Tips quản trị cảm xúc thành công cho F0 trong đầu tư chứng khoán
Chủ đề bài viết hôm nay là quản trị cảm xúc trong đầu tư chứng khoán. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Warren Buffett từng khẳng định không cần phải IQ hơn người mới có thể đầu tư thành công. Thay vào đó chúng ta cần tự chủ và làm chủ được cảm xúc của bản thân. Kết hợp với những nguyên tắc, phướng đầu tư quan trọng, sẽ góp phần ra quyết định đúng đắn.
Vậy, bằng cách nào để chúng ta, đặc biệt là những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán. Sẽ có những khái niệm định hình ban đầu về quản trị cảm xúc trong đầu tư trong chứng khoán? Rồi từ việc định hình đó dần dần sẽ có những biện pháp quản trị hiệu quả để thành công? Anh em cùng tham khảo bài viết sau đây của Cú nhé!
https://www.youtube.com/watch?v=xPqOB9X9BIE&ab_channel=C%C3%BATh%C3%B4ngTh%C3%A1i-VNInvestor
Mở đầu
Một vấn đề mà rất nhiều anh em khi mới vào thị trường chứng khoán dễ mắc phải và inbox về hỏi Cú rất nhiều. Đó là quản trị cảm xúc trong đầu tư chứng khoán. Và cách dành cho một nhà đầu tư mới – F0 có thể kiểm soát cảm xúc thành công.
Vì vậy với bài viết này Cú hy vọng anh em sẽ có cái nhìn rõ nhất về các bẫy tâm lý trong chứng khoán. Cũng như cách nhận diện và xử lý chúng như thế nào.
Cú sẽ chia bài viết ra 3 phần chính bao gồm:
Phần 1: Nhận diện và hiểu được những bẫy cảm xúc chính trên thị trường.
Phần 2: Nhận diện được cảm xúc của bản thân
Phần 3: Viết nhật ký và sau đó thực hành.
Vậy để hiểu rõ quản trị tâm lý là như thế nào? Cách kiểm soát ra sao? Nhất là trong hoàn cảnh mình là nhà đầu tư F0 hoặc đang thua lỗ,… Thì bây giờ anh em cùng Cú tìm hiểu các phần trong bài viết này nhé!
1. Một số bẫy tâm lý F0 dễ mắc phải trong quản trị cảm xúc khi đầu tư
Phần này Cú sẽ chia sẻ về 3 hành vi phổ biến nhất của bẫy tâm lý trên thị trường chứng khoán. Đây là những cái bẫy mà không chỉ F0, cả những nhà đầu tư gạo cội cũng dễ mắc phải.
Nội dung này nằm sâu trong tâm lý học hành vi của nhà đầu tư. Và cũng có một số quyển sách về tài chính hành vi mà Cú nghĩ anh em có thể tìm đọc. Chẳng hạn như cuốn Phi lý trí.
Đó là khám phá những thứ vô hình đứng sau tác động đến việc ra quyết định của chúng ta. Cũng giống như việc chúng ta thích mua hàng giảm giá, hàng giá rẻ. Thì chứng khoán cũng vậy. Là cảm giác khi anh em muốn chứng khoán bị “chiết khấu”.
Tức là đang đỉnh cao nhưng sau đó bị rơi xuống, giảm giá mạnh khoảng vài % thì rất nhiều người thích mua. Vì hầu hết chúng ta xem nó như hàng được giảm giá, hàng được chiết khấu. Nhưng đây lại được xem là một trong những bẫy về việc so sánh giá. Và rất nhiều nhà đầu tư mắc phải những bẫy tâm lý đó
1.1. Tại sao nhiều người bị cảm xúc chi phối trên thị trường chứng khoán?
Rất nhiều anh em thường nghĩ rằng chứng khoán bị chi phối và đầu tư bởi các nhà đầu tư thông minh. Được quản trị bởi nhiều chủ tịch, CEO tài giỏi, cơ quan quản lý,…
Vậy tại sao thị trường chứng khoán vẫn bị cảm xúc chi phối nhiều đến vậy?
Anh em cùng Cú bắt đầu tư nguyên nhân căn bản như sau:
Theo giả định của mọi người thì chứng khoán là thị trường hoạt động rất hiệu quả. Tức là mọi giá cả trên sàn đều phản ánh hoạt động của công ty, của doanh nghiệp,…
Thế nhưng thực sự trong ngắn hạn chưa hẳn đã hiệu quả như chúng ta vẫn nghĩ. Bởi vì nó phụ thuộc nhiều vào cung – cầu trên thị trường. Đồng thời cũng phụ thuộc khá nhiều vào cảm xúc của chúng ta, là những nhà đầu tư. Đó là nhu cầu vào ra, kiếm lời từ đầu cơ rất nhiều.
Vậy nên để hiểu rõ hơn, anh em cùng Cú khám phá 3 hành vi phổ biến nhất trong quản trị cảm xúc nhé.
1.2. Bẫy tâm lý 1. Sai lệch về trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn trong việc dự báo thị trường
Chúng ta, anh em hay kể cả Cú thỉnh thoảng cũng vậy. Đó là thường có cái nhìn ban đầu và đánh giá cao đối với những hiện tượng vừa xảy ra. Và đánh giá cao hơn với những hiện tượng cách xa trong quá khứ.
Chẳng hạn nếu thị trường vừa trải qua một giai đoạn xấu kéo dài. Sau đó bật tăng trở lại trong vòng 1-2 tháng thì chúng ta sẽ rất háo hức và tin tưởng việc mua lên nhiều hơn. Thay vì việc chúng ta sẽ đi phân tích xem thị trường trong 3 năm qua như thế nào.
Hoặc thị trường đang tăng rất tốt nhưng có một vài phiên giảm rất xấu. Khi đó vô tình chung chúng ta sẽ lo lắng rất nhiều và khó quản trị cảm xúc. Chúng ta nhìn vào những phiên giảm xấu như vậy sẽ nghĩ rằng thị trường có thể quay đầu và có xu hướng giảm. – Và bỏ quên mất rằng nhiều khi động lực của thị trường đến từ đâu.
– Động cơ tăng giá của thị trường đến từ đâu.
– Hay động cơ tăng giá của doanh nghiệp đến từ đâu.
Tức là chúng ta có xu hướng đánh giá cao những sự kiện ngắn hạn, những sự kiện vừa xảy ra. Hơn là nhìn nhận vào xu hướng chung của thị trường.
Đây chính là bẫy tâm lý cho tất cả nhà đầu tư trên thị trường. Thành ra điều này khiến nhà đầu cơ có cơ hội thu được lợi nhuận nhưng rất khó. Bởi vì khó có thể dự đoán được xu hướng thị trường trong ngắn hạn. Còn nếu nhà đầu tư dài hạn nếu chúng ta có đủ thời gian để lựa chọn được cổ phiếu tốt. Và lựa chọn được điểm mua tốt thì chúng ta không phải lo ngại quá nhiều về việc thị trường tăng tăng giảm giảm liên tục.
Với tư thế đó Cú nghĩ sẽ giúp cho nhà đầu tư dài hạn có khả năng kiếm lời cao hơn trong tương lai. Và lãi suất kép sinh lời tốt hơn. Còn nhà đầu cơ ngắn hạn mặc dù họ có khả năng kiếm lời trong ngắn hạn cao hơn. Nhưng bù lại rủi ro dành cho họ cũng cao hơn rất nhiều.
Đây chính là hành vì thứ nhất, sai lệch về trí nhớ ngắn hạn.
1.3. Bẫy tâm lý 2. Tự tin quá mức trong quản trị cảm xúc
Tự tin quá mức là gì? Là chúng ta thường có xu hướng đánh giá cao khả năng của mình. Cú nhiều lúc cũng vậy chứ không phải riêng anh em hay bất kỳ ai.
Đó là chúng ta đều đánh giá quá cao khả năng của bản thân trong ngắn hạn. Nôm na chúng ta nghĩ trong 1 năm có thể kiếm lời được 50-100%. Nhưng lại không tin trong dài hạn, 5-10 năm, mình có thể kiếm được gấp 10 lần như thế. Tăng tài khoản lên 10 lần là một điều gì đó rất khó tin với chúng ta.
Chung quy lại là chúng ta đang đánh giá cao những việc mà bản thân có thể làm trong ngắn hạn. Nhưng lại đánh giá rất thấp những việc liên tục trong dài hạn mà ta có thể làm được. Đây chính là nghịch lý rất lớn mà anh em hay Cú nếu ngồi xuống, lập ra bảng quản lý vốn của bản thân,… Thì sẽ nhận ra điều đó.
Anh em hình dung rằng một nhà đầu tư giá trị có cơ hội thành công hơn nhà đầu cơ. Đầu cơ thực sự hấp dẫn những trên thị trường chỉ có khoảng 10% số lượng nhà đầu cơ thành công mà thôi. Chỉ 10% mà thôi, còn lại nếu chúng ta không có đủ tố chất của nhà đầu cơ thì nên tránh. Vì không phải ai vào thị trường chứng khoán cũng có thể thành công với đầu cơ. Đó là một sự thật mà Cú và rất nhiều anh em nhà đầu tư đã chiêm nghiệm được.
Còn nếu chúng ta lựa chọn làm nhà đầu tư giá trị chẳng hạn. Với tỷ suất sinh lời khoảng 20%/năm thì sao 13 năm chúng ta đã gấp 10 lần đúng không? Nhưng hầu hết chúng ta lại không thích làm điều đó. Vì nó quá lâu. Chúng ta muốn làm nhà đầu cơ để có ngay 50% trong tài khoản. Nhưng thực tế, đầu cơ rất khó.
Việc này không chỉ các nhà đầu tư như chúng ta mà ngay cả các CEO của công ty quản lý quỹ,… Hay CEO của doanh nghiệp niêm yết cũng hay bị như vậy. Họ thường đánh giá quá cao khả năng của bản thân trong ngắn hạn.
Đây là lý do mà anh em khi xem các bài trong Khóa học cơ bản của Cú. Thì sẽ thấy một số thống kê như hơn 90% các quỹ đầu cơ chủ động hoạt động kém hơn thị trường cùng trong khung thời gian từ 10 năm trở lên.
Sự tự tin này còn nguy hiểm ở một cấp độ cao hơn. Đó là khi chúng ta quá tin vào một xu hướng thì trí não của chúng ta sẽ tự động bỏ qua xu hướng ngược lại. Và từ đó, chúng ta tự động đi tìm kiếm điều ủng hộ mình.
Cụ thể như khi chúng ta quá tin với việc thị trường đang lên. Thì những ai nói ngược lại với ý kiến của anh em thì thường sẽ không nghe. Còn ai cùng quan điểm cho rằng thị trường đang lên thì anh sẽ ủng hộ họ, tin họ, yêu họ,…
Hoặc khi chúng ta đang short sell cũng vậy. Chúng ta sẽ có xu hướng đi tìm những thông tin ủng hộ.
Đây là một trong những bẫy tâm lý liên quan trực tiếp đến quản trị cảm xúc. Cú nghĩ ai cũng dễ mắc phải phần này, kể cả Cú bây giờ cũng thế. Vì vậy Cú sẽ thường cố gắng nhận biết những vấn đề mình thường gặp. Sau đó điều chỉnh từ từ.
Cho nên khi hành động, chúng ta luôn luôn phải nhắc nhở bản thân rằng việc người khác nhắc nhở mình là tốt. Khi chúng ta bán sẽ luôn luôn phải có một ông mua. Hoặc khi chúng ta mua luôn luôn có một ông bán.
Chẳng hạn khi thị trường giao dịch 30 nghìn tỷ. Thì trong 30 tỷ đó có người mua và người bán. Và ông mua vào cũng sẽ rất nhiều tiền, rất thông minh và khát khao kiếm tiền. Hay nói đơn giản là họ cũng không khác gì chúng ta, mong muốn những gì như chúng ta.
Anh em phải luôn luôn có một người như vậy trên thị trường. Chính là người mua hàng của anh em. Khi anh em bán thì người đó có thể sẽ rất đầu gấu. Đủ quan hệ, đủ thông minh và đủ tỉnh táo,… Nhưng tại sao họ lại nhận định sai hoặc khác với anh em?
Chúng ta sẽ không thể biết được. Không chắc chắn được ai hơn ai, ai sẽ thắng ai, không đoán trước được điều đó.
Vậy nên chúng ta không nên chủ quan. Hay có bất sự xem nhẹ, khinh thường nào những quan điểm trái ngược với bản thân mình.
– Không nên cho rằng mình đang bán, chốt lời hay cắt lỗ,… Thì người mua sẽ là người thiệt, người kém hơn mình.
– Hay ngược lại, mình cứ mua thì người bán là người kém cỏi hơn mình.
Bởi vì khi chủ quan, chúng ta sẽ rất dễ phải trả giá cho chính hành động chủ quan đó.
Cách giúp chúng ta rút kinh nghiệm đó là giảm sự tự tin quá đó xuống. Khiêm tốn lại. Bớt vui sướng quá đà lại một chút khi thắng, khi phán đoán đúng,… Và phải hiểu rằng thị trường có thể “diệt tiền” của anh em ngay nếu như mình lơ là.
Đồng thời cố gắng học cách điều khiển tâm lý, quản trị cảm xúc bản thân tốt hơn. Để bản thân không bị chủ quan, quay trở lại xu hướng cởi mở hơn. Dù là đúng hay trái với quan điểm của bản thân thì đều tiếp nhận. Để làm gì?
Để soi xét lại quan điểm, phân tích của bản thân đã thực sự đúng hay chưa. Đã thực sự khách, toàn diện hay chưa. Hay là còn lỗ hổng nào mình đã vô ý bỏ qua,…
Đây chính là bẫy tâm lý thứ 2, tự tin quá mức. Việc của chúng ta là phải nhận biết nó, nhận biết xem khi nào sẽ xuất hiện tâm lý như vậy. Để từ đó điều chỉnh cho hợp lý. Khi thấy bản thân như vậy rồi thì phải làm gì để quản trị cảm xúc. Để giảm bớt cảm xúc tiêu cực đó đi. Giữ vững tâm lý để tiếp tục đầu tư, giao dịch, ra quyết định trên thị trường.
Còn nếu anh em muốn học cách quản trị cảm xúc theo 1 lộ trình cụ thể. Anh em có thể tham khảo khóa học chứng khoán của Cú. Một trong những bài giảng cốt lõi mà Cú cung cấp có đi sâu vào vấn đề quản trị cảm xúc cho nhà đầu tư. Tìm hiểu chi tiết khóa học và nhận tư vấn bằng cách inbox theo đường link này nhé. Cú đang có chương trình ưu đãi cho các anh em F0 và các bạn học sinh/sinh viên. Chủ yếu để khuyến khích tinh thần học tập của anh em đấy.
Bây giờ anh em cùng Cú chuyển sang bẫy tâm lý thứ 3 xem là gì nhé!
1.4. Bẫy tâm lý 3. Chủ nghĩa bảo thủ
Chủ nghĩa bảo thủ cũng hơi giống tự tin quá. Nhưng Cú đánh giá bảo thủ thường ở một mức tâm lý nặng nề hơn. Vì vậy anh em cũng rất cần phải quan tâm đến bẫy tâm lý này.
Bảo thủ chính là khi anh em tin vào một điều gì đó thì sẽ phủ nhận hoàn toàn ý kiến trái chiều. Phủ nhận tất cả những quan điểm trái ngược và cho rằng nó hoàn toàn sai.
Tức là chúng ta thường bị chậm trong việc thay đổi niềm tin. Khi xuất hiện những bằng chứng mới, mô hình mới, dấu hiệu mới cho rằng thị trường đang thay đổi,… Thì chúng ta cũng chậm thích nghi với điều đó. Vô tình chung dẫn đến sự bác bỏ, bảo thủ.
Điều này Cú nghĩ là khó. Bởi vì anh em sẽ phải cân bằng 2 thứ:
– Một là nhà đầu tư phải có sự tự tin rất lớn để thành công.
– Hai là không được bảo thủ.
Vậy điểm ranh giới cân bằng nằm ở đâu. 6-4, 7-3 hay 5-5?
Điều này Cú nghĩ mỗi người sẽ có một ranh giới khác nhau. Không ai có thể biết được mà phải do chính chúng ta tự tìm kiếm điểm cân bằng của mình. Nó cũng giống như việc một doanh nghiệp muốn thành công vậy. Họ cần phải cân bằng được 2 thứ:
– Một là sự cứng đầu để bỏ qua mọi lời chê bai, chế giễu. Mọi lời không tốt về những gì công ty chúng ta đang làm. Phàn nàn về doanh nghiệp chúng ta là doanh nghiệp lởm,…
– Nhưng họ cũng phải đủ linh hoạt để nhận ra rằng cơ hội đến với họ là gì? Đến ngã rẽ nào phải rẽ hay tiếp tục đi thẳng? Những đặc điểm nào mà sản phẩm của chúng ta phải thay đổi,…
Thì nhà đầu tư cũng vậy, chúng ta phải cứng đầu để bỏ qua những lời nói không đáng nghe. Nhưng cũng phải đủ linh hoạt để biết được lúc nào thông tin là bằng chứng xác thực. Là yếu tố có thể thay đổi động lực của thị trường, thay đổi mô hình của thị trường,… Và khi đó chúng ta phải chấp nhận rằng bản thân phải thay đổi.
Điều này nghe có vẻ hơi mơ hồ và khó hình dung. Nhưng khi anh em thực hành thì sẽ hiểu. Khi đụng một vấn đề phải có cân bằng giữa sự cứng đầu của bản thân với sự linh hoạt nhất định.
Cú tin nếu anh em thực hành càng nhiều, quan sát càng nhiều và giữ những nguyên tắc này. Thì sớm hay muộn cũng sẽ làm chủ được bản thân. Có thể chúng không chắc chắn mang lại cho anh em 100% thành công nhưng ít nhất cũng 60-70% quản trị cảm xúc tốt. Mang tính quyết định đến việc thành bại trong thương vụ của mình.
2. Quản trị cảm xúc – Cách vực dậy tâm lý khi đầu tư bị thua lỗ
Warren Buffett từng nói “Thành công trong đầu tư không tương quan với IQ. Điều bạn cần là khí chất để kiểm soát những thôi thúc khiến người khác gặp rắc rối trong đầu tư”.
Hay Benjamin Graham cũng từng phát biểu tương tự. “Khi quá hoảng loạn trước sự sụt giảm của TT sẽ vô tình biến những lợi thế trở thành bất lợi”. Vậy mới nói quản trị cảm xúc trong đầu tư chứng khoán là rất quan trọng. Với Cú đây là một trong những chìa khóa chính giúp ah em đi đến thành công hay thất bại.
Đơn giản bởi vì chứng khoán là thị trường đầy rẫy sự biến động, thay đổi liên tục. Và việc thua lỗ, được mất trên thị trường chứng khoán gần như là không thể tránh.
Vậy chúng ta cần làm gì để vực dậy tâm lý khi gặp những tình huống tiêu cực đó?
2.1. Là một nhà đầu tư, anh em đã bao giờ đặt việc quản trị cảm xúc lên hàng đầu?
Gần đây, có bạn học viên inbox tâm sự với Cú. “Anh cú ơi nếu em đầu tư chứng khoán mất hơn 500 triệu hoặc 1 tỷ. Thì làm thế nào để vực dậy lại được tâm lý và tiếp tục đầu tư lại?”
Cú khá ấn tượng với câu hỏi này. Vì đây là số ít những bạn học viên quan tâm đến vấn đề vực dậy tâm lý sau thua lỗ. Trước giờ, cũng nhiều anh em đề cập đến vấn đề này. Nhưng hầu như Cú thấy anh em sẽ chọn 2 cách giải quyết:
– Một là, làm sao để gỡ gạc, kiếm tiền bù lại khoản lỗ. Hoặc đầu tư lại mã nào để sinh lời.
– Hai là, không chịu được cảm giác mất tiền. Nên sợ hãi và chọn cách từ bỏ cuộc chơi để không tiếp tục chịu áp lực thua lỗ.
Quả thật, khi lỗ chúng ta sẽ có xu hướng tiếc tiền, tự trách móc bản thân. Và suy nghĩ đến việc gỡ gạc lại khoản thua lỗ. Nhưng theo Cú, vực dậy tâm lý sau thua lỗ cũng là việc mà chúng ta cần xử lý trước hết.
Thay vì chỉ quan tâm đến gỡ gạc, làm sao để lấy lại tiền mà không kiểm soát được tâm lý. Điều này sẽ khiến cho nỗi lo sợ, tự trách móc lấn át bản thân. Từ đó đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm nối tiếp sai lầm.
Vậy nên, đã bao giờ anh em quan tâm đến cảm xúc của mình khi đầu tư và thua lỗ? Nếu có, anh em đã làm gì để vực dậy và tiếp tục bắt đầu lại cuộc chơi?
2.2. Quản trị cảm xúc sau thua lỗ thực sự quan trọng trong đầu tư chứng khoán
Cú nhớ nhất câu nói của Adam Smith – một nhà kinh tế học người Scotland. Đó là “80% của thị trường là tâm lý học, những hành động của nhà đầu tư bị chi phối bởi cảm xúc sẽ trút lấy rắc rối”.
Quản trị cảm xúc trong đầu tư và vực dậy tâm lý sau thua lỗ là rất quan trọng. Bởi vì nếu không có sự kiểm soát tốt, khi đầu tư thua lỗ chúng ta sẽ rất dễ bị:
2.2.1. Sự giày vò về mặt tinh thần
Sự giày vò về mặt tinh thần luôn luôn đáng sợ. Cú cũng đã từng trải qua các khung bậc tâm lý như vậy. Nhất là sau nhiều lần vấp ngã trên thị trường.
Đang trong một tâm lý hứng khởi bước vào thị trường chứng khoán. Kỳ vọng mình sẽ đạt lợi nhuận cao, có thêm một nguồn thu nhập tốt. Chắc anh em ở đây ai cũng như Cú đúng không. Nhưng vừa vào thị trường thì liên tục đi từ thất bại này đến thất bại khác. Từ việc thiếu kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp,… Đến sự khó đoán trong xu hướng của thị trường. Số lần Cú thua lỗ, cut loss hay cháy tài khoản cũng không hề ít. Hoang mang, lo sợ vì mất tiền,… rồi đánh mất mục tiêu, phương hướng.
Nỗi lo sự, tự trách mắng bản thân hay stress đến mất ăn mất ngủ. Điều này sẽ vô tình đẩy bản thân vào trạng thái sợ hãi, thấy mình thật vô dụng. Lắm lúc sẽ cảm thấy mình không xứng đáng với những gì người thân kỳ vọng, tin tưởng.
Sẽ không quá khi nói nó như một sự tra tấn cực hình về mặt tinh thần. Mất tiền, mất niềm tin, mất tinh thần, thể xác cũng như người không hồn. Cho đến sau này khi trải nghiệm nhiều, vấp ngã nhiều, Cú dần nhận ra chứng khoán rủi ro nên rất cần quản trị cảm xúc. Để khi thua lỗ sẽ kéo bản thân ra khỏi những hố đen của tiêu cực. Nếu không như vậy, 99% chúng ta sẽ chọn cách từ bỏ thị trường.
2.2.2. Tác động xấu đến việc ra quyết định
Ngày mới vào thị trường, Cú cũng từng có lần bất chấp chạy theo một mã cổ phiếu. Để làm gì anh em biết không? Chỉ để gỡ gạc sau thua lỗ, bất chấp tới cùng ôm một mã cổ phiếu vì suy nghĩ còn giữ còn có cơ hội.
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong chuỗi những quyết định sai lầm vì mất kiểm soát khi mới vào thị trường. Có những quyết định bây giờ nghĩ lại còn “ngớ ngẩn” hơn nhiều. Chỉ vì mất tiền mà có thể bất chấp tất cả để gỡ gạc.
Nhưng không, mất lại thêm mất, thua lỗ vẫn là thua lỗ. Thậm chí cục diện còn tệ hơn khi phải cắt lỗ trong sự bất lực. Đến khi tỉnh táo mới nhận ra 2 chữ “giá như”. Để lại cho Cú những bài học “nhớ đời”. Đó là đừng bao giờ ra quyết định khi tâm lý không đủ tỉnh táo.
Vậy mới nói, phương pháp đúng, thông tin ủng hộ, phân tích kỹ đến mấy,… Cũng không bằng một lần ra quyết định khi cảm xúc hoảng loạn. Nhưng thường thì ngay lúc đó chúng ta sẽ không nghĩ là mình sai. Mà hầu hết cho rằng mình đang tìm mọi cách để cứu vãn tình thế. Cho đến khi trải qua, một thời gian sau mới nhận ra. Khi đó tất cả chỉ là bài học, còn tiền thì cũng đã mất.
Thế nên học quản trị cảm xúc ngay từ khi bước vào thị trường sẽ giúp anh em hạn chế càng sớm những quyết định bốc đồng.
2.2.3. Ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh
Chưa kể nếu chúng ta để tình trạng stress, tâm lý lo sợ và nuối tiếc kéo dài. Thì sẽ không có tâm trạng để làm việc, học tập và tiếp tục phát triển. Làm gì cũng như người mất hồn, mọi suy nghĩ đổ dồn đến chứng khoán.
Nó cũng giống như hồi đi học anh em thích toán nhưng không giải được 1 bài toán hình. Làm gì cũng nghĩ đến nó, ăn cũng nghĩ, ngủ cũng nghĩ. Nhưng đây là ở trạng thái tích cực. Còn việc nghĩ về mất tiền, thua lỗ trong chứng khoán mà mãi không thoát ra được thì thực sự rất tiêu cực.
Thậm chí gây nên trạng thái trầm cảm, không tốt cho cả mặt sức khỏe và tinh thần. Lúc đó sẽ phải cần có sự can thiệp của y học để khắc phục tình trạng tâm lý của bản thân. Nhiều người nếu để tình trạng trầm cảm này kéo dài còn có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường hơn.
Vậy mới nói, đầu tư chứng khoán không chỉ là câu chuyện của những con số khô khan. Nó còn là cả chuỗi cảm xúc xoay vòng bên trong chúng ta tại những thời điểm chứng khoán tăng giảm nhất định. Do đó, kiểm soát được chúng, quản trị tâm lý để tránh những hậu quả không đáng là rất cần thiết.
Dưới đây là 4 bước quản trị cảm xúc mà Cú đã áp dụng rất nhiều lần. Đúc rút từ những sai lầm trong quá khứ, bây giờ Cú muốn chia sẻ tới anh em. Cùng Cú tìm hiểu xem 4 bước đó là gì nhé.
2.3. 4 bước giúp vực lại tâm lý sau đầu tư thua lỗ trong trong chứng khoán
Như Cú đã nói, vực dậy tâm lý sau thua lỗ, thất bại trên thị trường là thứ anh em cần xử lý tiên quyết. Khi đã lấy lại được tâm lý, mọi phân tích, quyết định sau đó mới có xác suất đúng hơn. Thay vì hành động khi tâm lý đang không ổn định dẫn đến những sai lầm không đáng có.
Dưới đây 4 bước mà Cú đã áp dụng rất nhiều lần và thấy hiệu quả. Anh em có thể lưu ý và tham khảo cho quá trình học cách quản trị cảm xúc của mình:
2.3.1. Chấp nhận quá khứ, sự thật không thể thay đổi là đã mất tiền
Người ta thường nói “Mất tiền là điều không thể chấp nhận được”. Tuy nhiên, dù chấp nhận hay không thì cũng đã xảy ra. Vậy thì, thay vì không chịu chấp nhận, tại sao chúng ta không thừa nhận mình đã sai, đã mất tiền. Để từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề. Mà lại cố ôm nỗi đau mất tiền đó để tự làm tổn thương mình, đúng không?
Không ai vui khi mất tiền, nhưng chúng ta phải tìm cách thỏa thuận với bản thân. Buồn có chừng mực, đừng để suy sụp tinh thần đến mức không làm được gì. Vì sao? Vì chúng ta cần thời gian để chiêm nghiệm lại, khắc phục hậu quả. Chứ không phải là chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực ngày qua ngày. Rồi từ bỏ, buông bỏ, dập tắt những cố gắng, nỗ lực bấy lâu nay.
2.3.2. Tìm ra những điều tích cực từ bài học đó, nó đã dạy chúng ta những gì?
Cú luôn quan điểm mỗi bài học đáng giá là mỗi bài học đắt giá. Khi mất mát, chúng ta thường dễ dàng nhận ra sai lầm của bản thân hơn. Từ đó mới rút ra được bài học cho những lần đầu tư, ra quyết định tiếp theo.
Một câu hỏi mà Cú thường đặt ra cho chính mình. Đó là “Nếu không sai, tại sao lại thua lỗ?”. Mấu chốt vấn đề nằm ở đâu? Ở sự phân tích còn hời hợt hay thời điểm giao dịch chưa hợp lý hay do bản thân chưa tuân thủ kỷ luật,…
Cũng như khi xem anh em bị xì hơi. Phải biết lý do là thủng hay do để lâu không đi, hay do lốp xe đã quá cũ,… Thì mới biết cách xử lý cho phù hợp đúng không?
Trong đầu tư chứng khoán cũng vậy. Phải khi xác định được mấu chốt vấn đề, được sai lầm của bản thân hay do yếu tố khách quan. Thì chúng ta mới có thể đề xuất hướng giải quyết. Và để lấy những sai lầm đó răn đe và là bài học cho những quyết định sau.
2.3.3. Đưa ra một mục tiêu mới về tiền bạc, quản lý tài chính cá nhân
Bước thứ 3 mà Cú vẫn thường áp dụng là đưa ra một mục tiêu mới về tiền bạc, quản lý tài chính cá nhân. Nhưng vẫn phải dựa trên những gì mà anh em đang có. Năng lực, tài chính,…
Sau khi nhận ra được lỗi sai dẫn đến thua lỗ, chúng ta cần phải có hành động sửa sai. Bắt đầu lại từ việc đặt ra mục tiêu mới. Để có được mục tiêu cụ thể, chi tiết và phù hợp anh em cần biết được khả năng hiện tại của bản thân đang ở đâu.
Sau thua lỗ, anh em nên thống kê lại tài sản của bản thân. Còn khoản gì có thể sử dụng để phân bổ vừa chi tiêu, vừa tiết kiệm, vừa đầu tư. Đặc biệt là những khoản nợ do thua lỗ. Nên có lộ trình thanh toán:
– Khoản nào thanh toán trước để tránh phát sinh chi phí cao?
– Khoản nào có thể thanh toán sau hoặc kéo dài hạn thanh toán?
…
Sắp xếp một cách cụ thể, chi tiết để biết bản thân còn gì và nên làm gì.
Lưu ý, đừng đặt quá nhiều mục tiêu 1 thời điểm vì dễ dẫn đến việc vượt quá khả năng. Mà quan trọng hơn là sự rõ ràng, có định hướng và kế hoạch phân bổ tài chính hợp lý để tránh việc đi lại vết xe đổ.
Cú có làm một bảng hướng dẫn chi tiết về cách lập bảng quản lý tài chính cá nhân. Trong đó có phân ra các mục tài sản, nợ, quỹ đầu tư,… anh em có thể tham khảo.
Bảng này Cú đã làm sẵn công thức và ví dụ mang tính chất tham khảo. Anh em có thể download về và chỉnh sửa theo đúng tình trạng hiện tại của bản thân. Nếu còn thắc mắc, anh em có thể inbox về Fanpage của Cú theo đường link này nhé.
2.3.4. Kiên trì làm từng bước và cam kết không phạm phải sai lầm cũ
Cuối cùng, kiên trì và tuân thủ kỷ luật thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Benjamin Graham cũng có một châm ngôn khá nổi tiếng về vấn đề này chắc hẳn anh em ít nhiều nghe đến. Đó là “Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường rất kỷ luật và nhất quán trong suy nghĩ – hành động”.
Vậy nên, chúng ta phải tôn trọng những nguyên tắc trong đầu tư đã đặt ra. Nguyên tắc sẽ giúp anh em vượt qua những thời điểm mà cảm xúc hỗn loạn, dễ lấn át trong việc ra quyết định.
Đồng thời, luôn luôn có sự ghi chép lại lịch sử đầu tư để phân tích, review lại. Tránh tình trạng chủ quan và phạm phải sai lầm cũ nhé!
Kết luận
Vậy là Cú vừa chia sẻ tới anh em 3 hành vi phổ biến nhất của bẫy tâm lý cho Nhà đầu tư trên thị trường.
– Thứ nhất là sự sai lệch về trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.
– Thứ 2 chính là sự tự tin quá mức của nhà đầu tư.
– Và thư 3 chính là chủ nghĩa bảo thủ.
Và đồng thời là 4 bài học mà Cú đúc rút được trong quản trị cảm xúc khi thua lỗ:
– Chấp nhận quá khứ, sự thật không thể thay đổi là đã mất tiền.
– Tìm ra những điều tích cực từ bài học đó, nó đã dạy chúng ta những gì?
– Đưa ra một mục tiêu mới về tiền bạc, quản lý tài chính cá nhân
– Kiên trì làm từng bước và cam kết không phạm phải sai lầm cũ
Ngoài ra, còn nhiều nguyên lý khác liên quan đến quản trị cảm xúc mà Cú có chia sẻ trên kênh Youtube. Anh em có thể ghé kênh youtube của Cú để tham khảo thêm nhiều kiến thức về chứng khoán – tài chính.
Chẳng hạn như Playlist video về 36 tips tâm lý trong đầu tư chứng khoán của Cú. Nếu xem hết 36 tips tâm lý này, anh em sẽ bắt gặp gần như đủ các bẫy tâm lý thường gặp. Đồng thời Cú cũng nêu ra những bài học kinh nghiệm cho mỗi tip tâm lý. Từ đó giúp anh em rút kinh nghiệm trong việc quản trị cảm xúc của bản thân.
Trong 36 tips tâm lý này vừa cho cả nhà đầu tư mới, nhà đầu tư dài hạn và nhà đầu cơ. Còn nếu anh em nào muốn đọc thì Cú sẽ có 1 bài viết hoàn chỉnh về 36 tips quản trị cảm xúc này. Follow Website của Cú để update bài mới nhé,
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đầu tư cổ phiếu nói riêng, chứng khoán nói chung. Đặc biệt là với những anh em vừa chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Anh em có thể tham khảo những bài hướng dẫn đầu tư chứng khoán cơ bản như:
>>Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z cho người mới bắt đầu
>>5 Bước hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho F0 tuổi 30 (Nên biết)
Những bài viết này đều được Cú tổng hợp từ những kinh nghiệm đầu tư thực chiến của mình. Anh em có thể tham khảo hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thể inbox cho Cú.
Khóa học chứng khoán cho NĐT F0 của Cú
Như đã nhắc ở phía trên, hiện tại Cú có cung cấp 3 khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, bao gồm 3 khóa học: phân tích cổ phiếu BĐS, chứng khoán cơ sở, và chứng khoán phái sinh. Khóa học sẽ giúp anh em:
💯 Cung cấp kiến thức căn bản từ A-Z cho nhà đầu tư cả mới và lâu năm.
💯 Thực chiến thị trường, thành thạo các lệnh giao dịch.
💯 Hiểu đúng về cổ phiếu BĐS, mô hình kinh doanh, cách biến dự án thành tiền của DN BĐS.
Vì vậy nếu anh em nào có nhu cầu, có thể đăng ký khóa học hướng dẫn cơ bản từ A-Z về chứng khoán của Cú. Khóa học dành cho cả nhà đầu tư mới và lâu năm. Chỉ cần inbox là Cú sẽ giải đáp các thắc mắc về đầu tư và khóa học cho anh em nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!
Các kênh thông tin của Cú
Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán, anh em có thể theo dõi các kênh của Cú theo thông tin:
| Facebook: https://m.me/CuThongThai.VNInvestor
| Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsk1Sln_4ju2JVyPhFcWwtA
| Tiktok: https://www.tiktok.com/@cuthongthai
| Instagram: https://www.instagram.com/cuthongthai/
| Podcasts: https://open.spotify.com/show/2QVMe6zi7toZM1YzRdUt7V
| Group cộng đồng Nhà đầu tư F0: https://www.facebook.com/groups/17609477738969