Con gái không phải lo lắng việc xây dựng tài chính. Đúng hay sai?
Gần đây, trong một buổi họp Cú có trao đổi về chủ đề xây dựng tài chính với các bạn nhân viên. Kết quả khá bất ngờ vì số đông các bạn nữ đều có chung một quan điểm là “Con gái thì không cần lo về việc xây dựng tài chính”.
Đơn giản, con gái chỉ cần có công việc ổn định, biết chăm sóc bản thân, làm đẹp. Sau tìm một tấm chồng có điều kiện tài chính tốt, an bề gia thất, không lo tiền bạc. Thế là đủ.
Vậy thực tế, liệu con gái thì không cần lo về tài chính? Sự thật có phải như vậy? Bài viết hôm nay Cú sẽ cùng anh em thảo luận về chủ đề này, cũng như chia sẻ các cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả nhé.
Phần 1. Có phải con gái thì không cần xây dựng tài chính…
Có một số ý kiến cho rằng: con gái bây giờ chỉ cần mỗi tháng đi làm được 10-15 triệu, 3 tháng đi du lịch 1 lần. Tối đến cafe, shopping. Cuối tuần làm đẹp. Sau lấy chồng giàu thế là vui rồi! Không cần kiểm soát tài chính hay lo lắng về vấn đề này…
Quả thật nếu cô gái nào cũng có cuộc sống như vậy thì rất là may mắn. Tuổi trẻ đi làm, kiếm tiền, hưởng thụ. Trưởng thành lấy một tấm chồng gia cảnh tốt, hoặc giàu sang là khỏi lo tài chính đến hết đời.
Nhưng thế giới gần 8 tỷ người, Việt Nam hơn 97 triệu dân số. Mà gần nửa trong số đó là nữ giới. Vậy liệu rằng sẽ có bao nhiêu cô gái chắc chắn sẽ lấy được chồng giàu ? Hay tự nhiên có một cuộc sống sung túc, giàu sang mà không phải lo lắng bất kì điều gì.
Và trong số những cô gái lấy được chồng giàu, liệu có bao nhiêu bạn được chồng yêu thương, chiều chuộng đến hết đời mà không cần phải kiếm tiền? Không cần bận tâm về vấn đề tài chính. Không cần lo về tài chính, sống theo nhu cầu của bản thân
Chưa kể, quan điểm, suy nghĩ này sẽ dẫn tới việc bạn không biết cách quản lý tài chính cá nhân cũng như kiểm soát nó.
Phần 2. Là con gái cũng cần ý thức về việc xây dựng tài chính
Tuy nhiên “đời đâu như là mơ”. Một dẫn chứng thực tế, Cú quen một chị bạn. Hồi trẻ cũng là hoa khôi của trường. Chị giỏi, có công việc ổn định, cuộc sống như mơ. Nhưng sau khi lấy chồng làm kinh doanh bận rộn. Nên chị đã nghỉ việc và dành toàn thời gian để chăm lo cho gia đình.
Tưởng đâu có được happy ending. Nhưng gần đây Cú hay tin chị vừa ly hôn, đang phải ra tòa để tranh chấp tài sản và quyền nuôi con. Một phần lý do là chồng ngoại tình. Vậy mới nói, tương lai không ai biết trước điều gì sẽ đến, đúng không?
Vì nghỉ việc cũng đã được một thời gian dài, kinh nghiệm, kỹ năng mai một. Còn thêm việc trông nom con cái, giờ chỉ nghĩ đến tài chính không thôi, chị đã thấy bất lực đến tận cùng…
Một cuộc sống như vậy rất rủi ro, như một cuộc cá cược số phận, thanh xuân, tuổi trẻ và thời gian của mình. Vậy tại sao chúng ta không tự xây dựng nền tảng tài chính cá nhân cho bản thân? Kiểm soát tài chính cá nhân và quản lý nó một cách hợp lý.
Phần 3. Thay vì phụ thuộc, sao không tự xây dựng tài chính cho bản thân?
Từ ví dụ của chị bạn Cú, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng tài chính là như thế nào. Bởi khi không độc lập tài chính, chúng ta sẽ bị bị động trong mọi vấn đề cuộc sống.
Đừng để đến lúc, đơn giản chỉ là muốn mua một món đồ yêu thích cũng không đủ tài chính. Hay muốn mua quà cho bố mẹ, chúng ta cũng bị phụ thuộc. Không được quyết định theo ý mình. Thế mới thấy tầm quan trọng của việc xây dựng tài chính cho bản thân.
Cú từng nghe câu nói “Mây tầng nào, gặp mây tầng đó”. Nghe thì có vẻ phiến diện, phân biệt. Nhưng Cú nghĩ chúng ta cũng nên nhìn vào đó một phần nào để sống.
Hay nói một cách công bằng, người chăm chỉ làm việc, học hành, đầu tư, cải thiện bản thân. Và có “sức khỏe” tài chính lành mạnh thì vẫn luôn có thế mạnh hơn trong xã hội này.
– Khi chúng ta nghèo, chúng ta phải tự đi tìm kiếm cơ hội, kết giao để có mối quan hệ. Khi chúng ta nghèo, rất nhiều việc, dù chúng ta muốn đều không thể làm được.
Nhưng khi chúng ta có tài chính, cơ hội sẽ tự tìm đến mình, người khác cũng sẽ tự tìm đến chúng ta để kết giao.
– Khi chúng ta nghèo, cuộc sống của chúng ta luôn trong trạng thái bị động. Thậm chí khi chúng ta nghèo, sẽ có rất nhiều ánh mắt coi thường hướng về phía bạn.
Lỡ ốm đau thì tiền đâu? Lỡ thất nghiệp thì tiền đâu? Quen một người trên cơ chúng ta, có điều kiện tài chính tốt, cũng phần nào tự ti, thậm chí lo sợ bị tuột mất, bị phản bội,…
Khi tự do tài chính, cuộc đời hoàn toàn nằm trong tay chúng ta. Thích làm gì, quen ai, sống như thế nào, chúng ta đều có thể chủ động lựa chọn. Vậy, anh em muốn một cuộc đời tự do, tự chủ. Hay mãi mãi nấp sau bóng lưng người khác để ngày này qua tháng khác nơm nớp lo sợ bị bỏ lại?
Do đó, chúng ta:
– Có thể không làm ông này bà kia. Nhưng nhất quyết phải làm ông chủ của cuộc đời mình.
– Có thể không đi xe sang, ăn mặc xịn,… Nhưng nhất quyết phải đi đúng hướng, tự làm ra đồng tiền và xây dựng tài chính cho bản thân. Ít hay nhiều cũng là của chúng ta làm nên, không phụ thuộc vào ai.
– Có thể lấy chồng giàu hay bình thường,… Nhưng nhất quyết trong cuộc hôn nhân đó chúng ta không lép vế. Để rồi khi cãi vã, xung đột vẫn dám lên tiếng và không bị cho là “ăn bám”.
Vậy nên, việc lấy chồng có sự nghiệp, tài chính,… có thể được cho vào là một trong các mục tiêu cuộc đời. Nhưng đó là câu chuyện của tương lai. Còn bây giờ, Cú vẫn hy vọng chúng ta nên tự xây dựng tài chính thật vững chắc để ngẩng cao đầu mà sống trong xã hội này.
Phần 4. Nên xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân càng sớm càng tốt
Nếu biết cách xây dựng tài chính cá nhân từ sớm, cuộc sống của chúng ta sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều đấy nhé. Dưới đây là những lợi ích “vàng”, cho việc này:
- Giúp quản lý tốt thu chi, tiết kiệm, nợ, đầu tư:
Với một bản kế hoạch tài chính chỉn chu, chúng ta sẽ nắm rõ dòng tiền của mình đang đi về đâu. Từ đó không còn phải lo lắng việc thiếu trước hụt sau.
- Chuẩn bị cho các mục tiêu lớn trong đời:
Kế hoạch tài chính cụ thể sẽ có những mốc thời gian chi tiết. Giúp chúng ta tập trung vào cách quản lý tiền bạc và thời gian. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra như kết hôn, sinh con, kinh doanh, du lịch, chu cấp cho cha mẹ…
- Chủ động ứng phó với nhiều rủi ro bất ngờ:
Biến động cuộc sống là điều khó tránh. Ai cũng có thể bị thất nghiệp, phá sản hoặc gặp vấn đề sức khỏe vào bất kỳ lúc nào.
Thế nhưng nếu đã có một bản kế hoạch tài chính cá nhân đến trọn đời, chúng ta chỉ cần tuân theo và sẵn sàng đối mặt với mọi biến cố mà không cần phụ thuộc vào ai.
- Hạn chế áp lực tiền bạc trong cuộc sống:
Khi đã có một kế hoạch tài chính hiệu quả, chúng ta sẽ không còn quá áp lực về tiền bạc. Sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung làm việc và hưởng thụ cuộc sống. Đặc biệt nếu biết cách quản lý tài chính ngay từ lúc còn trẻ, khi về già chúng ta sẽ tận hưởng một cuộc sống an nhàn và độc lập.
Kết luận
Trên đây là những quan điểm của Cú về vấn đề “Con gái không phải lo lắng việc xây dựng tài chính. Đúng hay sai?”. Và mỗi người đều nên có cho mình một kế hoạch tài chính ngay từ bây giờ. Để không còn gặp phải vấn đề thiếu hụt nguồn tiền, bị động trong cuộc sống. Cân đối trong việc thu – chi, độc lập tài chính.
Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, anh em có thể hình dung việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời khá dễ dàng. Không nên do dự nữa, mà hãy hành động ngay hôm nay nhé!
Bài viết trên hoàn toàn là quan điểm cá nhân của Cú, mong là anh em sẽ đón nhận những chia sẻ này một cách khách quan.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969