Biên lợi nhuận gộp? Những lưu ý khi phân tích doanh nghiệp
Biên lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số quan trọng khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể đến từ nhiều nguồn. Như doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu khác. Tuy nhiên, có thể nói cốt lõi của việc doanh nghiệp có phát triển được hay không? Doanh nghiệp có mở rộng được sản xuất kinh doanh hay không? Là dựa vào việc kinh doanh, buôn bán của doanh nghiệp đó có hiệu quả hay không.
Vậy chỉ số biên lợi nhuận gộp là gì? Doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư chúng ta nên gì để có thể hiểu và sử dụng chỉ số này một cách hiệu quả. Anh em hãy cùng Cú tìm hiểu những nội dung xung quanh biên lợi nhuận gộp qua bài viết này nhé.
Mở đầu
Trên khắp các mặt báo, các nhà kinh tế học cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang tiếp tục xấu đi. Điều này khiến sự quan tâm của nhà đầu tư đổ dồn vào việc đánh giá các chỉ số hiệu quả sản xuất kinh doanh nhiều hơn. Biên lợi nhuận gộp là một trong số đó. Doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh hợp lý. Để nâng cao giá trị biên lợi nhuận gộp của mình. Nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh cũng như thu hút nhà đầu tư. Tạo ra cho riêng mình vị thế vững chắc trên thị trường. Cụ thể chi tiết như nào, anh em hãy cùng Cú đọc hết bài này nhé.
Phần 1: Biên lợi nhuận gộp là gì?
Biên lợi nhuận gộp một chỉ số liên quan đến nhiều khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh. Cũng như có rất nhiều cách thức khi nghiên cứu, so sánh chỉ tiêu này để tìm hiểu về doanh nghiệp. Vì vậy nếu có khái niệm nào anh em chưa hiểu rõ, hãy đừng ngần ngại inbox Cú theo trang page sau nhé. Cú sẽ cùng anh em phân tích nhé!
https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
1.1 Biên lợi nhuận gộp là gì?
Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về biên lợi nhuận gộp. Anh em cần hiểu rõ về các thành phần cấu thành nên chỉ số này. Những đặc điểm và vị trí của những chỉ tiêu này được lấy ở đâu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Cụ thể là lợi nhuận gộp và doanh thu thuần.
1.1.1 Doanh thu thuần
Trong bài Doanh thu thuần là gì? Dễ hiểu nhất cho nhà đầu tư mới bắt đầu Cú đã chia sẻ tới anh em kiến thức về doanh thu thuần. Ở bài này Cú sẽ nói qua, tổng hợp lại kiến thức căn bản nhất. Để anh em dễ hình dung nhé.
Doanh thu thuần (hay còn gọi là doanh thu thực). Là khoản doanh thu từ bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã loại trừ các khoản giảm trừ doanh thu. Bao gồm:
– Chiết khấu thương mại: Là khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng. Nguyên do là việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn. Và theo thỏa thuận, bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại. (Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng).
– Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh. Là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất, Hoặc không đúng quy cách theo quy định hợp đồng kinh tế.
– Hàng bán bị trả lại: Là giá trị số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại. Các nguyên nhân là do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế. Hoặc do hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
– Thuế gián thu của sản phẩm đó: Là nguồn thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp, trong đó người nộp thuế không là người chịu thuế như đối với thuế trực thu. Thuế trực thu là loại thuế mà người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Nói cách khác, người nộp thuế và người chịu thuế là một. Người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế cho các đối tượng khác.
Doanh thu thuần là chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo kết quả kinh doanh. Xác định doanh thu thuần là cách thức để xác định tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một giai đoạn nhất định. Tức là chỉ tiêu này phản ánh kết quả, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách chân thực và đảm bảo nhất.
Các doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính, doanh thu bán hàng nội bộ, thu nhập khác không được tính vào doanh thu thuần. Doanh thu thuần chỉ tính từ việc kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty mà thôi.
Ví dụ 1: Xét công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) năm 2021, tổng doanh thu 150, 865 tỷ đồng. Bao gồm 6 khoản mục doanh thu khác nhau. Trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là doanh thu bán hàng 149,550 tỷ đồng. Tiếp đến là doanh thu cho thuê lại đất thuê 828 tỷ đồng và doanh thu cung cấp dịch vụ 405 tỷ đồng. Điều này là phù hợp với một doanh nghiệp thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh. Việc bán hàng hóa sản xuất ra là quan trọng và cần thiết nhất.
Các khoản giảm trừ doanh thu 1,185 tỷ đồng cũng đến từ 3 nguồn. Chiết khấu thương mại 1,128 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hàng bán trả lại 54 tỷ đồng và giảm giá hàng bán hơn 2 tỷ đồng.
Doanh thu thuần được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Cho ra kết quả là 149,679 tỷ đồng năm 2021.
1.1.2 Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp hay lãi gộp, tiếng Anh gọi là Gross profit. Đây là phần chênh lệch của doanh thu sau khi trừ đi phần vốn, tiền dịch vụ và các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm tới tay người dùng. Nói một cách dễ hiểu hơn thì nó là lợi nhuận bán hàng. Hay chính là tổng thu nhập của công ty khi kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn, Cú xin giới thiệu với anh em chỉ tiêu giá vốn hàng bán như sau. Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold) là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải trả như một chi phí liên quan trực tiếp đến việc bán sản phẩm. Tuy nhiên, phần giá vốn hàng bán không bao gồm 2 loại chi phí. Đó là chi phí quản lý doanh nghiệp và và chi phí bán hàng.
Ví dụ 2: Anh em hãy cùng Cú tìm hiểu về giá vốn hàng bán của công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) năm 2021. Giá vốn hàng bán được chia làm 7 khoản mục nhỏ. 6 khoản mục tương ứng với tổng doanh thu. Và thêm một khoản mục là dự phòng giá vốn hàng bán. Là khoản dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm. Giá vốn hàng bán tăng tương ứng với doanh thu tăng. Thể hiện doanh nghiệp quản lý hiệu quả giá nguyên liệu đầu vào và giá bán đầu ra sản phẩm.
Về bản chất, LN gộp là lãi thu được sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán. Nó thể hiện tổng thu nhập của công ty khi kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Hình trên là ví dụ về chỉ tiêu lợi nhuận gộp của công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) năm 2021. Lợi nhuận gộp bằng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán. Năm 2021 là 41,108 tỷ đồng.
1.1.3 Biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp (tiếng anh là Gross Profit Margin) hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp. Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính theo tỷ lệ phần trăm. Nó cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
Công thức:
Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần * 100%
Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin) càng cao đồng nghĩa với việc. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp càng hiệu quả. Trong số các loại doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu từ hoạt động chính là quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần tập trung vào công việc chính của mình để tạo thế mạnh, vị thế cạnh tranh trên thị trường. Cũng như tạo nền tảng cho sự phát triển, mở rộng doanh nghiệp.
Và một chỉ số biên lợi nhuận gộp cao cũng chứng tỏ các sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp đang tiêu thụ tốt. Thể hiện thông qua doanh thu cao. Đồng thời kiểm soát các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm rất tốt. Thông qua việc kiểm soát được giá vốn hàng bán tương ứng với doanh thu bán hàng.
Ví dụ 3: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) năm 2021 có
– Doanh thu thuần là 149,679 tỷ đồng
– Lợi nhuận gộp là 41,108 tỷ đồng
=> Biên lợi nhuận gộp là 41,108/149,679 * 100% = 27.5%
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát có biên lợi nhuận gộp là 27.5%. Nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần mà công ty có sẽ tạo ra 0.275 đồng LN gộp. Tuy nhiên, chỉ số này cao hay thấp, tốt hay xấu thì không thể đánh giá ngay được. Chúng ta cần so sánh với các doanh nghiệp đối thủ, so với ngành và so với chính doanh nghiệp đó qua các năm. Để có cái nhìn tổng quát. Chi tiết Cú sẽ gửi tới anh em ở phần sau của bài.
1.1.4 Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp là gì?
Đầu tiên phải kể đến, biên lợi nhuận gộp là một chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên 2 chỉ tiêu chính là doanh thu và giá vốn hàng bán. Do đó chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng. Cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm tới doanh nghiệp.
– Dựa vào việc tính toán chỉ số này, doanh nghiệp sẽ thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Giá trị đó chiếm bao nhiêu tỷ lệ phần trăm trong doanh thu. Liệu rằng mức lợi nhuận này có đáp ứng được mục tiêu, mong muốn của doanh nghiệp không.
– Từ đó, nhà quản trị sẽ đưa ra các chính sách về giá sản phẩm. Cũng như chương trình bán hàng phù hợp với chi phí vốn bỏ ra để tối ưu lợi nhuận. Đồng thời trên cơ sở đó đưa ra quyết định mở rộng và phát triển thị trường.
– Nếu doanh nghiệp có chỉ số biên lợi nhuận gộp thấp. Chủ doanh nghiệp nên rà soát lại toàn bộ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Để tối ưu hơn chi phí để có được chỉ tiêu biên lợi nhuận tốt hơn. Phân tích mức đóng góp của những thành phần chi phí giúp đưa ra một số loại quyết định. Từ việc thêm hay bớt một dòng sản phẩm. Đến cách định giá một sản phẩm, dịch vụ hoặc đến cách cấu trúc chi phí phù hợp.
– Chỉ số này cũng được sử dụng nhằm so sánh các doanh nghiệp cùng ngành. Doanh nghiệp có Biên LN gộp cao hơn nghĩa là đang kiểm soát chi phí tốt hơn. Doanh nghiệp có hệ số biên lợi nhuận càng lớn thì lãi ròng của doanh nghiệp đó càng cao. Dưới góc độ nhà đầu tư, chắc chắn doanh nghiệp với chỉ số cao hơn sẽ được anh em ưu tiên hơn đúng không?
– Biên LN gộp được doanh nghiệp sử dụng làm số liệu. So sánh với từng giai đoạn, kỳ kế toán của công ty. Kết hợp với các số liệu chung của ngành hoạt động. Từ đó đưa ra các chiến lược tối ưu chi phí và tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo.
1.2 Những lưu ý khi sử dụng biên lợi nhuận gộp
1.2.1 Tính toán và so sánh biên LN gộp cho các ngành hàng, mặt hàng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tính toán biên lợi nhuận gộp cho các ngành hàng, mặt hàng của mình. Từ đó, tìm ra được mặt hàng nào mang lại một tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Mặt hàng nào mang lại tỷ suất thấp nhất. Hoặc thấp hơn so với chỉ số toàn doanh nghiệp. Để tìm ra các biện pháp cải thiện, nâng cao tỷ suất. Mà lại phù hợp với các đặc trưng sẵn có của ngành hàng.
Ví dụ 4: Doanh nghiệp có 2 ngành hàng là bia và nước ngọt với biên lợi nhuận gộp là 25% và 11%. Không tính đến các yếu tố khác, nhìn vào 2 con số này. Doanh nghiệp nên tập trung hơn vào sản phẩm bia. Đưa ra các biện pháp tăng số lượng sản phẩm bia được bán ra thị trường. Cũng như doanh nghiệp cần đẩy mạnh chính sách bán hàng và kiểm soát chi phí. Của mặt hàng nước ngọt. Để sản phẩm thu được mức lợi suất tối ưu hơn.
1.2.2 Thận trọng khi tính toán biên lợi nhuận gộp đối với các doanh nghiệp có chi phí khấu hao cao
Doanh nghiệp có tài sản là nhà máy, thiết bị dây chuyền lớn sẽ có chi phí khấu hao lớn. Điều này ảnh hưởng đáng kể làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Và biên LN gộp của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng theo.
Điều này có thể gây ra nhận định sai lầm khi chỉ đánh giá biên LN gộp. Những doanh nghiệp này sẽ khác so với những doanh nghiệp không đầu tư nhiều vào tài sản cố định.
Một sự điều chỉnh chi phí khấu hao là cần thiết nhưng mà sẽ vô cùng phức tạp. Thay vào đó, anh em có thể so sánh những doanh nghiệp có nhiều chi phí khấu hao với nhau. Vẫn đảm bảo trong cùng một ngành. Để có sự tương đồng nhiều nhất. Từ đó đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
1.2.3 Xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới biên lợi nhuận gộp
Nhìn vào công thức tính biên LN gộp, anh em có thể dễ dàng nhận thấy 2 yếu tố chủ quan. Đó là doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, 2 yếu tố đó là thành quả của rất nhiều yếu tố tác động khác. Cụ thể có thể kể đến như sau:
– Thị trường chung toàn ngành. Một sự tăng trưởng ngành sẽ là động lực, tác động mạnh mẽ. Đối với sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Những đối thủ cạnh tranh cũng có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ.
– Sản phẩm, ngành hàng. Biên lợi nhuận sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau, sản phẩm khác nhau.
– Chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới biên LN gộp. Doanh nghiệp quản trị tốt nguồn cung, kế hoạch rõ ràng, nhạy bén với thị trường… Sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc xây dựng một chỉ số biên LN đẹp.
– Chính sách, chiến lược của ban lãnh đạo. Nếu doanh nghiệp tối ưu được chi phí vốn, bán được hàng. Nhưng chiến lược định giá kém, chính sách bán hàng không phù hợp cũng sẽ khiến biên LN gộp thấp. Bởi lúc này, doanh thu không chênh lệch nhiều với chi phí sản xuất, dẫn đến LN gộp thấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có một chiến lược định giá sản phẩm tối ưu, phù hợp với thị trường
Và còn rất nhiều những yếu tố khác tác động. Sẽ là không giống nhau giữa các doanh nghiệp. Nhưng chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư cần nhìn nhận và đánh giá thật khách quan. Để đưa ra được phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình và vốn đầu tư của mình.
1.2.4 Cách thức gia tăng biên LN gộp
Tăng doanh thu thuần:
Doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ suất biên LN gộp qua việc tăng doanh thu. Đây được xem là cách phổ biến, mang đến nhiều lợi ích nhất. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải bán nhiều hàng hơn hoặc tăng giá sản phẩm.
Trên lý thuyết có vẻ khá dễ dàng. Nhưng thực tế việc tăng giá sản phẩm chỉ khả thi với những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, mức giá sau tăng phải phù hợp với mức sẵn sàng chi trả của người mua. Nếu nhu cầu sản phẩm không cao, đồng thời giá thành “trên trời”. Doanh nghiệp sẽ rất dễ rơi vào tình trạng hàng tồn kho tăng nhanh chóng.
Giảm chi phí đầu vào:
Giảm chi phí đầu vào cũng là một cách hữu hiệu để tối đa hóa LN gộp. Doanh nghiệp có thể tìm những nhà cung cấp nguyên liệu với giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, một vấn đề của việc giảm chi phí đầu vào có thể dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp. Việc giảm chi phí đầu vào có thể đồng nghĩa chính là giảm chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, để giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhiều đơn vị chọn mở rộng quy mô sản xuất nhằm tối ưu hóa năng lực sản xuất. Đây được xem là chiến lược cực kỳ hiệu quả trong dài hạn. Thông qua mở rộng quy mô, doanh nghiệp sẽ giảm được nhiều chi phí trung bình của nguyên liệu, nhân công, máy móc, tài sản,…
Phần 2: Phân tích chỉ số biên lợi nhuận gộp
Anh em có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính. Tuy nhiên để cụ thể các mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu, đơn giá như nào… thì đó là điều không hề dễ dàng. Do đó, trong bài này, Cú sẽ phân tích chỉ số biên lợi nhuận gộp dựa vào những thông tin sẵn có nhất, dễ tiếp cận nhất. Nhưng cũng có nhiều ý nghĩa nhất trong việc đưa ra quyết định đầu tư của anh em.
2.1 Phân tích chỉ số biên lợi nhuận gộp qua các năm
Nếu chỉ phân tích chỉ tiêu này cho 1 năm mà không so sánh với giá trị nào. Thì thật khó để biết chỉ số này đang cao hay thấp? Chỉ số này có tốt không? Do đó, anh em cần phải so sánh chỉ số này qua các năm. Để thấy được xu hướng hay sự bất thường của doanh nghiệp.
2.1.1 Chỉ số biên lợi nhuận gộp ổn định qua các năm
Khác với lợi nhuận gộp luôn thay đổi qua các năm. Chỉ số biên lợi nhuận gộp thông thường lại ổn định qua các năm. Lý do thì khá đơn giản, nếu không có bất cứ sự thay đổi nào trong kinh doanh hay sản phẩm. Doanh nghiệp thường dựa vào chỉ số lợi nhuận gộp này để đưa ra chính sách giá và bán hàng. Do đó khi phân tích một doanh nghiệp, ngoài những con số trong báo cáo tài chính. Anh em cần bổ sung thêm những thông tin về sự kiện, sản phẩm. Để hiểu và nắm bắt những con số trên đó là gì? Nguyên nhân của sự tăng giảm đó.
Một chỉ số ổn định qua các năm giúp doanh nghiệp có một sự đảm bảo trong việc cân đối doanh thu và chi phí. Cho thấy sự vững chắc trong hoạt động buôn bán kinh doanh. Doanh nghiệp có một vị thế nhất định trên thị trường và một chính sách bán hàng ổn định. Tạo niềm tin cho các hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo.
2.1.2 Chỉ số biên lợi nhuận gộp tăng qua các năm
Một chỉ số tăng đều qua các năm, hay một xu hướng tăng là một dấu hiệu vô cùng tốt. Đối với việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang được nâng cấp giúp tối ưu giá vốn. Một chính sách bán hàng hiệu quả kết hợp với quản trị giá vốn hàng bán tốt. Sẽ giúp cho lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được củng cố.
Không chỉ doanh nghiệp, mà nhà đầu tư hay các định chế tài chính, đều quan tâm đến chỉ số này. Thông thường, một xu hướng tăng cho thấy doanh nghiệp sẽ có một tỷ lệ lợi nhuận ròng cao hơn. Vì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường là doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu. Do đó, nếu chỉ số biên LN ròng đạt mức 25-30% tăng qua các thời kỳ. Sẽ kéo theo biên lợi nhuận ròng cao hơn qua các năm. Sự ngày một phát triển của doanh nghiệp sẽ là đảm bảo lớn nhất. Cho nguồn vốn mà các nhà đầu tư bỏ ra.
2.1.2 Chỉ số biên lợi nhuận gộp giảm qua các năm
Rõ ràng, một sự tăng trưởng âm luôn không được khuyến khích trong bất kỳ trường hợp nào. Doanh nghiệp cần quản trị và thay đổi chiến lược bán hàng để đưa chỉ số về một giá trị ổn định hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp. Như có nhiều đối thủ mới cạnh tranh hay thay đổi mô hình kinh doanh sẽ có những biến động về chỉ số này.
Nếu nhận thấy biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp có sự giảm sút bất thường. Anh em cần đánh giá và xem xét kỹ nguyên nhân. Và đương nhiên bên cạnh yếu tố chủ quan của doanh nghiệp. Việc sản xuất kinh doanh, hay nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp. Không thể tách rời khỏi nền kinh tế chung. Do đó, khi xem xét nguyên nhân, anh em cần cân nhắc cả ngành nghề, thời điểm, cũng như biến cố chung của toàn bộ nền kinh tế. Để thực sự hiểu cũng như tìm kiếm cơ hội cho các quyết định đầu tư của mình.
Nếu sự sụt giảm đến từ nguyên nhân sụt giảm chung của toàn cầu. Nhưng tốc độ sụt giảm lại chậm hơn, nhỏ hơn. Thì có thể xem xét kỹ hơn cho một sự đầu tư cổ phiếu. Vì khi đó, doanh nghiệp phải có một sự vững chắc, hoặc nhạy bén. Để tạo ra được sự khác biệt so với số còn lại.
Ví dụ 5: Xét chỉ số biên LN gộp của công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) qua các năm từ 2018 – 2021:
Biên LN gộp năm 2018: 20.9 %
Biên LN gộp năm 2019: 17.6 %
Biên LN gộp năm 2020: 21.0 %
Biên LN gộp năm 2021: 27.5 %
=> Nhìn vào con số kia có thể thấy công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Có một xu hướng tăng từ năm 2018 đến năm 2021 từ 20.9% lên 27.5%. Đây là một dấu hiệu vô cùng tốt đối với doanh nghiệp. Thể hiện vị thế cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã ngày càng tối ưu được quản trị giá vốn. Cũng như chính sách bán hàng. Để đạt được sự hiệu quả như ngày nay.
Tuy nhiên có giai đoạn sụt giảm năm 2019, chỉ số biên LN gộp chỉ đạt 17.6 % thấp hơn 3% so với năm 2018. Dựa vào phân tích số liệu, anh em có thể thấy là do sự tăng cao trong giá vốn hàng bán. Mặc dù doanh thu thuần cao hơn năm trước. Nhưng tốc độ tăng không cao bằng so với giá vốn.
Ngoài nguyên nhân chủ quan là doanh nghiệp chưa thực sự quản trị tốt giá vốn hàng bán. Còn một yếu tố mà Cú tìm hiểu được là do. Năm 2019, trong bối cảnh thị trường toàn cầu trầm lắng. Thị trường thép trong nước có mức tăng trưởng sản xuất và bán hàng thép cũng trở nên khiêm tốn hơn so với cùng kỳ năm 2018.
Sự hồi phục mạnh mẽ năm 2020, cho thấy HPG đã thành công trong việc hồi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.2 Phân tích chỉ số biên lợi nhuận gộp qua các quý
Như anh em đã biết, trong một năm, sẽ luôn có lúc buôn bán tấp nập, lúc lại “ế” hơn bình thường. Thời điểm bán chạy hay bán ế lại không giống nhau giữa các ngành nghề. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo sẽ có doanh thu cao hơn vào những dịp lễ tết. Hay doanh nghiệp thép sẽ có doanh thu cao hơn vào mùa khô. Khi có nhiều công trình, nhà ở, được xây dựng hơn…
Chính vì vậy, để tìm hiểu được chính xác doanh số bán hàng cũng như biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Thay đổi như thế nào trong năm. Đâu là mùa doanh nghiệp thuận lợi cho công việc kinh doanh nhất. Đâu là mùa ế ẩm nhất. Từ đó đưa ra các phương án, chiến lược kinh doanh hợp lý với từng thời kỳ. Như là, tăng cường các chính sách bán hàng trong mùa thuận. Cải thiện chính sách bán hàng, hạn chế những chi phí không hợp lý trong mùa nghịch. Để tạo hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Ngoài ra, việc nắm bắt biên lợi nhuận gộp thay đổi trong từng kỳ. Cũng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đảm bảo luôn cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất hàng hóa. Tránh lãng phí, hay tồn kho dư thừa quá nhiều đặc biệt trong giai đoạn giá nguyên liệu đầu vào cao.
Dựa vào báo cáo tài chính doanh nghiệp. Anh em có thể phân tích doanh thu cũng như biên lợi nhuận gộp theo quý. Để tìm ra chu kỳ trong năm của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ dữ liệu lịch sử cũng phần nào giúp anh em có thể ước lượng được doanh thu lợi nhuận của các quý tiếp theo.
Thêm vào đó, anh em cũng cần so với cùng kỳ năm trước. Như là quý 1 của năm nay cần so với quý 1 của năm trước, năm trước nữa… Để thấy được xu hướng, biến động của chính cùng một quý đó. Điều này có thể được giải thích như sau. Là do trong cùng một thời điểm giữa các năm, sẽ có những yếu tố chung giống nhau. Do đó việc so sánh sẽ trở nên tương đồng hơn và cũng có ý nghĩa hơn.
Lấy ví dụ, Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo nếu so sánh quý 2 năm 2020 với quý 1 năm 2021. Sẽ không tương đồng bằng quý 1 năm 2020 và quý 1 năm 2021.
Nguyên nhân là do vào quý 1 có nhiều dịp lễ tết lớn như tết cổ truyền dân tộc. Lễ hội, chùa chiền đầu năm… Khiến nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng bánh kẹo tăng mạnh. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp từ đó mà cũng tăng mạnh. Nhưng khi tới quý 2, do có ít dịp lễ tết hơn. Nên nhu cầu bánh kẹo của người dân sẽ giảm. Kéo theo đó là doanh thu bán hàng của doanh nghiệp cũng giảm theo. Khi so sánh với nhau sẽ trở nên khập khiễng đúng không nào.
Lý thuyết thì rất dễ hiểu, chúng ta sẽ cùng cụ thể hóa qua ví dụ sau nhé.
Ví dụ 6: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) có biên lợi nhuận gộp như hình sau. Số liệu trích từ TCInvest tháng 12 năm 2022
Bước 1: So sánh chỉ số này giữa các quý trong năm. Cụ thể năm 2021.
Nhìn vào bảng dữ liệu, có thể thấy quý 4 năm 2021 có chỉ số biên LN gộp thấp nhất tương ứng với 21.4%. Quý 2 đạt giá trị cao nhất là 32.7%, tiếp theo đó là quý 3 với 30.7%. Và quý 2 là 26.1%.
Kết hợp với dữ liệu về doanh thu thuần tăng đều qua các quý từ 31,455 tỷ đồng ở quý 1. Đến 45,048 tỷ đồng ở quý 4. Cho thấy có sự không đồng nhất với biên lợi nhuận gộp như vậy là do giá vốn hàng bán của doanh nghiệp ở quý 4 đang bị quá cao.
Nguyên nhân là do giá quặng giá và thép phế tại các quốc gia nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam. Có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm 2020. Và duy trì xu hướng tăng trong cả năm 2020. Trong các tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã khiến Brazil. Quốc gia xuất khẩu quặng sắt hàng đầu thế giới phải đóng cửa các mỏ quặng lớn. Dẫn đến nguồn cung quặng sắt toàn cầu đột ngột giảm mạnh. Điều này đã khiến giá quặng sắt thị trường thế giới. Và hàng hóa thay thế là thép phế tăng một cách nhanh chóng.
Qua phân tích trên, doanh nghiệp cần chủ động hơn nguồn nguyên liệu đầu vào. Cũng như nắm sát và đưa ra những hành động cụ thể để ổn định nguồn cung với mức giá tối ưu. Để đạt một biên lợi nhuận tốt nhất bên cạnh những nỗ lực gia tăng doanh thu.
Bước 2: So sánh chỉ số biên LN gộp với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể so sánh chỉ số của quý 2 năm 2020, 2021, 2022.
Theo số liệu phân tích của TCInvest, chỉ số biên LN gộp của quý 2 năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 18.1%, 32.7%, 17.5%. Chỉ số này không tăng đều qua các năm. Khi so sánh với LN gộp tương ứng thì chỉ số có diễn biến cùng chiều. LN gộp quý 2 năm 2021 tăng so với quý 2 năm 2020. LN gộp quý 2 năm 2022 giảm so với quý 2 năm 2021.
Nguyên nhân là do trong khi đó, giá nguyên liệu sản xuất thép biến động mạnh. Cụ thể, giá các loại quặng sắt, thép phế, than cốc liên tục giảm từ hồi đầu quý II. Các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng rất lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thép.
Để đảm bảo khuôn khổ bài viết, Cú chỉ nêu ra 2 minh họa cho phân tích biên LN gộp theo quý. Khi bắt tay tìm hiểu doanh nghiệp, anh em cần phải phân tích rộng hơn, nhiều năm hơn. Để có thể nắm bắt được xu hướng, quy luật kinh doanh theo chu kỳ của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra được dự báo chính xác hơn. Và một điều quan trọng là cần phải kết hợp với các thông tin vĩ mô. Thông tin của ngành. Để giải thích, phân tích cho những sự thay đổi. Cũng như dựa vào nguyên nhân đó để đưa ra kết luận về chất lượng, chính sách bán hàng của doanh nghiệp.
2.2 Phân tích chỉ số biên lợi nhuận gộp so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô
Khi chỉ số đứng một mình, Cú cũng như anh em, không thể biết đó là chỉ số cao hay thấp. Tự bản thân doanh nghiệp đã có một chỉ số đẹp qua các năm, các quý. Liệu đã là dữ liệu cuối cùng cho sự lựa chọn cổ phiếu?
Chúng ta không thể tách rời khỏi bối cảnh (hoàn cảnh sống) của mình. Và doanh nghiệp cũng thế. Không thể tách rời thị trường chung. Có những doanh nghiệp cùng ngành, những doanh nghiệp đối thủ. Bên cạnh sự cạnh tranh, đó cũng như là một thước đo cho sự hiệu quả của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chúng ta không thể so sánh. Những doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau với nhau được. Vì đặc thù kinh doanh khác nhau sẽ dẫn tới doanh thu và chi phí khác nhau. Sẽ không có nhiều ý nghĩa khi so sánh một doanh nghiệp sản xuất và một doanh nghiệp dịch vụ. Để kết luận doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả hơn.
Do đó, anh em sẽ dễ dàng bắt gặp sự so sánh các chỉ số giữa các doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp có cùng quy mô. Một cách đơn giản nhất, trong cùng một ngành. Trên cơ sở đó đưa ra đánh giá một cách chính xác nhất về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có biên LN gộp cao hơn, thì doanh nghiệp đó đang hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn. Từ đó có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp còn lại.
Ví dụ 7: Biên lợi nhuận gộp một số doanh nghiệp ngành thép
Tại biểu đồ trên, khi so sánh biên LN gộp của các doanh nghiệp trong ngành thép. Anh em có thể thấy rằng HSG có biên LN gộp trung bình khá cao và ổn định. Cụ thể, quý I năm 2020 cao nhất lên tới 17.3%. Trong khi đó, biên LN gộp của HPG có xu hướng phát triển kém ổn định hơn. Dù trong quý I, quý II năm 2019, biên LN gộp của HSG khá cao. Nhưng ngay trong quý III và quý IV đã có sự sụt giảm đáng kể, thấp nhất là 6,86%. Còn lại, biên LN gộp của NKG và POM dù tăng trưởng khá ổn định. Nhưng không quá ấn tượng so với các doanh nghiệp còn lại trong ngành.
Tuy nhiên, cũng giống như sự phân hóa chung của toàn thị trường. Các chỉ tiêu sẽ khác nhau khi so sánh các doanh nghiệp vốn hóa lớn, vốn hóa trung bình và vốn hóa nhỏ. Do đó, anh em cũng nên so sánh các doanh nghiệp cùng ngành nhưng có cùng quy mô. Cụ thể như ngành ngân hàng, dầu khí, sản xuất… Để tìm ra được doanh nghiệp tốt nhất trong mỗi phân khúc (lớn, trung bình, nhỏ). Kết hợp với giá cổ phiếu, để tìm được cổ phiếu phù hợp nhất với chiến lược, phong cách đầu tư của mình.
Sau khi hiểu về đặc điểm, ý nghĩa và cách sử dụng của chỉ số biên LN gộp. Cú giới thiệu với anh em một công cụ rất hữu ích của TCInvest. Giúp anh em tiết kiệm được thời gian tra cứu, tổng hợp. Nhưng vẫn nắm bắt được những thông tin hiệu quả, có ích. Không chỉ phân tích cơ bản, mà phần phân tích kỹ thuật cũng rất hay. Anh em có thể tìm hiểu đa dạng về các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Kết hợp với kiến thức của mình. Để trở thành một nhà đầu tư thông thái.
Cú sẽ để link đăng ký tài khoản miễn phí ở đây, anh em có thể mở tài khoản: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng: 105C912839
Kết luận
Qua bài đọc này, Cú tin rằng anh em đã có thể đọc hiểu được về biên LN gộp doanh nghiệp. Những ví dụ minh họa, cũng như những điểm cần lưu ý khi phân tích biên LN gộp doanh nghiệp. Cũng được Cú trình bày rất rõ ràng, dễ hiểu và chi tiết. Anh em hãy áp dụng những kiến thức này để hiểu về một doanh nghiệp. Trước khi đưa ra quyết định đầu tư nữa nhé!
Biên LN gộp được coi là một trong những chỉ số quan trọng nhất. Khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là thước đo đầu tiên, quan trọng cho thấy doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận như thế nào. Thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình. Chính vì vậy, hiểu về biên LN gộp sẽ giúp cho cho anh em hiểu về doanh nghiệp. Hiểu về cơ cấu lợi nhuận cũng như chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Kết hợp với các chỉ tiêu khác để thấy được doanh nghiệp có định hướng phát triển lành mạnh hay không. Có tạo ra được một tỷ suất lợi nhuận hay không
Hy vọng rằng từ những kiến thức trên, anh em có thể xâu chuỗi với những với những kiến thức thực tế khác. Để đưa ra những đánh giá khách quan, nhiều chiều về biên LN gộp của doanh nghiệp mình đang quan tâm. Áp dụng nó vào trong việc lựa chọn cổ phiếu. Để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969