo phương pháp gián tiếp. Tức là điều chỉnh thu nhập ròng thành tiền mặt bằng các chênh lệch các khoản. Bao gồm khấu hao, phải thu, hàng tồn kho…
Phương pháp gián tiếp sẽ làm rõ hơn về công ty các biện pháp kế toán và báo cáo tài chính. Nên các công ty thường sử dụng phương pháp gián tiếp.
Phương pháp gián tiếp sẽ điều chỉnh thu nhập ròng cho những thay đổi các khoản không dùng tiền mặt. Ví dụ như khấu hao, hàng tồn kho…
Công thức tính OCF gián tiếp:
Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh (OCF) = EBIT + Khấu hao – Thuế
Dùng cách tính gián tiếp cho thông tin chi tiết hơn về tình hình của doanh nghiệp. Cách tính này cho thấy rõ được biện pháp kế toán cũng như kết quả báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay hay áp dụng cách tính gián tiếp để biết OCF, biết rõ về lưu chuyển dòng tiền thuần.
Nguyên tắc: Theo phương pháp này, dòng tiền vào và dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính bằng cách: Điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền. Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho: Các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh. Và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.
Chi tiết, các điều chỉnh từ lợi nhuận trước thuế để xác định OCF theo phương pháp gián tiếp như sau:
Ví dụ 2: Trong kỳ hoạt động tháng 6/2022, công ty thương mại A kinh doanh phụ tùng ô tô phát sinh các giao dịch.
- Mua một phụ tùng trị giá 80 triệu VND, đã trả bằng tiền mặt.
- Phụ tùng này được bán ra với giá 100 triệu VND, cho phép khách hàng thành toán sau 30 ngày.
Tại ngày 30/06/2022, chưa đến hạn thanh toán, khách hàng chưa trả tiền. Ảnh hưởng của nghiệp vụ này đến dòng tiền, lợi nhuận tháng 6/2022 của công ty được thể hiện như sau:
Ví dụ 3: Năm 2010, công ty X có lợi nhuận hoạt động trong năm 2021 là 400.000$. Khấu hao là 100.000$ và thuế 35%. Tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF).
Trong trường hợp này, OCF có thể tính bằng phương pháp gián tiếp:
EBIT = 400.000$.
Khấu hao = 100.000$
Thuế = 35% x EBIT = 35% x 400.000$ = 140.000$
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) = 400.000 – 140.000 + 100.000 = 360.000$.
Ví dụ 4: Dưới đây là Bảng cân đối kế toán ngày 01/01/N và 31/12/N. Và Báo cáo kết quả kinh doanh năm N của doanh nghiệp K (Đơn vị: triệu VND):
Giả định trong kỳ doanh nghiệp không có thu nhập từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Anh em sẽ có:
Lợi nhuận sau thuế = 228,75
Chi phí khấu hao TSCĐ = 90
Sự thay đổi TS ngắn hạn không phải tiền và tương đương tiền và nợ ngắn hạn:
- Phải thu ngắn hạn: Tăng 140,8
- Tồn kho: 300 – 100 = 200 (tăng)
- Phải trả NCC ngắn hạn: Tăng 280,5
- Phải nộp NSNN ngắn hạn: Tăng 13
→ LCTT từ hoạt động kinh doanh = 228,75 + 90 – 140,8 – 200 + 280,5 + 13 = 271,45
2.2 Xác định OCF theo phương pháp trực tiếp
Tất cả các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt. Các luồng tiền vào, luồng tiền ra phát sinh từ hoạt động kinh doanh đều hạch toán trên sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết. Theo phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp phân loại các nghiệp vụ thu, chi theo từng nội dung. Từ đó, xác định dòng tiền thu, chi tiền theo từng nội dung, và trình bày lên Báo cáo LCTT.
Chẳng hạn: Khoản mục “Tiền chi trả cho người lao động” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. Được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng… Do doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng. Khoản mục “Thuế TNDN đã nộp” được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho Nhà nước trong kỳ báo cáo. Bao gồm:
– Số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này.
– Số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này.
– Số thuế TNDN nộp trước (nếu có).
Nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng phương pháp gián tiếp. Vì phương pháp này sử dụng thông tin từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Phương pháp gián tiếp cũng cho thấy sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền. Vì vậy phục vụ tốt hơn cho mục tiêu quản trị.
Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kế toán trên cơ sở dồn tích. Do đó, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán sẽ có các số liệu phù hợp với phương pháp này.
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) khuyến nghị các doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp trực tiếp. Vì nó cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về các luồng tiền vào và ra khỏi một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do phương pháp trực tiếp phức tạp hơn nên FASB cũng yêu cầu khi sử dụng phương pháp trực tiếp. Doanh nghiệp phải công bố kết quả đối chiếu giữa lợi nhuận trước thuế với dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh đã được báo cáo nếu phương pháp gián tiếp được sử dụng để lập báo cáo.
Nguyên tắc: Theo phương pháp trực tiếp, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được lập trên cơ sở các khoản thu trừ đi các khoản chi cho hoạt động kinh doanh. Các khoản thu chi được xác định căn cứ trên tài khoản vốn bằng tiền và các tài khoản đối ứng.
Đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh:
- Các dòng tiền vào của hoạt động sản xuất – kinh doanh:
– Tiền thu từ bán hàng;
– Tiền thu từ cung cấp dịch vụ;
– Tiền bán chứng khoán vì mục đích thương mại;
– Tiền bản quyền, phí, hoa hồng…
- Các dòng tiền ra của hoạt động sản xuất – kinh doanh:
– Tiền trả cho nhà cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ;
– Tiền trả lương, thanh toán thù lao cho người lao động;
– Tiền trả lãi vay;
– Tiền nộp thuế…
Tính OCF ở phương pháp trực tiếp thì chỉ cần trừ chi phí hoạt động khỏi tổng doanh thu:
OCF = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
Trong đó:
- Tổng doanh thu bao gồm: Tiền thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ. Các doanh thu khác và những tiền thu khác.
- Chi phí hoạt động bao gồm: Tiền chi trả cho các bên cung cấp dịch vụ, tiền lương nhân viên. Tiền chi trả lãi vay, tiền nộp thuế thu nhập cho doanh nghiệp và những tiền chi khác.
Theo cách này, tuy đơn giản và chính xác, nhưng không cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều thông tin về công ty, hoạt động của công ty hoặc các nguồn tiền mặt.
Lưu ý:
- Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (Thông tư 200/2014/TTBTC ngày 22 tháng 12 năm 2014). Các khoản tiền liên quan đến mua bán chứng khoán kinh doanh được tính vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Có một nguyên tắc dễ nhớ về OCF là: Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mục nào tiền vào là dấu Dương, tiền ra khỏi là dấu Âm – được bỏ trong ngoặc.
Ví dụ 5: Giả sử có một công ty Y có tổng doanh thu là 1.200 đô la và tổng chi phí hoạt động 700 đô la. Vậy trong trường hợp này phương pháp tính OCF là gì và bao nhiêu?
Trong trường hợp này, OCF có thể tính bằng phương pháp trực tiếp:
Tổng doanh thu = 1.200$
Chi phí hoạt động = 700$
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) = 1.200$ – 700$ = 500$.
Ví dụ 6: Doanh nghiệp A có các thông tin về thu chi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh quý 1/2022 như sau (Đơn vị: triệu VND):
- Tiền bán hàng cả quý là 1.200, thu ngay trong quý.
- Tiền cung cấp dịch vụ thu được trong cả quý là 500, thu ngay trong quý.
- Tiền chi mua nguyên vật liệu cả quý là 600, thanh toán ngay trong quý.
- Tiền chi trả lương nhân công cả quý là 400, thanh toán ngay trong quý.
- Lãi vay cả quý là 120, trả vào cuối quý.
- Thuế phải nộp cả quý là 80, nộp vào tháng 3.
Ngoài ra doanh nghiệp không có thêm bất kỳ khoản thu hay chi nào khác trong quý.
Dựa vào các thông tin trên, có thể xác định dòng tiền vào, ra và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất – kinh doanh trong quý 1/2022 của doanh nghiệp như sau:
Dòng tiền vào = Tiền bán hàng + Tiền cung cấp dịch vụ = 1.200 + 500 = 1.700.
Dòng tiền ra = Tiền chi mua nguyên vật liệu + Tiền chi trả lương nhân công + Tiền trả lãi vay + Tiền nộp thuế = 600 + 400 + 120 + 80 = 1.200.
Lưu chuyển tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra = 1.700 – 1.200 = 500.
3. Làm cách nào để quản trị OCF một cách hiệu quả nhất?
Dòng tiền thuần trong kỳ từ việc thực hiện các hoạt động kinh doanh phụ thuộc chính vào dòng tiền thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ. Và dòng tiền chi ra để mua hàng hóa đầu vào, mua nguyên vật liệu, mua dịch vụ thuê ngoài, trả cho người lao động, trả lãi vay, đóng thuế… Sự thay đổi của các dòng tiền thu chi này trực tiếp thúc đẩy hoặc kìm hãm dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Do vậy, nhà quản lý cần kiểm soát chặt chẽ các lưu chuyển tiền này. Cùng với việc điều chỉnh hợp lý chính sách bán hàng, mua hàng để tối ưu hóa dòng tiền thuần. Đảm bảo lưu chuyển tiền luôn thông suốt.
Một nguyên tắc chung, đơn giản thường được áp dụng là trên một đơn vị sản phẩm bất kỳ. Doanh nghiệp nên cố gắng duy trì dòng tiền thu vào cần lớn hơn, hoặc bằng tổng dòng tiền chi ra cho tất cả các hoạt động đầu vào liên quan.
Ví dụ 7: Trong doanh nghiệp thương mại B, dòng tiền chi ra cho các hoạt động đầu vào liên quan như sau: (có thể tính trên 1 đơn vị hàng hóa bán ra).
- Tiền chi mua hàng tồn kho: 100 triệu đồng.
- Tiền chi trả lương người lao động: 20 triệu đồng.
- Tiền phí vận chuyển hàng, bảo quản hàng tại kho: 5 triệu đồng.
- Tiền chi trả lãi vay: 2 triệu đồng.
- Tiền chi đóng thuế TNDN: 2 triệu đồng.
Tổng tiền chi ra: 129 triệu đồng.
Để có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương. Doanh nghiệp cần thu được ít nhất, hoặc lớn hơn 129 triệu VND tiền thu về cho 1 đơn vị sản phẩm bán ra.
Doanh nghiệp có thể lập kế hoạch dòng tiền định kỳ (theo năm, theo quý, theo tháng). Bao gồm dự kiến chi tiết dòng tiền thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Dự kiến các dòng tiền chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh chính trong kỳ. Kế hoạch dòng tiền (hoặc tính bình quân trên từng sản phẩm như ví dụ nêu trên) có thể thực hiện theo từng địa bàn. Hoặc từng nhóm sản phẩm, dịch vụ, và trên quy mô toàn doanh nghiệp.
Trên cơ sở dự báo dòng tiền, doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện kế hoạch kinh doanh. Và chủ động quản lý các khoản phải thu, các khoản phải trả, có phương án dự kiến cho trường hợp thiếu hụt dòng tiền.
Kế hoạch dòng tiền cũng cần được xem xét, rà soát thường xuyên và linh hoạt. Điều chỉnh khi phát sinh sự kiện lớn, có ảnh hưởng đáng kể tới dự kiến đã lập từ đầu kỳ. Một kế hoạch dòng tiền hợp lý, linh hoạt là một công cụ không thể thiếu. Đặc biệt cần thiết giúp doanh nghiệp an toàn vượt qua những giai đoạn khó khăn, bất ổn.
Như vậy, doanh nghiệp không những cần tạo ra lợi nhuận đều đặn mà cần phải có dòng tiền ổn định. Trong đó, nền tảng căn bản nhất là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Một số giải pháp để quản lý thu chi dòng tiền hoạt động kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp:
3.1 Quản lý các dòng tiền
Hằng năm một doanh nghiệp có khá nhiều khoản cần thu chi. Vì vậy cần phải kiểm soát chặt chẽ các vấn đề thu chi, cắt giảm cân đối chi phí. Điều quan trọng nhất là phải tính toán khả năng thanh khoản. Tức là doanh nghiệp có đủ lượng tiền mặt sẵn có để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và giữ cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán. Sau đây là một số cách để quản lý dòng tiền:
- Chia các dòng tiền cho nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau như: tài khoản lương, tài khoản thu nợ. Đồng thời đóng các tài khoản không hoạt động hoặc hợp nhất các tài khoản ít hoạt động. Việc làm này sẽ loại bỏ những chi phí ngân hàng không cần thiết. Và là một phương pháp kiểm soát nội bộ tốt để tránh việc sử dụng không đúng một tài khoản ngân hàng.
- Thương lượng với các ngân hàng về các điều kiện tốt nhất có thể về lệ phí và lãi trên tài khoản séc.
- Theo dõi các tài khoản ngân hàng một cách chặt chẽ, giám sát các giao dịch và số dư ngân hàng.
- Cân đối các tài khoản ngân hàng một cách thường xuyên và theo dõi các khoản chênh lệch.
- Tối ưu hóa các khoản thanh toán cho nhà cung cấp bằng cách sử dụng điều kiện tín dụng. Và lập lịch trình thanh toán đúng hạn (ví dụ 30 ngày kể từ ngày xuất hoá đơn).
- Hãy tận dụng khoản chiết khấu khi thanh toán sớm (ví dụ 2% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày). Đây có thể được coi là một trong những cân nhắc lựa chọn đã được đề cập ở trên.
3.2 Kiểm soát việc sử dụng các tài sản trong công ty
Chủ doanh nghiệp cũng nên để mắt tới tình hình sử dụng tài sản công ty. Tránh tình trạng sử dụng sai gây lãng phí tài sản doanh nghiệp.
– Tắt đèn hay các vật dụng tiêu tốn năng lượng khác khi không sử dụng. Hệ thống tắt đèn tự động có thể là một lựa chọn hữu ích. Hoặc khuyến khích nhân viên hạn chế tăng ca ngoài giờ làm việc để đảm bảo sức khỏe. Giúp tăng năng suất lao động cũng như tiết kiệm chi phí phát sinh.
– Duy trì nhiệt độ văn phòng thích hợp – Không quá lạnh trong mùa hè, không quá nóng vào mùa đông.
– Kiểm soát việc sử dụng các thiết bị văn phòng. Để ở nơi an toàn và có trật tự, giao trách nhiệm quản lý để tránh thất thoát tài sản.
– Kiểm soát việc sử dụng điện thoại một cách hợp lý. Đào tạo cho nhân viên kịch bản gọi điện thoại khi chào hàng để mang lại hiệu quả cao. Và tránh gia tăng cước phí gọi điện thoại.
– Sử dụng email hiệu quả và thận trọng. Vì chi phí cho việc sử dụng email có thể là tối thiểu, nhưng chi phí về năng suất có thể là khá lớn.
– Chọn mức bưu phí hay chuyển phát nhanh hiệu quả nhất dựa trên nhu cầu.
– Thực hiện phạm vi bảo hiểm đầy đủ có bao gồm những rủi ro. Những khoản khấu trừ cao hơn cho những sự cố với rủi ro xảy ra thấp có thể làm giảm phí bảo hiểm.
– Ô tô của công ty chỉ được phép sử dụng vào việc chung như đi ký kết hợp đồng, chăm sóc khách hàng. Nhân viên tuyệt đối không được dùng để làm việc riêng như đi du lịch, đi về quê hay chở hàng thuê bỏ tiền túi…
3.3 Chính sách nới lỏng và thắt chặt tài sản
Với một doanh nghiệp mới thành lập không có đủ quỹ và các khoản đầu tư sẵn có cho các tài sản cố định với chi phí đáng kể. Như máy móc, thiết bị cho quá trình sản xuất… Thì doanh nghiệp đó có thể ký hợp đồng phụ với một doanh nghiệp khác. Mà doanh nghiệp đó đã có sẵn các máy móc và thiết bị cần thiết cho một phần của quá trình sản xuất.
Nếu một số thiết bị chỉ thỉnh thoảng mới dùng chứ không phải thường xuyên. Thì doanh nghiệp nên tiến hành thuê thiết bị đó khi cần thiết thay vì mua nó. Việc làm này sẽ hiệu quả về mặt kinh tế hơn. Thuê chứ không mua cũng có thể là một phương án mà doanh nghiệp có thể xem xét.
3.4 Các chương trình cắt giảm chi phí
Các chương trình cắt giảm chi phí từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu. Nó giúp gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho các công ty. Tuy nhiên đây là một vấn đề khá “nhạy cảm” nên bên cạnh những lợi ích còn có cả những điều bất lợi tiềm ẩn bên trong nó. Lời khuyên dành cho doanh nghiệp khi áp dụng chương trình này là phải cân nhắc giữa những điều được/mất. Và phải áp dụng một cách linh động để giảm tránh các thiệt hại một cách thấp nhất.
4. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến dòng tiền
4.1 Dòng tiền hoạt động kinh doanh âm có đáng lo?
Đối tác chậm thanh toán dẫn tới khoản phải thu tăng lên hay hàng tồn kho lớn. Đây là những yếu tố khiến việc quay vòng vốn của doanh nghiệp gặp khó khăn. Thậm chí dẫn tới dòng tiền hoạt động kinh doanh âm. Tình trạng này kéo dài sẽ bào mòn lợi nhuận và đe dọa khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Thông thường, khi nhìn nhận kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư chủ yếu chỉ quan tâm tới yếu tố doanh thu, lợi nhuận. Và cũng thường bỏ qua yếu tố dòng tiền. Trong khi trên thực tế, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mới là điểm mấu chốt. Để có thể đánh giá chính xác và toàn diện về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ 7: Khi xem xét báo cáo tài chính của các DN niêm yết có thể thấy không ít trường hợp DN có dòng tiền kinh doanh lại ở trạng thái âm.
- Điển hình như trường hợp của Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất bán niên 2021 cùng tăng trưởng 50% và 67%. Đạt lần lượt 11.637 tỷ đồng và 735 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ lại ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm tới 257 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm trước dương 376 tỷ đồng. Nguyên nhân là do khoản chi cho hàng tồn kho tăng đột biến thêm 905 tỷ đồng so với đầu năm. Tại thời điểm 30/6/2021, giá trị hàng tồn kho của PNJ là 7.451 tỷ đồng, chiếm 81% tổng tài sản. Trong đó, tập trung chủ yếu ở hàng hóa (chiếm 86%).
- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng. Với lãi ròng 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2.249 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 692 tỷ đồng. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm tới 2.166 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm trước dương 2.899 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối tháng 6/2021, tổng tài sản của Petrolimex đạt 68.380 tỷ đồng, tăng gần 12% so với đầu năm. Trong đó, giá trị hàng tồn kho là 12.448 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn ở 11.528 tỷ đồng, tăng 60%. Khoản tiền lớn nằm ở phía khách hàng chưa thu được cùng với lượng hàng tồn kho cao là nguyên nhân dẫn tới dòng tiền của Petrolimex âm.
- Dòng tiền kinh doanh của Tổng công ty CP XNK và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thậm chí còn âm tới 2.676 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, dòng tiền này cũng âm 58 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng này là do các khoản phải thu tăng mạnh. Tại thời điểm cuối quý 2/2021, tổng giá trị các khoản phải thu của Vinaconex ở mức 16.209 tỷ đồng. Gấp 2,1 lần so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 85% so với đầu năm, lên mức 13.827 tỷ đồng. Khoản phải thu dài hạn cũng tăng vọt từ 209 tỷ đồng lên 2.382 tỷ đồng. Công ty phải trích lập 1.314 tỷ đồng cho các khoản phải thu ngắn hạn. Và trích lập hơn 1 tỷ đồng cho khoản phải thu dài hạn. Đáng chú ý, Vinaconex có 1.902 tỷ đồng nợ xấu. Và đánh giá giá trị có thể thu hồi ở mức chỉ 586 tỷ đồng.
Với giá trị các khoản phải thu lớn, chiếm tới 53% tổng tài sản. Vinaconex phải đẩy mạnh vay nợ để bù đắp vào dòng tiền. Theo đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tại thời điểm cuối quý 2/2021 ở mức 2.931 tỷ đồng. Tăng 37% so với đầu năm. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn cũng vọt lên mức 6.857 tỷ đồng, gấp 3,2 lần đầu năm. Tổng nợ phải trả của Vinaconex tại thời điểm cuối quý 2/2021 cũng tăng thêm 10.000 tỷ đồng so với đầu năm. Lên mức gần 23.000 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu.
- Tại Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, OCF cũng âm 1.286 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021. Theo đó, hàng tồn kho của Lộc Trời đạt giá trị 4.210 tỷ đồng, tăng 68% so với đầu năm 2021. Trong khi các khoản phải thu ngắn hạn có chiều hướng giảm thì dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi vẫn ở mức cao. Nợ phải trả cũng tăng thêm 38%, lên 5.634 tỷ đồng. Đã gấp gần 2 lần so với vốn chủ sở hữu của Lộc Trời tại thời điểm cuối quý 2/2021.
- Nhiều DN khác cũng ghi nhận dòng tiền kinh doanh ở trạng thái âm. Như Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông (RAL). Công ty CP Pin Ắc quy Miền Nam (PAC). Công ty CP Đầu tư – thương mại Thành Công (TCM). Tổng công ty Dầu Việt Nam (OIL)
Trường hợp tiền thu vào nhỏ hơn tiền chi ra cho thấy DN gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc khó thu hồi tiền. Điều này đồng nghĩa với việc DN chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ chưa thu được tiền về. Khi đó DN sẽ phải bù đắp bằng dòng tiền đầu tư hoặc dòng tiền hoạt động tài chính. Như vay nợ, huy động thêm vốn từ cổ đông, thanh lý tài sản…
Như trường hợp của các doanh nghiệp trong ví dụ nêu trên. Dòng tiền bị thiếu hụt do ứ đọng ở phía khách hàng, đối tác chưa thể thu hồi hoặc nằm trong hàng tồn kho. Trong khi hàng tồn kho luôn có rủi ro giảm giá. Còn khoản phải thu cũng có rủi ro về khả năng thu hồi. Nhiều trường hợp DN đã bị mất trắng hàng trăm tỷ khoản phải thu khi đối tác phá sản là bài học nhãn tiền cho vấn đề này. Thêm vào đó, việc vay vốn để bù đắp cho dòng tiền thiếu hụt còn làm gia tăng gánh nặng lãi vay. Cũng như rủi ro về tài chính nều DN không cơ cấu được nguồn vốn để trả các khoản nợ đến hạn.
Do đó, việc quản trị dòng tiền là vấn đề luôn cần được lưu ý đối với các DN trong quá trình kinh doanh. Để tránh rơi vào tình trạng âm dòng tiền.
Tất nhiên, không phải mọi trường hợp dòng tiền kinh doanh âm đều đáng lo ngại. Trong trường hợp DN đang trong giai đoạn mở rộng sản xuất kinh doanh. Phải nhập thêm hàng hóa, tăng các khoản phải thu, phải trả… Sẽ dẫn tới tình trạng dòng tiền kinh doanh âm. Song, nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ là điều báo động. Bởi việc dòng tiền thiếu hụt sẽ khiến DN chìm vào gánh nặng nợ nần, kết quả kinh doanh đi xuống… Thậm chí nếu kéo dài, DN có thể sẽ mất khả năng thanh toán. Đây cũng là tình trạng đã được ghi nhận tại nhiều DN đã bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán trong những năm qua như VPH, ATG, PXT…
4.2 Soi một số thủ thuật làm đẹp dòng tiền hoạt động kinh doanh
Dòng tiền chảy trong doanh nghiệp được phân loại thành 3 phần dựa trên bản chất của giao dịch. Bao gồm: Kinh doanh, đầu tư và tài chính. Trong đó, dòng tiền kinh doanh được nhà đầu tư để mắt tới nhiều nhất. Vì liên quan tới hoạt động kinh doanh chính và vận hành của doanh nghiệp. Các kỹ thuật gian lận tài chính dù là vô tình hay có chủ ý cũng sẽ tác động ít nhiều tới dòng tiền.
Theo đó, tuy có nhiều kỹ thuật, nhưng có một nguyên lý chung là “lấy của người giàu chia cho người nghèo”. Tức dịch chuyển dòng tiền của hoạt động kinh doanh sang một trong hai dòng tiền còn lại. Dòng tiền thu từ đầu tư và tài chính lại được ghi nhận ngược lại vào dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh. Những “chiêu” thường được sử dụng có thể chia thành ba nhóm chính như sau:
- Kỹ thuật đầu tiên: là ghi nhận OCF ảo từ việc vay mượn ngân hàng thông thường. Cụ thể, khi doanh nghiệp vay vốn lưu động từ ngân hàng sẽ phải thế chấp các quyền tài sản. Như các hợp đồng phải thu, hoặc hàng hóa hình thành từ tài sản đó như hàng tồn kho luân chuyển. Và được đăng ký các giao dịch đảm bảo xác nhận.
Từ sau những gian lận hàng tồn kho ảo, các ngân hàng trở nên thận trọng hơn trong việc nhận các tài sản đảm bảo dạng này. Coi đây là một dạng tài sản bổ sung để xử lý, không phải cơ sở để cho vay, giải ngân. Dù đây là một giao dịch vay mượn rất bình thường. Tuy nhiên, điều bất thường xảy ra khi doanh nghiệp thực sự không có nhu cầu vay. Nhưng lại muốn “bán” sản phẩm này cho ngân hàng. Khi đó, giao dịch sẽ diễn ra tương tự như một hợp đồng Repo. (Tức là doanh nghiệp bán hàng hóa kèm theo một điều khoản mua lại trong khoảng thời gian ngắn sau đó với giá cao hơn số tiền nhận ban đầu).
Về bản chất kinh tế, đây vẫn là một giao dịch vay mượn có tài sản đảm bảo. Hạch toán đúng sẽ là tăng nợ vay và tiền. Nhưng trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể ghi nhận tiền từ ngân hàng như một dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh. Dòng tiền trả nợ sau đó cũng thuộc dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh. Khi đó, doanh thu, lợi nhuận và cả OCF trong trường hợp này đều tăng trước khi chốt sổ kế toán.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn một chút. Khi các tập đoàn thành lập tổ chức có mục đích đặc biệt (SPEs). Nhằm ký một hợp đồng vay nợ với nhiều ngân hàng. Số tiền các SPEs vay được sẽ tài trợ cho việc mua lại hàng hóa từ tập đoàn mẹ. Dòng tiền từ SPEs chảy qua tập đoàn sẽ được ghi nhận là dòng vào của hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, không có dòng tiền thực nào được tạo ra. Và chỉ đơn thuần là bỏ tiền từ túi bên trái qua túi bên phải, nhưng lại không phải ghi nhận dòng ra của OCF.
Trên thực tế, kỹ thuật này đã được “Made in Vietnam” dưới hình thức tinh vi và phức tạp hơn. Bằng việc các SPEs trực tiếp sở hữu ngược lại cổ phần trong tập đoàn và bán hàng dưới thương hiệu của tập đoàn mẹ. Cụ thể, SPEs dùng nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng để nhập nguyên vật liệu bán lại cho tập đoàn. Sau đó mua lại thành phẩm và bán ra ngoài thị trường dưới thương hiệu của tập đoàn mẹ. Ðây là một hình thức chuyển giá hay xảy ra tại thị trường Việt Nam vượt lên trên mức gian lận và làm đẹp báo cáo tài chính.
- Kỹ thuật thứ hai: là tăng OCF bằng việc bán các khoản phải thu trước khi tới ngày thu hồi thực tế. Quy trình thực hiện cũng tương tự như trường hợp bán sản phẩm của công ty cho ngân hàng và ghi nhận sai bản chất. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Như là bao thanh toán và chứng khoán hóa.
Dấu hiệu nhận biết trong trường hợp này là các khoản phải thu giảm rất mạnh trong một khoảng thời gian ngắn. Những khoản phải thu này chưa tới hạn và sẽ được “bổ sung” vào dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai. Nhưng được doanh nghiệp mang ra sử dụng để làm đẹp báo cáo trước. Việc này sẽ để lại một “lỗ hổng” lớn trong tương lai. Ngoài ra, với hành động này, có thể suy luận rằng doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn lưu động. Nhưng không muốn tìm tới ngân hàng vì thêm một khoản vay sẽ làm “xấu” đi báo cáo tài chính.
Nhà đầu tư bên cạnh việc phân tích những chỉ tiêu trung bình cần quan tâm tới số dư phải thu tại thời điểm cuối mỗi quý. Thông thường, từ khi diễn ra việc khủng hoảng dòng tiền cho tới khi doanh nghiệp phá sản là một khoảng thời gian không dài. Do các công ty thường tìm nhiều cách để che đậy tình hình, cũng như sự khó khăn về thanh khoản.
Ðáng chú ý, chính sách kế toán của doanh nghiệp cũng sẽ nói cho nhà đầu tư biết các rủi ro tiềm ẩn. Từ việc ghi nhận doanh thu theo hình thức ước lượng khối lượng công việc hoàn thành mà không có xác nhận của khách hàng. Dẫn tới việc không thống nhất được khi xuất hóa đơn, chứng từ thực tế. Và các khoản phải thu đã được ghi nhận kéo dài thời gian thu hồi. Gây khó khăn cho thanh khoản, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.
Một số doanh nghiệp lớn thuộc ngành xây dựng của Việt Nam sử dụng phương pháp này để tăng trưởng nóng. Và để lại hậu quả là những khoản nợ quá hạn phải trích lập. Ăn vào lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp trong các kỳ kế toán sau. Trên thực tế, nhà đầu tư không thể biết được danh sách các khách hàng quá hạn với số tiền từng người thế nào. Cũng như tuổi nợ bao nhiêu và công ty có trích lập đúng theo quy định của pháp luật hay không.
- Kỹ thuật thứ ba: là tăng OCF bằng việc giả mạo doanh thu từ các khoản phải thu. Những khoản doanh thu ảo tạo ra các khoản phải thu ảo mà không bao giờ có thể thu hồi được. Vì các giấy tờ tạo ra không đi kèm với bản chất kinh tế thực. Hoặc ít nhất việc ghi nhận không đúng thời điểm. Ngay cả ngân hàng cũng phải “dè chừng” với các tài sản này. Vì việc lập ra các SPEs ở Việt Nam không hề khó để phục vụ cho mục đích riêng của chủ doanh nghiệp.
Do dấu hiệu của kỹ thuật này rất khó để nhận biết. Cách tốt hơn để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư là chọn các công ty được kiểm toán lớn và uy tín. Xem xét kỹ chính sách kế toán và các thuyết minh về những khoản mục trọng yếu đối với các khách hàng có số dư lớn. Bất kỳ quyết định quản trị nào liên quan tới việc thay đổi chính sách kế toán cũng là một dấu hỏi rất lớn đối với nhà đầu tư. Trên hết, nhà đầu tư nên chọn những công ty có khoản phải thu thấp với chính sách kế toán nhất quán.
Lời kết
Bài viết là chia sẻ của Cú với anh em về dòng tiền hoạt động doanh nghiệp trong doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết, anh em đã hiểu dòng tiền hoạt động kinh doanh là gì? Cũng như cách tính và ý nghĩa của chỉ số này. Đây là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính và khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ về dòng tiền của công ty qua các năm để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé.
Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích. Hãy ghé thăm Cú thường xuyên nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề này, anh em có thể inbox cho Cú. Cú luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ anh em.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Dòng tiền cần chú ý của Cú như:
1. Dòng tiền hoạt động tài chính là gì? Từ A đến Z cho nhà đầu tư F0.
2. Dòng tiền hoạt động đầu tư là gì? Những điều nhà đầu tư cần biết.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn chứng năng cũng như cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969