Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ đơn giản từ A-Z
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bài cuối trong series báo cáo tài chính của Cú. Ở bài viết trước, Cú đã giới thiệu với anh em về bảng cân đối kế toán. Trước đó Cú cũng đã hướng dẫn anh em cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên chúng ta còn cần biết về báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nó cho anh em thấy di chuyển vào-ra của tiền và giúp nhà đầu tư hiểu công ty đang kiếm và chi bao nhiêu tiền.
Vì sao việc tìm hiểu về dòng tiền lại quan trọng? Câu trả lời là vì dòng tiền cho phép công ty trả nợ hiện có cũng như lập kế hoạch cho tương lai. Sau đây anh em hãy cùng Cú tìm hiểu xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì nhé!
1. Giới thiệu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.1. Định nghĩa báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một dạng báo cáo tài chính. Điểm đặc biệt của nó là sự tập trung vào một loại tài sản duy nhất: tiền và các khoản tương đương tiền.
Ở bài Bảng cân đối kế toán, Cú có giới thiệu với anh em về các loại tài sản của 1 công ty. Trong số chúng, tài sản có thanh khoản cao nhất là tiền và các khoản tương đương tiền.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt sự di chuyển của dòng tiền vào và ra khỏi một công ty. Theo lẽ thường thì một công ty làm ăn hiệu quả hơn sẽ có tiền mặt nhiều hơn. Từ đó, anh em sẽ thấy báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoàn thiện 2 loại báo cáo còn lại.
Tương tự bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng có 3 thành phần chính. Chúng được phân chia dựa trên nguồn gốc đến từ đâu?
– Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
– Dòng tiền từ hoạt động tài chính
– Dòng tiền từ hoạt động đầu tư.
(Nguồn: https://tcinvest.tcbs.com.vn)
Để anh em dễ hiểu, Cú sẽ lấy ví dụ công ty bán lẻ điện tử nổi tiếng Thế giới di động (mã MWG) nhé!
“Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh” là loại dòng tiền phổ biến nhất. Khi công ty làm ăn dù lãi hay lỗ đều sẽ được ghi nhận vào đây. Đối với Thế giới di động, tiền thu từ smartphone bán được sẽ nằm trong mục này của Báo cáo. Ngoài ra còn cả tiền thu từ CSKH, bán bảo hiểm, lắp internet… cũng được tính là tiền đến từ hoạt động kinh doanh.
Anh em có thể hiểu đơn giản là: Tiền kiếm được hay mất đi từ những hoạt động đăng ký kinh doanh, bất kể nó có quan trọng với doanh nghiệp không, sẽ nằm ở mục này nhé!
“Dòng tiền từ hoạt động đầu tư” là dòng tiền liên quan đến mua bán tài sản cố định, bất động sản và đầu tư tài chính. Thế giới di động năm 2021 phải đóng hàng trăm cửa hàng để cắt lỗ. Một số cửa hàng đó công ty sở hữu hẳn đất chứ không thuê mặt bằng. Do vậy để khi công ty bán BĐS đi, tiền kiếm được sẽ nằm trong hoạt động đầu tư.
Có thể anh em sẽ hỏi vì sao nó không tính là dòng tiền từ kinh doanh. Câu trả lời là vì hoạt động mua bán BĐS không phải là kinh doanh của MWG. Như vậy phải là tiền đến từ kinh doanh chính mới được ghi nhận ở Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư thường âm trong những giai đoạn đầu tư mới Tài sản cố định. Anh em chắc cũng nhớ tài sản cố định thường gồm nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng… nên cần lượng vốn ban đầu khá lớn. Do đó dòng tiền khi đó sẽ âm.
Cuối cùng là “dòng tiền từ hoạt động tài chính”. Nghe có vẻ rất khái quát và mơ hồ đúng không anh em? “Tài chính” ở đây nên được hiểu là cách doanh nghiệp huy động vốn. Có 2 cách chính là vay nợ và huy động vốn chủ sở hữu.
Ở trên, Cú có nói dòng tiền chỉ hướng đi của tiền vào hay ra doanh nghiệp. Khi MWG vay nợ, họ nhận được tiền với cam kết sẽ trả lại sau. Khi đó có dòng tiền đang đi vào công ty nên Dòng tiền từ hoạt động tài chính sẽ dương.
Ngược lại, MWG phát hành cổ phiếu thì phải trả cổ tức. Nếu MWG trả cổ tức bằng tiền mặt, họ sẽ phải trích từ lợi nhuận được giữ lại. Việc này sẽ dẫn đến tiền chảy ra khỏi công ty. Khi đó Dòng tiền từ hoạt động tài chính sẽ âm.
1.2. Vì sao nhà đầu tư cần biết về báo cáo lưu chuyển tiền tệ?
Bảng cân đối cho anh em biết về tài sản và nguồn vốn của công ty. Báo cáo kinh doanh giúp anh em nắm rõ tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng gì?
Nó đo lường mức độ thanh khoản của một công ty. “Thanh khoản” ở đây chỉ độ quản lý về tiền của công ty. Công ty luôn cần tiền để trả nợ, lãi suất… và chi phí hoạt động. Việc có thanh khoản cao sẽ khiến công ty dễ dàng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính này hơn.
Để anh em dễ hiểu hơn, ta sẽ lấy ví dụ về 2 mục khá gần nhau trong 2 báo cáo khác nhau. Chúng là Lợi nhuận từ báo cáo kinh doanh và Dòng tiền từ kinh doanh của báo cáo tiền tệ.
Anh em hãy tưởng tượng mình là chủ một tiệm tạp hóa nhỏ. Tháng vừa rồi, do chính sách cho phép mua chịu nên anh em thu hút nhiều khách hàng hơn. Lợi nhuận sau thuế của anh em lên tới gần 100 triệu trong báo cáo kinh doanh!
Nếu Cú là nhà đầu tư không cẩn thận, Cú sẽ chỉ nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh này. Cú sẽ nhận định rằng anh em là mối đầu tư tốt.
Đến cuối tháng, anh em lúc này sẽ phải tất toán các chi phí hoạt động. Tiền điện, nước, lương nhân viên… cũng phải trả. Nhưng anh em đang bán chịu nên tiền vẫn chưa về đến túi.
Trên báo cáo kinh doanh, lãi suất vay và chi phí hoạt động có thể thấp hơn doanh thu. Nhưng thực tế thì anh em không có tiền để trả! Việc này sẽ dẫn đến anh em phải đi vay ngắn hạn với số lượng lớn, làm tăng chi phí lãi vay.
Nguyên nhân việc này đến từ khoảng cách thời gian giữa doanh số bán hàng và thanh toán thực tế. Khoảng cách thời gian này chính là thời gian để người mua trả góp đủ tiền cho anh em. Trước thời hạn đó, tiền của anh em sẽ ít hơn lợi nhuận sổ sách.
Như vậy, anh em có thể thấy lợi nhuận cao chưa chắc đã phản ánh thực về tình hình tài chính của công ty. Nhưng nếu mục Lợi nhuận không phản ánh đủ thì khi đó ta phải làm gì?
Lúc này, Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ cho anh em cái nhìn chính xác nhất. Lợi nhuận trên sổ sách đang ghi nhận 100 triệu, nhưng lúc này dòng tiền vẫn là 0 đồng. Nhìn vào nó, anh em sẽ nhận ra ngay doanh nghiệp đang gặp áp lực tài chính ngắn hạn.
2. Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nếu anh em google “báo cáo lưu chuyển tiền tệ”, anh em sẽ thấy một báo cáo nhiều dòng chữ, mỗi dòng đi kèm 1 chữ số.
Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn được chia theo nguồn gốc dòng tiền: từ kinh doanh, từ đầu tư, và từ hoạt động tài chính.
Mỗi dòng trong báo cáo là 1 đầu mục, và mỗi chữ số là giá trị của mục đó trong VND. Nhưng các mục đó có ý nghĩa gì? Sau đây anh em cùng Cú tìm hiểu nhé!
Để anh em dễ hiểu hơn, Cú sẽ lấy ví dụ là các công ty gần gũi với nhà đầu tư.
2.1. Dòng tiền từ kinh doanh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mục thân thuộc nhất với anh em chắc hẳn là Dòng tiền từ kinh doanh. Thực ra, Cú đã có giới thiệu qua mục này ở bài Báo cáo kết quả kinh doanh. Ở đó, Cú chỉ ra lợi nhuận từ kinh doanh sẽ là dòng tiền trong mục này. Tuy nhiên, như anh em đã thấy qua ví dụ tạp hóa, điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Việc thiết lập Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có 3 bước chính:
- Lấy thu nhập ròng từ báo cáo kinh doanh
- Cộng lại các khoản chi không dùng tiền mặt
- Điều chỉnh thay đổi về nguồn vốn
Sau 3 bước trên, anh em sẽ ra số dư tiền mặt cuối kỳ. Chúng ta sẽ đi từ bước đầu tiên: Lấy thu nhập ròng từ báo cáo kinh doanh nhé!
2.1.1. Thu nhập ròng
Ta bắt đầu tính Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh từ thu nhập ròng, đến từ cuối Báo cáo kinh doanh.
Như ở trên Cú đã nói, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm cả lợi nhuận chưa nhận và chi phí không phải tiền. Do đó, thu nhập ròng phải được điều chỉnh để ta có Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Nhưng ta sẽ điều chỉnh thu nhập ròng thế nào?
Một cách đơn giản để biết dòng tiền trong kỳ kinh doanh trước là cộng lại các chi phí không phải tiền. Sau đó ta lại trừ đi thay đổi vốn. Cuối cùng ta sẽ ra Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Ta có công thức:
Dòng tiền từ kinh doanh = Lợi nhuận gộp + chi phí không phải tiền + thay đổi về vốn lưu động
Trong đó, thay đổi về vốn lưu động được tính theo công thức:
Thay đổi vốn lưu động = phải trả ngắn hạn – phải thu ngắn hạn + thay đổi về hàng tồn kho
Để anh em dễ hiểu, Cú sẽ lấy ví dụ tập đoàn Masan (MSN) nổi tiếng ngành thực phẩm nhé.
(Nguồn: https://tcinvest.tcbs.com.vn)
Doanh thu của Masan năm 2021 xấp xỉ 22,000 tỷ VND. Chi phí hoạt động của Masan trong cùng năm là 15,000 tỷ VND. Như vậy, lợi nhuận gộp của Masan sẽ tầm 7,000 tỷ VND.
Nhưng trong 15,000 tỷ đó, có tới 8,000 tỷ Masan không phải trả ngay lập tức. Số tiền đó có thể đến từ Masan làm việc với đối tác nông dân để được trả muộn hơn. Vậy, chi phí không phải tiền trong kỳ trước của Masan là 8,000 tỷ VND.
Trong doanh thu 22,000 tỷ của Masan, có 10,000 tỷ tới từ thay đổi vốn lưu động. Masan thuộc lĩnh vực thực phẩm nên con số này có thể là hàng tồn kho kỳ trước. Vậy, thay đổi vốn của Masan là 10,000 tỷ USD.
Từ đó ta thấy dòng tiền từ kinh doanh của Masan là:
Dòng tiền từ kinh doanh = 7,000 + 8,000 – 10,000 = 5,000 tỷ VND
Trong năm 2021, dòng tiền tới từ các mảng kinh doanh của Masan là 5,000 tỷ VND.
Qua ví dụ trên, chắc anh em đã phần nào hiểu cách thức tính Dòng tiền từ kinh doanh. Giờ ta sẽ xem trong dòng tiền đó có những điểm chính gì ngoài thu nhập ròng nhé!
2.1.2. Khấu hao tài sản
Chi phí đầu tiên mà anh em nên thêm lại vào là khấu hao tài sản. Vậy Khấu hao tài sản là gì?
Khi một công ty xây nhà máy hay mua dây chuyền mới, chúng đều có độ tuổi hết hạn nhất định. Một nhà máy có thể sử dụng được trong 50 năm trước khi phải xây mới. Một dây chuyền sản xuất có thể hoạt động liên tục trong 10 năm…
Anh em hãy tưởng tượng mình là chủ doanh nghiệp. Sau 10 hoặc 50 năm, anh em sẽ làm gì để ghi lại việc tài sản hết giá trị?
Một số anh em sẽ cho rằng chỉ cần coi chúng là một loại chi phí, nhưng như thế là không đủ. Khi một dây chuyền hết hạn sử dụng mà anh em coi nó là chi phí, nó sẽ kéo kết quả hoạt động kinh doanh xuống rất nhiều. Lý do là vì tài sản cố định như chúng thường có giá trị lớn.
Việc coi tài sản cố định hết hạn là một loại chi phí dẫn đến sai lệch về lợi nhuận. Giả sử anh em năm đó lãi 20 tỷ và dây chuyền hết hạn trị giá 50 tỷ. Khi đó việc anh em báo lỗ 30 tỷ có logic không? Ngoài ra, nó còn khiến anh em cứ 10 hoặc 50 năm lại lỗ to 1 lần mà không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Do vậy, để tính giá trị mất đi của tài sản, người ta sử dụng khấu hao. Ta sẽ giả sử mỗi năm tài sản đó hoạt động một lượng như nhau. Điều này sẽ dẫn đến mỗi năm anh em chịu 1 lượng chi phí nhỏ. Nhân chi phí này với tuổi thọ tài sản thì ta sẽ có giá trị gốc. Như nhà máy giá trị 100 tỷ và tuổi thọ 50 năm sẽ khấu hao mỗi năm 2 tỷ.
Tuy nhiên, việc khấu hao này chỉ nằm trên giấy tờ chứ anh em chưa thực sự mất tiền. Do vậy, khi tính dòng tiền ta cộng thêm cả chi phí khấu hao vào.
2.1.3. Các khoản phải trả
Như công thức ở trên, giờ ta sẽ đến với mảng đầu tiên trong thay đổi vốn lưu động: Các khoản phải trả người bán ngắn hạn. Anh em nào học kế toán sẽ biết khoản này còn được gọi là AP (Accounts Payable hay Nợ phải trả).
Quay lại với ví dụ Thế giới di động, hẳn anh em cũng biết công ty không tự sản xuất ra điện thoại.
Mỗi chiếc điện thoại bán ra công ty nhập từ hãng sản xuất. Vì Thế giới di động là nhà bán lẻ lớn, họ có thế lực trong quá trình đàm phán. Họ có thể chấp nhận phần lợi nhuận trên mỗi chiếc điện thoại thấp đi. Đổi lại, họ được quyền nhập hàng trước và trả tiền sau.
Anh em có lẽ đang tự hỏi vì sao Thế giới di động muốn làm vậy. Lý do chính thường gồm:
- Tạo điều kiện để khách hàng cũng có thể mua chịu. Nếu công ty phải 3 tháng sau khi nhập hàng mới phải trả tiền thì khách hàng cũng có thể trả tiền sau 3 tháng. Như vậy sẽ tăng doanh số bán hàng và tổng lợi nhuận.
- Giữ tiền trong tài khoản để bảo vệ thanh khoản phòng trường hợp cần tiền đột xuất.
- Tăng quay vòng tiền. Nếu công ty phải trả tiền 3 tháng sau khi nhập hàng thì số tiền đó có thể gửi tiết kiệm 3 tháng lấy lãi.
Dù có là lý do nào thì tiền của Thế giới di động cũng không giảm đi trong quý đó. Tuy nhiên trên Báo cáo kinh doanh vẫn ghi là chi phí. Vì vậy ta phải cộng nó vào để tìm dòng tiền thực.
2.1.4. Các khoản phải thu
Sau khi cộng các khoản phải trả, anh em sẽ cần phải trừ đi các khoản phải thu. Các khoản này là gì?
Chúng là doanh thu mà anh em chưa thể nhận trực tiếp nhưng vẫn nằm trên sổ sách. Điển hình là hàng hóa hay dịch vụ mà anh em bán chịu cho bên khác. Đơn giản thì anh em có thể hiểu nó là ngược lại của ví dụ trên.
Ở đây anh em cần lưu ý sự khác nhau giữa Doanh thu chưa thực hiện và Các khoản phải thu. Chúng khá dễ nhầm lẫn về mặt khái niệm.
Các khoản phải thu là các khoản mà anh em chưa nhận dưới dạng tiền ở hiện tại. Vì anh em chưa có tiền từ chúng ở hiện tại nên ta phải trừ nó đi khỏi lợi nhuận khi tính dòng tiền.
Doanh thu chưa thực hiện là các khoản thanh toán tạm ứng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai. Vì anh em đã nhận tiền dù chưa cung cấp hàng hóa hay dịch vụ nên để tính dòng tiền ta phải thêm lại chỉ số này vào.
2.1.5. Thay đổi Hàng tồn kho
Đây là mục cuối cùng trong thay đổi vốn lưu động. Sau khi tính xong thay đổi này, anh em chỉ cần cộng với khoản lợi nhuận ta tính được ở các mục trước là sẽ ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Như Cú đã lý giải ở bài Bảng cân đối kế toán, Hàng tồn kho là 1 loại tài sản.
Cụ thể hơn, nó là tài sản ngắn hạn với mục đích bán lấy lời để chủ doanh nghiệp xoay vòng vốn. Quay lại với ví dụ Vinhomes, việc này tương tự công ty lấy tiền bán tòa nhà trước để xây tòa nhà sau. Dòng tiền và nguồn vốn lúc này sẽ đi qua một chu kỳ tăng-giảm do bán và xây nhà. Người ta gọi đó là xoay vòng vốn.
Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, anh em sẽ thấy Hàng tồn kho có thể mang dấu âm hoặc dương. Đây là một điểm khác so với các chỉ số Cú giới thiệu ở trên. Vì sao có hiện tượng này?
Lý do là vì mục đó trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ không chỉ một số lượng nhất định. Nó thể hiện thay đổi của Hàng tồn kho trong một khoảng thời gian.
Trong tháng anh em bán hàng ra thì cũng phải nhập hàng vào. Nếu nhập vào nhiều hơn bán ra thì thay đổi Hàng tồn kho sẽ là âm và ngược lại.
Nguyên nhân là vì khi đó anh em đang mua nhiều hơn anh em bán được. Điều đó dẫn đến thâm hụt tiền của anh em. Do đó phải trừ đi một khoảng bằng lượng thâm hụt.
2.2. Dòng tiền từ đầu tư trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tiếp đến, anh em sẽ cùng Cú tìm hiểu về Dòng tiền từ đầu tư trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các hoạt động đầu tư bao gồm mua tài sản cố định, đầu tư chứng khoán…
Công thức tính Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là:
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư = Dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư – Dòng tiền chi ra của hoạt động đầu tư
2.2.1. Dòng tiền thu vào
Trong đó, dòng tiền thu vào bao gồm:
- Tiền thu do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Khi anh em bán tài sản cố định thì anh em sẽ cộng vào dòng tiền phải không? Và dĩ nhiên, các tài sản anh em không sở hữu nữa sẽ không có khấu hao.
Vì lý do này mà anh em phải cẩn thận khi xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dòng tiền đột ngột tốt lên không hẳn đã là do tình hình công ty được cải thiện. Nếu công ty đang trong giai đoạn khó khăn, khả năng cao họ phải bán tài sản đi để cầm cự! Việc này cho công ty 1 “cục tiền” trước mắt nhưng sẽ giảm đi dòng tiền từ cộng khấu hao trong tương lai.
- Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia. Thường trên báo cáo luân chuyển tiền tệ của các công ty lớn sẽ có mục này. Lý do là vì họ có rất nhiều “dây mơ rễ má” ở các công ty con.
Một ví dụ chính là tập đoàn Vingroup. Khi Vinhomes lên sàn lần đầu năm 2018, Vingroup là một trong số chủ sở hữu. Vì Vinhomes là công ty con nên khi lợi nhuận và cổ tức được chia ra thì Vingroup sẽ được nắm 1 phần. Phần này sẽ được cộng vào dòng tiền từ đầu tư của công ty mẹ. Mặt khác, đối với công ty con thì nó sẽ tính là một khoản mất đi.
2.2.2. Dòng tiền chi ra
Ngược lại, dòng tiền chi ra bao gồm:.
- Tiền chuyển giao lợi nhuận sau thuế cho công ty mẹ, ngược lại so với ý thứ 2 của Dòng tiền thu vào.
- Tiền chi mua sắm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Ở phần Dòng tiền từ kinh doanh, Cú có nói về việc các tài sản dài hạn cần khấu hao. Khấu hao không phải là tiền anh em thật sự mất nên anh em được cộng bù chúng lại. Nhưng tiền anh em bỏ mua thì vẫn phải trừ đi.
Do vậy, một nhà máy trị giá 50 tỷ có tuổi thọ 10 năm sẽ có dòng tiền là:
-50 + (50/10) = -45 tỷ VND
Như vậy, anh em chắc đã nắm được quá trình ghi nhận dòng tiền từ tài sản cố định. Để anh em hiểu thêm về tác động của nó trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Cú sẽ quay lại ví dụ Vinhomes.
Giả sử, công ty đã thanh lý chung cư cũ với giá 25 tỷ và chi 50 tỷ đầu tư cao ốc mới. Số tiền đầu tư này sẽ được phân bổ theo năm theo tuổi thọ của cao ốc. Một phần của nó sẽ được ghi nhận vào chi phí khấu hao trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên, toàn bộ 50 tỷ này sẽ được ghi nhận là tiền chi ra để đầu tư trong năm. Vậy nên dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư là -25 tỷ.
Ngành BĐS có Dòng tiền tư đầu tư âm do chi phí tài sản lớnLưu chuyển dòng tiền từ hoạt động đầu tư thường âm. Nếu dòng tiền âm nhiều, anh em nên xem hiệu quả đầu tư của công ty. Ngoải ra anh em cũng cần tính đến ngành hoạt động. Một công ty bất động sản có dòng tiền đầu tư âm cũng dễ hiểu. Họ phải mua nhiều tài sản giá trị lớn, khi bán lại thì dòng tiền lại tới từ kinh doanh. Ngược lại, công ty chứng khoán mà có dòng tiền đầu tư âm thì danh mục đầu tư của họ đang có vấn đề.
Ngoài ra, nếu dòng tiền vào lớn, anh em cần xem xét công ty đã bán tài sản gì. Như ở trên Cú đã nói, có thể công ty đang bán cầm cố tài sản để cố sinh tồn. Nhưng cũng có thể họ đang thanh lý tài sản để tài cơ cấu hoặc mở rộng. Vì vậy ta phải xem tài sản đó có quan trọng tới hoạt động kinh doanh của công ty hay không.
2.3. Dòng tiền từ tài chính trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ở bài trước, Cú đã giới thiệu cho anh em về các hoạt động huy động vốn của công ty. Các công ty cần vốn sẽ huy động bằng cách vay nợ hoặc phát hành cổ phiếu. Điều này sẽ được phản ánh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của họ.
Hoạt động tài chính bao gồm phát hành và hoàn trả vốn chủ sở hữu, trả cổ tức, phát hành và trả nợ, nghĩa vụ thuê vốn…
Điều quan trọng là anh em phải hiểu điều gì tạo nên phần này của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Câu trả lời là thay đổi trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vậy cơ cấu vốn là gì và nó ảnh hưởng gì đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ? Anh em cùng Cú tìm hiểu nhé!
Trước hết, cơ cấu vốn nói lên cấu trúc nguồn tài trợ của công ty. Một công ty có thể chọn sử dụng vốn chủ sở hữu, vay nợ, hay giữ lại lợi nhuận… để tái đầu tư.
Quay lại câu chuyện báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mỗi loại cơ cấu vốn ảnh hưởng tới dòng tiền khác nhau.
Anh em hãy tưởng tượng mình là chủ tiệm tạp hóa. Khi đó, cơ cấu vốn của anh em sẽ là 100% vốn chủ sở hữu. Anh em không đi vay nợ, cũng chả có cổ đông. Lợi nhuận anh em kiếm được cũng sẽ được dùng để tái đầu tư. Do đó dòng tiền từ tài chính của anh em không thay đổi và sẽ là 0 VND. Do đó, lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn rẻ nhất của doanh nghiệp.
Nếu anh em cần mở rộng sản xuất, hoặc lĩnh vực kinh doanh có chi phí đầu vào lớn, anh em sẽ phải đi vay. Lúc này cấu trúc vốn của anh em sẽ gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ. Điển hình là các công ty BĐS như Vinhomes (VHM) hoặc Đất Xanh (DXG). Vì đi vay nên dòng tiền của họ sẽ mất một khoản cho trả nợ. Vốn chủ đến từ phát hành cổ phiếu cũng dẫn đến cổ tức trở thành một dòng tiền khác đi ra.
3. Cách đọc đồ thị báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Để anh em dễ tìm hiểu về đồ thị, Cú thấy Techcombank có kênh nghiên cứu rất tốt qua ứng dụng TCBS.
Trên ứng dụng, anh em được truy cập vào các báo cáo tài chính mới nhất của các công ty. Ngoài ra, ứng dụng còn tính toán và vẽ hộ anh em các đồ thị của nhiều chỉ số quan trọng.
Tất cả thông tin nhà đầu tư cần biết, từ so sánh ngành tới định giá cổ phiếu đều được cập nhật trong thời gian thực. Vì vậy nên anh em luôn nắm thông tin nhanh và nhạy nhất thị trường.
Link mở tài khoản App TCBS Cú để sẵn ở đây: https://iwp.tcbs.com.vn/105C912839
Mã giới thiệu của Cú, anh em có thể nhập vào để cùng tích lũy điểm khi sử dụng nhé: 105C912839
Dưới đây, Cú sẽ giới thiệu một số đồ thị quan trọng cho anh em.
3.1. Đồ thị Dòng tiền từ kinh doanh
Khi nhắc đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ, không thể thiếu Dòng tiền từ kinh doanh. Với vai trò như vậy, Cú sẽ cùng anh em tìm hiểu một mã nằm trong VN30 – top 30 cổ phiếu hàng đầu Việt Nam nhé.
Mã chúng ta sẽ đi vào hôm nay là công ty công nghệ FPT (FPT).
(Nguồn: https://tcinvest.tcbs.com.vn)
Ta có thể thấy dòng tiền của FPT từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng khá đều đặn. Dòng tiền từ kinh doanh có dấu hiệu đi xuống trong năm 2021.
Một mặt, dòng tiền tăng trưởng đều đặn là do bản chất ngành. FPT cung cấp dịch vụ công nghệ và viễn thông. Đặc điểm của loại hình này là doanh thu đều đặn và không có mua chịu.
Khi anh em đăng ký gói cước với FPT, anh em phải trả tiền sau mỗi tháng. Điều này khiến thanh khoản của công ty rất dồi dào. Hơn nữa, mô hình cước phí của dịch vụ viễn thông khiến doanh thu FPT phụ thuộc chủ yếu vào số thuê bao. Trong 2 năm đại dịch, nhu cầu internet tăng mạnh khiến dòng tiền cũng tăng theo.
Mặt khác, mảng dịch vụ internet và bán đồ điện tử của FPT cần ít đầu tư tài sản cố định. Điều này khiến dòng tiền của công ty không được cộng khấu hao tài sản.
3.2. Đồ thị Dòng tiền từ đầu tư
(Nguồn: https://tcinvest.tcbs.com.vn)
Ngược lại, dòng tiền từ hoạt động đầu tư của FPT luôn luôn âm trong nửa thập kỷ. Cụ thể, dòng tiền từ đầu tư nằm ở mức -2,000 đến -4,000 tỷ VND trong 3 năm 2017-2019. Tuy nhiên, trong giai đoạn COVID, công ty thâm hụt từ đầu tư trầm trọng. Chỉ trong 2 năm ngắn ngủi, dòng tiền thâm hụt đã giảm thêm 2.5 lần, đến mức -10,000 tỷ VND.
Nhìn vào báo cáo tài chính, ta thấy rõ nguyên nhân tại sao.
Lợi nhuận FPT kiếm được lúc này đang không thể dùng để tái đầu tư do kinh tế bất ổn. Muốn tái đầu tư để mở rộng sản xuất, công ty phải chắc chắn rằng doanh thu sẽ tăng lên hoặc chí ít là ổn định. Nhưng rõ ràng FPT không thể khẳng định điều này trong bối cảnh tương lai vẫn “mờ mịt” bởi COVID.
Do đó công ty sẽ phân bổ khoản lợi nhuận này làm 2.
Một phần sẽ dùng để đầu tư trung hạn. Khi anh em có tiền mà kinh tế bất ổn thì việc an toàn nhất chính là đem đi gửi. Dù lãi suất trong đại dịch thấp thật, nhưng vì là doanh nghiệp lớn nên FPT vẫn tận dụng được chứng chỉ tiền gửi có lãi suất cao hơn tiền gửi thông thường. Khoản tiền gửi này là nguyên do chính dẫn đến dòng tiền chi ra tăng mạnh trong 2 năm.
Phần còn lại sẽ để trả cổ tức Cú sẽ giới thiệu ở mục sau.
3.3. Đồ thị Dòng tiền từ tài chính
(Nguồn: https://tcinvest.tcbs.com.vn)
Với dòng tiền từ hoạt động tài chính, anh em thấy có xu hướng đi xuống rõ ràng. Nó đạt đỉnh năm 2018 và càng lúc càng xuống sâu, chạm đáy ở 2021 với con số -5,200 tỷ VND.
Lý giải cho việc này, anh em cần nhìn ra cơ cấu vốn của FPT. Công ty dựa vào cả vay nợ và phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Trong giai đoạn 2020-2021, các khoản nợ của công ty lần lượt đáo hạn. Anh em có lẽ cũng biết việc nhà nước giảm lãi suất và gia hạn nợ cho doanh nghiệp hỗ trợ COVID. Tuy nhiên nợ của FPT phần nhiều đến từ trái phiếu phát hành riêng lẻ. Do đó công ty vẫn phải chịu áp lực trả nợ cao, dẫn đến dòng tiền chi ra lớn.
Về cổ phiếu, FPT chịu áp lực tăng cổ tức trả ra. Một phần vì công ty kinh doanh tốt trong COVID dẫn đến tăng kỳ vọng từ nhà đầu tư. Việc này dẫn đến nhà đầu tư mong đợi FPT sẽ không giữ lại lợi nhuận mà phân phối hết thành cổ tức.
Lời kết
Qua bài viết này, Cú mong anh em đã hiểu báo cáo kết quả kinh doanh là gì, cách tìm hiểu về báo cáo kết quả kinh doanh, đồ thị của báo cáo kết quả kinh doanh đọc thế nào, và sự khác nhau giữa các ngành ảnh hưởng gì tới báo cáo này.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về báo cáo kết quả kinh doanh cũng như các tác dụng của nó. Cú muốn chia sẻ một cách chi tiết để anh em dễ hình dung ngay từ đầu. Bài viết “báo cáo kết quả kinh doanh” có mục lục, anh em có thể bấm đến những nội dung muốn tìm hiểu. Đồng thời đọc đi đọc lại những phần chưa hiểu rõ.
Nếu còn điều gì thắc mắc về hội nghị này, anh em có thể inbox cho Cú.
Ngoài ra, anh em cũng nên trang bị cho mình các kiến thức vĩ mô khác hữu ích với nhà đầu tư.
Anh em có thể bắt đầu từ series Các chỉ số vĩ mô cần chú ý của Cú như:
GDP là gì? Những điều nhà đầu tư chứng khoán mới cần biết 2022
Tỷ giá hối đoái là gì? Tất tần tật từ A-Z cho nhà đầu tư mới
Chỉ số CCI là gì? Tìm hiểu về CCI từ A-Z cho nhà đầu tư mới bắt đầu 2022
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Ngoài ra để hiểu rõ hơn chứng năng cũng như cách phân tích chuyên sâu 1 báo cáo kết quả kinh doanh anh em có thể học thêm. Hiện tại Cú có cung cấp khóa học chứng khoán với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh liên lạc
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJJKgbU4/
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969