Hướng dẫn Quản lý Tài sản và Nợ trên app SStock chỉ 4 bước đơn giản
Trong hành trình tài chính, biết mình đang sở hữu gì và đang nợ bao nhiêu là bước cực kỳ quan trọng. Nhưng nhiều anh em lại không nắm rõ vì tài sản – nợ nằm rải rác khắp nơi. Tính năng Quản lý Tài sản và Nợ trên app SStock sẽ giúp anh em gom hết về một chỗ, theo dõi gọn gàng, từ đó biết rõ tài sản ròng thực sự của mình là bao nhiêu. Trong phần này, Cú sẽ chỉ anh em cách dùng tính năng này chuẩn chỉnh nhất nha!
1. Vì sao cần phải quản lý tài sản và nợ?
Nhiều anh em vẫn nghĩ: “Mình có tiền, có nhà, chắc ổn rồi”, nhưng sự thật là nhiều người đang “gồng nợ” mà không hề nhận ra.
Tài sản thì nằm rải rác – chỗ tiền mặt, chỗ sổ tiết kiệm, chỗ là cổ phiếu… còn nợ thì lại nhớ nhớ quên quên – nào là trả góp điện thoại, vay bạn thân, thẻ tín dụng. Vì không có nơi nào gom lại toàn bộ, anh em thường không biết chính xác mình đang có bao nhiêu và nợ bao nhiêu. Thế là mỗi lần cần lên kế hoạch tài chính hay muốn đầu tư, lại rơi vào cảnh mò mẫm – cảm tính – đoán mò.
Vấn đề lớn nhất là không đo được “tài sản ròng” – thứ phản ánh đúng sức khỏe tài chính thật sự. Không biết con số này, anh em rất khó đánh giá được mình đang đi lên hay thụt lùi. Chưa kể, nếu không cập nhật thường xuyên, dữ liệu sẽ lệch pha với thực tế – lúc thì quên mất một khoản nợ, lúc thì bỏ sót một khoản đầu tư. Và đó chính là lý do nhiều người tưởng mình đang giàu, nhưng ví vẫn mỏng như cuối tháng.

Chính vì thế, quản lý tài sản và nợ giúp anh em biết rõ mình đang ở đâu:
- Tổng cộng đang sở hữu bao nhiêu (tiền mặt, nhà, vàng, cổ phiếu…)
- Đang gánh bao nhiêu nợ (vay ngân hàng, trả góp, nợ người thân…)
Từ đó, anh em sẽ tính ra được một con số cực kỳ quan trọng: Tài sản ròng (Tổng tài sản – Tổng nợ). Đây mới là “điểm thật” của anh em trong hành trình tài chính, chứ không phải số dư tài khoản nhất thời kia.
Quan trọng hơn, khi theo dõi tài sản và nợ theo thời gian, anh em sẽ thấy mình tiến bộ hay đang đi lùi. Đó là cơ sở để đặt mục tiêu, lập kế hoạch tài chính, và điều chỉnh kịp thời trước khi “cạn ví mà không hiểu vì sao”.
2. Hướng dẫn quản lý tài sản và nợ trên app SStock chi tiết
App SStock sẽ giúp anh em gom toàn bộ tài sản và nợ về một chỗ, nhìn phát là biết liền: mình đang có của hay đang còng lưng gánh nợ. Không còn phải đoán mò, không phải ghi lung tung – mọi con số đều rõ ràng, minh bạch, dễ theo dõi như bảng điểm học kỳ.
Dưới đây Cú sẽ hướng dẫn chi tiết để anh em thao tác theo từng bước:
Bước 1: Thêm tài sản hoặc khoản nợ
Ngay đầu giao diện, anh em sẽ thấy hai nút cực kỳ quan trọng:
- Thêm tài sản – để nhập các loại tài sản anh em đang sở hữu như: tiền mặt, sổ tiết kiệm, bất động sản, cổ phiếu, vàng, xe cộ,…
- Thêm khoản nợ – để ghi lại các khoản nợ như: vay ngân hàng, nợ người thân, trả góp điện thoại, xe máy,…
Sau khi điền xong, hệ thống sẽ tự động tính cho anh em tài sản ròng theo công thức:
Tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ.
Dưới đây là cách thêm tài sản/nợ trên app SStock:

Bước 2: Theo dõi tổng tài sản – nợ theo tháng
- Tổng tài sản: Số tài sản anh em đang có trong tháng
- Tổng nợ: Tổng số tiền anh em đang phải trả nợ
Bấm vào từng phần sẽ thấy các biểu đồ của từng tháng và chi tiết từng phần tài sản.
Mẹo nhỏ: Anh em nhớ cập nhật lại khi có biến động lớn như: mua nhà, bán xe, xoá nợ,… để số liệu luôn sát thực tế.
Biểu đồ cột bên dưới sẽ giúp anh em so sánh trực quan, xem tài sản có đang tăng đều không – nợ có giảm dần không.
Bước 3: Xem biểu đồ tài sản ròng
Anh em có thể chọn khoảng thời gian để theo dõi sự biến động:
- 1M (1 tháng)
- 3M (3 tháng)
- 6M (6 tháng)
- … hoặc dài hơn
Biểu đồ sẽ hiển thị đầy đủ 3 chỉ số:
- Tổng tài sản (xanh dương)
- Tổng nợ (xanh lá)
- Tài sản ròng (vàng)
Hệ thống còn cho biết luôn % thay đổi so với đầu kỳ để anh em đánh giá xu hướng tài chính dài hạn của mình.
Bước 4: Xem chi tiết tài sản và nợ
Kéo xuống dưới một chút, anh em sẽ thấy 2 mục phân tích chi tiết:
- Tổng tài sản: Biểu đồ chia rõ từng loại tài sản anh em đã thêm
- Tổng nợ: Biểu đồ thể hiện từng khoản nợ cụ thể, kèm theo hạn trả – lãi suất nếu có
Nhấn vào biểu tượng (i) bên cạnh từng mục để đọc kỹ thông tin chi tiết nếu chưa hiểu nhé!

Chỉ vài thao tác đơn giản là anh em đã có bức tranh tổng thể tài chính của chính mình – điều mà trước đây có khi phải mở cả đống file excel mới dò ra được. Tài chính thông minh, bắt đầu từ việc biết rõ mình có gì và đang nợ gì anh em nhé!
3. Mẹo giúp quản lý tài sản và nợ hiệu quả
Quản lý tài sản – nợ không chỉ là ghi cho đủ, mà là hiểu và tối ưu dòng tiền dài hạn. Dưới đây là vài mẹo nhỏ Cú đút túi được sau nhiều năm bay lượn trong rừng tài chính – chia sẻ cho anh em để áp dụng dần nhé!
3.1. Cập nhật khi có biến động
Anh em vừa nhận lương, bán xe, mua vàng, trả góp xong hay mới dính thêm khoản vay mới? Hãy cập nhật ngay trong app. Ghi lại ngay khi vừa phát sinh sẽ giúp số liệu luôn chuẩn, không lệch lạc – và ví của anh em luôn “thật”.
3.2. Chia tài sản theo nhóm rõ ràng
Đừng để tất cả gom vào 1 mục “Tài sản khác” rồi nhìn hoài không biết tiền nằm đâu.
Khi thêm tài sản, hãy chọn đúng danh mục: tiền mặt, tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản, vàng,… Sau này khi anh em nhìn biểu đồ sau này sẽ dễ phân tích và tối ưu danh mục hơn.
3.3. Tập trung vào “tài sản ròng” chứ đừng bị ảo vì tổng tài sản
Tổng tài sản nghe có vẻ hoành tráng, nhưng nếu nợ nhiều thì… cũng là đang gồng thôi.
Quan trọng là Tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ
Mỗi tháng hãy xem biểu đồ tài sản ròng để biết mình đang đi lên hay đi xuống – và kịp thời điều chỉnh nếu cần.
3.4. Đặt mục tiêu tài chính theo quý
Hãy đặt mục tiêu tài chính theo quý – tăng tài sản, giảm nợ từng bước. Không cần phải lập kế hoạch khủng ngay, anh em chỉ cần đi từ những bước nhỏ nhất, chẳng hạn:
- Quý này tăng tài sản thêm 30 triệu
- Giảm nợ còn 70%
- Dồn tiền nhàn rỗi sang tích sản
Cứ đều đặn như vậy, tài chính của anh em sẽ ổn lên thấy rõ sau vài tháng thôi.
3.5. Theo dõi dòng tiền hằng ngày
Tài sản là thứ anh em xây, nợ là thứ có thể âm thầm lớn lên nếu không kiểm soát.
Vì vậy đừng quên kết hợp với tính năng Quản lý thu chi, để biết dòng tiền đang chảy về đâu => từ đó tối ưu lại tỷ lệ trả nợ – tiết kiệm – đầu tư cho hợp lý.

3.6. Tách ví tiền mặt và tài khoản đầu tư rõ ràng
Tiền trong ví chi tiêu hằng ngày không nên gộp lẫn với tài sản đầu tư dài hạn.
App SStock cho phép anh em thêm và phân nhóm tài sản riêng, giúp dễ theo dõi – tránh nhầm lẫn “tiền ăn sáng” thành “tài sản ròng”.
3.7. Cuối mỗi tháng dành 15 phút “soi lại bức tranh tài chính”
Mở app, xem lại biểu đồ tài sản – nợ – dòng tiền. Đặt 1–2 câu hỏi:
- Tài sản ròng tăng chưa?
- Nợ giảm được bao nhiêu?
- Mình đang “mua tương lai” hay tiêu xài cho hiện tại quá tay?
Đây là thói quen giúp anh em giữ được cái đầu tỉnh – cái ví khoẻ – và cái tương lai sáng.
Biết mình đang có gì và gánh gì, là cách tốt nhất để đi nhanh – mà vẫn chắc.
Với Cú và app SStock đồng hành, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần mở app, nhìn biểu đồ, ra quyết định thôi anh em nhé!
4. Kết luận
Trên đây là hướng dẫn cách quản lý Tài sản và nợ trên app SStock. Tài sản – nợ là hai mặt của cùng một chiếc ví. Biết rõ mình đang có gì và đang gánh gì, anh em sẽ không còn mơ hồ mỗi khi ra quyết định tài chính, cũng không bị cảm xúc chi phối khi đầu tư hay chi tiêu.
Với tính năng “Quản lý Tài sản và Nợ” trên app SStock, mọi thứ đã được sắp sẵn – anh em chỉ cần điền đúng là có ngay bức tranh tài chính rõ ràng, minh bạch và dễ theo dõi mỗi tháng. Tài chính vững là nền móng cho tự do – và hôm nay chính là ngày tốt để anh em bắt đầu vẽ lại bản đồ tài sản của riêng mình!
5. FAQ
5.1. Thêm tài sản thì có cần nhập giá trị hiện tại không?
Có. Khi nhập tài sản (ví dụ: vàng, bất động sản), anh em nên nhập giá trị thực tế gần nhất, để số liệu sát với thực trạng tài chính.
5.2. Tôi có thể xóa hoặc chỉnh sửa tài sản/nợ đã nhập không?
Hoàn toàn được! Anh em chỉ cần vào mục chi tiết, chọn tài sản/nợ cần chỉnh => sửa giá trị, mô tả hoặc xoá luôn nếu không dùng nữa.
5.3. Tài sản đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu, quỹ…) có được tính vào đây không?
Có chứ! App có sẵn danh mục Cổ phiếu, Quỹ đầu tư, Tiết kiệm… để anh em thêm riêng từng loại. Càng chi tiết, phân tích càng chính xác.
5.4. Nợ không có lãi suất có cần ghi không?
Câu trả lời là có! Dù là nợ ngân hàng hay nợ người thân không lãi suất, vẫn nên ghi đầy đủ để biết mình đang gánh bao nhiêu – có kế hoạch trả đúng hạn, tránh quên.
5.5. Tôi có thể xem lại biểu đồ tài sản – nợ theo thời gian không?
Có luôn! Anh em có thể chọn theo mốc thời gian: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng… để theo dõi xu hướng tăng/giảm tài sản ròng, từ đó điều chỉnh kế hoạch tài chính dài hạn.
5.6. Có bị giới hạn số lượng tài sản hoặc nợ có thể thêm không?
Không giới hạn. Anh em có bao nhiêu cứ thêm bấy nhiêu – từ xe máy, sổ tiết kiệm tới nợ mua điện thoại – app đều “ôm” hết, hiển thị gọn gàng.