Lập kế hoạch hưu trí – Những rủi ro cần tránh (P1)
Kế hoạch hưu trí có lẽ không phải là khái niệm mới lạ đối với bất kỳ ai trong chúng ta. Nhưng có lẽ đây không phải mối quan tâm của nhiều người. Bởi lẽ chúng ta đang ở trong độ tuổi lao động. Thứ chúng ta để tâm nhiều hơn là làm sao kiếm thật nhiều tiền, tích sản. Hay chỉ đơn giản là hôm nay ăn gì? Tuổi già là chuyện của tương lai, sức đâu lo chuyện xa xôi thế!
Nhưng nhắm mắt lại, thời gian xuôi về thời học sinh mơ mộng. Tưởng mới hôm qua thôi mà đã hơn chục năm rồi. 15-20 năm nghe thì lâu nhưng mà trôi đi nhanh lắm. Giật mình đã thấy mình già tự lúc nào. Vậy nên anh em ạ, chúng ta hãy tìm hiểu, lo dần cho tuổi già của mình từ bây giờ. Để khi tuổi già không bị loay hoay trong cơm áo gạo tiền.
Mở đầu
Chẳng ai mong cả cuộc đời phải bươn chải làm việc. Ai cũng mong bản thân có thể được an nhàn tuổi già. Nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được điều đó. Có thể nhìn thấy ngay xung quanh chúng ta. Những ông bà lão hằng ngày mưu sinh vất vả trên mọi nẻo đường. Những gánh hàng rong nặng trĩu, những cuốc xe ôm vội vã… Có khi chỉ đủ lo cơm chứ chưa biết tiền thuốc lấy ở đâu!
Lo trước cho tuổi già của mình là một điều Cú nghĩ là vô cùng đúng đắn. Tạo cho mình một quỹ hưu trí, dù ít dù nhiều. Để khi tuổi già đến, cuộc sống của chính mình bớt loay hoay. Kể cả khi lúc đó vẫn làm việc thì cũng bớt đi được phần nào áp lực. Bởi sức già không thể so bì với sức trẻ. Tiết kiệm khi trẻ có lẽ vẫn tốt hơn là lao động quần quật khi về già.
Chính vì vậy, qua bài viết chuyên sâu về quỹ hưu trí và kế hoạch hưu trí. Cú mong rằng sẽ cung cấp tới anh em những kiến thức cần biết, những điểm cần lưu ý. Để có được một tuổi già an nhàn, bớt lo âu muộn phiền.
Đây là một seri hoàn toàn mới về chủ đề quỹ hưu trí và kế hoạch hưu trí. Do đó, có thể sẽ có những khái niệm, nội dung khá mới mà anh em chưa biết. Nếu vậy, hãy đừng ngần ngại inbox Cú theo trang page sau nhé. Cú sẽ cùng anh em phân tích nhé!
https://www.facebook.com/CuThongThai.VNInvestor/
Phần 1: Xác định các chi phí khi nghỉ hưu để lập kế hoạch hưu trí
Đầu tiên, để có thể xây dựng một kế hoạch cho quỹ hưu trí riêng của mình. Có rất nhiều yếu tố cần được cân nhắc. Tuy nhiên, nó lại thay đổi và phụ thuộc vào từng người. Do đó, chắc chắn không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu. Nhưng chúng ta lại có thể ước lượng dựa trên những yếu tố như dưới đây.
Trước hết, để có thể lên một kế hoạch hưu trí đòi hỏi anh em cần có một sự hiểu biết rõ ràng về những chi phí của mình khi nghỉ hưu sẽ là gì. Có hai loại chi phí lớn mà anh em sẽ cần phải trang trải khi nghỉ hưu. Là các chi phí phục vụ cho nhu cầu cơ bản và các chi phí phục vụ cho nhu cầu tùy ý.
1.1 Chi phí phục vụ cho nhu cầu cơ bản
Nhu cầu cơ bản là nhu cầu thiết yếu của con người. Đây là các chi phí liên tục, bắt buộc phải chi tiêu của mỗi người. Như ăn uống, chỗ ở, phương tiện đi lại, chăm sóc sức khỏe và các nhu yếu phẩm khác.
Đặc biệt, chi phí cần phải quan tâm nhất khi về già có lẽ phải kể đến chi phí khám chữa bệnh. Theo thông tin GS Phạm Thắng, Giám đốc BV Lão khoa Trung ương Hà Nội. Đưa ra tại hội thảo Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Việt Nam do BV Lão khoa Trung ương tổ chức ngày 26/5/2014. Chi phí y tế cho người già cao gấp 7-10 lần người trẻ. Người cao tuổi sử dụng đến 50% tổng lượng so với tất cả các lứa tuổi.
Cú cũng đưa thêm thông tin tham khảo về y tế của Việt Nam năm 2022 để anh em hiểu hơn về chi phí y tế, khám chữa bệnh. Từ đó, dựa trên sức khỏe hiện tại và lối sống trong tương lai. Để có thể phần nào ước lượng được chi phí chăm sóc sức khỏe khi về già của mình.
Theo Thông cáo báo chí kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2022, tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng là 27,7%, giảm 9,2 điểm % so với năm 2020. Dịch Covid-19 có lẽ gây tâm lý lo ngại việc phải đi khám chữa bệnh trong người dân. Tỷ lệ khám bệnh ngoại trú năm 2022 là 26,4% và nội trú là 3,6%; giảm tương ứng 7,5 điểm % và 3,5 điểm % so với năm 2020.
Năm 2022, có 89,2% người có thẻ bảo hiểm y tế hay sổ/thẻ/giấy khám chữa bệnh miễn phí, không có sự khác biệt về tiếp cận thẻ bảo hiểm y tế hay sổ/thẻ/giấy khám chữa bệnh miễn phí giữa khu vực, vùng, mức sống và giới tính. Hai vùng có tỷ lệ người có thẻ bảo hiểm y tế hay sổ/thẻ/giấy khám chữa bệnh miễn phí thấp nhất là Tây Nguyên (84,3%) và Đông Nam Bộ (84,6%).
Chi tiêu y tế bình quân 1 người có khám chữa bệnh năm 2022 cũng giảm so với 2020, cụ thể năm 2022 là 2,5 triệu đồng trong khi năm 2020 là hơn 3 triệu đồng. Năm 2022, chi tiêu bình quân một người có khám chữa bệnh nội trú xấp xỉ 9 triệu đồng và một người có khám chữa bệnh ngoại trú là gần 1,4 triệu đồng. Thành thị có mức chi y tế bình quân 1 người có khám chữa bệnh cao hơn nông thôn (2,8 triệu đồng so với 2,3 triệu – chênh lệch gần 500 nghìn/người có khám chữa bệnh).
Như vậy, trung bình một người khi về già sẽ phải chi cho việc khám chữa bệnh nhiều hơn 2,5 triệu đồng. Sau 10-20-30 năm nữa, cộng với trượt giá con số này có thể tăng lên gấp 2, gấp 3… Quả thực là một con số không hề nhỏ đối với không ít người già khi ấy. Khi mà khả năng lao động đã giảm nhiều, cơ hội làm việc cũng rất thấp.
1.2 Chi phí phục vụ cho nhu cầu tùy ý
Nhu cầu tùy ý hay còn gọi là nhu cầu không cấp thiết, không bắt buộc. Nó phụ thuộc nhiều vào bản thân của mỗi người khi lập kế hoạch. Hơn là mức độ phải có của nó trong cuộc sống.
Lối sống hưu trí mà anh em mong muốn, chọn lựa có thể bao gồm thêm các hoạt động khác ngoài những nhu cầu thiết yếu. Những nhu cầu này thường được định nghĩa là những thứ mà một người muốn hơn là một người cần. Như là thể thao, giải trí, du lịch, làm từ thiện… Đó là những hoạt động quan trọng đối với người này nhưng cũng có thể là không cần thiết với người kia.
Và theo lẽ dĩ nhiên, chúng ta buộc phải ưu tiên các nhu cầu thiết yếu hơn so với nhu cầu tùy ý. Từ đó để phân bổ chi phí cho hợp lý khi xây dựng kế hoạch hưu trí của mình. Bởi lẽ nếu thu nhập khi về già của anh em chỉ đủ để ăn ở, sinh hoạt, ốm đau. Thì tiền đâu mà đi du lịch, giải trí. Ngược lại, nếu anh em dùng hết tiền để đi du lịch, thì có thể nào không khám, chữa bệnh khi ốm đau? Hiểu và phân bổ tiền vào những ngăn nhỏ. Sẽ giúp cho cuộc sống khi về già của anh em an nhàn hơn, thảnh thơi hơn rất nhiều.
Ví dụ 1: Năm nay anh An 30 tuổi, anh An có nhu cầu nghỉ hưu trong 30 năm tới. Theo tính toán anh An đã có nhà để ở, có vườn rau sạch để tự cung tự cấp cho gia đình. Khi về hưu, anh A sẽ chỉ sống cùng vợ. Chi phí đi lại, xăng xe, điện thoại, mạng, điện nước theo hiện tại thì là 2 triệu đồng/tháng. Chi phí ăn của 2 vợ chồng là 5 triệu đồng/tháng. 2 vợ chồng sức khỏe hiện tại bình thường, không ốm đau, bệnh tật gì. Chi phí phát sinh ngoài như ma chay, cưới hỏi, thăm nom là 1 triệu đồng/tháng. Tổng chi phí tính tại thời điểm hiện tại là 8 triệu đồng.
30 năm sau, chắc chắn do ảnh hưởng của lạm phát. Nếu tính theo lạm phát năm 2022 là 3.21%. Thì chi phí lúc này sẽ là 8,000,000 * (1+3.21%)^30 = 20,641,598 đồng. Cộng với chi phí khám chữa bệnh lúc này có thể lên đến 10 đến 15 triệu đồng. Thì chi phí hưu trí của 2 vợ chồng anh An có thể lên đến 35 triệu đồng cho những nhu cầu cơ bản. Nếu muốn có thêm những hoạt động khác nữa, thì chi phí gia đình anh An khi ấy sẽ phải tăng lên thêm nữa.
Phần 2: 5 rủi ro chính khi lập kế hoạch hưu trí
Như ví dụ 1 kể trên, sau khi hiểu về các chi phí cần có, cộng với trượt giá hàng năm. Anh em có thể tính được tương đối số tiền mình cần cho mỗi tháng khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, chúng ta không thể chắc chắn bất kỳ điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó, mọi kế hoạch đều cần tính đến rủi ro. Đối với kế hoạch hưu trí, thì có 5 rủi ro chính như dưới đây. Cần được xem xét để kế hoạch sát hơn so với thực tế.
2.1 Rủi ro sống lâu hơn so với dự tính ban đầu – Kế hoạch hưu trí
Nghe tên của loại rủi ro này thì khá là ngược. Ai chẳng mong mình sống lâu hơn, thọ hơn, khỏe mạnh hơn. Nhưng khi lập kế hoạch, bất kể sự hơn kém nào, đều khiến kế hoạch của anh em khác đi so với kế hoạch. Cụ thể như sau:
Khi lập kế hoạch hưu trí, ngoài chi phí mà mỗi năm chúng ta phải dành ra để chi tiêu. Chúng ta còn cần xác định thời gian của quỹ hưu trí đó. Hay nói cách khác là chúng ta sẽ nghỉ hưu trong bao lâu. Theo cách thông thường thì chúng ta sẽ sử dụng số liệu tuổi thọ trung bình để tính toán. Nhưng mà rất nhiều người sẽ sống lâu hơn so với họ mong đợi. Điều này là một việc tốt, nhưng cũng có nghĩa là họ đã đánh giá thấp số tiền cần tiết kiệm. Để có thể tồn tại trong khoảng thời gian lâu hơn.
Các số liệu về tuổi thọ trung bình đang tăng lên. Và thậm chí chỉ một sự thay đổi nhỏ trong tuổi thọ. Cũng có thể tạo ra các vấn đề nghiêm trọng về khả năng thanh toán cho kế hoạch hưu trí của anh em. Tuy nhiên, không có một phép đo chính xác nào về rủi ro tuổi thọ. Vì những hạn chế của y học và tác động của nó đối với tuổi thọ chưa được định lượng. Theo tổng cục thống kê, tuổi thọ hàng năm tăng lên từ 73.4 tuổi năm 2016 đến 73.7 tuổi năm 2020. Trong đó, năm 2020, tuổi thọ trung bình của nam là 71 tuổi và nữ là 76,4 tuổi.
Ví dụ 2: Giả sử anh An lập kế hoạch và tính toán số tiền mình cần khi về hưu là 1 tỷ cộng với lương hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội. Số tiền đó sẽ dùng trong 15 năm từ khi anh An nghỉ hưu. Nhưng rất may mắn là a sống lâu hơn so với những gì mình mong đợi. Con số lên đến 20 năm. Vậy là số tiền anh dành dụm chỉ đủ tiêu cho 15 năm. 5 năm còn lại sẽ trở nên khó khăn hơn vì chưa được anh An tính đến trong kế hoạch về hưu an nhàn của mình.
Do đó, để cho kế hoạch bớt rủi ro hơn, khi thiết lập, anh em cần tính đến loại rủi ro này. Thay vì lên kế hoạch cho tuổi thọ mình mong đợi, anh em có thể cộng thêm vào đó 1 khoảng thời gian như 2-5 năm. Để tránh trường hợp hoang mang khi ở những năm cuối đời. Vì khi đó, khả năng tự nuôi sống bản thân, làm việc là giảm xuống. Trong khi chi phí y tế, chăm sóc sức khỏe thì lại tăng lên.
Nhìn rộng ra cho cả xã hội thì rủi ro tuổi thọ này ảnh hưởng cũng ảnh hưởng khá lớn. Chính phủ phải tài trợ cho các cá nhân đã nghỉ hưu thông qua lương hưu và chăm sóc sức khỏe. Tăng áp lực chi phí lên toàn bộ hệ thống. Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy liên quan trực tiếp tới chúng ta. Những người đóng góp và được hưởng quyền lợi dựa vào quỹ bảo hiểm xã hội đó. Câu hỏi đặt ra lúc đó sẽ là chúng ta sẽ lấy gì để sống khi quỹ không may phá sản. Một điều mà bất kỳ ai cũng đều không mong muốn.
2.2 Rủi ro chi phí chăm sóc sức khỏe – Kế hoạch hưu trí
Như Cú đã đề cập trong phần chi phí thiết yếu khi về hưu. Chi phí chăm sóc sức khỏe là một chi phí rất đáng kể và cần được liệt kê khi lập kế hoạch hưu trí. Tuy nhiên, cũng giống như rủi ro tuổi thọ, rủi ro sống lâu hơn thời gian dự kiến. Thì chi phí này cũng không thể ước lượng một cách chính xác. Chỉ có điều khi tuổi thọ tăng lên thì chúng ta may mắn vì được sống lâu hơn. Nhưng khi ta nhiều bệnh hơn dự kiến, ốm nặng hơn dự kiến… thì không vui một chút nào. Thậm chí nó còn phá vỡ kế hoạch nghỉ hưu an nhàn của chính chúng ta.
Ví dụ 3: Anh An đã lập kế hoạch hưu trí và tiết kiệm từ rất sớm. Với chi phí y tế, chăm sóc sức khỏe khi về già là 10,000,000 đồng/tháng. Sau khi về hưu, anh An vẫn sống rất khỏe mạnh một thời gian dài. Nhưng thật không may, anh An lại mắc phải bệnh rất nặng. Chi phí chữa trị lên đến hàng tỷ đồng. Đã tiêu tốn quá nửa số tiền anh An dự định dùng để trang trải cuộc sống về già của mình. Và đương nhiên, cuộc sống sau khi khỏi bệnh của anh An sẽ không thể thảnh thơi như trước. Anh An cần phải thay đổi lại các mức chi phí của mình để phù hợp hơn với số tiền còn lại.
Ngoài việc bệnh tật khó đoán, không thể lường trước. Chúng ta cũng cần phải xem xét đến việc gia tăng các chi phí khám chữa bệnh thông thường. Là những thứ dễ đoán hơn. Ai về già mà không đau đầu, mất ngủ, xương khớp rệu rạo? Vậy rủi ro đối với chi phí đó là gì? Đó chính là tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, là thay đổi các chính sách trong bảo hiểm y tế… Những điều đó sẽ làm cho chi phí y tế của chúng ta khi về già thay đổi. Có thể tích cực khi những phúc lợi xã hội tốt hơn, chi phí y tế được giảm bớt. Nhưng cũng có thể là tiêu cực, khi giá dịch vụ y tế tăng lên theo các năm.
Tình hình thực tế của Việt Nam, theo Cú thì có lẽ sẽ thiên nhiều về tiêu cực hơn trong những năm tới. Cụ thể ngày 11/7/2023, Bộ Y tế dự kiến đến cuối năm 2024, giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng 9%. Trong đó chi phí do điều chỉnh lương cơ sở kết cấu vào giá chiếm 5%, còn lại là chi phí quản lý.
Lương cán bộ y tế là một trong những yếu tố cấu thành giá dịch vụ khám chữa bệnh. Nếu tính chi phí do điều chỉnh lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng. Giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng 5%. Dự kiến, Quỹ Bảo hiểm y tế tăng 2,700 tỷ đồng mỗi năm, nằm trong khả năng cân đối. Phương án tăng có thể được áp dụng ngay trong tháng 7 này, Cú sẽ update khi có thông tin chính thức.
Nếu tính thêm chi phí quản lý, giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng 4%. Dự kiến chi Quỹ Bảo hiểm y tế khoảng 2,180 tỷ đồng mỗi năm. Khoản tăng này dự kiến được áp dụng sau một năm nữa.
Như vậy, tính cả chi phí tiền lương theo mức lương cơ sở mới và chi phí quản lý. Giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng 9%. Năm 2021, Quỹ Bảo hiểm y tế dư 14.368 tỷ đồng. Lũy kế kết dư 50,300 tỷ đồng, có khả năng cân đối.
Ngoài ra, Bộ Y tế cho biết sẽ đánh giá chi phí khấu hao theo từng hạng bệnh viện, chuyên khoa. Đề xuất lộ trình từng bước tính khoản này vào giá dịch vụ khám chữa bệnh. Việc tính toán sẽ đảm bảo khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế. Khả năng chi trả của người bệnh, tình hình kinh tế xã hội. Phương án tăng này dự kiến áp dụng từ cuối năm 2025.
Nếu đề xuất được áp dụng, trong ví dụ 3, chi phí 10 triệu đồng/tháng cho chăm sóc y tế. Có thể cũng không còn phù hợp sau 30 năm nữa. Nên khi tính chi phí y tế khi nghỉ hưu, một tip vô cùng quan trọng là anh em cần bám sát tình hình thực tế chính sách xã hội để điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh những yếu tố sức khỏe của riêng bản thân mình.
2.3 Rủi ro phân bổ tài sản – Kế hoạch hưu trí
Một rủi ro khác, cũng là rủi ro liên quan trực tiếp đến tài chính khi anh em nghỉ hưu. Đó chính là việc tiết kiệm và đầu tư số tiền đó cho tới khi nghỉ hưu và sau đó nữa. Anh em sẽ thực hiện việc tiết kiệm cho nghỉ hưu đồng thời với việc đầu tư. Và khi đó, mức sinh lời thực tế khác với mức sinh lời dự kiến cũng là một yếu tố. Ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch đầu tư.
Lý do có thể kể đến ở đây là thời gian tiết kiệm và đầu tư cho nghỉ hưu thường sẽ rất dài. Thường từ 15-30 năm. Do đó, một sự thay đổi nhỏ trong tỷ suất đầu tư sẽ khiến cho số tiền nhận lại sau này khác hơn rất nhiều so với dự kiến.
0.5% của 1 khoản tiền hiện tại thì có thể không quá nhiều. Bởi thông thường với tiết kiệm dài và liên tục cho việc nghỉ hưu. Anh em thường chỉ phân bổ 5-15% thu nhập của mình cho quỹ này. Vì chúng ta cũng cần sống cho hiện tại. Cũng cần tiêu tiền cho hiện tai. Hay dồn tiền cho việc đầu tư tài chính, dự án kinh doanh…Nhưng khi 0.5% tích lũy dần lên với lãi suất kép sau 30 năm. Thì có lẽ nó đã không còn là một con số nhỏ nữa rồi.
Vậy điều gì ảnh hưởng đến mức sinh lời thực tế và dự kiến này? Đó chính là việc đầu tư và phân bổ tài sản khi đầu tư. Nhiều anh em sẽ nói rằng, vậy thì tôi sẽ chỉ gửi tiết kiệm. Ngân hàng thì làm sao lỗ được? Cũng chẳng phải lo phá sản. Nhưng rủi ro ở đây sẽ là ngay cả ngân hàng cũng không có lãi suất ổn định qua các năm. Và biến động đấy cần được tính toán trong dài hạn vào kế hoạch nghỉ hưu.
Ví dụ 4: Anh An lên kế hoạch hưu trí của mình. Với số tiền tiết kiệm mỗi năm là 50 triệu đồng, bắt đầu từ đầu năm 2023. Và lãi suất dự kiến là 8%, thấp hơn so lãi suất trung bình lúc bây giờ. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, tháng 7/2023, lãi suất chỉ loanh quanh 6-7%/năm. Và không thể dự đoán được lãi suất cho các năm tiếp theo. Do đó, rõ ràng anh An đang phải chịu rủi ro khi đầu tư số tiền mình tiết kiệm hàng năm. Nếu sang năm lãi suất thực tế chỉ còn 6%, thì rõ ràng con số thực tế đã khác rất xa so với dự tính 30 năm nữa.
Cú nghĩ rằng khi tính toán giá trị lãi ước tính này, anh em có thể tham khảo thêm về lãi suất 10 năm gần đây để lấy một con số trung bình. Cộng thêm các kỳ vọng về tương lai để điều chỉnh 1 con số cho phù hợp hơn với thực tế. Sẽ giúp ích hơn cho kế hoạch hưu trí của anh em đó.
Nhưng anh em cũng cần nhìn nhận. Dù gửi tiết kiệm có thể hạn chế được rủi ro. Nhưng bằng cách đó, anh em cũng đang từ bỏ tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. Bởi như Cú đã nói ở trên, một thay đổi nhỏ về lợi suất đầu tư. Cũng sẽ cho ra một kết quả khác xa so với ban đầu. Chính vì vậy, lựa chọn danh mục đầu tư, phân bổ đầu tư số tiền mà anh em vất vả kiếm được là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, thứ luôn đi kèm với đầu tư, lợi suất cao đó chính là rủi ro. Và khi không kiểm soát tốt rủi ro này, sẽ khiến anh em gặp phải rất nhiều vấn đề tiêu cực. Như là không bằng lãi suất ngân hàng, giảm giá trị khoản tiết kiệm, thậm chí có thể mất trắng. Do đó, trước khi quyết định đầu tư số tiền dành cho hưu trí này. Anh em cần nhớ kỹ những điểm sau:
– Một danh mục đầu tư quá tích cực có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương của tài khoản trước sự biến động của thị trường. Có thể kể đến như đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng nóng, cổ phiếu đầu cơ, hay góp vốn kinh doanh mạo hiểm. Không thể phủ nhận là những cổ phiếu này cho chúng ta một lợi suất cao, rất cao so với trung bình thị trường. Nhưng rủi ro của nó thì chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy được. Tăng nhanh giảm nhanh, mất thanh khoản, hủy niêm yết…
Cổ phiếu FLC là một trong những điển hình mà không một anh em nào đầu tư chứng khoán không biết. Nó có thể phù hợp cho đầu tư ngắn hạn, theo sát thị trường, giao dịch hằng ngày. Nhưng đối với đầu tư dài hạn, thì có lẽ anh em cần phải cân nhắc nhiều hơn. Và hãy lưu ý rằng, đây không phải là khoản đầu tư với mục đích đổi đời, mua nhà, sang giàu… Đây là khoản tiền với mục đích dành cho sau này khi về già. Anh em có thể an nhàn, thảnh thơi chứ không phải vất vả làm việc, mưu sinh nữa. Việc giảm giá trị, mất hết, cháy tài khoản sẽ không chỉ gây thiệt hại cho hiện tại. Mà nó còn kéo theo những vất vả, tiếc nuối khi anh em về già.
– Ngược lại, một danh mục đầu tư quá thận trọng có thể không vượt qua lạm phát. Khi đó số tiền anh em tiết kiệm và đầu tư được. Có thể sẽ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu khi về già của mình. Anh em sẽ không tận dụng được giá trị thời gian của tiền tệ. Bởi vì tỷ suất sinh lời không đủ bù đắp cho lạm phát. Điều đó cũng thật sự rất đáng tiếc. Khi mà có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn cho tuổi già. Thì chúng ta lại lựa chọn từ bỏ.
– Không có một công thức chung cho việc phân bổ tài sản. Bởi sự mong muốn, kỳ vọng của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào độ tuổi cũng như thời gian đầu tư. Anh em có thể nghiên cứu, tham khảo những danh mục mẫu để từ đó tìm ra danh mục phù hợp cho nhu cầu của mình.
Dưới đây là 1 ví dụ mẫu về danh mục đầu tư. Anh em có thể tham khảo
Các loại tài sản đầu tư bao gồm:
– Domestic Equities – Cổ phiếu trong nước
– International Equities – Cổ phiếu quốc tế
– Bond -Trái phiếu
– Short term investments – Đầu tư ngắn hạn – là những khoản đầu tư dưới 1 năm
4 danh mục mẫu bao gồm:
– Conservative – Danh mục thận trọng: Có thể thích hợp cho các nhà đầu tư muốn giảm thiểu biến động giá trị thị trường. Bằng cách đầu tư vào các loại tài sản ít rủi ro hơn so với các tài sản có rủi ro cao. Để đảm bảo hạn chế rủi ro nhất có thể. Do đó, phần nhiều trong danh mục sẽ là những tài sản có sự an toàn nhất định. Như là trái phiếu và những khoản đầu tư ngắn hạn.
– Balanced – Danh mục cân bằng: Là danh mục có mức độ rủi ro vừa phải. Phù hợp với những anh em có kỳ vọng mức lợi suất cao hơn so với danh mục thận trọng. Và chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn. Có thể hiểu đại khái danh mục cân bằng là danh mục bao gồm. Một nửa tài sản an toàn và 1 nửa tài sản rủi ro.
– Growth – Danh mục tăng trưởng: Đây là danh mục phù hợp với những anh em mà ưa thích sự tăng trưởng. Chấp nhận được rủi ro biến động thị trường. Khi đó, danh mục tăng trưởng sẽ thiên về những tài sản có rủi ro cao. Hơn là những tài sản an toàn hơn.
– Aggressive Growth – Danh mục tăng trưởng chủ động: Có thể nói đây là danh mục rủi ro nhất. Phù hợp với những anh em ưa thích tăng trưởng tích cực và rủi ro. Những anh em mong muốn tìm kiếm một lợi nhuận vượt bậc. Và chịu được sự biến động mạnh của thị trường. Đặc biệt trong 1 thời gian ngắn. Theo cá nhân Cú, thì danh mục này có lẽ quá mạo hiểm cho 1 kế hoạch hưu trí thiên về an toàn hơn. Nhưng tất nhiên, thị trường biến động và luôn có cơ hội cho những anh em ưu tú.
Các danh mục tài sản mục tiêu ở trên minh họa là các mô hình giả thuyết. Và một số ví dụ nhất định về nhiều cách kết hợp phân bổ đầu tư khả dĩ. Có thể giúp anh em theo đuổi mục tiêu của mình. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất tham khảo. Và không ép buộc, hay phải là lời khuyên đối với anh em nhé.
Anh em nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xem xét các quyết định của mình theo định kỳ. Và để đảm bảo rằng chúng vẫn nhất quán với mục tiêu của anh em. Cũng như lựa chọn những tài sản phù hợp với tình hình thực tế đầu tư. Đây cũng có thể nói là 1 việc vô cùng quan trọng.
Nói chung, trong số các loại tài sản, cổ phiếu có thể có nhiều rủi ro. Và biến động ngắn hạn hơn trái phiếu hoặc các công cụ ngắn hạn. Nhưng có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng lớn hơn trong dài hạn.
Mặc dù trái phiếu thường có ít rủi ro ngắn hạn và ít biến động hơn so với cổ phiếu. Trái phiếu lại có rủi ro lãi suất (khi lãi suất tăng, giá trái phiếu thường giảm). Cũng như rủi ro vỡ nợ của tổ chức phát hành và rủi ro lạm phát. Trái phiếu chính phủ duy trì giá trị ổn định nếu được giữ đến ngày đáo hạn. Nhưng lợi nhuận thường chỉ cao hơn một chút so với tỷ lệ lạm phát.
Đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào các thị trường mới nổi, có rủi ro cao hơn. Nhưng có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng lớn hơn so với đầu tư vào các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Để tiện cho anh em hình dung hơn thì Cú sẽ giới thiệu thêm ví dụ. Về ảnh hưởng khác nhau của danh mục đầu tư đối với sự tăng giá của các chi phí khi về già. Đây là ví dụ được tổng hợp bởi quỹ hưu trí Fidelity. Anh em có thể tự mình tham khảo thêm nhé. Mặc dù đây là những thông tin tổng hợp từ dữ liệu của nước Mỹ. Nhưng thực sự cũng rất đáng để tham khảo.
Biểu đồ 1 trên cho thấy lợi nhuận hàng năm lịch sử đối với các khoản phân bổ tài sản khác nhau đã thay đổi như thế nào so với lạm phát và chi phí chăm sóc sức khỏe. Biểu đồ trên biểu thị tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trung bình hàng năm. Cho các danh mục đầu tư được hiển thị từ Ibbotson Associates – một công ty quản lý đầu tư. Từ năm 1926 đến năm 2020. Lợi nhuận bao gồm tái đầu tư cổ tức và các khoản thu nhập khác. Tuy nhiên, anh em hãy nhớ hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo cho kết quả trong tương lai. Biểu đồ này chỉ nhằm mục đích minh họa. Và không thể hiện hiệu suất thực tế hoặc ngụ ý của bất kỳ tùy chọn đầu tư nào.
Cổ phiếu trong nước được đại diện bởi Chỉ số Standard & Poor’s 500 (S&P 500®). S&P 500 là chỉ số gia quyền theo giá trị vốn hóa thị trường. Gồm 500 cổ phiếu phổ thông được chọn dựa trên quy mô thị trường. Tính thanh khoản và cách trình bày nhóm ngành để thể hiện hiệu suất vốn cổ phần của Hoa Kỳ.
Cổ phiếu nước ngoài được đại diện bởi Chỉ số MSCI® EAFE® (Châu Âu, Châu Úc, Viễn Đông) trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm dương lịch vừa qua. Cổ phiếu nước ngoài trước năm 1970 được đại diện bởi S&P 500. Trái phiếu được thể hiện bằng chỉ số Trái phiếu Chính phủ của Hoa Kỳ. Là một chỉ số không được quản lý bao gồm việc tái đầu tư thu nhập từ lãi. Các khoản đầu tư ngắn hạn được thể hiện bằng tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, được hỗ trợ bởi niềm tin và tín dụng đầy đủ của chính phủ Hoa Kỳ. Lạm phát được thể hiện bằng Chỉ số giá tiêu dùng, theo dõi chi phí sinh hoạt ở Hoa Kỳ.
Như vậy, nhìn vào biểu đồ, anh em có thể thấy rõ. Nếu đầu tư bằng danh mục thận trọng, lợi tức chỉ nhỉnh hơn 1 chút so với tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Thấp hơn gần 4% so với danh mục tăng trưởng chủ động. Tuy nhiên, anh em hãy nhớ rằng các khoản đầu tư vốn cổ phần thường có rủi ro lớn hơn các khoản đầu tư khác. Bao gồm cả khả năng mất tiền gốc. Phân bổ tài sản không đảm bảo lợi nhuận hoặc đảm bảo chống thua lỗ. Chứ không nên chỉ nhìn theo lợi nhuận nhé.
2.4 Rủi ro lạm phát – Kế hoạch hưu trí
Lạm phát là sự suy giảm sức mua của đồng tiền theo thời gian. Và việc không lường trước được sự thay đổi của lạm phát sẽ dẫn đến rủi ro. Rằng lợi tức thực hiện của một khoản đầu tư hoặc giá trị tương lai của tài sản sẽ nhỏ hơn giá trị kỳ vọng.
Rủi ro lạm phát (Inflation risk) là rủi ro mà giá trị thực trong tương lai (sau khi lạm phát) của một khoản đầu tư. Tài sản hoặc dòng thu nhập sẽ bị giảm do lạm phát không lường trước được. Rủi ro lạm phát sẽ làm suy giảm lợi nhuận của một khoản đầu tư thông qua sự suy giảm sức mua. Anh em có thể hiểu nôm na như sau.
Giả sử 3 năm trước anh em mua một mớ rau muống hết 5,000 đồng. Nhưng ngày hôm nay, anh em cần phải bỏ ra 7,000 đồng. Mới mua được mớ rau muống giống như 3 năm trước. Đó chính là lạm phát, lạm phát làm cho giá mọi hàng hóa, tài sản tăng lên. 7,000 của năm nay chỉ bằng với 5,000 của 3 năm trước. Nhìn ra tương lai thì do lạm phát tăng, 1 triệu anh em tiết kiệm ở hiện tại. Sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn so với 1 triệu của những năm sau. Đặc biệt là thời gian dài 20-30 năm như kế hoạch hưu trí của anh em.
Vậy rủi ro lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới kế hoạch hưu trí? Chắc chắn là một tác động tiêu cực rồi. Có thể kể đến thông qua 2 tác động dưới đây:
– Tăng chi phí hàng hóa và dịch vụ trong tương lai. Nghĩa là số tiền cần dùng để trang trải các chi phí sinh hoạt và tuổi già trong tương lai. Sẽ cao hơn so với hiện tại. Dự đoán 20-30 năm sau, con số sẽ lớn hơn so với hiện tại rất nhiều.
– Có khả năng làm xói mòn giá trị của tài sản dành riêng cho kế hoạch hưu trí của anh em. Được hiểu là số tiền mà anh em đã dự định dành ra để tiêu dùng khi hưu trí. Sẽ bị giảm sức mua trong tương lai. Mua được ít hơn so với những gì anh em mong đợi ở hiện. Đây chính là lý do tại sao điều quan trọng là các khoản đầu tư của anh em phải vượt qua lạm phát. Ngay cả lạm phát thấp cũng có thể làm hỏng sức mua của đồng tiền.
Khả năng lạm phát tiếp tục cao khiến khoản tiết kiệm hưu trí của anh em. Bắt buộc phải bao gồm các khoản đầu tư có khả năng đánh bại lạm phát. Đặc biệt là trong trường hợp thời gian nghỉ hưu dài hơn mà những người về hưu ngày nay có thể dự đoán.
Biểu đồ này cho thấy tác động tiềm năng mà các tỷ lệ lạm phát khác nhau có thể gây ra đối với sức mua 50,000 đô la trong 25 năm.
Anh em có thể thấy lạm phát càng tăng thì sức mua của 50,000 đô càng giảm. Sau 25 năm, với lạm phát 3% sức mua đã giảm hơn ½. Và với lạm phát 4%, con số này chỉ còn hơn ⅓ một chút. Thời gian càng làm gia tăng sức ảnh hưởng của lạm phát tới sức mua của đồng tiền. Do đó, hiểu được rủi ro lạm phát, và trích lập, dự phòng được 1 con số sát với số thực tế. Sẽ giúp cho kế hoạch của anh em thêm phần vững chãi và phát huy sức mạnh trong tương lai nhiều hơn.
Để link với các danh mục tài sản Cú giới thiệu phía trên. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích tác động của lạm phát tới các thành phần của danh mục nhé.
– Trái phiếu: Đây có lẽ là loại tài sản mà anh em dễ nhìn thấy được tác động của lạm phát nhất. Vì các khoản thanh toán của trái phiếu thường dựa trên lãi suất cố định. Lạm phát gia tăng làm giảm sức mua của trái phiếu. Vì số tiền lãi cố định thì không đổi. Nhưng do lạm phát giá cả lại tăng lên. Từ đó dẫn tới tỷ suất thực (là tỷ suất danh nghĩa – lạm phát) trở nên thấp hơn. Kém hấp dẫn hơn. Dẫn đến người muốn mua trái phiếu không còn nhiều. Kéo theo đó là người bán muốn bán được trái phiếu thay vì giữ tới đáo hạn. Sẽ phải giảm giá của trái phiếu.
Chính vì vậy, danh mục thận trọng sẽ chịu rủi ro lạm phát rất lớn. Nếu lạm phát quá cao, tỷ suất lợi nhuận có thể sẽ không bù lại được lạm phát. Khiến cho việc đầu tư là không hiệu quả. Và khi về hưu, anh em sẽ bớt thảnh thơi.
– Cổ phiếu: Lạm phát cao thường được coi là tín hiệu tiêu cực cho thị trường chứng khoán. Vì khiến cho chi phí vay, chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, lao động) tăng theo, và giảm mức sống của người dân. Điều quan trọng nhất là lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu.
Ngoài ra, lạm phát trái kỳ vọng là vấn đề khá lớn. Thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ đưa ra dự báo về mức lạm phát mỗi năm. Và thông qua đó điều chỉnh lợi nhuận kỳ vọng để thoát khỏi sức ảnh hưởng của lạm phát.
Ví dụ 5: Nếu nhà đầu tư đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng 6%/năm sau lạm phát (bao gồm cổ tức), và mức lạm phát đang ở 2%/năm, họ chắc chắn sẽ mong muốn tỷ suất lợi nhuận trong năm đó ít nhất 8%.
Nhưng nếu lạm phát đột ngột tăng từ 2% lên 4% trong một khoảng thời gian ngắn, những dữ liệu thu thập trong quá khứ cho thấy thị trường sẽ phản ứng tiêu cực. Đó là vì nhà đầu tư giờ đây đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận cao hơn để bù đắp lại những rủi ro họ phải đối mặt. Thay vì lợi nhuận 8%, nhà đầu tư sẽ nâng kỳ vọng lên ít nhất 10% và giá cổ phiếu sẽ nhiều khả năng giảm xuống.
Danh mục tăng trưởng và danh mục tăng trưởng chủ động là những danh mục có tỷ lệ cổ phiếu nhiều cũng sẽ ảnh hưởng bởi lạm phát. Tuy nhiên, từ các dữ liệu ở biểu đồ 1, tỷ lệ lợi suất của các danh mục này cao hơn. Nên vẫn đủ khả năng để bù lắp cho lạm phát tăng.
2.5 Rủi ro rút tiền quá mức – Kế hoạch hưu trí
Rút tiền quá mức là việc anh em khi về hưu, thay vì rút một lượng tiền theo như đã định trước. Thì lại rút một khoản tiền nhiều hơn số đó. Có rất nhiều lý do cho khoản rút quá hạn này. Có thể kể đến như việc đột xuất, đau ốm không nằm trong dự tính… Hay cấp thiết hơn là số tiền dự tính cho 1 tháng khi nghỉ hưu của anh em. Không đủ để trang trải các chi phí cần thiết khi về hưu trong thực tế. Khiến anh em buộc phải rút nhiều hơn số tiền đã dự tính. Tuy nhiên sự tác động của việc rút tiền trước hạn này ảnh hưởng rất lớn tới số tiền mà anh em dành dụm được. Cũng như đến thời gian tiêu dùng số tiền đó.
Ví dụ 6: Giả sử anh An sau khi về hưu có số tiền là 1 tỷ đồng. Thời gian dự kiến cho khoản tiêu dùng này là 10 năm. Chi tiêu cho mình anh An. Số tiền anh dự định rút ra hàng năm là 100 triệu đồng/năm. Anh An đã thực hiện tốt việc này trong 3 năm đầu tiên. Mỗi năm anh An chỉ rút đúng 100 triệu đồng.
Nhưng khi sang đến năm thứ 4, anh An có việc đột xuất phải rút thêm 200 triệu đồng. Tổng số tiền anh An rút năm thứ 4 này là 300 triệu. Từ năm thứ 5 đến 5 thứ 10 về sau, anh An chỉ còn khoảng 400 triệu đồng. Chi dùng cho 6 năm và có thể hơn thế nữa. Sẽ khiến anh An không còn thảnh thơi như những ngày đầu mới nghỉ hưu. Mà có thể thêm phần áp lực khi chi phí y tế và sinh hoạt có thể sẽ ngày càng tăng lên.
Anh em cần nhớ kỹ điều này trước khi lập kế hoạch hưu trí. Là ngay cả chiến lược phân bổ tài sản khôn ngoan nhất cũng có thể không thành công. Nếu không có một chiến lược khôn ngoan tương đương để rút tài sản của mình. Xây dựng được một kế hoạch tiết kiệm và đầu tư quả thực không phải là điều dễ dàng. Nhưng sau khi có thành quả, cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc và giữ được tiền.
Tuy nhiên, đây là rủi ro mà anh em vẫn có thể kiểm soát được. Đơn cử như là khi không có điều gì quá bất thường, đặc biệt cần đến tiền nhiều hơn so với dự tính. Anh em buộc phải rút tiền theo định mức đã tính toán sẵn trước đó. Tránh trường hợp rút tiền cho các tình huống không cần thiết, thừa thãi.
Hay như là chi tiêu vào các mục đích hợp lý, chỉ chi tiêu đủ dùng, đủ mức. Không lãng phí, khoa trương. Số tiền rút ra mà chưa sử dụng đến có thể được tiết kiệm, dùng trong những trường hợp cấp thiết phát sinh sau này. Tất nhiên, để an nhàn, nếu có thể anh em cũng nên chi tiêu ở mức độ trung bình, khá. Thay vì quá tiết kiệm, không dám chi tiêu. Vì suy cho cùng, chúng ta cũng đã dành 20-30 năm làm việc, cống hiến hết mình. Lập kế hoạch hưu trí từ khi còn trẻ… Để khi về hưu, khi về già, anh em có đủ thời gian và điều kiện để ăn, để mặc, để làm điều mình thích.
Một tip nữa để kiểm soát việc rút tiền quá mức này đó chính là có những dự phòng cho các khoản đặc biệt, bất thường đó. Có thể kể đến như anh em có thể trích ra trong số tiền hưu trí của mình 1 phần để dành cho việc này. Rồi sau đó chia số tiền còn lại cho số năm dự tính. Hằng năm, anh em sẽ chỉ rút số tiền dự tính đó. Và khi phát sinh sự việc đã có khoản dự phòng kia rồi.
Tip cuối mà Cú muốn gửi cho anh em đó là mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe. Khi về già, chi phí y tế, bệnh tật chiếm tỷ trọng cao. Đồng thời xác suất xảy ra các biến cố sức khỏe lại tăng lên. Chi phí đột xuất bất thường phần nhiều cũng do nguyên nhân này. Khi đó có bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm nhân thọ. Sẽ giúp anh em giảm thiểu được loại chi phí này. Khiến cho việc rút tiền quá mức ít xảy ra hơn.
Ngoài ra, tỷ lệ rút tiền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian sử dụng số tiền đó. Biểu đồ dưới đây lấy danh mục đầu tư cân bằng trị giá 500,000 đô la. Và theo dõi nó trong giai đoạn 1972 đến 2012. Bằng cách sử dụng một loạt tỷ lệ rút tiền được điều chỉnh theo lạm phát.
Giá trị giả định của tài sản được giữ trong tài khoản chưa bị đánh thuế là 500,000 đô la. Được đầu tư vào danh mục đầu tư gồm 50% cổ phiếu, 40% trái phiếu và 10% đầu tư ngắn hạn.Với tỷ lệ rút tiền được điều chỉnh theo lạm phát như đã chỉ định.
Biểu đồ này sử dụng hiệu suất lịch sử hàng tháng từ tháng 1 năm 1972 đến tháng 12 năm 2012 từ Ibbotson Associates. Tài sản được tính toán dựa trên cổ phiếu, trái phiếu và các khoản đầu tư ngắn hạn. Lần lượt được đại diện bởi S&P 500, Trái phiếu chính phủ trung hạn của Hoa Kỳ và tín phiếu kho bạc 30 ngày của Hoa Kỳ.
Tỷ lệ rút tiền 4% – $20.000 trong năm đầu tiên. Và sau đó được điều chỉnh mỗi năm theo lạm phát lịch sử thực tế. Phải 40 năm sau mới hết tiền trong danh mục đó. Có thể nói là một con số khá đảm bảo cho việc đủ tiền khi về hưu.
Mặc dù tỷ lệ rút tiền 5% có thể kéo dài thu nhập trong gần 25 năm, và 2 vợ chồng sẽ phải đối mặt với tình trạng hết tiền cho những năm về sau. Và khi tỷ lệ tăng lên, số năm sử dụng sẽ giảm xuống. Do đó, hiểu về rủi ro rút tiền quá mức và xác định tỷ lệ rút tiền hằng năm. Cũng là một yếu tố vô cùng cần thiết trước khi lập kế hoạch hưu trí.
Kết luận
Trên đây là bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch hưu trí mà Cú muốn gửi đến anh em. Xác định được các chi phí khi về hưu cũng như nắm được rủi ro khi lập kế hoạch hưu trí. Sẽ giúp anh em xây dựng một kế hoạch hoàn thiện hơn, sát với thực tế hơn.
Tất nhiên, rủi ro và chi phí trong tương lai không thể tính toán 1 cách chắc chắn. Nhưng khi ta hiểu về nó, và đưa ra các dự phòng. Thì chúng ta có thể làm chủ được những ngày tháng sau này của mình. Có thể không thể trang trải được toàn bộ chi phí. Nhưng mà cũng phần nào đóng góp cho cuộc sống, chi phí tối thiểu của anh em khi về già.
Hy vọng rằng từ những kiến thức trên, anh em có thể xâu chuỗi với những với những kiến thức thực tế khác. Để đưa ra những đánh giá khách quan, nhiều chiều về kế hoạch, dự định nghỉ hưu của anh em. Cũng như lập ra được một kế hoạch sát nhất với thực tiễn trong tương lai.
Ngoài ra, còn nhiều kiến thức bổ ích khác về chứng khoán mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Tự do tài chính từ sớm liệu có thực sự cần thiết?
>>Làm thế nào để tự do tài chính từ khi còn trẻ
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Ngoài ra, nếu anh em có nhu cầu được tư vấn về Lập kế hoạch hưu trí cho bản thân và gia đình. Hãy liên lạc với Cú qua fanpage Cú thông thái.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Ngoài ra, anh em cũng có thể tham khảo thêm các nguồn dữ liệu khác về họ. Thông qua sự đánh giá của nhân sự có chuyên môn về ban lãnh đạo. Hay những người tiếp xúc trực tiếp với họ hàng ngày.
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/1760947773896