4 Nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett cả trong khủng hoảng
Nhiều anh em mới tham gia thị trường chứng khoán là đã bắt đầu được nghe đến danh xưng của Warren Buffett. Ông được ví như một thiên tài đầu tư hay nhà đầu tư vĩ đại. Với bao nhiêu thành tích “khủng” trong những năm chinh chiến. Cũng vì vậy mà không bất ngờ khi mọi người tò mò về bí quyết đầu tư bất bại đó của ông. Do đó, trong bài viết hôm nay Cú sẽ cùng ảnh em khám phá 4 nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett. Và cùng xem ông đã làm gì với 4 nguyên tắc đó để tạo nên thành công nhé.
Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi người có một phương pháp và quy tắc đầu tư khác nhau. Nên Cú hy vọng với nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett, anh em sẽ học hỏi được ít nhiều. Và xem đây như là những bài học mang tính tham khảo và chọn lọc cho phương pháp của mình một cách linh động.
Bây giờ cùng Cú tìm hiểu xem 4 nguyên tắc đầu tư cốt lõi của Warren Buffett đó là gì nào.
Mở đầu
Đây là những nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett và được ông áp dụng đến nhuần nhuyễn. Ông sử dụng kiên trì trong những năm qua, cả thời kỳ thịnh vượng lẫn khủng hoảng kinh tế.
Nó góp phần mang lại nhiều thành công cho Warren Buffett trong đầu tư. Mặc dù nhiều lần ông thừa nhận chứng khoán là thị trường không thể dự đoán được. Chúng ta khó biết trước được năm nào sẽ là năm thành công, năm nào là thất bại. Hay là dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm trong ngắn hạn. Thế nhưng ông vẫn có những thành công riêng của mình.
Rõ ràng với mức tăng trưởng 20%/năm đã chứng minh khả năng của ông. Trao cho ông danh xưng là nhà đầu tư vĩ đại và giàu có nhất trên thế giới. Vậy 4 nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett là gì? Tại sao ông lại thành công như vậy? Chúng ta thử tìm hiểu xem có học hỏi được gì từ nhà đầu tư vĩ đại này không nhé!
1. Tập đoàn của Warren Buffett – Nguồn gốc 4 nguyên tắc của Warren Buffett
1.1. Tập đoàn Berkshire Hathaway và mức tăng trưởng
Như anh em đã biết, Warren Buffett là CEO của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway. Tập đoàn của ông đạt mức tăng trưởng trung bình 20%/năm. Với mức lợi nhuận này nếu anh em đầu tư vào 1 tỷ sẽ đạt được gì? Sau 12 năm, anh em sẽ sở hữu số tiền với giá trị gấp 10 lần là 10 tỷ đồng.
Còn nếu anh em đầu tư vào công ty của ông năm 1964 thì sao? Mức giá ban đầu sẽ là 19 đô la cho cổ phiếu hạng A. Đến cuối năm 2019 anh em đã có trong tay 333.000 đô la. Tức là tăng 17.500 lần so với giá trị ban đầu.
Mức lợi nhuận mà công ty của ông tạo ra bất chấp mọi hoàn cảnh. Kể cả những thời điểm kinh tế Mỹ và thế giới lâm khủng hoảng. Ngay cả giá trị trường của cổ phiếu Berkshire Hathaway từng đối mặt với 4 đợt sụt giá lớn.
1.2. 4 đợt sụt giảm giá lớn của cổ phiếu Berkshire Hathaway
Cụ thể:
– Năm 1975 giảm 59,1%
– Năm 1987 giảm 37,1%
– Năm 2000 giảm 48,9%
– Năm 2008 giảm 50,7%
Nhưng ông đã nhanh chóng vượt qua những giai đoạn khủng hoảng đó. Đồng thời duy trì mức tăng trưởng ổn định qua mỗi năm và đáng ngưỡng mộ.
Chúng ta thử quay lại thời điểm 2008:
Năm đó xảy ra khủng hoảng kinh tế làm chao đảo toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tín dụng cùng sự giảm giá nhà đất và cổ phiếu đã tạo ra một sự tế liệt. Nhấn chìm nước Mỹ trong khủng hoảng.
Vì vậy mà hoạt động kinh doanh rơi một cách tự do với tốc độ mà trước đây ông chưa từng chứng kiến. Cả thế giới được ví như mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn chứa đầy những phản hồi tiêu cực. Nỗi sợ hãi dẫn đến sự thu hẹp kinh doanh và kết quả ngày càng tồi tệ hơn.
Trong suốt 44 năm trước đó 75% số năm trước đó chỉ số chứng khoán S&P gần như tăng đều đặn. Và Warren Buffett đoán rằng một tỷ lệ % tăng trưởng tương tự sẽ tiếp tục diễn ra trong 44 năm tới.
Ông nói rằng ông và cộng sự xuất sắc nhất là Charlie Munger. Cả 2 cũng không thể dự đoán trước được đâu sẽ là năm thành công. Hay kể cả năm nào sẽ sụt giảm và thất bại. Đồng thời theo quan điểm cá nhân của ông thì cũng không ai khác có thể làm được điều đó.
“Nền kinh tế sẽ có sự hỗn loạn trong suốt 2009 nhưng kết luận đó không nói lên rằng thị trường chứng khoán sẽ tăng hay giảm”. Warren Buffett phát biểu. Và 4 nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett cũng được ông giải thích trong thời điểm đó.
2. Nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett – 1. Duy trì tình hình tài chính của Berkshire vững chắc như một pháo đài
Ông đã duy trì hình hình tài chính của Berkshire vững chắc như một pháo đài:
– Tính thanh khoản khổng lồ, ít nghĩa vụ ngắn hạn.
– Tạo ra hàng chục nguồn thu dồi dào cho công ty.
Điều này là một cam kết vững chắc của Warren Buffett với nhà đầu tư. Đồng thời là với các cơ quan xếp hạng và chính cả ông. Rằng luôn luôn điều hành Berkshire với số tiền mặt lớn. Ông nói, chúng tôi không bao giờ dựa vào lòng tốt của những người lạ để đáp ứng các nghĩa vụ của mình.
Và nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett này đã thể hiện sức mạnh vào khủng hoảng 2008. Khi đó tổ chức của ông là tổ chức dồi dào tiền mặt. Vì vậy đã ra tay cứu trợ không ít tổ chức ngân hàng trước cơn khủng hoảng.
Ông đã mua hơn 14.5 tỷ đô la chứng khoán. Do Goldman Sachs và General Electric phát hành. Chúng mang lại lợi suất tốt cả trong ngắn và dài hạn.
2.1. Quan điểm của Warren Buffett trong việc mua lại và sáp nhập
Và ông đã có một bức thư gửi cổ đông năm 2017. Ông cho biết ông luôn thực hiện các vụ mua lại bằng chính vốn chủ sở hữu.
Ông đặc biệt không thích sử dụng nợ. Và tin rằng việc giao một khoản nợ cho bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào khác là sai lầm.
Mặc dù với quan điểm này đã làm giảm lợi nhuận đi trong một số năm. Nhưng Warren Buffett cho biết ông vẫn đang sống rất thoải mái. “Thật điên rồ khi mạo hiểm những gì mình cần để có được những gì không cần”. Warren Buffett phát biểu.
Warren Buffett đã cố tình xây dựng Berkshire Hathaway theo một cách riêng. Để nó có thể thoải mái chống lại các cuộc khủng hoảng kinh tế. Kể cả khi thị trường đóng cửa quá dài. Và chính Berkshire là một bằng chứng rõ ràng về những biến động giá trong ngắn hạn có thể che khuất sự tăng trưởng dài hạn về giá trị.
Trong 53 năm qua, công ty đã xây dựng giá trị bằng cách tái đầu tư thu nhập của mình. Và để lãi kép thực hiện sự diệu kỳ của nó.
2.2. Quan điểm của Warren Buffett trong việc vay nợ để mua cổ phiếu
Đây cũng chính là lý do ông luôn chống lại việc sử dụng tiền vay để sở hữu cổ phiếu. Ông cho rằng không có cách nào để có thể nói sự sụt giảm của chứng khoán là bao nhiêu trong một thời gian ngắn.
Khi sử dụng đòn bẩy, tâm trí chúng ta có thể trở nên hỗn loạn. Cụ thể là trước những tiêu đề đáng sợ của những bài báo. Hay những lời bình luận đến nghẹt thở trong các group, trang mạng,… Khi đó, một tâm trí bất ổn sẽ khó đưa ra được quyết định sáng suốt. Vì vậy ông gần như không ủng hộ với việc vay tiền hay dùng đòn bẩy mua cổ phiếu.
Phần này liên quan thiết thực đến cách anh em sử dụng vốn trong đầu tư giá trị. Anh em có thể lưu ý để lấy kinh nghiệm. Hoặc có thể tham khảo thêm Khóa học chứng khoán cơ sở của Cú để hiểu sâu hơn về cách mua cổ phiếu dài hạn và sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý nhé.
3. Nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett – 2. Mở rộng con hào kinh tế – MOAT khi đầu tư
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi Warren Buffett đầu tư vào bất cứ tổ chức nào. Đó là doanh nghiệp đó phải sở hữu những lợi thế cạnh tranh bền vững. Hay ông còn gọi đó là những con hào kinh tế. Đây cũng là mấu chốt số 2 trong những nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett.
Khi doanh nghiệp anh em ăn nên làm ra sẽ có rất nhiều kẻ dòm ngó vào lợi nhuận. Họ sẽ học hỏi, bắt chước, thậm chí là cướp đi lợi nhuận của anh em. Càng nhiều càng tốt. Chính vì vậy anh em phải bảo vệ “pháo đài” bằng cách xây dựng những con hào xung quanh. Để làm gì? Để ngăn chặn những kẻ xâm lăng doanh nghiệp của anh em.
Sau khi đầu tư, ông và cộng sự tiếp tục mở rộng những con hào kinh tế này. Nhằm mục đích bảo vệ lợi nhuận dài hạn của mình. Chúng giúp công ty của ông giữ được mức lợi nhuận cao và tăng trưởng mạnh mẽ. Thay vì phải dành giật, cạnh tranh quá nhiều với các đối thủ.
Cốt lõi là tầm nhìn dài hạn và việc mở rộng các con hào kinh tế. Chúng đã mang lại cho ông hiệu suất đầu tư tuyệt vời. Với những nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta sẽ khó có thể tác động đến lợi lý cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhưng anh em có thể phân tích các lợi thế đó.
– Liệu những lợi thế đó có tồn tại lâu dài hay không?
– Có thể phát triển các lợi thế khác nào để bảo vệ lợi nhuận của mình?
…
4. Nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett – 3. Mua lại và phát triển các công ty có tiềm năng
Năm 1967, Warren Buffett chuyển đổi mô hình của Berkshire Hathaway. Ban đầu nó là từ một nhà máy vải. Và trở thành một holding chuyên đi đầu tư vào những công ty thành công khác.
Việc mua lại doanh nghiệp có thu nhập tốt được ông lựa chọn kỹ lưỡng. Cụ thể theo 5 tiêu chí sau:
- Sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững
- Đội ngũ quản lý đẳng cấp
- Tỷ suất sinh lời tốt
- Cơ hội tăng trưởng bằng năng lực nội tại với lợi nhuận hấp dẫn
- Mức giá mua lại hợp lý
Ông thường mua với tỷ lệ 5-10% cổ phiếu của 1 công ty. Và có xu hướng sở hữu càng nhiều càng tốt cổ phiếu công ty đó.
4.1. Ví dụ của Nguyên tắc đầu tư số 3
Một ví dụ tuyệt vời là GEICO – công ty bảo hiểm top 1 của Mỹ. Năm 1976 Warren Buffett bắt đầu mua cổ phiếu từ GEICO một cách tích cực. Trong vòng vài tháng, Berkshire Hathaway đã sở hữu khoảng 1/3 công ty. Với mức giá 47 triệu đô la. Sau đó tỷ lệ này tự tăng lên mức khoảng 50% mà Berkshire không cần bỏ ra một đồng nào. Là nhờ công ty GEICO tự dùng tiền mua lại cổ phiếu quỹ.
17 năm sau, Berkshire tiếp tục đưa ra lời đề nghị mua 50% công ty còn lại. Mức giá đề nghị là 2.3 tỷ đô la. Gấp khoảng 50 lần số tiền 47 triệu đô la đầu tiên.
Theo ước tính của Warren Buffett, tới năm 2018 GEICO đã tăng giá trị nội tại của Berkshire. Cụ thể là tăng lên hơn 50 tỷ đô và một loạt lợi thế khác ở nguồn vốn.
5. Nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett – 4. Đào tạo đội ngũ kế thừa – bí quyết lợi nhuận tỷ đô
Mở rộng đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý là nguyên tắc cốt lõi thứ 4 của Warren Buffett. Họ là những người đã mang lại kết quả tuyệt vời cho Berkshire Hathaway.
Nguyên tắc này cũng có điểm chung quan trọng với những tiêu chí khi đầu tư của ông. Đó chính là đội ngũ lãnh đạo xuất sắc. Nhưng ông không dừng lại ở đó. Việc tiếp tục cố vấn, bồi tài thêm nhân sự xuất sắc và đội ngũ kế cận là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông.
Nguyên tắc này rất phù hợp với ông trong phong cách đầu tư tỷ lệ lớn. Đồng thời là tác động tích cực vào đội ngũ điều hành. Vậy với những nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta thì sao?
Anh em có thể nhìn vào đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp. Sau đó là cách họ ưu tiên cho đội ngũ lãnh đạo kế cận như thế nào. Từ đó sẽ phân tích xem ban lãnh đạo của doanh nghiệp anh em muốn đầu tư có tiềm năng? Có đáng tin cậy để cùng sánh vai đường dài hay không?
Cú nghĩ đây cũng là một nguyên tắc hay khi anh em phân tích doanh nghiệp để đầu tư.
6. Một số châm ngôn trong đầu tư của Warren Buffett
- Quy tắc số 1 là không khi nào để mất tiền. Quy tắc số 2 không khi nào quên Quy tắc số 1.
- Khoảng thời gian nắm giữ yêu thích của tôi là mãi mãi. Tôi đối lập với những người vội vàng bán và chốt lời khi công ty hoạt động tốt, nhưng lại kiên trì đeo bám những doanh nghiệp gây thất vọng!
- Nếu bạn không sẵn sàng sở hữu một cổ phiếu trong mười năm, thì đừng nghĩ đến việc sở hữu nó trong mười phút.
- Điều quan trọng nhất cần làm nếu bạn thấy mình rơi vào một cái hố, đó là ngừng đào.
- Cơ hội không đến thường xuyên. Khi cơn mưa vàng rớt xuống, hãy lấy xô ra để hứng chứ đừng dựng một con đê để chắn nó.
- Tôi không bao giờ cố gắng kiếm tiền trên thị trường chứng khoán. Tôi mua với giả định rằng thị trường có thể sẽ đóng cửa vào ngày hôm sau và không mở lại trong năm năm.
- Đối với nhà đầu tư, trả mức giá quá cao để mua cổ phiếu của một công ty tuyệt vời có thể sẽ khiến cho cả một thập kỷ kinh doanh thuận lợi tiếp theo trở nên vô nghĩa.
- Đầu tư thực chất là chọn những cổ phiếu tốt vào thời điểm tốt và nắm giữ chúng đủ lâu. Miễn là chúng vẫn là những công ty tốt.
- Nỗi sợ hãi lan rộng là bạn của chúng ta bởi nó đem đến cho ta cơ hội mua với mức giá hời.
- Cơ hội tốt nhất để sử dụng vốn là khi mọi thứ đi xuống.
- Chúng tôi thích thú khi thấy giá cổ phiếu giảm xuống. Nếu có sẵn tiền, chúng tôi sẽ tăng vị thế của mình.
- Mua cổ phiếu của một công ty vì bạn muốn sở hữu nó, không phải vì bạn muốn cổ phiếu của nó tăng giá.
- Dù là tất hay cổ phiếu, tôi thích mua hàng hóa chất lượng khi chúng giảm giá.
- Bạn không thể sinh con trong một tháng bằng cách khiến chín người phụ nữ mang thai.
- Nếu bạn thông minh, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền mà không cần phải đi vay.
- Mua một công ty tuyệt vời với mức giá phải chăng tốt hơn nhiều so với mua một công ty bình thường với mức giá tuyệt vời.
- Hãy mua một cổ phiếu theo cách bạn sẽ dùng để mua một ngôi nhà. Hãy hiểu và yêu thích nó đến nỗi mà bạn hài lòng khi sở hữu nó.
- Nếu bạn thấy mình trên một chiếc thuyền bị rò rỉ, dành năng lượng để nhảy sang chiếc thuyền khác sẽ hiệu quả hơn việc cố gắng vá chỗ rò rỉ.
- Chỉ khi thủy triều rút, bạn mới phát hiện ra ai đang bơi mà không mặc quần áo.
- Nếu bạn mua những thứ bạn không cần, chẳng mấy chốc bạn sẽ phải bán đi những thứ bạn cần.
- Đừng quá coi trọng kết quả hàng năm. Thay vào đó, hãy tập trung vào mức trung bình bốn hoặc năm năm.
- Những năm tới thị trường đôi khi sẽ xuất hiện những sự sụt giảm lớn – thậm chí là hoảng loạn và điều này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các cổ phiếu. Không ai có thể cho bạn biết khi nào những cú sốc này sẽ xảy ra.
- Chìa khóa để đầu tư thành công không nằm ở việc đánh giá xem một ngành sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội hay nó sẽ tăng trưởng ra sao, mà là xác định lợi thế cạnh tranh của bất kỳ công ty nào và trên hết là sự bền vững của lợi thế đó.
- Biên an toàn nghĩa là đừng thử và lái một chiếc xe tải nặng 9,800 pound qua một cây cầu có sức tải 10.000 pound. Hãy làm một điều hơi khác, đó là tìm một cây cầu sức tải 15.000 pound.
- Phẩm chất quan trọng nhất của nhà đầu tư là khí chất, chứ không phải trí tuệ… Bạn cần một “loại” khí chất không bắt nguồn từ cảm xúc do đồng tình hay bất đồng với đám đông.
- Thành công trong đầu tư không tương quan với IQ … điều bạn cần là khí chất để kiểm soát những thôi thúc khiến người khác gặp rắc rối trong đầu tư.
- Dự đoán mưa không có mấy ý nghĩa, nhưng xây dựng nơi trú ẩn thì có.
- Hầu hết mọi người đều quan tâm đến cổ phiếu khi những người khác đều làm như vậy. Bạn nên quan tâm đến nó khi ai nấy đều thờ ơ với nó. Bạn không thể mua những thứ được ưa chuộng và có hiệu suất cao.
- Đừng để mất tâm trí vào những gì người khác đang làm. Đi ngược xu hướng không phải là chìa khóa thành công, nhưng đi theo đám đông cũng vậy. Bạn cần phải tự tách mình ra để không bị cảm xúc chi phối.
- Bạn không đúng hay sai khi đám đông không đồng tình với bạn. Bạn đúng khi dữ liệu và lý luận của bạn là đúng.
- Các nhà đầu tư nên nhớ rằng sự phấn khích và chi phí chính là kẻ thù của mình.
- Hãy đơn giản hóa mọi thứ và đừng làm những điều không tưởng. Khi được hứa hẹn nhanh chóng thu lời, hãy nhanh chóng đưa ra câu trả lời là “không”.
- Không có gì sai nếu một nhà đầu tư ‘không biết gì’ nhận ra thực tế là họ không biết gì. Vấn đề là khi bạn là nhà đầu tư ‘không biết gì’ nhưng bạn nghĩ rằng mình biết điều gì đó.
- Bạn chỉ cần có đủ khả năng để đánh giá các công ty trong vòng tròn năng lực của mình. Kích thước của vòng tròn đó không quá quan trọng, tuy nhiên, biết được ranh giới của nó là điều rất quan trọng.
- Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thực sự thành công là những người thực sự thành công nói không với hầu hết mọi thứ.
- Tốt hơn là đi chơi với những người tốt hơn bạn. Hãy lựa chọn những cộng sự có hành vi tốt hơn bạn và bạn sẽ dần dần hành động theo hướng đó.
- Khi cổ phiếu được mua dưới giá trị của một doanh nghiệp, đó có lẽ là cách sử dụng tiền mặt tốt nhất.
- Không cần phải làm những điều phi thường để có được kết quả phi thường.
- Bạn chỉ cần chọn một quỹ chung như S&P 500. Đừng bỏ tất cả tiền vào cùng một lúc; hãy rải chúng trong một khoảng thời gian.
Kết luận
Vậy là Cú vừa chia sẻ tới anh em 4 nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett. Đó là những nguyên tắc cốt lõi giúp ông chiến thắng thị trường. Mặc dù như Cú đã nói, Warren Buffett thừa nhận không thể đoán được trước năm nào tăng, năm nào giảm. Hay kể cả việc dự đoán giá cổ phiếu trong ngắn hạn cũng là khó. Nhưng bằng những nguyên tắc này đã mang lại không ít thành công cho ông.
Vậy anh em học được gì từ những nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett. Hy vọng, sau bài viết này anh em sẽ có thể chọn lọc cho mình những nguyên tắc nhất định. Để từ đó áp dụng dù hợp vào phương pháp đầu tư của mình một cách hiệu quả. Cũng như tránh những sai lầm không đáng có trong đầu tư chứng khoán.
Cú cũng có nhiều video hay ho thảo luận về phương pháp đầu tư của Warren Buffett. Nếu anh em nào quan tâm có thể vào kênh Youtube của Cú để tham khảo.
Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969