PMI là gì? Tìm hiểu về PMI đơn giản nhất cho nhà đầu tư mới 2022
PMI là gì? Trước khi tìm hiểu về PMI ta cần đi từ GDP. Trong bài GDP là gì ta biết nó có 3 thành phần chính. Chúng là đầu tư sản xuất, chi cho tiêu dùng, và xuất khẩu. Chúng được thể hiện qua công thức sau:
GDP = C + I + G + (X – M)
Trong đó, đầu tư sản xuất là I trong công thức. I đại diện cho Investment, tức là đầu tư.
PMI là công cụ then chốt để hiểu về đầu tư trong GDP. Nắm bắt rõ chỉ số này là 1 lợi thế lớn cho các F0. Nó không chỉ là kiến thức kinh tế vĩ mô mà còn hỗ trợ cho hoạt động đầu tư.
Bài viết PMI là gì? Tìm hiểu về PMI đơn giản cho nhà đầu tư mới sẽ giúp anh em giải đáp các vấn đề như:
– Chỉ số PMI là gì?
– Tìm hiểu về PMI thế nào? PMI từng lĩnh vực khác nhau ở đâu?
– Ảnh hưởng của PMI là gì? Làm sao nhà đầu tư ứng dụng thực tiễn nó?
1. PMI là gì?
Anh em có biết vì sao sinh ra chỉ số PMI không?
Câu trả lời là để dự báo nền kinh tế thời gian tới biến động ra sao.
Cú đã giải thích cho anh em về việc nền kinh tế có nhiều thành phần. Để anh em dự báo về thành phần chi cho tiêu dùng, đã có chỉ số CCI. Anh em có thể tìm hiểu thêm trong bài CCI là gì của Cú.
Vậy chỉ số nào sẽ giúp anh em dự báo thành phần đầu tư sản xuất? Đó chính là chỉ số PMI đó.
Anh em tưởng tượng Cú là sếp nhé. Nếu Cú mà là sếp thì rõ ràng không thể tùy tiện nhập kho hay thuê thêm người rồi. Trước khi làm, Cú sẽ phải có tính toán xem tương lai có cần nguồn hàng hay nhân công đó không, và điều này được phản ánh bởi chỉ số PMI.
Để dự báo đầu tư, ta phải biết các “sếp” có tâm lý thế nào trong tương lai, do đó chỉ số PMI là cần thiết.
1.1 Khái niệm PMI là gì và ai cần đến nó?
PMI là viết tắt của Purchasing Managers’ Index, hay còn gọi là chỉ số mua hàng của quản lý.
Dù Cú có sản xuất ô tô hay mở dịch vụ cho thuê thì cũng đều có những suy nghĩ về tương lai. Ví dụ như tháng sau Cú cần thuê bao nhiêu nhân công hay nhập chừng nào nguyên liệu.
Người ta sẽ khảo sát những suy tính này của Cú để xem thị trường sẽ mở rộng, giữ nguyên, hay thu hẹp.
Nhưng cụ thể thì PMI là gì và hoạt động như thế nào?
Hãy giả sử anh em là quản lý và Cú là người khảo sát nhé. Do bản chất công việc, anh em sẽ phải biết trước CEO hay nhân viên thường về nhiều thứ. Chúng là lượng đặt hàng mới, lượng thuê nhân công… Cú sẽ dựa vào anh em để biết khi nào các điều kiện giao dịch thay đổi.
Anh em biết trước hiệu quả hoạt động công ty sẽ thay đổi theo hướng tốt hơn hay xấu đi. Dựa vào đó mà Cú tạo ra dữ liệu về các điều kiện kinh doanh thời gian tới.
Nhưng theo anh em ai sẽ là người cần đến các dữ liệu này? Đó chính là nhà đầu tư như anh em đó. Họ cần biết thị trường sẽ mở rộng hay thu hẹp để chọn hình thức đầu tư hoặc thoái vốn.
Ngoài ra, các chính phủ cũng cần biết PMI để quyết định chính sách. Nhờ vậy mà họ mới điều tiết được nền kinh tế.
2. Cách tính PMI
Để tính được PMI, người tính cần làm rất nhiều các cuộc phỏng vấn. Rõ ràng nếu anh em muốn biết tương lai chung của thị trường thì không thể phỏng vấn mỗi một công ty rồi.
Anh em giả sử Cú là người tính nhé. Cú sẽ phải “oằn lưng” đi phỏng vấn chí ít là 1,000 công ty. Mà không phải mỗi quản lý hỏi một câu là xong mà có thể lên đến vài chục câu lận! Tất cả còn tùy vào Cú có muốn PMI của mình có chi tiết và hữu dụng không. Anh em nào mà ngại phỏng vấn khi đi xin việc chắc sẽ khó làm nghề này rồi.
Sau khi phỏng vấn xong, Cú sẽ tập hợp câu trả lời để gắn vào công thức.
2.1. Công thức tính PMI
Ở trên, Cú có nói với anh em là Cú sẽ hỏi các quản lý nhiều câu hỏi. Lý do là vì mỗi câu hỏi là 1 mặt của PMI và có nhiều mặt mà Cú muốn khảo sát.
Ví dụ như Cú khảo sát một công ty xi măng anh em làm chủ. Cú sẽ muốn biết về các mặt sau:
- Số bao đặt mới
- Xi măng tồn kho
- Số nhân công anh em sẽ thuê thêm
…
Tuy nhiên, Cú sẽ không cần biết cụ thể từng mặt. Cú sẽ chỉ hỏi anh em như:
- “Bạn thấy lượng xi măng đặt mới tiến triển thế nào?”
- “Bạn thấy lượng hàng tồn kho sẽ thay đổi theo hướng nào?”
- “Bạn thấy tình hình thuê mới nhân công sẽ như thế nào?”
…
Anh em sẽ chỉ cần trả lời “tích cực”, “tiêu cực”, hay “không thay đổi” với mỗi câu.
Mỗi câu trả lời sẽ được gắn một lượng điểm dựa theo công thức:
Trong đó:
P1 = % người trả lời “cải thiện” ở câu hỏi này.
P2 = % người trả lời “không có thay đổi” ở câu hỏi này.
2.2. Ví dụ tính PMI
Giả sử Cú phỏng vấn 100 anh em nhé. Cú sẽ hỏi: “Bạn thấy lượng nhân công thuê mới thay đổi theo hướng nào?”
Qua câu hỏi này, Cú đang muốn tính PMI của phương diện nhân công. Nhưng vì sao Cú lại muốn làm thế?
Rõ ràng anh em muốn có thu nhập thì phải có lương. Mà muốn có lương thì phải có việc. Tuy nhiên, người lao động khó mà biết tình hình việc làm tương lai của mình. Làm gì có ai biết sếp sắp cho mình thôi việc, Cú nói thế có đúng không?
Vậy để biết tình hình việc làm tương lai thì Cú phải hỏi các sếp thay vì công nhân. Nếu tương lai tỷ lệ thất nghiệp tăng, Cú sẽ biết nền kinh tế sắp thu hẹp và ngược lại.
Khi trả lời, Cú thấy có 50 anh em nói “thuê mới nhân công sẽ gia tăng”. Tuy nhiên, 50 anh em còn lại nói nhân công thuê mới không đổi.
Vậy, PMI của phương diện nhân công sẽ là:
PMI = 50*1 + 50*0.5 = 50 + 25 = 75
Chỉ số 50 nghĩa là anh em không thấy thuê nhân công sẽ thay đổi. Trên 50 cho thấy sự cải thiện, dưới 50 cho thấy sự suy giảm. Chỉ số càng xa 50 thì sự thay đổi càng mạnh theo thời gian.
Anh em có thể thấy với PMI là 75, tương lai việc làm sẽ có triển vọng tích cực. Ngoài ra, PMI cao như vậy nghĩa là xu hướng này sẽ khó đảo chiều trong thời gian tới.
2.3. Chú ý các câu trả lời “tiêu cực” khi tính PMI
Ở trên anh em thấy ví dụ của Cú chỉ toàn tích cực và không thay đổi. Vậy nếu có người trả lời “tôi thấy thuê nhân công thay đổi tiêu cực trong tương lai” thì sao?
Khi đó % những người như họ sẽ là P3 trong công thức dưới đây:
Một số anh em sẽ thấy các công thức khác có (P3 * 0) như trên. Về kết quả tính toán 2 công thức này không khác nhau.
Nó đại diện cho số câu trả lời báo cáo có thay đổi tiêu cực của phương diện. Do tích P3 * 0 luôn bằng 0 nên không làm ảnh hưởng đến kết quả và sẽ được lược bỏ.
Hãy tưởng tượng Cú phỏng vấn 100 anh em nhé. Trong đó 50 nghĩ xi măng sản xuất ra tương lai sẽ có tiến triển tốt. 40 nghĩ xi măng sản xuất ra tương lai sẽ không có thay đổi gì so với hiện tại. Chỉ có 10 người nghĩ là xi măng sản xuất ra tương lai sẽ suy giảm. Như vậy, PMI của xi măng sản xuất ra sẽ là:
PMI sản xuất = (50 * 1) + (40 * 0.5) + (10 * 0) = 70
Để tìm được chỉ số PMI cuối cùng, ta cần kết hợp chỉ số PMI của xi măng sản xuất ra với PMI của mặt khác trong công ty. Ví dụ như PMI của tồn kho, PMI của giao hàng, PMI của lao động…
Giả sử ta tính ra PMI của chúng là:
PMI tồn kho = 60 PMI nguồn cung = 45
PMI lực lượng lao động = 50 PMI giao hàng = 55
Ở đây ta sẽ ví dụ tỷ trọng 20% với mọi phương diện. Kết hợp với PMI sản xuất = 70 ở trên, chỉ số PMI cuối cùng sẽ là:
(70 + 60 + 45 + 50 + 55) / 5 = 56
PMI = 56 > 50, tương đương với việc nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng.
Trên thực tế, việc chia tỷ trọng giữa các phương diện là nguồn căn của nhiều tranh cãi sẽ được thể hiện ở mục 3 và 4.
3. Tìm hiểu PMI là gì qua DailyFX
Ở phần 1 và 2 Cú đã giới thiệu với anh em chỉ số PMI là gì và cách tính PMI. Nhưng làm sao để anh em tìm hiểu về PMI?
Một cách đơn giản là anh em có thể lên trang DailyFX. Đây là lịch báo kinh tế mà rất nhiều chuyên gia cùng sử dụng. Anh em có thể lên DailyFX để theo dõi PMI hằng tháng và hằng năm. Hầu hết các nước phát triển đều có chỉ số PMI liệt kê trên đó. DailyFX cũng cập nhật trực tiếp nên anh em có thể check trong thời gian thực luôn.
Anh em nên tìm đọc DailyFX vì nó rất tiện. Các chỉ số không chỉ được sắp xếp theo ngày mà còn cả sức ảnh hưởng. Vì vậy nó hữu dụng với người mới đầu tư.
Chỉ tiếc là PMI của Việt Nam không có trên DailyFX, nhưng cũng có các nguồn khác anh em có thể tham khảo như S&P. Cú sẽ nói chi tiết hơn ở phần 3.4
Ở bài chỉ số CCI là gì, Cú nhắc đến việc CCI của các quốc gia có cách tính khác nhau. PMI thì không như vậy. Một người tiêu dùng ở Mỹ và Nhật hình thức chi tiêu 1 tháng sẽ khác nhau.
Nhưng một công ty cùng ngành ở Đức và Mỹ có chung hình thức kiếm tiền. PMI các nước như vậy sẽ không khác nhau nhiều về cách tính. PMI của Mỹ và PMI của Đức cũng tính như Cú ở trên.
Anh em nghĩ Volkswagen và Ford hình thức kiếm tiền có khác nhau nhiều không? Câu trả lời của Cú là “không”. Cả hai đều sinh lời qua việc bán ô tô cho khách hàng. Vậy là PMI của Mỹ hay PMI của Đức ít quan trọng.
Quan trọng hơn là PMI đó thuộc ngành nào. Volkswagen và Amazon có cách kiếm tiền rất khác. Một bên bán ô tô sản xuất ra, một bên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Như vậy, ta thấy PMI sẽ được phân ra chủ yếu thành sản xuất và dịch vụ. PMI các nước đều được chia theo hình thức này, trong đó có PMI Việt Nam. Cụ thể hơn, PMI của Đức thiên về sản xuất, PMI của Mỹ thiên về dịch vụ.
Sau đây, anh em hãy cùng Cú tìm hiểu PMI sản xuất khác dịch vụ thế nào qua DailyFx nhé!
3.1. PMI là gì trong nền kinh tế chung?
Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau của PMI sản xuất và PMI dịch vụ, ta cần tìm hiểu về PMI chung.
3.1.1 Cách đọc đồ thị chung cho PMI là gì?
Một đồ thị PMI cơ bản sẽ có hình dáng như dưới đây. Ở đây, “composite” nghĩa là chỉ số PMI này tính cả công nghiệp và dịch vụ.
(Nguồn: dailyfx.com)
Trong đồ thị trên, trục ngang đại diện cho thời gian. Chỉ số PMI là gì trong này? Chính là các cột dọc. Như trong lý thuyết, anh em sẽ thấy PMI ≧ 50 nghĩa là kinh tế có xu hướng đi lên.
Trong 1 năm trở lại đây, ta thấy tháng nào quản lý cũng nghĩ kinh doanh sẽ tiến triển. Ngoại lệ là tháng gần đây nhất – 07/2022. Nhìn vào đồ thị, ta thấy xu hướng chung trong 6 tháng trở lại đây là đi xuống. Ta có thể thấy khả năng cao là xu hướng này sẽ duy trì đến cuối năm. Từ đó suy ra PMI tháng 8 sẽ giảm.
Quay lại vấn đề PMI là gì khi ta tổng hợp cả sản xuất và dịch vụ. Anh em đều biết Mỹ là một đất nước mà cả 2 lĩnh vực đó phát triển. Do đó, để tính PMI ở Mỹ, Cú không thể hỏi bừa bãi mọi công ty.
Cú muốn tìm hiểu PMI là gì ở Mỹ thì sẽ phải chia tỷ trọng. Mỗi quốc gia sẽ có 1 tỷ trọng khác nhau.
Trong 1,000 công ty Mỹ được hỏi, Cú sẽ chia sản xuất:dịch vụ theo 60:40. Mức chia này phản ánh đúng mức đóng góp của hàng hóa và dịch vụ vào nền kinh tế.
Tầm quan trọng của tách chỉ số PMI làm 2 Cú sẽ giải thích cho anh em ở phần sau.
3.1.2 Vì sao cần tách chỉ số PMI thành sản xuất và dịch vụ?
Ở chỉ số CCI, ta biết tâm lý của người dân về nền kinh tế chung rất quan trọng. Nó quan trọng hơn tâm lý đối với 1 món hàng cụ thể nào đó.
Thế nhưng PMI thì ngược lại – tâm lý chung của các nhà quản lý ít quan trọng. Vì sao lại có hiện tượng này? Tất cả là do cách tính của PMI.
Ở phần trên, anh em biết chỉ số PMI = 50 tức các quản lý nghĩ kinh doanh đang không đổi. Nghĩa là tình hình kinh doanh không xấu đi mà cũng chẳng tốt lên. Nhưng trên thực tế con số này không phản ánh nhiều cho lắm.
3.1.3 Ví dụ minh họa cho việc phân tách PMI
Quay lại vấn đề Cú phỏng vấn 100 anh em.
Nếu 100 anh em đều trả lời tình hình kinh doanh không đổi thì PMI = 50 là chính xác. Nhưng anh em sẽ thấy 50 trả lời tích cực và 50 trả lời tiêu cực cho kết quả tương tự:
50*1 + 50*0 = 100*0.5 = 50
Anh em tưởng tượng trong 100 người trả lời, 50 thuộc về sản xuất và 50 thuộc về dịch vụ. Ví dụ như có 50 anh em sản xuất ô tô và 50 anh em cho thuê xe.
Khi giá xe tăng, Cú sẽ không muốn mua nữa. Nếu cần đi đâu xa trong tương lai, Cú sẽ đi thuê xe. Ngược lại, nếu giá xe giảm nó sẽ khiến Cú muốn mua hơn. Cú mà mua được xe thì rõ ràng sẽ không cần thuê xe nữa rồi.
Khi đó, sản xuất và dịch vụ sẽ có kỳ vọng tương lai trái ngược nhau. Ví dụ này giải thích cho việc 1 nửa chọn tích cực và 1 nửa chọn tiêu cực.
Nhưng anh em tưởng tượng mình đầu tư vào 100 công ty trên và đọc báo cáo này. Nhìn vào chỉ số PMI = 50, anh em không thu được gì nhiều nếu không có phân chia lĩnh vực. Anh em nên giữ nguyên khoản đầu tư của mình? Hay là bán bớt dịch vụ và mua thêm sản xuất? Hay là ngược lại?
Do đó, chia PMI thành dịch vụ và sản xuất là rất cần thiết.
3.2. PMI là gì ở lĩnh vực sản xuất?
3.2.1. Tìm hiểu về PMI sản xuất trên DailyFX thế nào?
Sau khi phân chia chỉ số PMI là gì, Cú sẽ đi từ lĩnh vực sản xuất. Để thấy rõ tác động của PMI là gì trong lĩnh vực này, ta sẽ chọn 1 nước công nghiệp.
Trên DailyFX, lựa chọn lý tưởng cho chúng ta sẽ là Đức. Nhưng nếu anh em không có kiến thức kinh tế quốc tế thì sao? Khi đó làm sao để biết nước nào là nước công nghiệp để chọn PMI?
Một cách Cú ứng dụng khá hiệu quả là dựa vào độ quan trọng từng chỉ số mà DailyFx cho sẵn. Anh em có thể xem qua ví dụ dưới đây.
(Nguồn: dailyfx.com)
Ở đây, anh em có thể thấy Đức có tận 3 chỉ số PMI. Từ trên xuống dưới, chúng lần lượt là PMI sản xuất, dịch vụ, và tổng hợp. Độ quan trọng cũng lần lượt từ cao xuống thấp.
Như vậy, dễ thấy tại Đức PMI sản xuất là quan trọng nhất. Tương tự, nước nào có PMI sản xuất màu đỏ khả năng cao là nước công nghiệp.
Logic của Cú về PMI là gì? Độ quan trọng đo ảnh hưởng của PMI lĩnh vực đó đến nền kinh tế. Rõ ràng anh em thấy nước công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi PMI sản xuất hơn. Ngược lại, PMI tổng hợp là ít hữu dụng nhất như Cú đã nói ở trên, nên nó bị xếp “bét”.
3.2.2. Đọc đồ thị PMI lĩnh vực sản xuất
Đồ thị chỉ số PMI sản xuất cũng tương tự như đồ thị PMI tổng hợp.
Ở hàng ngang anh em có thể thấy mốc thời gian. Nó được chia thành các tháng trong 1 năm trở lại đây. Lý do là để người đọc dễ nhìn thấy xu hướng chung của PMI là gì.
Các cột dọc chính là chỉ số PMI sản xuất của từng tháng. Nhìn vào đồ thị, anh em thấy có xu hướng đi xuống rõ ràng. PMI sản xuất của Đức “chạm đáy” vào tháng 7 năm nay ở mốc dưới 50.
(Nguồn: dailyfx.com)
3.2.3. Đánh giá PMI thế nào trong sản xuất?
Trong phần tính PMI ở trên, anh em cũng biết mỗi câu hỏi có một tỷ trọng khác nhau. Để anh em dễ hiểu, Cú đã chia 5 câu hỏi mỗi câu 20%. Trên thực tế thì không đơn giản vậy.
Quay lại với ví dụ anh em là chủ doanh nghiệp. Anh em hãy tưởng tượng mình là công ty sản xuất ô tô. Dĩ nhiên anh em sẽ được liệt vào hạng sản xuất.
Khi đó, ngay từ các câu hỏi Cú hỏi anh em đã khác so với các doanh nghiệp dịch vụ. Các câu nào trùng nhau chưa chắc đã có tỷ trọng như nhau.
Cú có thể hỏi anh em một câu như: “Bạn đánh giá nguồn cung phụ tùng của mình thế nào?”
Anh em thấy rõ ràng bên PMI dịch vụ sẽ không có câu hỏi này. Thậm chí Cú có thể hỏi: “Bạn đánh giá thuê mới nhân công thế nào?”
Anh em là biết sản xuất ô tô đã được tự động hóa phần lớn. Thuê mới nhân công do đó cũng ít quan trọng. Vì vậy mà tỷ trọng của phương diện nhân công khá thấp.
Ngược lại, nhân viên sale là không thể thiếu của lĩnh vực dịch vụ. Tỷ trọng của nó như vậy sẽ cao hơn.
Qua đây ta thấy không chỉ câu hỏi 2 lĩnh vực khác nhau mà các câu hỏi “y như đúc” cũng có độ quan trọng khác nhau!
3.3. PMI là gì ở lĩnh vực dịch vụ?
3.3.1. Tìm hiểu về PMI dịch vụ trên DailyFX thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu về PMI sản xuất ta chuyển sang PMI dịch vụ. Tìm hiểu về nó cũng tương tự như PMI sản xuất. Anh em cũng lên DailyFx để tra cứu PMI các quốc gia. Tuy nhiên có vài điểm khác biệt quan trọng.
Khi nói đến PMI là gì trong lĩnh vực dịch vụ, dĩ nhiên Cú sẽ đi từ nước dịch vụ. Khi nhắc đến đất nước dịch vụ, quốc gia nào anh em nghĩ đến đầu tiên?
Cú dám chắc là anh em nghĩ đến Mỹ. Đây là một nước dịch vụ nổi tiếng. Chúng ta sẽ thử tìm hiểu PMI dịch vụ của nó trên DailyFX nhé.
(Nguồn: dailyfx.com)
Các chỉ số PMI đều có độ quan trọng như nhau. Tại sao lại thế dù Mỹ là nước dịch vụ?
Anh em cần nhớ DailyFX xếp độ quan trọng chỉ số theo tính dự báo thị trường của chúng. Mỹ là nước dịch vụ nhưng nền công nghiệp của nó ảnh hưởng lớn đến thị trường. Do đó các loại PMI của Mỹ có tầm quan trọng ngang nhau.
Điều này còn được thể hiện ở tỷ lệ chia 60:40 giữa sản xuất và dịch vụ trong phần 3.1.
Không chỉ Mỹ mà các nước dịch vụ khác đều có các ngành sản xuất quan trọng. Do đó để tìm hiểu PMI dịch vụ, anh em buộc phải có kiến thức kinh tế quốc tế chung. Ta không thể dựa vào “mẹo” ở 3.2 như trước.
3.3.2. Đọc đồ thị PMI lĩnh vực dịch vụ
Quay lại với đồ thị PMI dịch vụ của Mỹ. Về hình thức, đồ thị chỉ số PMI dịch vụ không khác PMI sản xuất. Hàng ngang vẫn đại diện cho thời gian trong 1 năm. Hàng dọc đại diện cho giá trị PMI mỗi tháng.
Anh em có thể thấy PMI của Mỹ khá tốt, dù có chiều hướng đi xuống gần đây. Ngoài xu hướng, một điểm nữa đáng chú ý là thời gian.
PMI tháng 1 và tháng 7 của Mỹ đều suy giảm. Ở Mỹ, đây là 2 tháng dịch vụ thường tăng do du lịch và nghỉ đông tăng mạnh. Việc cả 2 tháng này đều PMI giảm sâu là tin xấu. Nó báo hiệu các ngành dịch vụ đang giảm quy mô kinh doanh.
(Nguồn: dailyfx.com)
Ý nghĩa PMI là gì với 1 nước dịch vụ? Cú sẽ cho anh em thấy đồ thị PMI dịch vụ và tổng hợp cạnh nhau. Cả 2 rất giống nhau đúng không anh em? Đó là vì Mỹ là quốc gia dịch vụ đó.
(Nguồn: dailyfx.com)
3.3.3. Đánh giá PMI thế nào trong dịch vụ?
Hãy giả sử anh em là quản lý cho 1 công ty dịch vụ. Theo anh em, các phương diện nào của PMI là quan trọng nhất?
Dĩ nhiên, phương diện hàng đầu phải là doanh số bán ra. Nói gì thì nói, đây là số liệu tối quan trọng nếu anh em quan tâm đến lợi nhuận. Đây cũng là điểm anh em sẽ tương đồng với bên sản xuất nhất.
Để có doanh số tốt, dĩ nhiên anh em cần người có kỹ năng. Do đó, phương diện lao động chiếm tỷ trọng cao hơn (25-30%) so với sản xuất (20%).
Hàng tồn cũng là một yếu tố quan trọng khác. Không như sản xuất, hàng tồn của anh em là các sản phẩm hoàn thiện thay vì nguyên liệu. Điều đó tức là chúng có thanh khoản thấp hơn. Dịch vụ cũng phải tốn nhiều chi phí hơn trong việc bảo quản hàng tồn.
Giả sử anh em là dịch vụ thuê xe. Xe cho thuê không hết anh em phải gửi ở bãi. Thế là mất thêm phí. Mà gửi ở bãi phải đủ tiêu chuẩn, vì nắng mưa làm xe xuống cấp thì ai thuê?
Nếu anh em muốn thanh lý xe, sẽ khó tìm người mua vì xe phải bán theo nhu cầu. Mua một chiếc xe ngoài đi lại hay chở hàng thì chỉ có tháo ra đem bán. Như vậy sẽ làm giảm giá thanh lý của anh em.
So sánh với Cú làm xe để bán. Cú bán không hết sẽ chỉ thừa lại linh kiện và kim loại. Bảo quản chúng chỉ cần cất trong kho. Khi phá sản cũng thanh lý rất dễ vì chúng có thể được dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
3.4. PMI là gì ở Việt Nam?
Quay lại vấn đề DailyFX không có PMI của Việt Nam, anh em muốn tìm hiểu phải làm gì? Cú thấy một cách hay đó là lên trang S&P để tìm thông tin trực tiếp. DailyFX cũng chỉ lấy nguồn ở S&P mà thôi.
PMI của Việt Nam có số liệu mới nhất từ những năm 2022. Khi tìm hiểu PMI là gì ở Việt Nam, có một vài điểm nhấn đáng chú ý.
Nhưng trước khi tìm hiểu, anh em phải biết Việt Nam là nước nông nghiệp. Do đó PMI quan trọng nhất của nước ta sẽ là PMI sản xuất.
Qua mô hình bên dưới, anh em thấy nước ta đã phục hồi sản xuất thế nào. Từ mức dưới 45 của năm 2021 đã bật lên trên 50 trong vài tháng trở lại đây.
(Nguồn: S&P global)
Lý do đến từ việc sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều được ghi nhận tăng mạnh. Kinh tế phục hồi do nước ta đã kiểm soát tốt đại dịch và dần mở cửa trở lại.
Cụ thể ra, PMI sản xuất của Việt Nam đã tăng lên 54.7 điểm. Đây là tín hiệu tốt, báo hiệu cho phục hồi ở các mảng khác.
(Nguồn: vneconomy.vn)
Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đồng nghĩa tỷ lệ lao động tăng trở lại. Các công ty sẽ phải nỗ lực trong quá trình xây dựng lại đội ngũ nhân viên của mình.
(Nguồn: S&P global)
4. Ảnh hưởng kinh tế của PMI là gì?
Vậy ảnh hưởng của PMI là gì? Tại sao nhà đầu tư, doanh nghiệp, và cả chính phủ đều phải để tâm đến nó?
4.1. Ảnh hưởng của PMI là gì với nhà đầu tư?
4.1.1. Ứng dụng thực tiễn của PMI với nhà đầu tư
Trước hết, chỉ số PMI là có thể dự báo tín hiệu thị trường. Các dự báo của chỉ số PMI cũng đi trước cả dự báo của GDP hay tỷ lệ thất nghiệp. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số PMI để đoán các xu hướng chính của nền kinh tế.
Có 2 trường hợp anh em nên chú ý đến PMI.
Thứ nhất đó là khi chứng khoán đang lên cao mà PMI đột ngột giảm. Anh em nhớ PMI dự báo cho sản xuất trong tương lai.
Nếu anh em biết tương lai các công ty sẽ thu hẹp sản xuất, chứng tỏ chứng khoán cũng sắp “đỏ lửa” theo.
Lúc này anh em đang ôm cổ phiếu thì phải tính ngay đến chuyện “về bờ”. Hoặc chí ít thì đổi sang chứng khoán phòng thủ như vàng hay trái phiếu. Lý do là vì PMI giảm sâu báo hiệu các công ty sẽ giảm quy mô lâu dài, khả năng sắp có suy thoái kinh tế.
Thứ hai, PMI đảo chiều khi chứng khoán đang chạm đáy.
PMI tăng mạnh thường báo hiệu kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi. Khi đó anh em nên đầu tư chứng khoán “tấn công” như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…Chứng khoán tấn công là các loại chứng khoán có tỷ suất sinh lời cao hơn nhưng mạo hiểm hơn chứng khoán phòng thủ.
Ở Việt Nam, chúng thường là cổ phiếu BĐS hoặc các loại phái sinh ngắn ngày. Phái sinh đã được Cú giải thích trong bài GDP là gì? Anh em có thể hiểu qua là “mua thấp bán cao – mua trước bán sau” nhé.
Nếu anh em muốn tìm hiểu kỹ hơn về phái sinh, Cú có cung cấp 1 khóa học chứng khoán. Tại đó, anh em sẽ được cung cấp những kiến thức từ vỡ lòng đến nâng cao. Ngoài ra, nếu có hứng thú với chứng khoán cơ sở hay riêng nhóm ngành cổ phiếu BĐS, anh em cũng có thể đăng ký khóa học riêng. Mỗi khóa đều có kiến thức và phương pháp chủ đạo riêng cho anh em trải nghiệm.
Anh em có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú để biết thêm thông tin nhé!
4.1.2. Những chú ý cho nhà đầu tư khi sử dụng PMI là gì?
Anh em tưởng tượng Cú phỏng vấn 100 chủ doanh nghiệp như phần 3.1 về tương lai.
Khi kết quả PMI = 75, họ có thể phân chia thành:
- Hoặc 75 người cho rằng thị trường biến động tích cực và 25 cho rằng có biến động tiêu cực. (75*1 + 25*0 = 75)
- Hoặc 50 người nghĩ thị trường sẽ biến động tích cực. 50 người còn lại nghĩ thị trường sẽ không đổi. (50*1 + 50*0.5 = 75)
Nếu không có thông tin khác, rất khó để anh em tính toán trường hợp nào là khả thi hơn. Anh em có thể nghĩ mình đang ở trường hợp 2 dù thực tế là trường hợp 1.
Giả sử PMI ngành = 75, anh em cho rằng thế là thị trường biến động tích cực. Nếu chỉ tính trường hợp 2, anh em sẽ nghĩ là tệ nhất mình cũng không mất gì. Thế là anh em cứ “all in” đúng ngành đó – đầu tư cao độ, dồn tiền vào 1 loại cổ phiếu.
Chuyện gì xảy ra nếu trên thực tế anh em nằm trong trường hợp 1? Anh em đang có 25% sai lầm! Nếu cứ “bình chân như vại” mà không đa dạng hóa thì chẳng mất chốc anh em sẽ trắng tay.
Một tháng sau, các cổ phiếu anh em chọn “sập sàn”. Lúc này thì anh em chẳng nhẽ bảo PMI dự báo không chính xác!
Vì vậy, anh em không nên dựa vào 1 mình chỉ số PMI mà còn phải các yếu tố bên ngoài nữa. Dù có theo chiến lược nào cũng phải hiểu rõ độ rủi ro và nên đa dạng hóa đầu tư.
4.2. Ảnh hưởng của PMI là gì với doanh nghiệp?
Quay lại vấn đề đặt tỷ trọng. Anh em là nhà sản xuất đọc báo cáo về PMI. Nó tương tự như anh em phỏng vấn đồng nghiệp vậy. Anh em sẽ đặt phương diện nào là quan trọng nhất?
Khả năng cao là đơn đặt hàng mới. Lý do vì nó là yếu tố quyết định lợi nhuận của anh em lớn nhất.
Giả sử anh em là giám đốc 1 công ty ô tô, các quyết định của anh em sẽ có nhiều hệ quả. Nó kéo theo vô vàn các quyết định mua hàng khác. Chúng đi từ nguyên liệu như dây đồng, thép…đến linh kiện như chip, bán dẫn…
Tương tự, nếu anh em không sản xuất mà cung cấp dịch vụ thì sao? Ảnh hưởng của PMI là gì?
Khi đó lượng nhân viên thuê mới sẽ có tỷ trọng lớn hơn. Việc biết các đối thủ có dự định tăng nhân viên sẽ ảnh hưởng đến hình thức cạnh tranh. Thậm chí nó còn có thể ảnh hưởng chiến lược mở rộng của anh em.
Ví dụ anh em làm ở bán lẻ của Viettel. Nếu anh em thấy xu hướng bán lẻ là thuê thêm nhân viên thì sao? Có thể đối thủ anh em đang tính đến tăng số cửa hàng. Việc này sẽ ảnh hưởng đến quyết định mở rộng số cửa hàng của anh em.
4.3. Ảnh hưởng của PMI là gì với chính phủ
Đối với các chính phủ, họ phải nhìn vào cả nền kinh tế. Vì vậy nhóm này cũng sẽ đặt tỷ trọng của lực lượng lao động cao hơn. Ngoài ra, phân chia dịch vụ và sản xuất cũng được các chính phủ chú ý. Anh em quay lại ví dụ Mỹ để hiểu vì sao nhé.
Trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây, các công ty Mỹ đang chuyển hướng sang Đông Nam Á. Nguyên nhân chủ yếu do giá nhân công rẻ hơn và được chính phủ ưu đãi. Trong đó có Việt Nam.
Điều này khiến ngành sản xuất trong nước dần bị thế chỗ bởi dịch vụ. Theo Bộ Lao Động Mỹ, chỉ có 8% người Mỹ làm trong ngành sản xuất. Hơn 80% người Mỹ làm về dịch vụ. Nhưng trên DailyFX lại không thể hiện điều này.
(Nguồn: dailyfx.com)
Nguyên nhân là do các ngành sản xuất ở Mỹ là những ngành quan trọng. Chúng gồm chip, bán dẫn, đồ điện tử…
Tương tự với nhiều nước phát triển khác. Nhập khẩu hàng giá trị thấp, xuất khẩu hàng giá trị cao là chiến lược chung của họ.
Vì vậy, phân chia tỷ trọng giữa sản xuất và dịch vụ để sao cho PMI phản ảnh chính xác nhất cũng là một vấn đề quan trọng.
Điều này đặc biệt quan trọng với 1 nước đang chuyển cơ cấu kinh tế như Việt Nam.
Không ai muốn PMI vô giá trị vì phỏng vấn nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong khi dịch vụ mới đóng vai trò chính và ngược lại.
Lời kết
Qua bài viết này, Cú mong các bạn đã hiểu PMI là gì, cách tìm hiểu về PMI qua DailyFX, ảnh hưởng của PMI, và ứng dụng thực tiễn với nhà đầu tư.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về PMI là gì cũng như các tác động của PMI. Cú muốn chia sẻ một cách chi tiết để anh em dễ hình dung ngay từ đầu. Bài viết “PMI là gì” có mục lục, anh em có thể bấm đến những nội dung muốn tìm hiểu. Đồng thời đọc đi đọc lại những phần chưa hiểu rõ.
Nếu còn điều gì thắc mắc về PMI hay những chỉ số kinh tế khác, anh em có thể inbox cho Cú.
Là nhà đầu tư mới muốn biết về CCI – chỉ số “song sinh” của PMI, nên đọc bài viết này: CCI là gì? Tìm hiểu về CCI từ A-Z cho nhà đầu tư mới bắt đầu
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp dịch vụ tư vấn tư vấn đặt chỗ khóa học chứng khoán cho anh em. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Cú sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Form dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về chứng khoán, theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJJKgbU4/
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969