Kỹ năng quản lý tiền bạc hiệu quả để vực dậy khi nợ nần ngập cổ
Vay nợ là một việc hết sức bình thường, ngay cả những ông lớn như VinGroup, VietinBank, BIDV,… cũng nợ hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhưng vẫn kiểm soát tốt các khoản nợ. Vậy vì sao có nhiều cá nhân cũng vay mượn nhưng lại lâm vào cảnh “nợ nần ngập cổ”, trốn nợ,…? Bởi vì họ chưa biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Chưa có kỹ năng quản lý tiền bạc phù hợp. Điều này dẫn đến nợ chồng nợ và không biết đến ngày tự do tài chính.
Trong bài viết hôm nay, Cú sẽ chỉ cho anh em 3 bước để quản lý tiền bạc. Giúp anh em thanh toán thế nào để có thể vực dậy sau khi nợ nần ngập đầu ngập cổ. Cùng tìm hiểu nhé!
Mở đầu
– Anh em đang phải trả nợ hàng tháng số tiền lớn gấp 2-3 lần thu nhập của mình?
– Hay anh em đang phải vay giật gấu vá vai, lấy chỗ nọ, bù chỗ kia?
– Và cũng đang mất dần đi niềm tin từ bạn bè, người thân?
Tất cả chỉ bởi vì sự mất uy tín trong kỹ năng quản lý tiền bạc, tài chính cá nhân của mình. Rồi cũng từng lỡ hẹn trả nợ 3 tháng, 6 tháng, hay thậm chí năm này qua năm khác. Vậy điều bây giờ anh em cần làm là gì để có thể trả hết tiền khi nợ nần ngập đầu ngập cổ như vậy?
Cú nghĩ, để có thế giải quyết được những vấn đề nợ nần nghiêm trọng như vậy đòi hỏi cần có một quá trình. Trong đó sẽ không thể thiếu những kỹ năng quản lý tiền bạc căn bản. Với kinh nghiệp cũng từng được xem là nợ nần ngập cổ sau vài lần thất bại trên thị trường. Hôm nay Cú sẽ chia sẻ đến anh em cách mà Cú đã đúc rút ra được.
Để có câu trả lời chi tiết, anh em cùng theo dõi hết bài viết Kỹ năng quản lý tiền bạc hiệu quả để vực dậy khi nợ nần ngập cổ này của Cú nhé!
Đây là một trong những bài viết chia sẻ kỹ năng quản lý tiền bạc, tài chính. Nằm trong chuỗi Series Quản lý tài chính cá nhân của Cú. Nó sẽ giúp anh em có lại một tư duy đúng về tài chính. Từ đó anh em có thể tích lũy và tự xây dựng cho mình một sức mạnh tài chính bền vững.
Tất nhiên, bài viết này Cú sẽ trình bày một cách dễ hiểu nhất có thể. Để có thể phù hợp với tất cả anh em ở mọi lứa tuổi. Dù còn là sinh viên hay đang khởi nghiệp, hay đi làm công ăn lương,… Tất cả chúng ta đều cần phải có kỹ năng quản lý tiền bạc tốt và phù hợp. Vậy nên nếu quan tâm, anh em có thể follow website hay các kênh của Cú để phổ cập thêm nhiều kiến thức tài chính.
Phần 1. Chia sẻ kinh nghiệm của Cú về quản lý tiền bạc
Bản thân Cú cũng đã từng có những giai đoạn nợ nần ngập đầu, ngập cổ. Đó là khi Cú bước vào thị trường chứng khoán nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức. Đợt đó Cú còn nhớ vào đúng đỉnh của thị trường năm 2007. Và Cú có sử dụng tiền của bạn bè, người thân để đầu tư.
Cũng bởi lẽ như vậy mà khi thị trường sập thì cuốn trôi hết mọi thứ. Cả tiền của Cú lẫn người thân, bạn bè, số tiền mà họ đã tin tưởng khi giao cho Cú. Và trong những phút giây khó khăn, bế tắc, tăm tối đó, Cú có suy sụp. Đúng vậy, có suy sụp, thậm chí muốn buông bỏ tất cả.
Nhưng rồi sau tất cả Cú đã cố gắng tìm cách vực dậy, đứng lên. Quá trình đó khá dài, có một dịp nào đó Cú sẽ chia sẻ cùng anh em. Tuy nhiên sau khi vượt qua Cú đã đúc rút được 3 kỹ năng quản lý tiền bạc, tài chính quan trọng.
1.1. Động cơ vay nợ của anh em là gì?
Bản thân Cú tin rằng trong số chúng ta sẽ không ai cố tình đi nợ nần để ngập đầu ngập cổ. Cũng như việc cố tình nợ nần người khác dai dẳng. Vì phần nào Cú luôn nghĩ khi chúng ta vay nợ cũng sẽ rất hy vọng làm ăn, kinh doanh có lời. Để vừa có tiền trả nợ nhưng quan trọng là vừa giúp bản thân vực dậy, có tài chính vững chắc, đúng không?
Tại sao Cú lại tin vào điều đó?
Bởi vì việc có tiền một cách quang minh chính đại một cách đàng hoàng. Nó sẽ giúp chúng ta cảm thấy sung sướng và thoải mái hơn rất nhiều. So với việc chúng ta đi lừa lọc, quỵt tiền của người khác.
Và tất nhiên, Cú cũng tin rằng nếu chúng ta có tiền từ việc lừa lọc người khác. Thì chắc chắn cuộc đời sẽ khó có thể yên ổn. Tâm hồn cũng khó được bình an. Và sẽ sống trong sự dằn vặt lương tâm, mệt mỏi, không ở thời này thì sẽ thời điểm khác.
Chính vì vậy động cơ ban đầu khi đi vay nợ không phải ai cũng xấu.
1.2. Vì sao chúng ta lại rơi vào hoàn cảnh nợ nần “ngập cổ”?
Thế nhưng tại sao lại dẫn đến những sai lầm như vậy? Tại vì theo tính toán ban đầu, chúng ta tính rằng khi vay nợ sẽ đầu tư vào chỗ A, chỗ B,… Rồi từ đó sinh lời theo như kế hoạch và có đủ tiền trả nợ.
Thế nhưng một điều mà ít ai trong chúng ta nghĩ đến. Đó là đầu tư kinh doanh, thị trường tài chính luôn đầy rẫy rủi ro. Đây cũng chính là một nhược điểm của chúng ta là khi lên kế hoạch chỉ nghĩ đến những mục tiêu mong muốn. Và bỏ qua khâu lên kịch bản quản trị rủi ro.
Thế là những thời điểm thị trường xoay chiều, chúng ta không kịp trở tay. Thế là mất tiền.
Và tại thời điểm mất tiền đầu tiên đó, chúng ta lại mắc tiếp một sai lầm. Đó là không chịu thừa nhận mình đã sai. Chúng ta không chịu đối mặt với việc mình đã làm mất tiền. Với việc mình đã sai để tìm cách khắc phục.
Thay vì đó lại tiếp tục lún sâu, tiếp tục đi vay nợ để gỡ gạc. Rồi dẫn đến những hành đồng mất kiểm soát như nói dối bạn bè, người thân,… Dần lún sâu vào nợ nần.
Và từ đó chúng ta trở thành con nợ, bị nợ nần bủa vây.
Còn nếu giả xử khi đó chúng ta chịu chấp nhận sai lầm. Chấp nhận đối mặt với chủ nợ thì Cú tin rằng sớm hay muộn đều có cách giải quyết. Chính vì vậy, việc trang bị cho bản thân một tâm lý thật tỉnh táo. Và những kỹ năng quản lý tiền bạc, tài chính, nợ nần,… Là hết sức quan trọng nếu anh em không muốn một ngày nào đó mình rơi vào hố sâu nợ nần.
1.3. Quay trở lại với tình trạng hiện tại của bản thân?
Nói một chút về tình trạng hiện tại của anh em. Thu nhập tại thời điểm này của anh em chỉ là một phần rất nhỏ so với khoản nợ khổng lồ mình làm ra. Và với tình trạng này, anh em đang phải chịu khá nhiều áp lực từ chủ nợ. Ông này, bà kia, lãi mẹ đẻ lãi con, ngân hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… Đâu đâu cũng là chủ nợ.
Và với số lượng chủ nợ đó, ngày này qua ngày khác gọi điện, tìm gặp,… Thậm chí kêu gào, đe dọa anh em phải trả nợ. Gây áp lực cho anh em, rất mệt mỏi. Đứng trước hoàn cảnh này thì còn đâu đầu óc để làm ăn, kinh doanh nữa. Đúng không?
Vậy thì, với những áp lực như vậy. Với nguồn thu nhập 1 tháng làm được 20-30 triệu. Nhưng nợ nần lên đến cả trăm triệu, cả tỷ,… Thì làm sao có thể nói chuyện, thương lượng với các chủ nợ?
Phần 2. Kỹ năng quản lý tiền bạc đầu tiên khi nợ nần – Đối mặt với chủ nợ
Trong quá trình tái cấu trúc nợ, cơ cấu lại các khoản nợ. Hay nói đơn giản là sắp xếp lại các khoản nợ, có một việc mà Cú nghĩ rất quan trọng. Đó chính là nắm bắt tâm lý chủ nợ, hiểu được tâm tư, mong muốn của họ. Đây cũng là cách mà anh em đối mặt với chủ nợ của mình.
Nhưng hiện nay có khá nhiều bạn khi vay nợ thường mắc phải tâm lý sợ đối mặt với chủ nợ. Tuy nhiên. theo Cú, chúng ta cần phải tôn trọng chủ nợ hơn hết vì họ chính là người cho chúng ta vay tiền. Bằng cách nào? Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng quản lý tiền bạc quan trọng. Bằng cách đối diện với họ thông qua những bước cơ bản dưới đây:
2.1. Thể hiện “mong muốn trả nợ” một cách chân thành
Nhằm để giảm thiểu lo lắng và nỗi sợ rủi ro cho chủ nợ. Đơn giản vì khi họ cho anh em vay tiền thì đâu đó cũng có nỗi sợ. Sợ nhất là lỡ như anh em trốn nợ, không trả nợ. Hay không đủ khả năng trả gốc, trả lãi. Như vậy có phải họ cũng tiền mất tật mang hay không?
– Ngân hàng cũng có nỗi lo của ngân hàng. Kể cả anh em có đưa nhà cửa ra thế chấp. Nhưng nếu mất khả năng trả nợ, họ cũng phải mất công làm các thủ tục rồi rủi ro này, rủi ro kia. Chuyển nợ nhóm 2, nhóm 3 sang nợ xấu,… Làm sao tránh khỏi đúng không?
Khi đó ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Người nhân viên tín dụng làm việc trực tiếp với anh em cũng bị ảnh hưởng. Nhẹ thì nhắc nhở, khiển trách. Nặng thì mất lương mất thưởng tùy theo mức độ vì chưa làm tròn trách nhiệm. Vì vậy họ không hề muốn điều đó.
– Còn người quen, bạn bè thì có thể dễ hơn. Họ cho anh em vay mượn cũng một phần từ sự cả nể, tình cảm, máu mủ,… Vì vậy nếu họ thấy được khó khăn anh em đang trải qua và cả sự chân thành muốn trả nợ. Có lẽ sẽ dễ dàng ngồi xuống trao đổi hơn.
– Cú nghĩ căng nhất ở đây là những khoản vay nóng, vay của xã hội đen. Vì nhóm này thường sẽ có rất nhiều phương án để gây áp lực lên con nợ. Nhẹ thì nhắc nhở, nặng thì dọa đánh, dọa giết, hay thậm chí đe dọa cả người thân anh em.
Nhưng một điều Cú chắc chắn rằng, mong muốn cuối cùng của họ cũng là lấy được lãi và gốc. Còn nếu anh em rơi phải trường hợp họ cố tình siết lãi thì hãy nhớ rằng. Xã hội đen nếu lấy lãi quá 150% lãi ngân hàng thì cũng dễ rơi vào tình trạng cho vay nặng lãi. Trong trường hợp này rất dễ bị đi tù hoặc những tội liên quan đến hình sự.
Còn nếu anh em bị gây áp lực quá đáng từ xã hội đen thì có thể áp dụng 2 phương pháp sau:
+ Thứ nhất vẫn là sự chân thành, cho họ biết rằng mình vẫn đang nỗ lực hết sức để trả nợ.
+ Nhưng quan trọng thứ 2 vẫn là sức mạnh của anh em. Nếu họ quá đáng, đe dọa, đập phá, đánh người,… thì có thể nhờ đến cơ quan chức năng. Hãy để công an, pháp luật tư vấn và bảo vệ anh em khi cần thiết. Tất nhiên vẫn phải đảm bảo rằng anh em đã và đang nỗ lực hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
Tóm lại, trong bước này anh em phải cho họ thấy rằng bạn là một con nợ uy tín. Đồng thời đề xuất cho chủ nợ những phương án trả nợ . Tất nhiên là phải có lợi cho đôi bên. Để giảm lãi, giảm gốc nếu được. Còn không ít nhất cũng biến NỢ NGẮN HẠN thành NỢ DÀI HẠN. Cuối cùng là tái cơ cấu lại nợ.
Kỹ năng quản lý tiền bạc này không phải ai cũng làm được. Nhưng nếu anh em chân thành, thấu hiểu và khéo léo thì chắc hẳn chủ nợ cũng chịu ngồi xuống để thương lượng. Vì chẳng ai mà không muốn nhận lại số tiền mình cho vay, đúng không?
Bản thân chủ nợ cũng sẽ hiểu rằng nếu anh em không đủ năng lực trả hết nợ. Vậy nên dù có làm cách gì cũng cho ra một kết quả. Do đó, việc anh em thể hiện sự tôn trọng, mong muốn trả nợ sẽ mang lại kết quả tích cực hơn so với việc bạn “trốn chủ nợ”.
2.2. Cố gắng quản lý tiền bạc – Làm hết khả năng để gia tăng thu nhập
Sẽ không một chủ nợ nào tin tưởng anh em chỉ thông qua những lời “hứa hẹn”. Đặc biệt là nếu anh em không có một động thái, hành động cụ thể nào.
Anh em cần cho họ thấy rằng mình đang cố gắng làm đủ mọi cách để có thể trả nợ. Kể cả là phải làm 1 công việc, 2-3 công việc cùng một lúc, tăng ca, làm thêm giờ… Miễn có thêm thu nhập, gia tăng khả năng thanh toán nợ.
Thử đặt tình huống vào bản thân chúng ta thì cũng như vậy thôi. Cho vay nợ và thấy con nợ chăm chỉ làm ăn kiếm tiền trả nợ cho mình. Dù là kể cả khi họ đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Nhưng nếu thấy được những điều này chúng ta sẽ cảm nhận được sự chân thành. Từ đó gây dựng niềm tin và sẵn sàng ngồi lại thỏa thuận với họ. Đúng không nào?
Một khi anh em vừa có thái độ “mong muốn trả nợ”, vừa có hành động rõ ràng thì bất kỳ chủ nợ nào cũng sẵn sàng đàm phán. Hãy tranh thủ cơ hội này để đàm phán với chủ nợ. Nỗ lực đưa ra đề xuất phương án giảm LÃI CAO xuống LÃI THẤP.
2.3. Lên kế hoạch trả quản lý tiền bạc và nợ hợp lý
Anh em phải tính toán lại mức lãi suất trả nợ đó có hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại hay không. Có thể lúc anh em ký kết hợp đồng vay nợ là thời điểm tình hình thị trường khác. Thời điểm đó đang có thu nhập ổn định, dòng tiền vào tốt, tiềm năng,…
Còn hiện tại, anh em không đủ khả năng để làm ra lợi nhuận cao như vậy. Nói thẳng ra là anh em đang bị sa vào tình thế khó khăn. Gần như mất năng lực trả nợ. Thế nên, hãy cân nhắc việc thương lượng với chủ nợ về việc GIẢM GỐC – GIẢM LÃI.
Chẳng hạn như ngày tháng sau anh em cần phải thanh toán hết khoản nợ đó. Nhưng hãy cố gắng thỏa thuận với chủ nợ. Để biến nợ ngắn hạn, nợ tháng sau đó thành nợ dài hạn. Ví dụ tháng sau anh em phải trả 50 triệu nhưng không thể xoay kịp. Hãy thỏa thuận chia nhỏ mức trả ra mỗi tháng 10-15 triệu chẳng hạn.
Một phần nữa, cố gắng để chủ nợ có thể hiểu rằng với mức lãi suất cũ anh em sẽ không thể nào đáp ứng. Điều đó sẽ bất lợi cho cả chủ nợ nếu anh em không thể trả đúng hạn. Để từ đó thương lượng giảm xuống mức lãi phù hợp nhất cho đôi bên.
Phần 3. Kỹ năng quản lý tiền bạc thứ 2 cần có – Một cam kết mạnh kẽ bằng kế hoạch trả nợ khả thi
Kỹ năng quản lý tiền bạc thứ 2 mà Cú muốn đề cập đến đó là phải biết lên kế hoạch khả thi. Anh em có cam kết nhưng sẽ đi về đâu nếu không có kế hoạch trả nợ. Một kế hoạch trả nợ khả thi, rõ ràng sẽ giúp cam kết thêm phần mạnh mẽ và có sức nặng.
Thứ nhất, cam kết mà Cú muốn nhắc đến ở đây chính là lời hứa trả nợ. Tuy nhiên, nếu anh em hứa nhiều nhưng không làm nhiều thì sẽ rất bất lợi. Thà hứa ít nhưng làm nhiều còn hơn hứa hươu hứa vượn. Không nên vì áp lực quá mà hứa cho qua. Điều này sẽ càng dẫn đến kết cục tệ hơn.
Vì vậy, hãy hứa đúng những gì có thể thực hiện được. Ngày mấy chuyển gốc, ngày mấy chuyển lãi. Cụ thể rõ ràng và đúng ngày đó anh em thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên đi vay nợ.
Nếu không làm được, hãy báo cho chủ nợ thật sớm. Tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy”. Vì như vậy sẽ làm chủ nợ mất niềm tin thêm một lần nữa. Và sau nhiều lần mất niềm tin, anh em sẽ dễ bị quay lại con đường cũ. Luẩn quẩn trong vòng nói dối, chây ì, rất mệt mỏi.
Thứ hai, anh em cần phải đề ra một kế hoạch khả thi để thực hiện cam kết. Tránh việc trễ hứa, thất hứa. Trong kế hoạch đó, Cú sẽ lưu ý bạn những điểm sau:
– Để đúng ngày trả nợ và đến ngày là phải thực hiện.
– Chỉ nên trả nợ bằng 20%-30% thu nhập/tháng của anh em. Để đảm bảo anh em có đủ khả năng chi trả những chi phí sinh hoạt, nhu cầu hàng ngày. Thay vì dùng hết thu nhập để trả nợ. Vì sao?
Vì nếu anh em dùng tất cả để trả nợ và không dành bất cứ khoản nào cho bản thân. Thì Cú tin rằng sẽ rất lâu để anh em phục hồi sức khỏe tài chính lẫn tinh thần. Và khi không phục hồi được đầu tư, kiến thức, bản thân,… thì rất dễ bị chìm đắm. Và hạ mức sống của bản thân xuống mức rất thấp.
Vì vậy dù trả nợ nhưng vẫn phải dành một phần trang trải chi phí và tái đầu tư vào bản thân.
Phần 4. Kỹ năng quản lý tiền bạc thứ 3 cần có – Thực thi kế hoạch
Khi đã có kế hoạch hành động thì đây là thời điểm để anh em bắt tay vào thực thi kế hoạch. Nhưng anh em cũng cần có một sự phân bổ thu nhập hợp lý. Để kế hoạch thêm rõ ràng và thực hiện một cách hiệu quả.
Dưới đây là gợi ý mà Cú nếu anh em đang phân vân không biết phân bổ nguồn lực tài chính hàng tháng như thế nào. Hy vọng anh em có thể linh động áp dụng và đạt được mục tiêu:
– 20%-30% thu nhập/tháng của bạn. Tránh dùng hết thu nhập trong mỗi tháng để trả nợ. Vì rất nhiều anh em suy nghĩ trả càng nhanh càng tốt. Nếu dành 100% thu nhập để trả khoản nợ A thì tài chính đâu cho ăn, ở, chi tiêu, con cái,…
Khi đó anh em sẽ phải vay thêm khoản nợ B để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu khác. Vì vậy, thay vì dồn hết 1 lần, hãy tập trung trả 1 khoản và đảm bảo mình còn kinh phí cho các hoạt động khác.
– 30% cho cuộc sống hàng ngày. Bao gồm sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, đầu tư cho việc học của con cái,…
– 20% cho đầu tư dài hạn (chứng khoán, những tài sản an toàn khác,…). Và đầu tư vào kiến thức, vào bản thân, học hành, tích lũy kinh nghiệm. Để tăng thu nhập và tạo ra cho bạn tương lai tài chính ổn định.
– 10% đầu tư học tập, thu nạp kiến thức (xem video, đọc sách, mua khóa học,…). Đừng bao giờ xem nhẹ việc học tập vì học để phục vụ đầu tư, phát triển bản thân và kiếm thêm thu nhập.
Anh em phải hình dung rằng đầu tư vào bản thân sẽ không bao giờ lỗ. Chúng ta chỉ sợ không có kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn,… để tạo ra tiền. Chứ một khi có đầy đủ thì anh em có thể dễ dàng làm bất cứ việc gì để đa dạng hóa thu nhập.
– 10% chơi (ăn uống, đi chơi, du lịch,…). Anh em có thể cật lực làm việc, kiếm tiền,… Nhưng cũng cần có những khoảng thời gian để nghỉ ngơi và cân bằng lại tinh thần – thể chất. Đó là cách anh em phục hồi năng lượng và mang lại sự tỉnh táo để tiếp tục cố gắng. Đúng không?
Kết luận
Vậy là Cú vừa chia sẻ cho anh em 3 bước để quản lý tiền bạc. Giúp anh em trả nợ thế nào để có thể vực dậy sau khi nợ nần ngập đầu ngập cổ!
Hiếm có ai trên cuộc đời này dám vỗ ngực tự xưng là mình chưa chậm trả nợ bao giờ. Chưa kể có rất nhiều người thành công cũng đã từng nợ nần chồng chất.
Một phương pháp khoa học, sự chính trực và rõ ràng trong kế hoạch trả nợ. Hiểu rõ quyền lợi của mình khi bị đe doạ quá mức sẽ là gợi ý cho anh em tìm ra câu hỏi cho bản thân: “Bao giờ mới hết nợ nần?”
Kỹ năng quản lý tiền bạc, tài chính cá nhân là cần thiết và hữu ích cho tất cả mọi người. Kể cả bạn là sinh viên, người khởi nghiệp, mới đi làm,… Hay cả khi anh em chưa từng rơi vào khoản nợ nào đi nữa. Thì Cú cũng tin rằng đây là 1 bài sẽ giúp ích cho anh em sau này.
Hy vọng qua phần chia sẻ trên, anh em có thêm góc nhìn bao quát hơn về nợ nần. Và sớm trau dồi cho bản thân những kỹ năng quản lý tiền bạc hợp lý. Làm sao để có thể vực dậy sau đống nợ nần càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về quản lý tài chính/quản lý tiền bạc mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Còn nếu anh em muốn tìm hiểu thêm về đầu tư để gia tăng thu nhập. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Dành cho những anh em muốn tìm hiểu về đầu tư để gia tăng thu nhập. Đồng thời có thêm đầu vào để trả nợ, sớm tự do tài chính. Hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
3 Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em sớm tự do tài chính!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969